KTQT là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tàichính và có vai trò quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tàichính trong doanh nghiệp, đồng
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Thị Nhung
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Bố cục luận văn 3
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1.1 Khái niệm về kế toán trách nhiệm 7
1.1.2 Lý thuyết đại diện và kế toán trách nhiệm 8
1.1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 9
1.2 PHÂN CẤP QUẢN LÝ- CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 10
1.2.1 Khái niệm về phân cấp quản lý 10
1.2.2 Ý nghĩa của phân cấp quản lý 11
1.2.3 Những tác động của phân cấp quản lý tới kế toán trách nhiệm .12 1.3 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 14
1.3.1 Khái niệm các trung tâm trách nhiệm 14
1.3.2 Các loại trung tâm trách nhiệm 14
Trang 51.4.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 18
1.4.2 Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 19
1.4.3.Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 21
1.4.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT 26
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LỂ KỸ THUẬT SỐ FPT 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 26
2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 27
2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT 28
2.2.1 Cơ cấu tổ chức tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 28
2.2.2 Phân cấp quản lý tài chính tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 29
2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT 35
2.3.1 Công tác lập dự toán trong quá trình đánh giá trách nhiệm tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 35
2.3.2 Đánh giá việc hoàn thành trách nhiệm quản lý tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số 46
2.3.3 Chế độ khen thưởng trong mô hình phân cấp quản lý tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 63
Trang 62.4.1 Những mặt mạnh 642.4.2.Những mặt hạn chế 65KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT 693.1 SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT 693.2 TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔPHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT 70
3.2.1.Thiết lập các trung tâm trách nhiệm tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹthuật số FPT 70
3.2.2 Xác định trách nhiệm tại các trung tâm trách nhiệm tại công ty cổphần bán lẻ kỹ thuật số FPT 723.3 HOÀN THIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM THÔNG QUA CÁCCHỈ TIÊU VÀ BÁO CÁO CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠICÔNG TY 74
3.3.1 Hoàn thiện việc đánh giá trách nhiệm tại các trung tâm doanh thucủa Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 75
3.3.2 Hoàn thiện việc đánh giá trách nhiệm tại các trung tâm chi phílinh hoạt 77
3.3.3 Hoàn thiện việc đánh giá trách nhiệm tại các trung tâm lợi nhuậncủa Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT 78
3.3.4 Hoàn thiện việc đánh giá trách nhiệm tại trung tâm đầu tư 81
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
Trang 8: Kế toán trách nhiệm
: Kế toán quản trị doanh nghiệp
: Tỷ suất hoàn vốn: Lãi thặng dư
Trang 9Số hiệu Tên bảng Trang
2.1 Dự toán số lượng hàng bán ra tại Công ty tháng 5/2015 362.2 Dự toán doanh thu tại Công ty tháng 5/2015 37
2.4 Dự toán lợi nhuận tại Công ty tháng 5/2015 392.5 Dự toán số lượng hàng bán tháng 5/2015: MT- TN 40
2.9 Dự toán bán hàng tháng 5/2015: Shop Đà Nẵng 452.10 Đánh giá tình hình bán hàng tháng 5/2015: Shop Đà 46
Trang 102.20 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 5/2015 613.1 Mẫu phiếu khảo sát sự hài lòng của khách hàng 773.2 Đánh giá thực hiện chi phí tại phòng nhân sự 783.3 Đánh giá thực hiện chi phí theo cách ứng xử của chi phí 79
3.5 Báo cáo các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm về 81
phương diện khách hàng: MT- TN
3.12 Bảng phân loại chi phí tại các Chi nhánh Công ty cổ 89
phần bán lẻ kỹ thuật số FPT theo cách ứng xử
3.13 Bảng dự toán các khoản mục chi phí theo cách ứng xử 90
:MT - TN
Trang 11Số hiệu Tên hình Trang
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều sự cạnh tranh gay gắt,
xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đặt ra cho doanh nghiệp bài toán khó vềhoạt động hiệu quả Việc nâng cao sức mạnh nội lực, nâng cao khả năng cạnhtranh của các doanh nghiệp trên thương trường là một vấn đề sống còn Đểnâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì đòi hỏi các bộ phận trongdoanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả và phối hợp một cách nhịp nhàng vớinhau để hoàn thành các mục tiêu chung Muốn vậy, kế toán quản trị (KTQT)cần xây dựng được các phương pháp giúp nhà quản trị thấy được kết quả hoạtđộng của từng bộ phận, qua đó phát huy những yếu tố tích cực và ngăn ngừanhững mặt yếu kém trong việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức KTQT
là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tàichính và có vai trò quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tàichính trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêuquản trị doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.KTQT sử dụng hệthống kế toán trách nhiệm (KTTN) để phân loại tổ chức thành các trung tâmtrách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên tráchnhiệm được giao cho bộ phận đó
KTTN là nội dung cơ bản của KTQT Đối với các doanh nghiệp có qui
mô lớn, phân cấp sâu rộng thì KTTN càng có vai trò quan trọng trong côngtác quản lý.Tuy nhiên, đây vẫn còn là một khái niệm mới mẻ trong nhận thức
và vận dụng thực tiễn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam Các nghiên cứu
về KTTN hiện nay chủ yếu chỉ đi sâu vào các chỉ tiêu tài chính, trong khi đócác chỉ tiêu phi tài chính thì chưa được quan tâm đúng mức, trong khi các chỉtiêu này ngày càng được quan tâm để đánh giá đầy đủ hơn thành quả hoạt
Trang 13động của các bộ phận.
Lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin ở nước ta trong thời gian qua
có những thay đổi nhanh chóng Nhiều doanh nghiệp mới đã ra đời, vươn rakhông chỉ cả nước mà còn ở các khu vực Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật sốFPT là một Công ty có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp trong nước vànước ngoài, nên nhu cầu kế toán trách nhiệm là một nhu cầu thiết yếu Vì vậy,vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có cơ cấu quản lý phù hợp, phân công rõ tráchnhiệm của từng bộ phận như thế nào, để làm cho doanh nghiệp hoạt động mộtcách nhịp nhàng và hiệu quả kinh tế cao nhất hoàn thành mục tiêu đề ra
Xuất phát từ những yêu cầu đó tác giả đã vận dụng những lý luận của kế
toán trách nhiệm vào thực tiễn để thực hiện đề tài “Kế toán trách nhiệm tại
Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT”làm luận văn thạc sĩ.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng đến tìm hiểu thực trạng KTTN trên cơ sở phân cấp quản
lý tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT, qua đó đưa ra các giải phápnhằm hoàn thiện KTTN tại đơn vị trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần trả lời câu hỏinghiên cứu sau:
-Phân cấp quản lý tại Công ty được thực hiện như thế nào? Và việc phâncấp quản lý đó đã hiện thực hóa qua đánh giá thành quả hoạt động của từng bộphận tại Công ty như thế nào?
- Nhu cầu đánh giá thành quả của nhà quản lý trong tương lai như thế nào từ những thách thức hiện tại ở đơn vị?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác đánh giá trách nhiệm ở các trung tâm trách nhiệm tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT
Trang 14- Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT và tập trung chủ yếu minh họa ở Chi nhánh MT – TN.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tình huống có kết hợpphỏng vấn người có thẩm quyền để làm rõ cơ sở đánh giá thành quả, nhu cầuhiện tại và tương lai trong đánh giá các bộ phận Số liệu qua các báo cáo nội
bộ của Công ty cũng được thu thập để phân tích mức hữu ích của các báo cáohiện tại trong đánh giá thành quả tại đơn vị
Chương 3: Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
7.1 Các nghiên cứu trong nước
Tính tới thời điểm hiện tại có nhiều đề tài cũng như bài báo nghiên cứu liên quan đến kế toán trách nhiệm như
- Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2012)“ Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Dược DANAPHA” của tác giả: Tôn Nữ Xuân Hương Luận văn đã giải quyết được một số nội dung:
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán trách
nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như: Hệ
thống hóa, so sánh, thống kê, phân tích , để hệ thống hóa lý luận, tìm hiểu
Trang 15thực tế liên quan và từ đó triển khai KTTN phù hợp với yêu cầu quản trị tạiCông ty Kết quả thu được cho thấy mặc dù Công ty đã thực hiện phân cấpquản lý, nhưng thông tin kế toán đưa ra chưa gắn liền với việc phân cấp quản
lý đó Qua đó tác giả đã đưa ra giải pháp cần tổ chức công tác kế toán tráchnhiệm tại Công ty này
Bên cạnh những việc làm được thì luận văn vẫn còn hạn chế là chỉ chútrọng đến các chỉ tiêu tài chính mà chưa quan tâm đến các chỉ tiêu phi tàichính của Công ty trong đo lường thành quả hoạt động của Công ty
- Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2012) “Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam” của tác giả: Vũ Lê Bảo Trân Luận văn
đã nêu lên được một số nội dung:
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán trách
nhiệm, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng cũng như đưa ra giải pháphoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại
Bưu điện tỉnh Quảng Nam Nêu ra được các tồn tại trong việc tổ chức, vậndụng kế toán trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam, và đề xuất một sốgiải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại đơn vị như: Tổ chức các trungtâm trách nhiệm, hoàn thiện công tác lập dự toán và đánh giá thành quả củacác trung tâm trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
Cũng giống như luận văn trên luận văn cũng chưa chú trọng đến chỉ tiêuphi tài chính, chưa đưa ra được các biện pháp để hoàn thiện kế toán tráchnhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
- Trong bài báo (2008): “ Kế toán trách nhiệm – Vũ khí của Công ty lớn”của tác giả: Nguyễn Xuân Trường, đã chỉ ra như thế nào là kế toán tráchnhiệm, sự quan trọng của việc thiết lập kế toán trách nhiệm và những lợi íchthu được khi vận dụng mô hình kế toán trách nhiệm Theo tác giả, thì mô hình
Trang 16quản lý kế toán trách nhiệm được xem là vũ khí của Công ty lớn, giúp pháthuy tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp (DN), từ đó nâng cao khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp.
Bài báo chưa chỉ ra được vì sao kế toán trách nhiệm lại là vũ khí của cácdoanh nghiệp, còn các doanh nghiệp nhỏ thì kế toán trách nhiệm thực hiệnnhư thế nào
7.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Mark.N.Kellogg (1962) thông qua công trình “Fundamentals ofResponsibility Accounting” đăng trên tạp chí “National Association ofAccountants” đã trình bày những nghiên cứu về sự phát triển của KTTN trongmối quan hệ giữa KTTN với cơ cấu tổ chức, KTTN với kế toán chi phí,KTTN với ngân sách, KTTN với kiểm soát chi phí KTTN có mối quan hệchặt chẽ với phân cấp quản lý và với kế toán chi phí Nguyên tắc để thiết lậpmột hệ thống KTTN là phải phân chia tổ chức thành các bộ phận, đơn vị theotừng chức năng cụ thể, phân công trách nhiệm cho các bộ phận đã phân chia,yêu cầu các bộ phận này phải lập các báo cáo và thực hiện giám sát từng cấpquản lý Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến hệ thống kế toán chi phí được sửdụng như là công cụ quản lý, trước hết phải gán trách nhiệm cho từng khoảnchi phí Để kiểm soát được chi phí thì cần phải tìm hiểu và xác định đượcnguồn gốc phát sinh chi phí
Tác giả Joshep.P.Vogel (1962) cũng đã bàn về KTTN thông qua côngtrình “Rudiments of Responsibility Accounting in Public Utilities”đăng trêntạp chí “National Association of Accountants” KTTN trước hết được sử dụng
để kiểm soát chi phí.Tác giả đã đề cập đến việc xây dựng và thiết lập hệ thốngKTTN trong doanh nghiệp KTTN được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chứccủa từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô hoạt động và phân cấp quản lý.KTTN phải được xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thông
Trang 17tin cho nhà quản trị đưa ra quyết định một cách có hiệu quả.Việc làm này theotác giả không hề đơn giản.
