1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận về Phật giáo

31 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 73,61 KB

Nội dung

Lí do chọn đề tài: Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ cổ đại, và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông.. Bởi vậy, người mới học về Phậ

Trang 1

Mục lục: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗtrợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trựctiếp hay gián tiếp

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm tiểu luận môn học mà tôi cho rằngrất hữu ích với những sinh viên chuyên ngành Văn hóa như chúng tôi, đó là môn

“Văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam” đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự

quan tâm, giúp đỡ từ đội ngũ giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền,đặc biệt là các giảng viên đến từ khoa Tuyên truyền

Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất

từ đáy lòng đến các thầy cô giáo, đội ngũ giảng viên của khoa Tuyên Truyền, đãcùng dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng tôitrong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS.GVCC Nguyễn Thị Hồng đã tận tâmchỉ bảo hướng dẫn tôi qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tàinghiên cứu Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài tiểu luận này của tôi đãhoàn thành một cách suất sắc nhất Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn cô

Bài tiểu luận được thực hiện trong khoảng 4 tuần Bước đầu đi vào tìm hiểuthực tế, do vốn kiến thức của tôi còn hạn chế nên gặp một số khó khăn Bởi vậy,không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, tôi rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô để kiến thức của tôi trong lĩnh vựcnày được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

A. PHẦN MỞ ĐẦU.

1. Lí do chọn đề tài:

Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn

Độ cổ đại, và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông Trải qua nhiều thế

kỉ, với những biến động, thăng trầm, dù bị chia rẽ thành nhiều tông phái với nhiềulập trường giáo lý khác nhau nhưng Phật giáo vẫn giữ vững tinh thần chủ đạo của

mình, đấy là: từ bi, hỷ xả, khoan dung và đại lượng Có lẽ vì thế mà Phật giáo luôn

có chỗ đứng trong cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu Phật học không chỉ giới hạn trong phạm vicác trường Đại học, các hội đoàn chuyên môn, mà đã lan ra đến nhiều tầng lớptrong xã hội Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu và thực sự tư tưởng Phật giáo

đã trở thành một góc trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam Từ đó có thể

nói rằng, bên cạnh hình ảnh “cây đa, bến nước, sân đình” thì hình ảnh “mái chùa”

cũng là biểu tượng thân thương, thấm sâu vào tiềm thức và trở thành một trongnhững giá trị văn hóa của con người Việt Nam Đó là nét chung nhất cho sự ảnhhưởng của Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam, mà chủ yếu là dân tộc Kinh

Nhưng người đứng ra sáng lập Phật giáo, suốt một đời thuyết pháp, không

hề lưu lại một chữ nào cả Cho nên, sau khi Ngài nhập diệt, các tín đồ chia ra làmhai bộ phái: một bộ phái bảo thủ và một bộ phái cấp tiến, nghĩa là một bộ phái lo

ghi lại một cách hết sức trung thành từng lời Ngài nói và một bộ phái “bất chấp văn tự” lo tìm hiểu thêm những ẩn ý thâm trầm mà hoàn cảnh và căn trí của chúng sinh chưa cho phép Ngài thổ lộ Mà cái “đáng tiếc không có một chữ nào lưu lại”,

có khi lại là cái rất may cho Phật học, vì nhờ đó mà Phật học không bị “trụ” vào

văn tự, và cũng nhờ thế mà Phật học mới được rực rỡ muôn màu như ngọc kimcương Bởi vậy, người mới học về Phật có rất nhiều phương pháp để học và về cơbản thì họ sẽ bị mông lung, khó hiểu, không hiểu rõ từng phái (Tiểu thừa và Đạithừa) trong Phật giáo và sẽ hiểu sai về bản chất, ý nghĩa, tư tưởng của từng phái,gây nên những sự tranh cãi không đáng có, sự sai biệt giữa các tông phái trongPhật giáo

Trang 4

Vậy nên, tiểu luận này sẽ chỉ ra những gì có thể là căn bản chung, nhữngnguyên lý chung, nghĩa là chỉ ra cái tinh hoa chung của Phật học, mà bất cứ pháinào, Tiểu thừa hay Đại thừa, cũng đều nhìn nhận Ngoài ra, tiểu luận này còn nhằm

để tìm hiểu rõ hơn giáo lý của từng phái Tiểu Thừa và Đại thừa, cũng như để thấy

rõ được cái mục tiêu chung của hai phái này ở trong Phật giáo

2. Mục đích nghiên cứu.

Theo ý kiến chủ quan của tôi, vấn đề chia phân Tiểu thừa và Đại thừa là việc

đa đoan nhất trong Phật giáo, bởi nó đã phân chia một cách rất giả tạo giáo lý cực

kì cao siêu và thuần nhất của Đức Phật Thích Ca thành từng giáo lý vụn vặt Điềunày khiến cho nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về Phật giáo thắc mắc, và mụcđích nghiên cứu đề tài này về cơ bản là để tìm hiểu rõ hơn về giáo lý của Tiểu thừa

và Đại thừa, thứ nữa là giải đáp hiềm nghi và thắc mắc cho những người tìm hiểu

về Phật học

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Tiểu thừa và Đại thừa là một mảng đề tài rất rộng và đã được nhiều tác giảnghiên cứu, diễn giải Nhưng do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn hẹp, nên tôixin phép được nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: hai tông phái Tiểu thừa và Đại thừa trong Phật giáo

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về giáo lý của hai tông phái Tiểu thừa vàĐại thừa trong Phật giáo

4. Phương pháp nghiên cứu:

Do kĩ năng viết cũng như kiến thức về Phật giáo, cụ thể là hai tông phái Tiểuthừa và Đại thừa còn hạn hẹp, hạn chế nên phương pháp trình bày chủ yếu của tiểuluận này là từ những quan điểm của các tác giả về hai phái rồi từ đó tổng hợp sosánh lại và cảm nhận riêng của tôi

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Bố cục đề tài

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Chương 1: Sự ra đời của Phật giáo và lược sử Đức Phật Thích Ca

1. Sơ lược về lịch sử Phật giáo

2. Lược sử Đức Phật Thích Ca

Chương 2: Tiểu thừa và Đại thừa

1. Kinh điển Phật giáo

2. Tiểu thừa và Đại thừa

Chương 3: Giáo lý của Tiểu thừa và Đại thừa

1. Giáo lý của Tiểu thừa

2. Giáo lý của Đại thừa

3. Những phương pháp bất đồng trong việc xây dựng giáo lýcủa hai phái

C KẾT LUẬN

D TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.

CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ LƯỢC SỬ ĐỨC

PHẬT THÍCH CA.

1. Sơ lược về lịch sử Phật giáo.

Điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ rất phức tạp, địa hình đa dạng, khắc nghiệtcủa tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghidấu ấn đậm nét lên tâm trí người dân Ấn Độ cổ

Xã hội Ấn Độ cổ đại là một xã hội có từ rất sớm, khoảng thế kỉ thứ XXVtrước công nguyên đã xuất hiện nền văn minh đầu tiên là nền văn minh sông

Ấn Đến thế kỉ thứ XV trước công nguyên, có sự xâm nhập của người Arya vàokhu vực của người bản địa (người Dravida) hình thành nên các quốc gia Ấn Độtạo nên nền văn hóa mới gọi là nền văn hóa Véda

Đặc diểm nổi bật của nền kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ là sự tồn tại rất sớm và

kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình “công xã nông thôn”, đặc trưng

của kết cấu này là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước của các ĐếVương, mà gắn liền với nó là sự bần cùng hóa của người dân trong công xã VàBà-la-môn giáo là tôn giáo duy nhất thời điểm này

Nói một cách vắn tắt, Bà-la-môn giáo (Brahmanism), tôn giáo xưa nhất của

Ấn độ, là phiếm thần giáo với Phạm Thiên (Brahman, nguyên lý vĩnh cữu, tuyệtđối, bất biến) như là nguyên nhân đầu tiên của vũ trụ Biểu hiện của Phạm thiênnày thỉnh thoảng được nhân cách hóa và gọi là Thần Phạm thiên (Thượng đế

hay Đại ngã) Mỗi một sinh thể đều có một Tiểu ngã (ātman) Brahman và

Trang 7

Ātman là một và cùng bản thể Vì vậy, Bà-la-môn giáo là một cố gắng đi tìm

nguyên lý tối hậu, tức Brahman, bằng cách nghiên tầm Tiểu ngã là Ātman

Xã hội thời kì này được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn, lần lượt là:

