ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới

44 991 7
ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ------  ------ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG LỤT TỚI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Bùi Đình Trì Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh Lớp: K43 TNMT Huế, 05/2013 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt thế kỉ qua trên thế giới, môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách của toàn thể nhân loại. Ô nhiễm môi trường, thiên tai, thảm họa cướp đi sinh mạng và của cải của hàng triệu người trên thế giới và đẩy cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn, thách thức . Vấn đề môi trường, nhất là thiên tai, thảm họa không loại trừ bất kì ai, bất kì quốc gia nào dù giàu hay nghèo. Trong số các thảm hoạ thiên tai ở Việt Nam thì lụt là hiện tượng xảy ra phổ biến tại các tỉnh ven biển miền Trung và đem lại nhiều thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản. Hiện nay, vấn đề lụt miền Trung là một vấn đề nhà nước ta và nhân dân cả nước quan tâm. Và một trong những tỉnh phải gánh hậu quả nặng nề nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế. Nằm ở vùng thấp trũng, vùng đầm phá ven biển nên nhiều xã của huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên phải đối mặt với bão lụt. Người dân ở vùng này đã phải học cách sống chung với lụt, đặc biệt là những người có sinh kế phụ thuộc vào chức năng sản xuất của lụt hàng năm. Mỗi năm lụt đã cướp đi hàng trăm sinh mạng, tàn phá nhà cửa, mùa màng. Người dân ở đây bỗng chốc tay trắng. Sau mỗi cơn lũ, cuộc sống của những người dân ở đây rất khó khăn. Tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, họ không có nhà để ở, không có nước sạch để uống, để sinh hoạt; Và rác cùng xác các động vật phân hủy đó là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm. Nhưng bên cạnh đó lụt là một phần quan trọng trong các hệ nông nghiệp và sinh thái, vì nhờ có lụt mà mùa màng, cây cối và đời sống sinh vật phát triển. Vì thế, điều quan trọng ở đây là điều chỉnh chiến lược quản lý lụt hiện nay của đất nước để một mặt bảo vệ sinh kế của người sống nhờ vào các cơn lụt hàng năm, và mặt khác hạn chế thiệt hại tài sản và kinh tế do lụt gây ra. Vì vậy không thể thiếu các nghiên cứu cụ thể để đánh giá sự ảnh hưởng của các tổn thất do lụt đến sinh kế của người nông dân. Từ đây sẽ góp phần hình thành các cơ sở thực tiễn giúp các nhà hoạch định chính sách định hướng đường lối đúng đắn cho việc phòng chống và khắc phục hậu quả do lụt gây ra. Đây cũng chính là lí do tôi lựa 1 chọn đề tài. “Đánh giá tác động lụt đối với tình hình phát triển kinh tế của xã Quảng Phước- huyện Quảng Điền- tỉnh Thừa Thiên Huế” 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu . 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu ảnh hưởng của lụt đến kinh tế của người dân ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá tác động kinh tế của lụt đến người dân ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá tác động xã hội của lụt đến người dân ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tìm hiểu cách ứng phó với lụt của địa phương. - Đưa ra các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và chuẩn bị chiến lược sẵn sàng phòng chống các tác động của thiên tai đối với kinh tế của người dân. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Xã Quảng Phước - huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra thu thập số liệu: • Số liệu thứ cấp: Căn cứ vào số liệu được cung cấp bởi các phòng chức năng của UBND xã Quảng Phước. • Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu tiến hành điều tra tìm hiểu ý kiến các hộ dân ở Xă Quãng Phước >> Chọn mẫu điều tra: Các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp . >> Được phản ánh qua phiếu điều tra được xây dựng sẵn . - Phương pháp phân tích thống kê: Dùng phần mềm EXCEL để tổng hợp so sánh sự biến động các chỉ tiêu đánh giá của lụt ảnh hưởng về kinh tế của xã Quảng Phước - huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các cơ quan chức năng và các hộ gia đình. 2 4. Phạm vi nghiên cứu : - Phạm vi không gian : Địa bàn xã Quảng Phước - Phạm vi thời gian :các dữ liệu, thông tin sử dụng được thu thập chủ yếu trong 3 năm 2010-2012 - Phạm vi nội dung: Thực trạng tình hình sản xuất và đời sống của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi lụt. 3 PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Sự hình thành  Các khái niệm cơ bản Lũ: là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn. Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị tích luỹ bởi các chướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét theo dòng chảy thì được gọi là quét (hay ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ. Lụt: là hiện tượng nước ngập quá mức bình thường, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. Lụt xảy ra khi nước dâng cao tràn qua sông, suối, hồ và đê đập vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng. lụt là hiện tượng tự nhiên, gần như xẩy ra hằng năm. do mực nước sông, suối dâng cao, có vận tốc dòng chảy lớn. Khi nước sông lên cao (do mưa lớn hoặc triều cao), vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên diện rộng trong một khoảng thời gian nào đó là ngập lụt. lụt được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn và kéo dài về người và của cải.  Đặc điểm lụt Hàng năm, mùa diễn ra khác nhau ở cácvùng. Tuỳ theo điều kiện địa lý tự nhiên và thời tiết hàng năm mà mùa có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn. xảy ra quá sớm hoặc quá muộn cũng như các trận lớn đều có thể gây thiệt hại nghiêm trọng. - Mùa trên các sông ở Thừa Thiên Huế từ tháng 9 đến 12. - Dòng chảy phân phối không đều trong mùa lũ. Trên các sông Trung Bộ thường vào tháng 10, 11. Rõ ràng dòng chảy mùa lũ, trên thực tế, chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Đây là thời kỳ lũ, lụt lớn thường xảy ra nhất trong năm. - Cường suất lũ, biên độ lũ, đỉnh trên các sông thường rất lớn, ác liệt, tập trung nhanh về đồng bằng nhỏ hẹp hạ lưu. Cường suất lũ, biên độ lũ, đỉnh lũ, từ đó là 4 diễn biến lũ, lụt ở các vùng cũng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện trên mỗi lưu vực sông. - Ở miền Trung cường suất trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 2-5mét/giờ; ở đồng bằng hạ lưu các sông, có thể 0,5- 1mét/giờ. Biên độ trên các sông miền núi có thể đạt 10-15 mét, có nơi đạt trên 20 mét. Biên độ trên sông ở vùng đồng bằng thường từ 3- 8 mét. Trong điều kiện hiện nay ở các vùng khác, thì độ sâu ngập lụt đều rất lớn, thường từ 2- 4 mét, có nơi tới trên 4- 6 mét, như năm 1999 ở Thừa Thiên Huế.  Những ảnh hưởng của lụt đến sinh kế. lụt ở Việt Nam là hiện tượng phổ biến và diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước, đặc biệt là vùng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Mêkông và đồng bằng sông Hồng. Người dân ở những vùng này đã phải học cách sống chung với lụt, đặc biệt là những người có sinh kế phụ thuộc vào chức năng sản xuất của lụt hàng năm. Văn hoá Việt Nam thường nhắc đến và không thể quên những cơn lụt lớn trong lịch sử, vì tổ tiên dân tộc Việt Nam xem lụt lội là một trong bốn hiểm hoạ lớn nhất đối với con người. Thực tế là do tác động tiêu cực của lụt quá lớn nên trong khi lập kế hoạch ứng phó lụt, người ta thường không đánh giá đúng mức hoặc thậm chí không xét đến ích lợi của lụt. Thực ra, lụt là một phần quan trọng trong các hệ nông nghiệp và sinh thái, vì nhờ có lụt mà mùa màng, cây cối và đời sống sinh vật phát triển. Vì thế, điều quan trọng ở đây là Việt Nam cần điều chỉnh chiến lược quản lý lụt hiện nay của đất nước để một mặt bảo vệ sinh kế của người sống nhờ vào các cơn lụt hàng năm, và mặt khác hạn chế thiệt hại tài sản và kinh tế do lụt gây ra. 1.1.2. Khái niệm về kinh tế Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Việc sản xuất cũng như trao đổi, phân phối hàng hóa và dịch vụ đều chịu ảnh hưởng rủi ro của thiên tai, lụt… và mức độ ảnh hưởng như thế nào còn tùy theo từng vùng, từng địa phương ( Theo Wikipedia). 1.1.3: Đánh giá tác động của thiên tai 5  Về kinh tế Hoạt động sản xuất chính ở Việt Nam là nông nghiệp, thủy hải sản và diễn ra chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng núi và vùng ven biển. Hầu hết các thiên tai gây thiệt hại cho đời sống và sản xuất ở Việt Nam đều có liên quan với sự bất thường của khí hậu và nguồn nước.  Về xã hội Thiên tai lụt để lại hậu quả đáng kể đối với các hộ gia đình, cộng đồng dân cư và toàn thể xã hội. Các thành viên trong cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài ra lụt hằng năm có thể phá hủy nhiều công trình công cộng , trường học, y tế, bệnh viên…Số học sinh phải nghỉ học trong mùa mưa nhiều hơn, cũng vì vậy mà có nhiều trẻ em bỏ học. Một tác động khác của lụt đối với cộng đồng địa phương là nảy sinh những vấn đề mâu thuẫn trong vấn đề phân chia cứu trợ sau lụt. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thiệt hại do lụt ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.1. Thiệt hại do bão lụt ở một số nước trên thế giới Thống kê một số thiệt hại do tiêu biểu trên thế giới: - Lịch sử đã ghi nhận trận lụt kinh hoàng nhất diễn ra năm 1887 trên sông Hoàng Hà, Trung Quốc làm trôi mất 7 ngôi làng và làm 7 triệu người chết. - Trận lụt năm 1931 trên sông Trường Giang, Trung Quốc đã giết chêt 145.000 người, cuốn trôi 4 triệu ngôi nhà, 10 triệu người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, vùi lấp 5,5 triệu ha đát canh tác. Trận lụt này làm tổn thất 6 % tổng thu nhập quốc dân năm đó. - Trận năm 1993 ở Mỹ đã nhấn chìm hơn 80.000 km2 đất, giết chết 50 người dân, 70.000 người mất nhà cửa, thiệt