Năm 1963 NJ.Gordon đã thông qua công trình “Towards Theory ofResponsibility Accounting System” đăng trên tạp chí “National Association
of Accountants” đã trình bày những nghiên cứu về lý thuyết của hệ thốngKTTN Cơ sở của hệ thống KTTN là lý thuyết kinh tế về tổ chức KTTN chỉphát huy hiệu quả khi doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý và có tổ chức Lýthuyết tổ chức được quan tâm trong mối quan hệ với phân quyền Vì vậy,nghiên cứu về KTTN là nghiên cứu đến vấn đề kinh tế lẫn vấn đề xã hội.Tóm lại, qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng những nghiên cứutrong nước và nước ngoài chú trọng đến vấn đề lý thuyết về KTTN và mốiquan hệ giữa KTTN với phân quyền trong tổ chức Các công trình nghiên cứuchưa nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống KTTN áp dụng cho các doanhnghiệp lĩnh vực “Phân phối bán lẻ các thiết bị công nghệ Cho nên hướng đicủa đề tài là chắt lọc, hoàn thiện hệ thống KTTN áp dụng cho lĩnh vực “Phânphối bán lẻ các thiết bị công nghệ”, nhằm cung cấp cho nhà quản trị nhữngnhận thức về kế toán trách nhiệm và tầm quan trọng của nó trong việc đưa racác quyết định, định hướng phát triển Qua đó, có thể vận dụng vào doanhnghiệp nhằm cải tạo hệ thống kế toán mang lại lợi ích kinh tế cao hơn chodoanh nghiệp
Mặt khác, các công trình nghiên cứu trên chỉ chú trọng đến vấn đề tàichính trong quá trình vận dụng KTTN mà các chỉ tiêu phi tài chính lại chưađược quan tâm đúng mức, do đó không thể làm rõ được trách nhiệm của nhàquản lý một cách chính xác nhất Vì vậy đối với bài nghiên cứu này tác giảvận dụng KTTN trong doanh nghiệp để đánh giá kết hợp cả chỉ tiêu tài chính
và phi tài chính để đánh giá trách nhiệm một cách chính xác hơn giúp chodoanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững hơn trong tương lai
Trang 181.1.1 Khái niệm về kế toán trách nhiệm
Trong quá trình quản lý, các cá nhân, bộ phận được giao quyền ra quyếtđịnh và chịu trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó.Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu phức tạp và đòi hỏi cấp trênphải nắm được kết quả thực hiện của cấp dưới Vì thế, kế toán trách nhiệmđược xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trongdoanh nghiệp
Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả,hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp Đó
là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu
tư, lợi nhuận, doanh thu, chi phí mà bộ phận đó có quyền kiểm soát và trách
nhiệm tương ứng.( Phan Đức Dũng, 2009 )
Kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập và báo cáo các thôngtin về hoạt động của từng nhóm trách nhiệm Các cấp quản lý sẽ phải chịutrách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình, và tất cả các hoạt động khác thuộc
trách nhiệm của họ.( Phan Đức Dũng, 2009 )
Vậy kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (thànhviên, con người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm vềnhững nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định
và báo cáo cho tổ chức, thông qua đó các cấp quản lý cấp cao hơn sử dụng cácthông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức
Trang 19Hay nói cách khác, KTTN trong một tổ chức chính là việc thiết lậpquyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên và một hệ thống chỉ tiêu,báo cáo thành quả của mỗi bộ phận thành viên.
1.1.2 Lý thuyết đại diện và kế toán trách nhiệm
Jensen and Mec-kling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan
hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những ngườichủ -principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý Công ty(người đại diện -agents), để thực hiện việc quản lý Công ty cho họ mà trong
đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản củaCông ty Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này(cổ đông và người quản lý Công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì
có cơ sở để tin rằng người quản lý Công ty sẽ không luôn luôn hành động vìlợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông Mối quan hệ đại diện còn thểhiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấphơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụngcác nguồn lực của tổ chức
Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin khôngđầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong Công ty Cả hai bên cólợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơchế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và ngườiquản lý Công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho cácnhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vikhông bình thường, tư lợi của người quản lý Công ty
Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhàđầu tư, thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, giải pháp dung hòalợi ích giữa nhà quản trị doanh nghiệp (DN) (và chủ DN) với lợi ích của nhàđầu tư bên ngoài Những hợp đồng này thường yêu cầu DN phải sử dụng
Trang 20thông tin được cung cấp bởi hệ thống KTQT như: hệ thống ngân sách, thôngtin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực để nhà đầu tư đánh giá sự tuânthủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản trịcác nguồn lực của Công ty gắn với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài.