- Brãhmana (Bà-la-môn tức giới tăng lữ), đảm trách tín ngưỡng, lo việc cúng

tế, lễ nghi;

- Khattiya (Kshatriya tức giai cấp chiến sĩ, quý tộc), nắm quyền lãnh

đạo, thống trị lãnh thổ;

- Vessas (Vaisyas gồm thương gia và địa chủ);

- Shudra (Sudras tức thợ thuyền, tôi tớ), là giai cấp tiện dân, suốt đời làm nô

đạo Bà-La-Môn và chế độ đẳng cấp Đức Phật chối bỏ sự hiện hữu của Đại ngã

và Tiểu ngã, và thiết lập một giáo lý mới là Vô ngã (anātman), theo đó, Ngài

tuyên bố rằng mọi vật đều biến đổi và không thể lý chứng được một nguyên lýbất biến tuyệt đối hay cái ngã vĩnh cửu được

Phật giáo lí giải căn nguyên nỗi khổ và tìm đường giải thoát cho con ngườikhỏi nỗi khổ triền miên đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ Vì chống lại sự ngựtrị của đạo Bà-La-Môn, đặt biệt là chống lại quan điểm của kinh Véda, nên Phậtgiáo được xem là dòng triết học không chính thống lúc bấy giờ

Đức Phật xuất hiện như một mặt trời sưởi ấm, buổi ban mai làm tan đi bóngđen dày đặc đã từ lâu che phủ cuộc đời Ngài không chỉ là vị cứu tinh cho Ấn

Độ thời bấy giờ, mà còn là người vạch ra hướng đi mới cho nhân loại

2. Lược sử Đức Phật Thích Ca.

2.1.Nguồn gốc của dòng họ Thích Ca.

Về phương diện lịch sử, giáo chủ của hầu hết tôn giáo trên thế giới đều lànhững nhân vật siêu nhiên, huyền bí Thông thường, các vị ấy được biết đến như

Trang 8

là hiện thân của đấng sáng thế, là vị tiên tri, hay con của Thượng đế, thậm chíchính là Thượng đế hay đấng sáng tạo

Dĩ nhiên, với nguồn gốc như vậy, vấn đề lịch sử của họ chắc chắn sẽ khôngnằm trong phạm trù hiểu biết, tư duy của con người Nhưng đối với đạo Phật,người ta không tìm thấy bất cứ lời tuyên bố đặc biệt nào về vị giáo chủ của họngoài sự kiện rằng giáo chủ của Phật giáo là một con người lịch sử với tiểu sử rõràng và xác thực

Chứng cứ từ các nguồn sử liệu của nhà chiêm bái Trung Hoa như Pháp Hiền(399 - 414 sau Công nguyên) và Huyền Trang (629 - 645 sau Công nguyên)cũng như vô số hiện vật được ngành khảo cổ học hiện nay khai quật cho thấyrằng, vào thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên, nước Cộng hòa Sãkyas nhỏ bé,nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thống Nhất dọc theo biên giới của nước Népal

và hai tỉnh Gorakpur và Bahraich của Ấn Độ, đặt dưới sự trị vì của vua xử tát-la (Kosala) có kinh đô là Xá Vệ (Sãvatthi)

Kiều-Vào đầu thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, vị đứng đầu nước Sãkya với kinhthành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) bên bờ sông Rohini là tiểu vương Tịnh Phạn