hại ước chừng 12 tỷ USD. - Và còn rất nhiều những trận lụt to nhỏ diễn ra ở khắp các quốc gia trên khắp thế giới. ( Phòng chống thiên tai – ThS Lê Anh Tuấn) 1.2.1.2. Thiệt hại do bão lụt ở Việt Nam Một số thiệt hại do ở Việt Nam: 6 - Lịch sử Việt Nam đã cho biết trong vòng 10 thế kỷ ( từ thế kỷ X – XIX), Việt Nam có 188 cơn làm vỡ đê sông Hồng. Riêng thế kỷ XIX, đã có 26 năm đê bị vỡ gây lụt, điển hình các năm 1814, 1824, 1835, 1893. Trận lụt năm 1893, mực nước đỉnh tại Hà Nội lên đến 13 mét. Sang thế kỷ thứ XX, đã có 20 lần vỡ đê ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình. - Trận tháng 8/ 1945 đã làm vỡ 52 quãng đê với tổng chiều dài 4.180 mét, làm khoảng 2 triệu người chết lụt và chết đói, 312.100 ha hoa màu bị ngập. - Trận lụt tháng 8/ 1971 là trận lụt lịch sử trên sông Hồng trong vòng 100 năm qua. Hơn 400Km tuyến đê bị vỡ, làm ngập hơn 250.000 ha, ảnh hưởng đến cái ăn của gần 3 triều người. ( Phòng chống thiên tai – ThS Lê Anh Tuấn) 1.2.2. Tình hình lụt tại miền Trung Miền trung là nơi chịu nhiều trận lụt so với cả nước vì nơi đây lưu vực hẹp, độ dốc lớn nên nước tập trung rất nhanh. Những năm gần đây đã có những trận lụt lớn chưa từng thấy xảy ra ở các tỉnh ven biển. Đặc biệt là năm 1999, tình hình thời tiết, lụt ở các tỉnh Miền Trung rất phức tạp và khác thường; chỉ trong vòng hơn 1 tháng (từ 1/11 đến 6/12), ở hầu hết các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên đã có 2 đợt mưa rất to và đặc biệt to gây ra 2 đợt diện rộng hiếm thấy trong lịch sử, làm ngập lụt nghiêm trọng, dài ngày, thiệt hại lớn cho kinh tế, dân sinh, môi trường: hơn 700 người chết, gần 500 người bị thương, hàng vạn hộ gia đình bị mất nhà cửa, tài sản, thiệt hại ước tính lên tới gần 5000 tỷ đồng, vượt xa mức thiệt hại xảy ra năm 1996, năm lụt lớn trên cả nước. Tình hình mưa ở Miền Trung năm 1999 là hết sức ác liệt và hiếm thấy trong 100 năm qua. 7 II: ẢNH HƯỞNG CỦA LỤT ĐẾN KINH TẾ 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Điều kiện địa lý địa hình:  Đặc điểm địa lý Xã Quảng Phước nằm dọc tỉnh lộ 4B, cuối hạ lưu sông Bồ. Xã cách thành phố Huế 18 km về phía Đông Bắc. Toạ độ địa lý 16 0 40’ 13’’ vĩ độ Bắc và 107 0 21’58’’ kinh độ Đông + Phía Nam giáp xã Quảng Thọ + Phía Bắc giáp Thị trấn Sịa và phá Tam Giang + Phía Đông giáp xã Quảng An + Phía Tây giáp huyện lỵ Quảng Điền Hình 1: Bản đồ vị trí xã Quảng Phước trong huyện Quảng Điền. Như vậy vị trí của xã nằm gọn trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu và là khu vực chịu ảnh hưởng gió mùa châu Á. Nằm sát phá Tam Giang, xã vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vừa bị gió mùa tây nam chi phối. Do vậy, đây là nơi luân phiên tác động và tranh giành ảnh hưởng của các khối không khí có nguồn gốc khác nhau theo mùa. Chính sự hội tụ của không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống và không khí nóng ẩm từ phía nam di 8 chuyển lên đã gây ra mưa lớn, dông, lốc tố trên khu vực này và hình thành những trận lớn và quét làm trượt lở đất, xói lở bờ sông.  Đặc điểm địa hình Xã Quảng Phước có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, có thể chia ra làm 2 vùng chính: - Vùng nằm sát phá Tam Giang gồm có 5 thôn: Mai Dương, Phước Lý, Phước Lâm, Hà Đồ, Phước Lập. Đây là vùng thấp trũng, đất đai thường xuyên bị nhiễm mặn vì vậy trong sản xuất nông nghiệp thường bị mất mùa do ngập mặn nên vùng này chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 40%) - Vùng đồng bằng phía Nam gồm 3 thôn : Thủ Lễ Nam, Thủ Lễ Đông và Khuôn Phò chạy dọc theo tuyến tỉnh lộ 4B đây là vùng trọng điểm lúa của xã. Do đặc thù là vùng ven phá nên đặc điểm sản xuất và đời sống phụ thuộc nhiều vào những thay đổi khí hậu và thuỷ văn của đầm phá. 2.1.1.2 Điều kiện khí hậu – thủy văn • Khí hậu Quảng Phước nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên khí hậu, thời tiết gặp nhiều bất lợi, khí hậu trong năm được phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. • Nhiệt độ: Về mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên khô nóng Về mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh, nhiệt độ trung bình 24,8 o C. • Lượng mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau chiếm 78% lượng mưa cả năm. Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 trung bình có 20,7 đến 21,6 ngày có mưa trong tháng với lượng mưa trung bình 106,6 – 372,6mm/tháng. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng ít mưa nhất trong năm là tháng 2, 3 và tháng 4. Lượng mưa trung bình trong các tháng này 57,1 đến 62,6mm/tháng. • Độ ẩm, bốc hơi: 9 . phòng chống và khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra. Đây cũng chính là lí do tôi lựa 1 chọn đề tài. Đánh giá tác động lũ lụt đối với tình hình phát triển. ảnh hưởng của lũ lụt đến kinh tế của người dân ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt đến người