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống KTTN trong
DN và đối với các Công ty cổ phần, Công ty niêm yết hệ thống KTQT cầncung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổđông Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chưa có một thị trườngchứng khoán phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin KTQT DN cung cấpchính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư
Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong
DN, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trongcác DN Việt Nam
1.1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
KTTN là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thànhnhững trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng Nóicách khác, KTTN là một công cụ để đo lường về kết quả hoạt động của mộtkhu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giátrách nhiệm quản trị của từng cấp quản trị khác nhau Vai trò của KTTN đượcthể hiện trong những khía cạnh sau:
Thứ nhất: KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận
vào lợi ích của toàn bộ tổ chức
Thứ hai: KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết
quả hoạt động của các nhà quản lý bộ phận
Thứ ba : KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà
quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhàquản lý này
Trang 21Thứ tư: KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của
mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn tổ chức
1.2 PHÂN CẤP QUẢN LÝ- CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.2.1 Khái niệm về phân cấp quản lý
Các nhà quản lý nhận thấy rằng hệ thống KTTN chỉ phát huy tác dụng vàhoạt động có hiệu quả nhất trong những tổ chức thực hiện sự phân cấp trongquản lý Hầu hết các tổ chức có qui mô lớn đều thực hiện phân cấp quản lý
Sự phân cấp quản lý xảy ra khi các nhà quản lý của các đơn vị và các bộ phậntrong tổ chức được trao quyền tự do trong việc ra quyết định Để hiểu đượccác mục đích của hệ thống KTTN, cần thiết phải xem xét các lợi ích và chiphí của việc phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấpquản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của DN Và cấp dưới đó chỉ raquyết định trong phạm vi trách nhiệm của mình Tùy theo từng DN, mức độphân chia có thể khác nhau, gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giaoquyền quyết định có thể nhiều hay ít
Nếu quyền lực được phân tán quá rộng xuống cấp dưới thì nhà quản trị
sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát, hoạt động của các bộ phận sẽkhông đảm bảo được tính thống nhất Ngược lại, nếu DN tập trung quyền lực,trực tiếp quản lý điều hành xử lý những công việc mang tính chất tác nghiệpđến những công việc mang tính chất chiến lược thì sẽ dẫn đến tình trạng sa đàvào những công việc vụn vặt, hàng ngày, và gặp khó khăn trong khâu hoạchđịnh các chiến lược phát triển
Các nhà quản lý cho rằng KTTN gắn liền với sự phân cấp quản lý, hệthống KTTN hoạt động thực sự hiệu quả trong các tổ chức mà sự phân quyềnđược thực hiện phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó Phân cấp quản lý cao hay
Trang 22thấp sẽ quyết định hệ thống kế toán được tổ chức như thế nào: Tập trung,phân tán, vừa tập trung vừa phân tán.
Như vậy, phân cấp quản lý là sự phân quyền cho cấp dưới, dẫn đến sựphân định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựatrên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn
1.2.2 Ý nghĩa của phân cấp quản lý
Thứ nhất: Giúp ban quản lý cấp cao tập trung vào việc ra quyết định dài
hạn Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý Dovậy, ban quản lý cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn đề xảy ra hàngngày nên họ có thể tập trung vào việc lập ra các kế hoạch dài hạn và điều phốihoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo thực hiện hài hòa các mụctiêu chung
Thứ hai: Giúp nhà quản lý các cấp độc lập trong việc điều hành, phát huy
được kỹ năng, nâng cao chuyên môn, năng lực quản lý tạo động lực sáng tạotrong công việc
Thứ ba: Giúp nhà quản lý các cấp hài lòng trong công việc Do được
sáng tạo trong công việc tự ra quyết định trong công việc nên họ có được sựhài lòng và từ đó động viên họ nỗ lực hơn nữa trong công việc để hoàn thànhnhiệm vụ của mình
