TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔKHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Cần Thơ, ngày 01 tháng 8 năm 2017 QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN, TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Nhằm chuẩn hóa cách trình b
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Cần Thơ, ngày 01 tháng 8 năm 2017
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
KHÓA LUẬN, TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Nhằm chuẩn hóa cách trình bày một tiểu luận/khóa luận tốt nghiệp cung cấp khung quy định chung để giúp sinh viên thể hiện các kết quả đạt được trong quá trình thực tập tốt nghiệp theo một hình thức thống nhất Ngoài ra bản quy định cũng đề cập đến một số nguyên tắc cơ bản nhất trong việc trình bày các chương trong nội dung tiểu luận/khóa luận của sinh viên khoa Kế toán – Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Tây Đô
Bản qui định này gồm 4 phần:
- Phần I: đề cập đến những qui định về bố cục của một tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp
- Phần II: đề cập đến những qui định về hình thức trình bày một tiểu luận/khóa luận tốt nghiệp
- Phần III: đánh giá
- Phần IV: gồm một số phụ lục mang tính minh họa cụ thể cho các quy định
Trang 2PHẦN I:
BỐ CỤC CỦA MỘT TIỂU LUẬN/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
A Bố cục của tiểu luận/khóa luận tốt nghiệp
Bố cục của một tiểu luận/khóa luận tốt nghiệp gồm các phần sắp xếp theo thứ tự bắt buộc sau:
1 Trang bìa (Mẫu xem phần III)
2 Trang phụ bìa (Mẫu xem phần III)
3 Lời cảm ơn (nếu có)
4 Lời cam đoan
5 Tóm tắt tiểu luận/khóa luận
6 Nhận xét của cơ quan thực tập
7 Nhận xét của GVHD
8 Trang xác nhận của hội đồng (dùng cho khóa luận nộp lại sau báo cáo)
9 Mục lục
10 Danh mục các bảng biểu
11 Danh mục các hình
12 Danh mục các chữ viết tắt
13 Các chương gồm: chương 1, 2, 3, 4 và 5
14 Tài liệu tham khảo (theo quy định phần II)
15 Phụ lục (nếu có)
B Nội dung
Nội dung chính của tiểu luận/khóa luận gồm các phần sau:
TÓM TẮT (CHỮ IN ĐẬM, canh giữa, size 14)
Phần này cần viết khoảng 1 trang A4 Trình bày gồm 4 nội dung chính (i) giới thiệu về sự cần thiết nghiên cứu và mục tiêu của nghiên cứu; (ii) mô tả những phương pháp chính của nghiên cứu; (iii) tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được và các nhận định chính; và (iv) kết luận Trong phần tóm tắt không có biểu bảng, đồ thị Cách viết (hành văn) ngắn gọn, văn từ khoa học, không dùng văn theo cách nói, phải đồng nhất xuyên suốt trong bài viết là viết theo nguyên tắc ngôi thứ 3 (ví dụ:
nghiên cứu được tiến hành mà không viết tôi hay chúng tôi tiến hành nghiên cứu này).
Trang 3Tùy theo từng đề tài, phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề mà GVHD quyết định phần kết cấu nội dung cho thích hợp Thông thường theo phương pháp truyền thống, một tiểu luận/khóa luận có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: MỞ ĐẦU (hay GIỚI THIỆU)
(CHỮ IN ĐẬM, canh giữa, size 14)
Phần Mở đầu viết tối đa khoảng 1,5- 2 trang gồm:
1.1 Đặt vấn đề Nêu lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu.
Phần này cần giới thiệu về hiện trạng của vấn đề được đặt ra, khó khăn trở ngại cần thiết nghiên cứu Vấn đề đã được nghiên cứu thế nào hiện nay trên thế giới
và trong nước Còn tồn tại những gì cần nghiên cứu tiếp Rất cần thiết nêu tính cấp thiết của đề tài.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Viết rõ các mục tiêu nghiên cứu mà tiểu luận/khóa luận nhằm đạt đến Viết ngắn gọn nhưng đầy đủ Mỗi mục tiêu cụ thể nằm theo dòng (hoặc nhóm dòng) riêng biệt.