(Suddhodana) Nhiều nguồn sử liệu nói rằng: Thích ca (Sãkya) là tên của một

bộ lạc thuộc thị tộc (gotra-clan) Cù-đàm (Gotama) Sau thế kỷ thứ VIII trước

Công nguyên, giống như một số bộ lạc và thị tộc Licchavis, Mallas, đã tự táchkhỏi sự thống trị của đế chế Ma-kiệt-đà (Magadhã) và lập nên những vươngquốc nhỏ, Sãkya cũng sống lưu vong, tiến dần về về Đông Đắc thành Bañareschừng khoảng 60 cho đến 120 dậm, độc lập khỏi ách thống trị của vua xứ Kiều-tát-la (Kosaia), và xây dựng cơ nghiệp tại vùng đất này Nghề nghiệp chủ yếucủa cư dân địa phương là trồng lúa

Ngày nay, các di vật của ngành khảo cổ khai quật đã xác minh rõ ràng rằng:Ca-tỳ- la-vệ (Kavilavatthu) thuộc thị trấn Tilaurakot hiện nay Ca-tỳ-la-vệ đượccho là đồng nhất với Bhùla, một khu làng được bao bọc bằng tưởng gạch nungnằm trong quận Basti dưới dãy núi của Nepal, cách chừng 25 dặm về phía ĐôngBắc của thị trấn Faizabal, 12 dặm về hướng Tây Bắc của quận Basti và cách thịtrấn Ba-la-nại chừng 120 dặm Nhiều nhà sử học nói rằng: sự thống nhất giữa thị

Trang 9

tộc Koliyas và Shakya trước ngày đản sinh của thái tử Tất-đạt-đa, được đặt nềntảng trên truyền thống kết hôn, vì mẹ và kế mẫu của thái tử là phụ nữ thuộc thịtộc Koliyas

2.2 Đức Phật Thích Ca.

Tôi xin được lược sử về Đức Phật Thích Ca với truyền thuyết phổ biến nhất,

mà bất luận giáo phái nào của Phật, Tiểu thừa và Đại thừa, cũng đều chấp nhận

Phật, tên thật là Siddhartha, họ Gautama, sinh ra vào năm 623 trước Công

nguyên, tại vườn Lumbini, thuộc Ấn Độ cổ đại Cha là vua Suddhodana, trị vìdân tộc Shakya, ngày này là một phần đất xứ Népal, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn,còn mẹ là hoàng hậu Maya

Năm mười sáu tuổi, Thái Tử lấy vợ là nàng Yasodhara Mặc dù sống trongcung điện, nhưng bẩm tính Thái tử đa sầu đa cảm, khi nhận thấy thực trạngthống khổ của người đời xung quanh mình, bèn quyết tâm đi tìm phương cứukhổ cho bản thân và nhân loại Lúc Thái tử bỏ nhà ra đi, chính là lúc mà vợ vừa

hạ sinh đứa con trai duy nhất: Rahula Bây giờ Thái tử vừa mới được hai mươichín tuổi

Sáu năm ròng rã, ông lang thang đây đó ở khắc thung lũng sông Hằng đểcầu thầy học Đạo và theo đủ mọi cách khổ hạnh cùng tu luyện của hầu hết cácmôn phái truyền thống mong tìm giải thoát Nhưng, không một thuyết lý nàothoả mãn, nên ông bỏ tất cả các giáo phái truyền thống kia đi, và tự mình đi tìmChân Lý

Một đêm, đang ngồi trầm mặc dưới gốc cây bồ đề, ông hốt nhiên đại ngộ

Bấy giờ, ông mới vừa ba mươi lăm tuổi Từ đó, người đời gọi ông là Phật, là người giác ngộ, giác ngộ được cái nguồn gốc của đau khổ và sinh tử

Sau khi đắc Đạo, Phật thuyết pháp lần thứ nhất ở Lộc Uyển (Mgrigavana),gần thành Bénarès ngày nay, cho năm người đệ tử của Roudraka mà trước kia

đã từng theo Ngài tu khổ hạnh Chính nơi đây, Ngài bắt đầu “chuyển pháp luân”, thuyết minh Tứ diệu đế Theo kinh Tam Tạng, buổi thuyết pháp này

được xem là quan trọng nhất, vì Phật đã trình bày được một cách hết sức rõràng nền tảng của tất cả giáo lý của Ngài

Trang 10

Phật nói: “Có hai cái cực đoan mà người muốn sống được một đời sống giải thoát cần phải tránh xa Cực đoan thứ nhất là lấy những lạc thú xác thịt làm mục đích của đời người Đó là một nếp sống thô bỉ và ngu xuẩn! Nhưng cái cực đoan thứ hai là sống một đời khổ hạnh ép xác, cũng chỉ gây tạo cho con người thêm đau khổ vất vả vô ích!”

Như một bậc đại danh y, Phật đã áp dụng một phương pháp diệt khổ khôngkhác gì phương pháp của một nhà y sĩ: Đau bệnh gì? Tại sao có bệnh ấy? Và

phải làm sao để trị được bệnh ấy? Đó chính là Tứ diệu đế - bốn chân lý huyền diệu mà có thể xem là tất cả tinh hoa của Phật giáo Nguyên thuỷ (Khổ - nguồn

khổ - diệt khổ - giải thoát)

Ròng rã suốt hơn bốn mươi chín năm, Phật không ngừng đem đạo diệu khổgiảng cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ già trẻ hay giai

cấp sang hèn gì cả Phật thường thuyết pháp ở hai khu vườn lớn là Jetavana (Kỳ viên) và Veloutana (Trúc viên) Jetavana thì ở thành Savathi (Xá Vệ) nay là thành Sahet Mahet, của Anathapindika (Cấp Cô Độc) dâng, còn Veloutana là

của vua Bimbisara tặng Hai vườn này cách nhau lối sáu trăm dặm

Nhưng Phật thường ở vườn Jetavana hơn, cho nên trong Kinh, ta thấy thường mở đầu bằng câu: “Như vầy, ta nghe một thời, Phật ở Xá Vệ, trong vườn Kỳ đà của ông Cấp Cô Độc, cùng với các vị đại tì khưu một nghìn hai trăm năm mời người…”

Phật nhập diệt năm tám mươi tuổi, tại Kusinara, vào khoảng năm 480 trước

Công nguyên

Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, có thể tóm gọn lại ba giai đoạn quan trọngtiêu biểu:

- Lúc thiếu thời;

- Khi xuất gia;

- Sau ngày đắc Đạo

Cuộc đời ấy có thể gọi là cuộc đời điển hình cho những ai quyết tâm đi vàocon đường giải thoát, chứ không phải riêng gì của Đức Phật Hay nói cách khác,

Trang 11

đời sống của Ngài chứng mình một cách hùng hồn giáo lý của Ngài còn hơn tất

cả các kinh luận của Phật pháp

Đặc biệt, ta nên lưu ý đến những điểm chính này của Đức Phật:

Phật là bậc: ĐẠI HÙNG, ĐẠI LỰC, ĐẠI BI.

Đại Hùng trong việc dứt bỏ ngôn vị cao sang tột bậc, cả những quyến rũ xác

thịt để đi tìm con đường giải thoát

Đại Lực trong việc không ỷ lại vào bất cứ một thế lực nào, một bậc chân sư

nào để cầu chỉ dẫn, mà tự lực đi tìm giải thoát

Đại Bi là suốt một đời chỉ cầu giải thoát khổ đau cho toàn thể nhân loại, cho

đến lúc Ngài nhập diệt vẫn mang một tâm hồn đại lượng vô biên đối với tất cảchúng sinh khắp giới

CHƯƠNG 2: TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA

1. Kinh điển Phật giáo.

Trước khi tìm hiểu về Tiểu thừa và Đại thừa, tôi xin được lược qua một chút

về kinh điển Phật giáo, đấy là Nam tông và Bắc tông

Kinh điển Phật giáo thật sự rất nhiều, đại đa số tất cả mọi người đều bị bốirối trước cảnh thiên kinh vạn quyển Cho nên trước khi bàn đến giáo lý củaThích Ca, cần phải hiểu rõ về vấn đề phức tạp của các kinh điển