Thứ tư: Giúp tìm ra nguyên nhân và xử lý công việc một cách nhanh chóng
và tốt nhất Do các cấp quản lý khác nhau có quyền hành và nhiệm vụ khác nhaunên khi xảy ra sự cố sẽ biết sự cố đó thuộc cấp quản lý nào và người quản lý cấp
đó thường xuyên tiếp xúc với công việc và sẽ biết sự cố đó là do đâu và tìm racách xử lý tốt nhất và nhanh nhất so với nhà quản lý cấp cao Đây chính là điềuthuận lợi nhất mà phân cấp quản lý đưa lại cho doanh nghiệp
Trang 231.2.3 Những tác động của phân cấp quản lý tới kế toán trách nhiệm
Hệ thống KTTN chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quả trong các tổ chức cóphân quyền, ở đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải rộng trongtoàn bộ tổ chức Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịutrách nhiệm trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ Trên cơ sởquyền hạn và trách nhiệm dẫn đến nhu cầu về thiết lập các trung tâm tráchnhiệm gắn liền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, diễn ra quá trình đánh giátrách nhiệm của các cấp quản lý hàng kỳ Khi quy mô của doanh nghiệp cànglớn, hoạt động sản xuất kinh doanh càng phức tạp thì đòi hỏi doanh nghiệpphải phân tán thành nhiều bộ phận, nhiều cấp quản lý khác nhau Lúc này, sựphân quyền cho các đơn vị, các bộ phận sẽ được thực hiện nhiều hơn và nhàquản trị cần phải xác định mức độ phức tạp của tổ chức để từ đó thực hiệnphân quyền cho hợp lý
Mức độ độc lập của từng đơn vi, bộ phận trong DN phản ánh mức độphân quyền của doanh nghiệp, sự độc lập ở mỗi đơn vị, bộ phận càng nhiềuchứng tỏ sự phân quyền trong DN càng lớn và khi phân cấp quản lý được hợp
lý sẽ là cơ sở hình thành KTTN của một đơn vị Giữa KTTN và phân cấpquản lý có sự tác động qua lại, liên quan lẫn nhau ở mặt tích cực và cũng cómặt tiêu cực
a Tác động tích cực
Sự phân cấp quản lý trải rộng quyền lực và trách nhiệm trên toàn bộ tổchức Người quản lý sẽ có thể giao bớt việc cho người khác, nên có thể tiếtkiệm thời gian làm việc của mình, nên có thể tập trung vào mục tiêu và chỉtiêu của DN đề ra Đôi khi người quản lý thực hiện các công việc đó sẽ hiệuquả hơn nhân viên cấp dưới, nhưng như vậy cấp dưới không có cơ hội thửthách để thực hiện các chiến lược quan trọng và dẫn đến tiêu cực
Trang 24Trung tâm trách nhiệm được thiết lập phù hợp với môi trường hơn Bởinếu các lĩnh vực kinh doanh nhiều, qui mô kinh doanh lớn, thị trường rộng thìnhất thiết có nhiều nhân sự cùng gánh vác trách nhiệm và ngược lại Trungtâm trách nhiệm có thể điều chỉnh để thích nghi với môi trường kinh doanhmột phần là nhờ vào việc phân cấp đó.
Nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn Chính sự phâncấp quản lý mà các bộ phận có thể tiếp cận được thông tin và phản hồi nhanhchóng Các nhà quản trị có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, nhân viên, nhàcung cấp hay đối thủ cạnh tranh….Nó giúp thích ứng nhanh với sự thay đổicủa môi trường kinh doanh
Khuyến khích nhân viên nỗ lực với trách nhiệm được giao hơn Khitrung tâm trách nhiệm được xác định kết quả, hiệu quả làm việc của mỗi conngười, nó ghi nhận công lao của người thực hiện nên sẽ khuyến khích họ làmviệc tốt hơn Bên cạnh đó, tạo ra môi trường thi đua lành mạnh giữa các cánhân, các đơn vị và khuyến khích họ đạt được các chỉ tiêu
Nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên tốt và đào tạo lớp quản lý liền cậnmình Cấp dưới có thể tập trung rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ, tích lũy kinhnghiệm khi thực hiện các công việc, quyết định của mình
Phân cấp quản lý phục vụ cho việc ra quyết định được tốt hơn Qua cáclợi ích được nêu ở trên cho thấy phân cấp quản lý có thể giúp cho việc raquyết định đúng đắn và hiệu quả hơn Cấp trên có thể tập trung vào quyết địnhcho các mục tiêu chiến lược chung cho doanh nghiệp
b Tác động tiêu cực
Việc phân cấp càng nhiều thì càng khó có thể kiểm soát được Điều tấtnhiên là việc ủy quyền đi chung với việc ít kiểm soát hơn đối với các quyếtđịnh của các bộ phận Quyết định của các trung tâm có ảnh hưởng lẫn nhauhay đến cả do DN nói chung Nhà quản lý khó có thể điều hành và phối hợp
Trang 25giữa các trung tâm để hoàn thành các mục tiêu chung.
