Bài báo cáo quá trình đi thực tập kĩ thuật dịp hè cho sinh viên có trình độ năm thứ 3 của viện điện đại học bách khoa hà nôi .
VIỆN ĐIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI Sinh viên thực hiện: MSSV: Lớp: Giáo viên phụ trách: Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, điện năng cần phải đi trước một bước.Với đất nước ta hiện nay, năng lượng điện được sản xuất bằng hai nguồn chính là thuỷ điện và nhiệt điện. Trong đó nhiệt điện có ưu điểm là chi phí đầu tư xây dựng thấp, thời gian xây dựng ngắn, khi vận hành không phụ thuộc nhiều về điều kiện của thiên nhiên. Nhiệt điện nước ta hiện nay chủ yếu được sản xuất từ than và khí. Trong đó các nhà máy nhiệt điện phía Bắc đều dùng than của mỏ than Quảng Ninh. Đối với các sinh viên trình độ năm thứ 3, việc đi thực tập là rất quan trọng. Trong lần thực tập này, em được phân công về Công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại. Qua đợt thực tập này sẽ giúp cho em thực tế hóa các kiến thức lý thuyết được học ở trường; hiểu thêm về dây chuyền sản xuất của nhà máy, chế độ làm việc, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành của nhà máy. Đồng thời giúp cho em hiểu được sơ đồ tổ chức sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy, cũng như các biện pháp an toàn khi làm việc trong các vị trí khác nhau trong nhà máy. Đây là các yếu tố rất quan trọng để hình thành niềm đam mê và giúp ích rất nhiều cho việc bảo vệ đồ án tốt nghiệp sau này cũng như định hướng nghề nghiệp của em. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Viện Điện đã giới thiệu để chúng em có đi chuyến thực tập này! PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY Công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại mà trước đây là Nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại nằm trên địa phận Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội gần 60 Km về phía Bắc, nằm sát đường Quốc lộ 18 và tả ngạn sông Thái Bình. Nhà máy điện Phả Lại được xây dựng làm hai giai đoạn . Giai đoạn I được khởi công xây dựng vào thập kỷ 80, do Liên Xô giúp ta xây dựng gồm 4 tổ máy: 1, 2, 3, 4; mỗi tổ máy có công suất thiết kế 110 MW, được thiết kế với sơ đồ khối hai lò một máy. Tổ máy số 1 được đưa vào vận hành ngày 10/3/1983 và hoàn thiện tổ máy số 4 vào năm 1986. Tổng công suất thiết kế của 4 tổ máy là 440 MW. Giai đoạn II (mở rộng) được khởi công xây dựng vào tháng 6/1996 do công ty Mit Su của Nhật Bản trúng thầu làm chủ đầu tư xây dựng gồm 2 tổ máy, gọi là tổ máy 5,6. Công suất thiết kế của mỗi tổ máy là 300 MW với sơ đồ một lò một máy.Tổng công suất thiết kế của dây chuyền II là 600 MW. Dây chuyền II được hoàn thành và hòa Lưới điện Quốc gia vào tháng 3 năm 2003. Để kịp hòa nhập với nền kinh tế thế giới và chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước và tăng tính làm chủ của người lao động , được sự chấp thuận và ủng hộ của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam, Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại đã chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại (viết tắt PPC) ngày18 tháng 1năm 2006 và chỉ có nhiệm vụ vận hành nhà máy, còn nhiệm vụ sửa chữa được tách riêng cho Công ty Cổ Phần Sửa Chữa Nhiệt Điện Miền Bắc. Nguồn nhiên liệu chính cấp cho Công ty là than từ mỏ than Mạo Khê, Vàng Danh, Uông Bí …, được vận chuyển về Công ty bằng đường sông và đường sắt. Sau khi đưa tổ máy cuối cùng vào làm việc 14/03/2006 thì khả năng Công ty có thể cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,2 tỷ kwh/năm. Cùng với thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Nhiệt Điện Uông Bí và Nhiệt Điện Ninh Bình, Công ty Nhiệt Điện Phả Lại cung cấp cho hệ thống điện Miền Bắc qua 6 đường dây 220 kV và 8 đường dây 110 kV, qua các trạm trung gian như Ba La, Phố Nối, Tràng Bạch, Đồng Hoà, Đông Anh, Bắc Giang. Ngoài ra Phả Lại còn là một trạm phân phối điện lớn trong việc nhận điện từ thuỷ điện Hoà Bình về cung cấp cho khu vực Đông Bắc Tổ quốc ( Quảng Ninh -Hải Phòng). Năm 1994, với việc xây dựng đường dây truyền tải điện 500 kV Bắc-Nam, Công ty Nhiệt điện Phả Lại đóng vai trò quan trọng thứ hai trong việc cung cấp điện cho hệ thống sau Thuỷ điện Hoà Bình. Công Ty Nhiệt điện Phả Lại được đặt đúng tầm của một Công ty nhiệt điện lớn nhất Tổ Quốc. Hình 1: Toàn cảnh Nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP 1. Máy phát điện TB Φ - 120 - 2T3 Máy phát điện đồng bộ kiểu TBΦ - 120 - 3T, làm mát bằng khí Hydrô, dùng để phát điện lâu dài trong những chế độ làm việc bình thường khi nối trực tiếp với tuabin và được đặt trong nhà có mái che. Máy phát đã được nhiệt đới hoá ( T) và làm việc theo các điều kiện sau đây : • Lắp ở độ cao không lớn hơn 1000m so với mặt biển. • Nhiệt độ môi trưòng trong giới hạn : +5 0 C ÷ 45 0 C • Trong khu vực không có chất gây nổ. 1.1. Cấu tạo 1.1.1. Stato Vỏ Stator : Được chế tạo liền khối không thấm khí, có độ bền cơ học đủ để stator có thể không bị hỏng bởi biến dạng khi H 2 nổ, vỏ được đặt trực tiếp lên bệ máy bắt bu lông. Lõi thép Stator : Lõi được cấu tạo từ các lá thép kĩ thuật có độ dày 0,5mm. Trên bề mặt các lá thép này được quét một lớp sơn cách điện và dọc theo trục có các rãnh thông gió. Lõi thép của stato được ép bằng các vòng ép bằng thép khong từ tính, vòng răng của những lá thép ngoài được ép chặt bằng những tấm ép có từ tính đặt ở giữa lõi thép và vòng ép. Cuộn dây của stator kiểu 3 pha 2 lớp, cách điện giữa các cuộn dây dùng cách điện loại B sơ đồ đấu nối sao kép gồm 9 đầu ra. 1.1.2. Rotor Rèn liền khối bằng thép đặc biệt để đảm bảo rotor có độ bền cơ học trong mọi chế độ làm việc của máy phát. Cuộn dây của rotor có cách điện loại B. Lõi được khoan xuyên tâm để đặt các dây nối các cuộn rotor đến các chổi than. Các vòng dây rotor quấn trên các gờ rãnh, các rãnh này tạo nên các khe thông gió. 1.1.3. Bộ chèn trục Để giữ Hiđrô không thoát ra ngoài theo dọc trục, thì bộ chèn trục có kết cấu đảm bảo nén chặt bạc và babít vào gờ chặn của trục rôto, nhờ áp lực dầu nén đã được điều chỉnh và đảm bảo tự động dịch chuyển dọc theo trục khi có sự di trục. áp lực dầu chèn luôn lớn hơn áp lực H2 ( từ 0.5 đến 0.7 kg/cm 2 ) được đưa vào hộp áp lực và từ đây qua các lỗ ở vòng bạc sẽ đi qua các rãnh vào babít và tản ra 2 phía. Ở những rãnh tròn này khi máy quay sẽ quay theo và tạo ra một màn dày đặc ngăn chặn sự dò khí H2 từ trong vỏ máy phát điện ra ngoài. áp lực dầu chèn định mức là 2,5 kg/cm 2 . 