Các nhà nghiên cứu Phật học thường hay chia kinh điển ra làm hai phần đặc

biệt là Nam tông và Bắc tông Tuy hai bộ phận ấy chưa hề có sự chia rẽ hay

chống đối nhau, nhưng riêng về phương diện giáo lý cũng như về lối nhận thức

và kinh điển thì hẳn có nhiều điểm khác nhau

Sau khi Phật nhập diệt, Phật giáo được truyền bá sang các nước láng giềngchung quanh Ấn Độ Một hệ thống đi về phương Nam (gọi là Nam tông) đượmchất Tiểu thừa, một hệ thống đi về phương Bắc (gọi là Bắc tông) đượm chất Đạithừa Kinh điển Tiểu thừa thường viết bằng tiếng Pali, còn Kinh điển Đại thừalại thường được viết bằng tiếng Sanskrit

Theo tôi tìm hiểu được rằng: Ấn Độ có hai thứ tiếng Tiếng Sanskrit là thứtiếng có căn bản văn phạm, rất tế nhị và có nhiều giá trị về mặt văn học, cho

Trang 12

nên được các nhà trí thức cùng học giả hâm mộ Còn tiếng Pali là thứ tiếng bìnhdân và đại chúng thường sử dụng, nó là thứ tiếng thiếu văn phạm, không tế nhịbằng tiếng Sanskrit

Bởi nhắm vào đại chúng nên Phật đã sử dụng tiếng Pali mà giảng thuyết tưtưởng của mình Nhưng cũng có một số học giả khảo cổ lại cho rằng: Phật dùngthứ tiếng địa phương gọi là Prakriti chứ không phải tiếng Pali

Thật ra, lúc Phật thuyết pháp, Ngài chỉ nói chứ không hề viết ra, và cũngkhông có đệ tử nào ghi chép tại chỗ Chỉ đến khi Phật nhập diệt, năm trăm tì

khưu mới hợp nhau tại thành Rajagala (Vương Xá) để tụng đọc những lời nói

cùng những việc làm của Phật Đó là lần kiết tập kinh điển đầu tiên dưới sự chủtoạ của Ca Diếp, nhưng cũng chỉ là một cuộc hợp tụng, chứ chưa viết thànhvăn

Một trăm năm sau, tăng chúng lại hợp nhau để tụng đọc kinh điển Phật giáo.Nhưng vì có sự bất đồng ý kiến với nhau nên hàng ngũ Phật giáo chia ra làmhai phái, đấy là: Thượng Toạ và Đại Chúng

Và thời điểm đó, khi dân trí càng ngày càng tiến bộ hơn Mặt khác, các đệ tửgần Phật cũng qua đời hết rồi, cho nên Phật pháp càng ngày càng truyền ra sailạc, mỗi giáo đoàn có một lối giải thích của mình Đến như Giới, Luật cũng chia

ra Khoan và Nghiêm

Thế nên, các vị trưởng lão bèn triệu tập bảy trăm tăng lữ để thảo luận dướiquyền chủ toạ của Yaca Quyết nghị cho rằng: dùng KHOAN mà giải thích giớiluật, đó là vi bội Phật pháp Phải dùng NGHIÊM mà giải thích Phật pháp mới làtrung thành với Phật pháp Nhưng phần đông tăng lữ lại không đồng ý Họ bèn

khai hội nghị riêng và chủ trương khoan dung Từ đó Phật giáo bị chia ra làm hai bộ, là: Thượng Toạ (Theravada) và Đại Chúng (Mahasanghika) Thượng

Toạ chủ trương NGHIÊM, tức là phái chính thống, phái bảo thủ; còn Đại Chúngchủ trương KHOAN, tức là phái không chính thống, phái tự do

Trong một số tài liệu tôi tìm kiếm được, có giải thích hai tiếng bảo thủ và tự

do như sau: trong Tăng già, phái bảo thủ Thượng Toạ tự cho mình là chính

thống và chỉ nhận cho vào Tăng già những vị tì khưu mà thôi, nghĩa là những

Trang 13

nhà tu đi hành khất Còn Đại Chúng, chủ trương sự khoan dung đại lượng,chẳng những trong việc giải thích giới luật, mà còn dung nạp các phần tử trong

xã hội muốn quy y

Vậy, sự phân rẽ trầm trọng giữa hai hệ thống này phải chăng là những yếu tốcần thiết nhất để cho Phật giáo sau này phát huy rực rỡ hơn, bên nào cũng cầnbày tỏ lập trường tư tưởng của mình