Ngày đăng: 03/09/2013, 11:49

Hình ảnh liên quan

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA XÃ QUẢNG PHƯỚC,  HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Xem tại trang 1 của tài liệu.
2.1.1.1. Điều kiện địa lý địa hình: - ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới

2.1.1.1..

Điều kiện địa lý địa hình: Xem tại trang 9 của tài liệu.
2.1.2.3. Tình hình sử dụng đất của xã Quảng Phước - ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới

2.1.2.3..

Tình hình sử dụng đất của xã Quảng Phước Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra - ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới

a.

̉ng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Xem tại trang 23 của tài liệu.
2.4.3. Tình hình sinh kế của các hộ điều tra - ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới

2.4.3..

Tình hình sinh kế của các hộ điều tra Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 6: Tình hình thiệt hại do lũ lụt giai đoạn 2010-2012 của các hộ điều tra               Loại hộ - ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới

Bảng 6.

Tình hình thiệt hại do lũ lụt giai đoạn 2010-2012 của các hộ điều tra Loại hộ Xem tại trang 27 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy, thiệt hại do lũ lụt gây ra tại các hộ điều tra tương đối lớn , trong đó thiệt hại về trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất với 87,3%( lụt tiểu mãn),  thiệt hại về đồ dùng là ít nhất là 0,2%( lụt sớm)  - ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG lũ lụt tới

ua.

bảng số liệu ta thấy, thiệt hại do lũ lụt gây ra tại các hộ điều tra tương đối lớn , trong đó thiệt hại về trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất với 87,3%( lụt tiểu mãn), thiệt hại về đồ dùng là ít nhất là 0,2%( lụt sớm) Xem tại trang 28 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan