II: ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ LỤT ĐẾN KINH TẾ
2.5. Kinh nghiệm bản địa trong việc phòng chống lũ lụt
Xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền là một trong những xã xem nông nghiệp là nguồn thu chính cho các hộ gia đình và cho toàn xã, nhưng cũng là vùng đất tương đối thấp, thường xuyên xảy ra ngập do lũ lụt gây ra. Là một vùng hằng năm có nhiều lụt bão, người dân ở huyện Quảng Phước có nhiều kinh nghiệm để thích ứng với điều kiện tự nhiên. Sự thích ứng này được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau như các hoạt động trước lụt bão, trong lụt bão và khắc phục sau lụt bão, sự điều chỉnh chiến lược về kinh tế, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau,… Sự thích ứng còn được thể hiện ở các mức độ khác nhau như cấp hộ gia đình, cấp thôn và xã. Một số kinh nghiệm bản địa trong việc phòng chống bão lụt của người dân huyện Quảng Phước như sau:
- Mua lương thực khô như mì tôm, tôm, cá khô, chuẩn bị dầu thắp sáng, bao bì… trước mùa mưa bão hoặc khi có dự báo thời tiết sắp có bão.
- Nạo vét kênh mương.
- Chằng chống, gia cố trước khi lụt bão. - Bán gia súc trước mùa mưa lụt.
- Đối với chính quyền: xây dựng cụm dân cư, tu bổ đê điều, thành lập hộ cứu nạn, chuẩn phương tiện cứu hộ( áo phao, phao bơi…), chuẩn bị thuốc phòng chống bệnh.
- Theo dõi thông tin từ đài, báo, tivi, ban phòng chống lũ lụt của xã, thôn.
- Khi nghe tin lụt bão sắp đến: đưa lúa gạo đến nơi cao, đưa tài sản dự phòng trong nhà đến nơi bảo đảm để gửi, kê cao đồ đạc.
- Khi thấy nước lên nhanh và lên đến 1- 1,5m thì di chuyển người và một ít tài sản. - Dồn tất cả lực lượng để giúp những hộ bị ảnh hưởng nặng nề, xử lý và dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu gom rác, xử lý nước theo sự hướng dẫn của y tế, tu sửa ruộng vườn để chuẩn bị cho vụ tới.
- Có kế hoạch sản xuất tốt và đúng thời vụ để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai như sử dụng giống lúa ngắn ngày để thu hoạch trước mùa mưa bão.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG, GIẢM NHẸ THIÊN TAI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO LŨ LỤT
GÂY RA TẠI XÃ QUẢNG PHƯỚC.