Cuộc kiết tập lần thứ hai này, tuy sôi nổi, nhưng vẫn còn trong hình thứctụng đọc

Mãi đến khoảng ba trăm năm sau, đến đời vua Ashoka (A Dục) và Kanishka(Ca Nị Sắc) mới có những cuộc kiết tập bằng văn tự

Bên cạnh đó, từ cuộc kiết tập lần thứ hai trở đi, hai phái Thượng Toạ và ĐạiChúng lần lượt chia ra từng phái nhỏ, và theo đó tư tưởng càng ngày càng khácnhau Có những phái nhỏ theo phái Thượng Toạ lại chịu ảnh hưởng của pháiĐại Chúng, cũng như thế, có những phái nhỏ theo phái Đại Chúng lại chịu ảnhhưởng của phái Thượng Toạ Trong giai đoạn này, các luận sư nổi tiếng của các

bộ bắt đầu viết ra nhiều bộ luận rất có giá trị để đề cao giáo nghĩa của mình.Nhờ thế nên đến kỳ kiết tập bằng văn tự, người ta thu lượm được nhiều luậnphẩm rất giá trị để lập thành Luận Tạng

Hai phái Thượng Toạ và Đại Chúng, ở khoảng sau thời vua Ashoka, tranhluận nhau thật là ráo riết, mỗi phái mỗi phát biểu kiến giải của mình, nên mỗibên đều biên thuật rất nhiều sách vở Đến khi cuộc “đại thiên vận động” thì haiphái bị phân chia rõ rệt, không thể còn dung nhau được nữa Rồi mãi đến bốntrăm năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, Tăng già phân ra có đến gần hai mươi bộphái: Thượng Toạ có đến mười bộ, Đại Chúng có đến chín bộ

Phật giáo sau đó bị Ấn Độ giáo và Hồi giáo đàn áp nên dần bị suy vi ở ngaytrên đất Ấn Độ Nhưng bị ép ở Ấn Độ, Phật giáo lại vượt biên và phổ biến hơn

ra bên ngoài Hệ thống Pali được truyền qua phương Nam, còn hệ thốngSanskrit được truyền qua phương Bắc

Hệ thống Pali truyền qua phương Nam, bắt đầu ở Tích Lan nhờ một vương

tử vua Ashoka với các phái đoàn truyền giáo khác Ở Tích Lan, Phật giáo dù

Trang 14

trước đấy đã được du nhập nhưng mà kinh điển vẫn chưa có, vậy nên khi giáođoàn của vua Ashoka đến thì Phật giáo Tích Lan bị ảnh hưởng mà chia phân bởi

có nhiều quan điểm giáo nghĩa bất đồng

Kinh điển do vương tử vua Ashoka truyền sang có rất nhiều điểm khác biệtvới kinh luận khẩu truyền mà Tích Lan đã có Phật giáo Tích Lan vì thế mà bịchia ra làm nhiều môn phái, và mỗi môn phái đều giữ vững lập trường củamình Bởi thế, vua Dutthagamani Abhaya đã lập tức triệu tập một cuộc kiết tậpriêng ở Tích Lan để bảo vệ Phật giáo truyền thống của Tích Lan Cuộc kiết tậpnày căn cứ vào ba tạng đã được khẩu truyền, ba tạng được chép bằng tiếng Pali

và chú thích bằng thổ ngữ của Tích Lan Và như vậy, đó là ba tạng Pali TíchLan, không phải là ba tạng Pali của vua Ashoka chủ trương kiết tập

Ngày nay, khi nghiên cứu về Phật giáo Nam tông, hầu hết chỉ có thể nghiêncứu được ở ba tạng kinh điển Pali Tích Lan mà thôi, bởi kinh điển ở Ấn Độ thờivua Ashoka đã bị Hồi giáo tàn phá, không còn nguyên vẹn nữa

Còn hệ thống Sanskrit đã thấy xuất hiện ngay ở thời kì kiết tập lần thứ ba,nhưng phải đợi đến thời kì vua Kaniska mới được hoàn bị (kiết tập lần thứ tư)