1.1.4. Bộ làm mát Gồm 6 bộ làm mát bằng khí H2 bố trí bao bọc phần trên và dọc theo thân máy phát. 1.1.5.Thông gió Thông gió cho máy phát điện theo chu trình tuần hoàn kín kín cùng với việc làm mát khí H2 bằng các bộ làm mát đặt trong vỏ stator, căn cứ vào yêu cầu làm mát của khối khí H2, nhà chế tạo đặt 2 quạt ở hai đầu trục của rotor máy phát điện. Khi máy phát làm việc cấm không dùng không khí để làm mát. 1.2. Thông số kĩ thuật của máy phát điện • Công suất toàn phần: S = 141.200 KVA • Công suất tác dụng : P = 120.000 KW • Điện áp định mức : U = 10.500 ± 525 V • Dòng điện stator: I Stator = 7760 A • Dòng điện rotor: I Roto = 1830 A • Tốc độ quay định mức: n = 3000 v/p • Hệ số công suất: cosϕ = 0,85 • Hiệu suất: η% = 98,4% • Cường độ quá tải tĩnh: a = 1,7 • Tốc độ quay tới hạn: n th = 1500v/p • Mômen bánh đà : 13 T/m 2 • Mômen cực đại khi có ngắn mạch ở cuộn dây stator : 6 lần • Môi chất làm mát máy phát: khí Hyđrô • Đầu nối pha cuộn dây Stator: hình sao kép • Số đầu cực ra của dây stator : 9 1.3. Hệ thống kích thích của máy phát điện: Hệ thống kích thích của tổ máy gồm một máy kích thích chính cung cấp dòng kích thích cho máy phát và một máy kích thích phụ cung cấp dòng kích thích cho máy kích thích chính. Máy kích thích chính và phụ nối đồng trục với Roto máy phát. Ngoài ra Công ty còn có hệ thống kích thích dự phòng dùng chung cho cả bốn tổ máy. 1.3.1. Máy kích thích chính Kiểu BTÄ- 490- 3000T3 là máy phát điện cảm ứng tần số cao, bên trong máy đặt bộ chỉnh lưu. Rôto máy kích thích được nối trên cùng một trục rôto máy phát điện , máy kích thích có các gối đỡ trượt được bôi trơn cưỡng bức từ hệ thống dầu chung. Thông số kỹ thuật: • Công suất hữu công lâu dài P = 600 KW • Điện áp lâu dài U = 310V • Điện áp ngắn hạn U = 560V • Dòng điện cho phép lâu dài I = 1930A • Dòng điện ngắn mạch cho phép I = 3500A • Tốc độ quay n = 3000v/p • Tần số f = 500 Hz. • Làm mát bằng không khí theo chu trình kín. • Bội số kích thích cường hành theo điện áp và dòng điện ứng với các thông số định mức kích thích của máy phát điện là 2. • Thời gian cho phép máy kích thích và rotor máy phát điện có dòng điện tăng gấp 2 lần dòng điện kích thích định mức là 20s. • Tốc độ tăng điện áp kích thích trong chế độ cường hành không nhỏ hơn 0,2s. 1.3.2. Máy kích thích phụ Kiểu ΠÄM -30- 400 T3 có thông số kĩ thuật : • P = 30KW • U = 400/230V • I = 54/93 A • n = 3000v/p • f = 400Hz Rotor máy kích thích phụ làm bằng nam châm vĩnh cửu. 1.3.3. Máy kích thích dự phòng Máy kích thích dự phòng được dùng khi hệ thống kích chính bị hư hỏng hoặc đã được vào sửa chữa, nó dự phòng cho cả 4 máy kích thích chính. Máy kích thích dự phòng là máy phát điện một chiều kéo bằng động cơ không đồng bộ 3 pha • Máy phát điện một chiều kiểu: ГΠC -900 - 1000T4 có thông số kỹ thuật: – P = 550 kW – U = 300 V – I = 1850 A • Động cơ kiểu : A - 1612-6 T3 có thông số kỹ thuật: – P = 800 KW – U = 6 KV – I = 93 A Khi chuyển sang kích thích dự phòng điện áp được điều chỉnh bằng tay. Tuy nhiên ở chế độ này việc cường hành kích thích vẫn được đảm bảo. 1.4. Điều chỉnh điện áp của máy phát điện : Bộ tự động điều chỉnh điện áp của máy phát điện hoạt động theo nguyên lý sau: tín hiệu được lấy từ TU và TI ở đầu cực máy phát đưa vào bộ APB (bộ tự động điều chỉnh kích từ). Tín hiệu sau khi sử lý được đưa vào 2 cuộn dây OB1 và OB2 (cũng có thể điều chỉnh bằng tay). Hai cuộn dây OB1 và OB2 tạo nên hiệu ứng corrector thuận và nghịch cho việc điều chỉnh điện áp của máy phát. Ngoài ra có thêm cuộn thứ 3 (OB3) mắc nối tiếp với mạch kích thích chính có nhiệm vụ tăng tốc cho những tín hiệu điều khiển (dòng kích thích). • OB1 : Cuộn dây nối tiếp kích thích độc lập tạo nên xung lực, lực tác động nhanh theo xung lực của cuộn dây OB3 và đảm bảo tăng điện áp của máy phát cao tần và do đó tăng dòng điện kích thích máy phát. • OB2 : Cuộn dây kích thích độc lập tạo nên xung lực ngược với xung lực cuộn dây OB3 và dùng để tăng quá trình giảm kích thích máy phát cao tầnkhi phụ tải máy phát giảm đột ngột. • OB3 : Cuộn dây nối tiếp kích thích được đấu nối tiếp với cuộn dây roto máy phát OB, do đó làm tăng độ nhạy của hệ thống kích thích khi phụ tải đột ngột thay đổi. Dòng kích thích của máy phát kích thích chính (xoay chiều tần số cao) sẽ được đưa qua bộ chỉnh lưu bởi các điot. Sau đó mạch được mắc nối tiếp với một bộ lọc nhiễu gồm các tụ và điện trở (nhằm san bằng dòng điện) rồi được đưa vào mạch kích thích. Trong mạch kích thích còn có aptomat dập từ. Khi máy phát bị cắt đột ngột, aptomat dập từ sẽ đóng mạch kích thích vào một điện trở dập từ. Mạch kích thích dự phòng khi cần thiết sẽ được đóng trực tiếp vào cuộn dây kích thích mà không qua bộ APB. Do đó khi dùng kích thích dự phòng sẽ không tự động điều chỉnh điện áp được. 1.5. Hệ thống làm mát của máy phát điện : Máy phát điện có chất làm mát là khí H 2 .Cuộn dây stator được làm mát gián tiếp bằng H 2 . Cuộn dây rotor, rotor, lõi stator được làm mát trực tiếp bằng H 2 . Nhiệt độ định mức của khí H 2 : t 0 = 350C - 370C. Nhiệt độ cho phép nhỏ nhất của H2 ở đầu vào máy phát điện là 200 0 C. áp lực định mức của H 2 : 2,5 kg/cm2, áp lực cho phép lớn nhất là 3,7 kg/cm 2 . Khí H 2 được làm mát bằng nước. Có 6 bộ làm mát khí H 2 được lắp dọc theo thân máy. Khi cắt 1 bộ làm mát thì phụ tải của máy phát nhỏ hơn 80% phụ tải định mức. • Nhiệt độ định mức của nước làm mát : t0 = 230 0 C. • Áp lực định mức của nước làm mát : P = 3 kg/cm 2 . • Lưu lượng nước làm mát qua một bình: Q = 400 m 3 / giờ. 2. Máy biến áp lực 2.1. Máy biến áp lực tự ngẫu AT1 và AT2 Là loại ATÄUTH-250.000/220/110TT : • S = 250/250/125 MVAr • U = 230/121/10,5 kV • I = 628/1193/6870A ; I CH =720 A ; • U k% = 11% ; 32% ; 25% ; • Tổ nối dây : ∆/Υ-∆-11; • U Đ/C = ± 6 × 2% ; Máy biến áp tự ngẫu được trang bị thiết bị ΡΠΗ (điều áp dưới tải), việc điều chỉnh điện áp thực hiện ở phía cuộn trung áp (CH), đã được nhiệt đới hoá. Hệ thống làm mát ÄU (làm mát bằng dầu tuần hoàn cưỡng bức và có quạt gió thổi vào bề mặt của các bộ làm mát). Mỗi máy có 10 bộ làm mát, có tủ điều khiển tự động thực hiện chức năng : • Tự động đóng hoặc cắt các bộ làm mát dầu đồng thời với việc đóng hoặc cắt máy biến áp tự ngẫu. • Tự động đóng các bộ làm mát vào làm việc khi máy biến áp làm việc không tải. • Tự động đóng thêm các bộ làm mát khi tăng phụ tải máy biến áp, khi phụ tải đạt 40% phụ tải định mức thì toàn bộ các bộ làm mát làm việc được đưa vào làm việc. • Tự động đưa bộ làm mát dự phòng vào làm việc khi một trong số các bộ làm mát làm việc bị hỏng hoặc khi nhiệt độ dầu làm mát tăng đến 75 0 C. . VIỆN ĐIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI Sinh viên thực hiện: MSSV: Lớp: Giáo viên phụ trách:. đi thực tập là rất quan trọng. Trong lần thực tập này, em được phân công về Công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại. Qua đợt thực tập này sẽ giúp cho em thực