Nhữngthángngàythănghoatrongsángtáctình khúc củaTrịnhCôngSơn Mới đó mà đã gần đến ngày giỗ thứ 8 của nhạc sĩ TrịnhCông Sơn. Từ ngày anh mất (01/04/2001) đến nay, tôi đã đọc nhiều tác phẩm viết về người nhạc sĩ thiên tài này và tôi có cảm giác là người ta (không biết cố ý hay vô tình) thường viết rất ít hoặc viết một cách thiếu chính xác nếu không nói là hời hợt và nặng phần hư cấu về nhữngthángngày anh đã sống và sángtáctình ca rất khoẻ, rất thành công suốt thời gian 1962 - 1964 ở Quy Nhơn. Theo tôi không gian Quy Nhơn và thời gian 62 - 64 là một khoảng đời mà nếu hiểu rõ và đánh giá đúng thì chúng ta - những người đã viết và sẽ viết về anh - không được quyền cắt bỏ hoặc viết sai lệch về anh trong giai đoạn đó. TrịnhCôngSơn đã đi vào miền bất tử cùng với nhữngtìnhkhúc bất hủ của anh. Tôi nghĩ, trong tương lai sẽ có người viết tiểu sử của anh dựa vào những tư liệu góp nhặt được trên sách báo sau khi anh mất, mà những tư liệu này như thế nào, tôi đã đề cập ở trên. Tác giả NQC (thứ hai, từ phải) & TCS (hình như chưa bao giờ rời kính). (Ảnh tư liệu NQC) Nhân danh là một người bạn cùng học, là một người em luôn sát cánh cùng anh Sơn hoạt động văn nghệ trong suốt những năm 62, 63, 64 ở Trường Sư phạm Quy Nhơn, tôi tha thiết muốn đóng góp phần hiểu biết khiêm tốn của mình hầu giúp những nhà chuyên viết tiểu sử có một chân dung đầy đủ, chính xác của thiên tài âm nhạc Việt Nam mà thế giới đã công nhận: Nhạc sĩ TrịnhCông Sơn. Hồi đó, những lúc rảnh rỗi, chúng tôi thường rủ nhau đi tham quan những danh lam, thắng cảnh ở Quy Nhơn như Ghềnh Ráng, mộ Hàn Mạc Tử, trại phong Quy Hoà, Tháp Chàm . Bây giờ đã có nhiều người biết, nhưng vào thời điểm đó, mấy ai biết rằng “Diễm Xưa” đã ra đời sau khi chúng tôi đi thăm Tháp Đôi (Tháp Chàm) ở ngoại ô Quy Nhơn. Trái tim người nhạc sĩ thiên tài đã rung cảm trước vẻ đẹp cổ kính của Tháp Chàm, đồng thời để hoài niệm về cuộc tình không may với một người con gái Huế mang tên Diễm. Nếu tôi nhớ không lầm thì một hoặc hai năm sau “Diễm Xưa” đã đoạt giải nhất cuộc thi âm nhạc tại Hội chợ quốc tế Osaka tại Nhật. Hồi đó, phần lớn sinh viên Trường Sư phạm Qui Nhơn là người Huế. Mỗi dịp Tết đến, hè về.v.v . chúng tôi thường trở về Huế với gia đình, riêng TrịnhCôngSơn vẫn ở lại Qui Nhơn một mình để tìm cảm hứng sángtáctrong cô đơn. “Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu, Ôi! Tiếng hát xanh xao của một buổi chiều .” Bạn bè rời xa chăn chiếu, Ô hay! Mình vẫn cô liêu. “Lời buồn thánh” đã ra đời trong hoàn cảnh đó (Nhạc phẩm này Phan Thị Thăng được hân hạnh là người đầu tiên hát trên sóng đài phát thanh Qui Nhơn năm 1964). Ra đời cùng hoàn cảnh tương tự là “Biển Nhớ”. Hồi đó tôi còn trẻ lắm (19 tuổi) còn anh Sơn (23 tuổi). Có dịp là tôi bay về Huế với gia đình. Tôi không biết anh Sơn đã trầm tư bao đêm trên bãi biển Qui Nhơn để nhớ về người ấy, cô Tôn nữ đài các, quí phái ấy để cuối cùng kết tinh thành “Biển Nhớ”, một tìnhkhúc nổi tiếng trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Tôi chân thành xin lỗi Bích Khê nghe, vì bài viết cần sự chính xác, không gian thật, người thật, việc thật nên đã đưa vào bài viết này hình ảnh của cô búp bê Nhật Bản xinh xắn, nhỏ nhắn, quý phái. Bích Khê ơi! Bạn còn đó không sau gần nửa thế kỷ bọn mình không gặp nhau? Bích Khê còn nhớ những lần anh Sơn và mình đến chơi, để được Khê cho hút những điếu Rugby thơm ngát lấy ra từ hộc bàn và cùng nhau xoa mạt chược? Mình nghĩ linh hồn anh Sơn linh thiêng chắc cũng có lần về thăm nơi ấy, căn nhà ở đầu đường Cường Để nhìn ra phi trường Qui Nhơn, nơi đã chứng kiến biết bao kỷ niệm vui buồn của anh Sơn, của Bích Khê. Hồi đó Khê cũng như mình hay về nhà khi có dịp để cho người nhớ, biển nhớ. Sau khi “Biển Nhớ” xuất bản mình hay ghẹo anh Sơn và hát: “Ngày mai Khê đi, biển nhớ tên Khê gọi về … Trời cao níu bước Sơn Khê .” Khi in ấn, có lẽ nhà xuất bản sẽ in hai chữ Sơn Khê bằng chữ thường vì sơn là núi, khê là con suối nhỏ, hai danh từ chung mà, có gì phải viết hoa. Nhưngtrong thâm tâm của anh Sơn, của Bích Khê củanhững người trong cuộc và là chứng nhân, đó phải là hai danh từ riêng và phải được trân trọng viết hoa để đánh dấu một “cuộc tình thánh thiện”. Hồi đó mình trẻ quá, non nớt quá, mình biết anh Sơn mến Khê lắm … nhưng bây giờ, sau gần nửa thế kỷ, hồi tưởng lại mình thấy tình cảm giữa anh Sơn và Khê là cái gì đó không có tên gọi nhưng nó còn cao cả trên cả tình yêu. Tác giả NQC (thứ nhất, từ trái) & TCS (Ảnh tư liệu NQC) Anh Sơn ơi! Nếu linh thiêng anh đừng có trách người bạn nhỏ của anh nghe. Nó chỉ muốn bản tiểu sử của anh, một thiên tài âm nhạc của Việt Nam, để lại cho hậu thế, phải là một bản tiểu sử chính xác, đầy đủ, trung thực. Trong dòng chảy tuôn trào không dừng được củanhững hoài niệm về quá khứ, em đã kể ra hết, kể cả những điều mà trong một đời người, sống để dạ, chết mang theo. Nhạc sĩ tiền bối Văn Cao, ngoài những nhạc phẩm bất hủ, còn có trường ca Sông Lô. Cũng như thế, những đêm dài thao thức trên bãi biển Qui Nhơn, chứng kiến cảnh sóng xô vào bờ vô tình phá bỏ, hủy hoại liên tục nhữngcôngtrình cát củanhững chú dã tràng tội nghiệp, rồi liên tưởng đến thân phận con người trong kiếp nhân sinh, TrịnhCôngSơn đã thai nghén và hình thành trường ca “Tiếng hát Dã Tràng” hay còn gọi là “Dã Tràng Ca” mà Ban hợp xướng của Trường Sư phạm Qui Nhơn (gần 100 sinh viên) dưới sự điều khiển của Nhạc trưởng trẻ tuổi TrịnhCôngSơn đã trình bày trong một Đại nhạc hội tại rạp Kim Khánh vào năm 1964, năm chúng tôi chuẩn bị rời Trường Sư phạm Qui Nhơn để trở thành những nhà giáo. Đại nhạc hội năm đó đã đưa tên tuổi của TrịnhCôngSơn vang dội vào tận Sài Gòn. Đó cũng là lần cuối, chúng tôi (Trịnh Công Sơn, Thanh Hải, Ngô Quang Cảnh, Lê Thị Ngọc Trinh, Bùi Thị Bích Phương, Lê Khắc Long, Vũ Lập, Phan Thị Thăng.v.v . đàn hát với nhau để rồi không lâu sau đó mỗi đứa một nơi, với nhiệm vụ mới: Nhà giáo. “Dã Tràng Ca” đã kết thúc trong nước mắt. Tất cả chúng tôi đều khóc. “Thôi! Còn gì nữa đâu xác dã tràng trắng bể chìm sâu. Không còn gì nữa đâu, còn dài mãi sau, đời lên cơn đau. Còn gì đâu, còn gì đâu mà không thương nhau. Mùa thu năm 1964, tôi ở lại dạy học ở Qui Nhơn còn TrịnhCôngSơn nhận quyết định lên Bảo Lộc - nơi mà sau này người nghệ sĩ tài hoa đã gặp một Khánh Ly lúc đó còn vô danh chưa ai biết đến. Sở dĩ tôi hơi dài dòng kể về Qui Nhơn vì chính nơi đây, không gian này, thời gian này (1962 – 1964) đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọngtrong đời sángtáctình khúc củaTrịnhCông Sơn. Nơi đây đã chứng kiến sự thănghoa và sức sáng tạo mạnh mẽ của một thiên tài: Nhạc sĩ TrịnhCông Sơn. Nếu không là không gian Qui Nhơn, chắc gì TrịnhCôngSơn đã để lại cho đời những Diễm xưa, Lời buồn thánh, Biển nhớ, Chiều một mình qua phố, Vết lăn trầm rồi “Dã Tràng Ca” và còn nhiều, nhiều nữa nhữngtình ca bất hủ khác? Nếu không là ông giáo xuất thân từ Trường Sư phạm Qui Nhơn, TrịnhCôngSơn lên Bảo Lộc - Đà Lạt làm gì để rồi sau nầy chúng ta nghe được tiếng hát ma quái, nhừa nhựa của Khánh Ly qua bàn tay nhào nặn của TrịnhCôngSơn với những bản tình ca bất hủ? Để kết thúc bài viết này, tôi tha thiết mong mỏi những ai viết về TrịnhCôngSơn hãy nắm chính xác không gian, thời gian anh ấy đã sống từ năm 1962 - 1964 của thế kỷ trước: TP. Qui Nhơn bây giờ. Long Xuyên, tháng 03 năm 2009 Ngô Quang Cảnh . Những tháng ngày thăng hoa trong sáng tác tình khúc của Trịnh Công Sơn Mới đó mà đã gần đến ngày giỗ thứ 8 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Từ ngày anh. trọng trong đời sáng tác tình khúc của Trịnh Công Sơn. Nơi đây đã chứng kiến sự thăng hoa và sức sáng tạo mạnh mẽ của một thiên tài: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.