Hệ thống này được truyền qua phương Bắc, nhưng lại không được giữ theonguyên văn là Sanskrit mà dưới hình thức phiên dịch Cuộc tàn phá Phật giáo ở

Ấn Độ làm cho sau này những kinh điển viết bằng Sanskrit không còn đủ đểnghiên cứu toàn diện, bắt buộc phải dựa vào kinh điển bằng Hán văn của TrungHoa và kinh điển của Tây Tạng

Ngày nay, khi đặt vấn đề tìm hiểu coi hệ thống kinh điển nào có trước, Palihay Sanskrit, và hệ thống kinh điển nào còn giữ đúng tinh thần Phật giáo, thìthật khó để trả lời được Thế nên, tìm hiểu về Phật giáo, không thể dừng ở bộphận nào mà phải kiêm cả hai bộ phận (Tiểu thừa và Đại thừa) mới được

Bên cạnh đó, kinh điển Nam tông không hề thấy có sự lẫn lộn kinh điển Bắctông; trái lại, trong kinh điển Bắc tông thấy rất nhiều kinh điển Nam tông Bởi

vậy kinh điển của Nam tông chỉ có bộ A Hàm trông đó gồm có Trường A Hàm (Digha Nikaya), Trung A Hàm (Majjhima Nikaya), Tăng Nhất A Hàm (Anguttara Nikaya), Tạp A Hàm (Samyutta) và Tiểu A Hàm (Khuddaka

Trang 15

Nikaya) Nhưng kinh điển của Bắc tông thì ngoài bộ A Hàm của Nam tông, còn không biết bao thứ kinh khác như Hoa Nghiêm Kinh (Avatamsaka Sutra), Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Saddharma Pundarika), Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajna Paramita), Lăng Nghiêm (Surangama Samadhi), Duy Ma La Cật (Vinmalakirti - nirdesa), Kim Cang (Vajirasuci),… mà Nam tông không chấp nhận.

2. Tiểu thừa và Đại thừa.

2.1.Lí giải tên gọi Tiểu thừa và Đại thừa.

Trong thời Phật tại thế, vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa Phậtpháp là một vị thuần nhất Chỉ do đối tượng thuyết pháp không giống nhau chonên nội dung và cảnh giới thuyết pháp cũng khác nhau mà thôi

Đối với những người có trình độ thấp, Phật chỉ giảng đạo lý làm người,

giảng năm giới, mười điều thiện gọi là nhân thiên thừa Đối với những

người nhàm chán thế gian, Phật giảng phương pháp thoát ly sinh tử, gọi

là Thanh văn tiểu thừa Đối với những người có trình độ cao, có tâm nguyện nhân độ thế, thì Phật giảng giáo lý Đại thừa bồ tát.

Vì tùy trình độ của mọi người, mà Ngài thuyết pháp có cạn sâu, cao thấp.Lại đôi khi, thính chúng tuy cùng nghe một giáo lý, nhưng sự lĩnh hội của mỗi

người có thấp cao, rộng hẹp không đồng, hay nói là Phật tuỳ căn cơ mà thuyết pháp, mà theo phái Thiên thai thì gọi là “ngũ thời thuyết pháp” Nhân đó, về sau mới nảy sinh ra sự phân biệt giữa Đại thừa (Mahàyàna) và Tiểu thừa (Hìnayàna).

Nếu như danh từ Nam tông và Bắc tông là danh từ địa lý, thì danh từ Tiểuthừa và Đại thừa là danh từ để chỉ phần tư tưởng và giáo lý dị biệt giữa các mônphái Phật giáo

Tiểu thừa là cỗ xe nhỏ (Tiểu thặng), Đại thừa là cỗ xe lớn (Đại thặng) Hai

danh từ này chỉ đến thời kì hưng thịnh nhất của Đại thừa mới có nói đến chứ

trước đấy không hề có Đứng về phương diện phân tích, chữ “Thừa” là vận tải,

vận độ, nghĩa là chuyên chở, nhờ đó mà đưa người ra khỏi vòng sinh tử, luânhồi Giáo lý của Phật dạy có đủ công năng, phương pháp, dắt đường chỉ lối,

Ngày đăng: 01/06/2019, 18:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w