Thường trong phần mục tiêu nghiên cứu có thể gồm mục tiêu chung (mục tiêu tổng quát) và các mục tiêu cụ thể của tiểu luận/khóa luận cần đạt được.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Viết phương pháp thu thập số liệu, phương pháp điều tra, phỏng vấn số mẫu sẽ điều tra, cách chọn mẫu, cấu trúc bảng câu hỏi, phương pháp phân tích,…, và phương pháp xử lý số liệu nhằm để đạt được mục tiêu đã đề ra (Bảng phỏng vấn được đưa vào phụ chương (nếu có)) Mục đích là để người khác có thể lặp lại nghiên cứu của tác giả
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề cập về những giới hạn về mặt nội dung, địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu.
1.5 Cấu trúc của tiểu luận/khóa luận
Giới thiệu nội dung khái quát của các chương của tiểu luận/khóa luận để người đọc có hiểu biết tổng quát về nội dung của tiểu luận/khóa luận.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (hay PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU)
(CHỮ IN ĐẬM, canh giữa, size 14)
Viết về phần lý luận, những vấn đề cơ bản, những nghiên cứu đã được thực hiện trước đó có mang tính học thuật và liên quan đến vấn đề mà đề tài phải giải quyết như: Khái niệm, định nghĩa, các quan điểm, trường phái, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng tới lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu,… Sinh viên chỉ nên chọn các lý thuyết nền tảng hoặc các khái niệm cơ sở liên quan đến nội dung ở chương 3 .
Trang 4Riêng đối với sinh viên thuộc chuyên ngành kế toán thì bên dưới tiêu đề của chương là dòng mô tả vắn tắt chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng (in nghiêng, size 11).
Ví dụ:
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (hay PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU)
(Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này viết về thực trạng (thực tiễn), kiểm chứng, đánh giá
Viết cụ thể về thực trạng, kiểm chứng, đánh giá và phân tích tình hình thực tiễn vấn đề mà khóa luận/tiểu luận nghiên cứu Thực chất, chương 3 là phần dùng lý luận
ở chương 2 để soi sáng, đánh giá thực tiễn; đồng thời dùng thực tiễn để kiểm chứng lý luận nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ tình hình thực tế chỉ ra những tồn tại, hạn chế của thực tiễn cũng như nguyên nhân cần phải sửa đổi,
bổ sung, thay thế Trong đó, sinh viên phải thu thập tư liệu, số liệu từ những nguồn tin cậy để phân tích, đánh giá một cách thuyết phục.
Chương 4: GIẢI PHÁP
Chương này viết về nhận xét và đề xuất các giải pháp cụ thể
Viết về nhận xét, các giải pháp cụ thể cũng như những đề xuất để khắc phục những hạn chế hoặc cải thiện thực tiễn mà nội dung ở chương thứ ba đã chỉ ra, đồng thời đề tài cũng có thể đưa ra những xu hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu, những ý kiến hay quan điểm để hoàn thiện lý luận liên quan đến đề tài Các giải pháp
và đề xuất phải rõ ràng, có cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn), làm rõ tác dụng
và tính khả thi của từng giải pháp.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Ở phần này, trình bày những kết quả đạt được của tiểu luận/khóa luận một cách ngắn gọn Kết luận nên nói lên sự giới hạn của đề tài hơn là sự kết thúc Kiến nghị những ứng dụng của kết quả và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Trang 5PHẦN II:
HÌNH THỨC TRÌNH BÀY MỘT TIỂU LUẬN/KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
Hình thức trình bày tiểu luận/khóa luận tốt nghiệp phải tuân thủ những qui định chung sau đây (ngoại trừ Trang bìa và Trang phụ):
- Kiểu chữ (font)
Sử dụng kiểu chữ Times New Roman (mã Unicode)
- Cỡ chữ (size)
Cỡ chữ chung là 13 trên khổ giấy A4 đứng (ngoại trừ các biểu bảng, biểu đồ, hình ảnh và các nội dung cần thiết khác cần trình bày trên khổ giấy A4 ngang)
Size chữ của tên Bảng/Hình là 13, chữ và số trong các Bảng/Hình là 12
- Dàn trang (page setup), canh lề (margins)
Tuân theo các thông số sau:
Top: 2.0 cm; Bottom: 2.0 cm;
Left: 3.0 cm; Right: 2.0 cm;
Header: 2.0 cm; Footer: 2.0 cm;
Gutter position: left Gutter: 1.0 - 2.0 cm
- Khoảng cách giữa các đoạn (paragraph spacing): 6 pt.
- Khoảng cách giữa các hàng (line spacing): “ 1,2 lines”.
- Qui ước đánh số thứ tự cho phần nội dung chính:
In đậm mục số, chữ và tên phần/mục Phần/mục sau phải so le với phần/mục liền trước 1 tab (0,5-1 cm) và tuân theo nguyên tắc đánh số theo ma trận Cách đánh số các mục con không được vượt quá 3 cấp (4 số)
Ví dụ:
1.
1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.
1.2.
1.2.1.
2.
Trang 6- Đánh số trang
Đánh số trang 1 kể từ Chương 1 ở giữa trang, bên dưới của mỗi trang cần đánh số
Các trang như trang tóm tắt, trang lời cảm tạ, trang mục lục, trang danh sách bảng, trang danh sách hình, trang các từ viết tắt thì đánh số trang bằng số La-mã chữ thường (ví dụ: i, ii, iii, iv, v,…) không đánh số trang bìa Bắt đầu đánh số trang 1, 2, 3,
…, từ Chương 1 đến trang cuối của chương kết luận – kiến nghị
Phần tài liệu tham khảo và phụ lục thì đánh số trang bằng số La-mã chữ thường tiếp theo ở phần đầu
- Bố trí tựa và chú thích ảnh, biểu đồ và biểu bảng:
Bảng biểu, hình, đồ thị, sơ đồ, , phải đánh số theo từng loại
và bao gồm luôn cả thứ tự của chương
Ví dụ:
o Hình 1.1, Hình 1.2, (trong đó số 1 đầu tiên là số thứ
tự của chương 1, số 1, 2, tiếp theo là số thứ tự hình trong chương đó).
o Bảng 1.1., Bảng 1.2, (trong đó số 1 đầu tiên là số thứ
tự của chương 1, số 1, 2, , tiếp theo là số thứ tự bảng trong chương đó).
Bảng, biểu đồ, hình, đồ thị,…, phải có tên (tựa), đơn vị tính, nguồn trích dẫn Trong đó:
o Tên, đơn vị tính của bảng, biểu đồ nằm phía trên, nguồn trích dẫn nằm ở phía dưới
o Tên, đơn vị tính của đồ thị, hình ảnh nằm phía dưới, nguồn trích dẫn nằm ở phía dưới
o Chú thích (legend) ảnh, biểu đồ, biểu bảng được bố trí nằm phía dưới ảnh, biểu đồ và biểu bảng
Số phải được phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm và phân cách dấu thập phân bằng dấu phẩy
Ví dụ: 1.025.845,26
Không để bảng, biểu, đồ thị,…, bị cắt thành hai trang
Viết tắt: Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài Chỉ viết tắt
những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đề tài Nếu đề tài có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu của công trình
2 Qui định về bố cục và hình thức trình tự thể hiện bố cục của báo cáo kết quả
Trang 72.1 Phần khai tập:
Định dạng trang bìa và phụ bìa (xem mẫu tại phụ lục):
Trang này gồm các nội dung sau:
Tên trường (size: 14, in hoa, canh giữa và in đậm)
Tên Khoa (size: 14, in hoa, canh giữa và in đậm)
Logo trường (size vừa phải, canh giữa)
Khóa luận/chuyên đề tốt nghiệp (size: 14, in hoa, canh giữa và không in đậm)
Ngành:……… (size: 14, in hoa, canh giữa và không in đậm)
Mã số:… (size: 14, in hoa, canh giữa và không in đậm)
Tên khóa luận/chuyên đề (size: 22, in hoa, in đậm, canh giữa)
Sinh viên thực hiện (size: 14, in hoa, canh phải và không in đậm)
Họ & tên sinh viên (size: 14, in hoa, canh phải và không in đậm)
MSSV (size: 14, in hoa, canh phải và không in đậm)
Lớp (size: 14, in hoa, canh phải và không in đậm)
Cán bộ hướng dẫn (size: 14, in hoa, canh trái và không in đậm)
Cần Thơ, 20… (size 14, in hoa ký tự đầu tiên của chữ, canh giữa)
Lưu ý: đóng khung trang bìa, tên khóa luận hay chuyên đề khi xuống dòng thì dòng phải đủ ý
nghĩa và canh giữa dòng
Lời cảm ơn
Thường là lời cảm tạ đến Thầy, Cô hướng dẫn, người thân trong gia đình, người giúp đỡ, người/đơn vị tài trợ để đề tài được hoàn thành Lời cảm tạ viết theo cảm nghĩ tác giả nhưng phải dùng từ ngữ khoa học, tránh viết theo dạng văn hoa
Lời nói đầu
Do tác giả viết để trình bày một cách rất vắn tắt lý do, bối cảnh, ý nghĩa lý thuyết
và thực tiễn của công trình khoa học
Mục lục
Thường được đặt ở đầu đề tài, tiếp sau bìa phụ, có thể đặt mục lục sau lời giới thiệu và lời nói đầu
Danh sách các bảng, biểu đồ, hình,…
Ghi danh sách các bảng, biểu đồ, hình,…, theo thứ tự và có ghi số trang
Ký hiệu và viết tắt
Trang 8Liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và chữ viết tắt trong báo cáo để người đọc tiện tra cứu (nếu đề tài sử dụng nhiều từ viết tắt)
2.2 Phần chính: Gồm các chương của đề tài (xem phần I)
2.3 Tài liệu tham khảo
Các tài liệu tham khảo không đánh số thứ tự mà phải được xếp theo thứ tự ABC của họ, tên tác giả, không phân biệt tên tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu họ trùng nhau thì căn cứ vào tên lót để xếp thứ tự, nếu cả họ và tên lót trùng nhau thì căn cứ vào tên gọi để xếp thứ tự) Bắt đầu hàng thứ hai của mỗi tài liệu phải lùi vào 1 tab (0,5-1 cm) Tài liệu này cách tài liệu kia một dòng đôi (spacing, before and after: 6pt)
Từng loại tài liệu tham khảo phải có cách thể hiện như sau:
2.3.1 Liệt kê một cuốn sách
Ghi theo thứ tự sau đây cho mỗi tài liệu:
Họ Tên tác giả Năm xb Tựa quyển sách Nơi xb: Nhà xb
* Ghi ch ú : Cần ghi dấu phẩy (,) sau Họ của tên nước ngoài
Ví dụ:
Phùng Ngọc Đĩnh 1999 Tài nguyên biển Đông Việt Nam Hà nội: NXB Giáo dục Smith, M and Smith, G 1990 A study skills handbook 2nd ed, Oxford: Oxford University Press
Võ Minh Sang 2010 Tài liệu giảng dạy Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
2.3.2 Liệt kê một chương trong một quyển sách có chủ biên
Ghi như sau:
Họ Tên của tác giả chương được tham khảo Năm xb “Tựa của chương”, trong/in (nếu là tiếng Anh) (ghi các chi tiết quyển sách như ở 3.1)
* Ghi ch ú : Cần ghi dấu phẩy (,) sau Họ của tên nước ngoài
Ví dụ:
Wood, D 1991 “Aspects of teaching and learning” in Light, P, Sheldon, S and Woodhead, M (eds), Learning to think London: Routledge
Trần Quang Khánh 2001 “Xuất khẩu nông thuỷ sản Việt Nam” trong Phạm Đỗ Chí (Chủ biên) và Trần Như Bình Theo vết rồng bay TP Hồ Chí Minh: NXB Saigon Kinh tế
2.3.3 Liệt kê một bài báo cáo trong một tạp chí khoa học
Ghi như sau:
Họ Tên (các) tác giả Năm xb “Tựa bài báo cáo” Tên tạp chí Bộ (Số): trang -trang
Trang 9* Ghi ch ú : Cần ghi dấu phẩy (,) sau Họ của tên nước ngoài
Ví dụ::
Ball, P 1995 “Spheres of influence” New Scientist 148 (2006): 42-45.
Phạm Văn Nho 2002 “Ảnh hưởng mật độ gieo cấy trên năng suất lúa Nàng Thơm
Chợ Đào trồng trên đất nhiễm mặn của Long An” TC Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
23 (156): 25-27
2.3.4 Liệt kê một tài liệu đọc trên Internet
Có nhiều qui cách, Khoa Kinh tế- Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô thống nhất dùng cách sau đây cho đơn giản để người đọc có thể truy tìm tài liệu dễ dàng:
Ghi như sau:
Họ Tên tác giả (nếu có), ngày, tháng, năm, (nếu tác giả không ghi, chúng ta ghi
‘không ngày tháng’), Tựa đề của tài liệu viết liền theo chữ [on-line/trực tuyến] Nhà
xuất bản (viết nghiêng), có thể là tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm quản lý trang
web Đọc từ http://www ngày
* Ghi ch ú : Cần ghi dấu phẩy (,) sau Họ của tên nước ngoài.
Ví dụ:
Cross, P và Towle, K 11.6.1996 A Guide to Citing Internet Sources [on-line] Bournemouth University Available from: http://www.bournemouth.ac.uk/service-depts/lis/LIS_Pub/harvardsystint.htm [Accessed 31.7.98]
Shields, G và Walton, G (không ngày tháng) Cite them Right! How to Organise Bibliographical References [on-line] University of Northumbria at Newcastle Available from: http://www.unn.ac.uk/central/isd/cite/index.htm [Accessed 31.7.98]
Võ Tòng Xuân 13.05.2003 Giáo dục Việt Nam trước hội nhập toàn cầu: Cần
thay đổi cơ bản và toàn diện [trực tuyến] Báo Lao động 133 Đọc từ:
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(37,66196) (đọc ngày 13.05.2003)
2.3.5 Ấn phẩm chính thức của nhà nước
2.3.5.1 Bài điều trần trước Quốc hội
Ví dụ:
Quốc Hội Việt Nam, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật 2004 Báo cáo về tình trạng môi trường Kỳ họp thứ 5, Khoá 10
2.3.5.2 Công báo, Tài liệu bướm
Ví dụ:
Trang 10Văn phòng chính phủ 2000 Quyết định số 80 TTg/2000 ngày 19.06.2000 Hà Nội
2.3.6 Khóa luận/chuyên đề tốt nghiệp
Ghi các chi tiết sau đây: Họ Tên tác giả Năm tốt nghiệp Tựa đề tài Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sư/Cử nhân (ngành) Khoa Trường Đại học
* Ghi chú: Cần ghi dấu phẩy (,) sau Họ của tên nước ngoài
Ví dụ:
Hồ Phạm Ngọc Lan 2009 Nghiên cứu nhu cầu mua vé số qua mạng cho công ty
xổ số kiến thiết tỉnh Sóc Trăng Chuyên đề tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, hệ cao đẳng, Trường Đại học Tây Đô
Trần Minh Hoàng Anh 2009 Nghiên cứu nhu cầu về mạng di động 3G Viettel của Sinh viên Tây Đô Chuyên đề tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, hệ cao đẳng, Trường Đại học Tây Đô
3 Phụ lục
Đặt ngay sau phần Tài liệu tham khảo Phục lục là phần số liệu thô, các bảng xử
lý thống kê, hình vẽ, hình chụp, các bản số liệu ít quan trọng không đưa vào bài viết, bảng câu hỏi,.… Có thể nhóm chúng thành các phụ lục lớn theo chủ đề
Thí dụ: Phụ lục A: bảng câu hỏi,…; Phụ lục B: số liệu gốc; …
4 Cách trích dẫn trong phần nội dung báo cáo kết quả
Việc trích dẫn các tài liệu để làm luận cứ, luận chứng cho đề tài đòi hỏi phải chính
xác, ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu Nghiêm cấm việc sao chép.
4.1 Khi trích ý từ một tài liệu của một tác giả
Ghi: (Họ Tên tác giả, Năm xb) hoặc ghi: Họ tên tác giả (Năm xb) Tuy nhiên, đối với tên tác giả nước ngoài, có thể ghi: (Họ của tác giả, Năm xb)
Ví dụ:
Kết quả này đã chứng minh tính kháng rầy nâu của giống lúa IR36 đã được khám phá trước đây (Nguyễn Văn Ơn, 1975)
hoặc:
Trước đây, Nguyễn Văn Ơn (1975) đã khám phá tính kháng rầy nâu của giống lúa IR36 mà kết quả của chúng tôi đã khẳng định lại
Xây dựng ký túc xá phục vụ sinh viên đại học, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, được xem là một trong những cách tạo điều kiện cho sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống trong thực tiễn cuộc sống xã hội (Chickering, 1993)
4.2 Khi trích ý từ một tài liệu của hai tác giả