Thậm chí nếu kiểm soát không tốt, phân cấp trách nhiệm có thể dẫn đếntuân thủ sai lệch các mục tiêu chung của toàn DN Do các Giám đốc trung tâmtrách nhiệm chỉ tập trung vào lợi ích của đơn vị, không xem xét quyết định đó
có ảnh hưởng như thế nào đến DN, làm lệch mục tiêu chung của DN
Ngoài ra, phân cấp trách nhiệm còn dẫn đến sự trùng lặp không cần thiếtđối với các trung tâm trách nhiệm Nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh trongkhi công việc thực hiện ít thì có thể tạo nên sự mâu thuẩn, lãng phí nhân lựctrong DN
DN cần phải xác định khi nào cần phải phân chia cấp bậc, và mức độphân quyền như thế nào cho hợp lý, thích hợp Việc phân cấp đó còn tùythuộc và chiến lược chung của toàn DN
1.3 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1 Khái niệm các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một đơn vị hay bộ phận chức năng trong tổchức mà kết quả của nó được gắn với trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản
lý cụ thể Nói cách khác, mỗi trung tâm trách nhiệm trong tổ chức được giaocho một nhà quản lý cụ thể, nhà quản lý này là người chịu trách nhiệm điềuhành trung tâm trong phạm vi quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm toàn
bộ về kết quả đạt được của trung tâm
1.3.2 Các loại trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức,đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý, chịu tráchnhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận Trong KTQT, trungtâm trách nhiệm được phân loại theo chức năng tài chính Đó chính là: Trungtâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư Mỗi
Trang 26trung tâm có thể là một phần hay toàn bộ trung tâm chi phí, trung tâm doanhthu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư.
a Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là trung tâm mà người quản lý chỉ có quyền kiểm soát
và chịu trách nhiệm đối với chi phí phát sinh ở trung tâm đó Thường đây làtrung tâm trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinhdoanh Trung tâm này không có quyền hạn đối với các thu nhập, lợi nhuậnkinh doanh và vốn đầu tư
Tùy theo tính chất của chi phí và kết quả làm ra mà người ta chia trungtâm chi phí thành trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí linh hoạt
Trung tâm chi phí định mức: Là trung tâm có chi phí đầu vào được xác
định tương ứng với đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ Thông thường chi phíđịnh mức được xác định để tính mức hiệu quả công việc, tức bằng cách xácđịnh tỷ số đầu ra và đầu vào Ngoài ra, ta còn đánh giá kết quả thực hiện sovới kế hoạch dự toán, và xét chúng theo thời gian thực hiện và chất lượng sảnphẩm, dịch vụ
Trung tâm chi phí linh hoạt: Là trung tâm có chi phí không xác định
được mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, hay không thể tính đầu ra một cách
rõ ràng được Lấy ví dụ như trung tâm chi phí là các khối hành chính sựnghiệp, bộ phận nghiên cứu phát triển, hoạt động tiếp thị khuyến mãi… DNthường kiểm soát các bộ phận này bằng cách giám sát nguồn lực cung cấpnhư: Con người, thiết bị, chi phí vật dụng…
b Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ cótrách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận vàđầu tư vốn Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàngtrong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh số tức là thu nhập của cả DN
Trang 27Trung tâm này thường gắn với cấp bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở,đây là các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp như là: Phòng kinh doanh,các cửa hàng, đại lý của doanh nghiệp….
Một số điều cần chú ý là khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanhthu cần xem xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm doanh thu đótạo ra lợi nhuận chứ không đơn thuần là chỉ đủ doanh số bán Và các quản lýbán hàng thường chiết khấu giảm giá hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, haythực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại, hoặc chỉ tập trung vào sảnphẩm có thu nhập thấp Các loại hoạt động này sẽ làm tăng doanh số nhưngđều làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp chỉ chấp nhận trong một thời giankinh doanh có hạn Tức là trung tâm này phải có chính sách giá cả bán hàng,không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà còn phải dựa trên chí phí, giáthành và các mục tiêu lâu dài của Công ty Ngoài ra, trung tâm doanh thu sẽphản hồi kịp thời về sự biến đổi về giá, khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranhtrên thị trường để so sánh đánh giá các mặt hàng hay hoạt động kinh doanh
c Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịutrách nhiệm về kết quả sản xuất, và tiêu thụ của trung tâm đó, nhưng không cóquyền quyết định đến vốn đầu tư của Công ty Trong đó trung tâm lợi nhuận
có thể quyết định về chi phí và doanh thu như: Sản xuất sản phẩm nào, sảnxuất ra sao, chất lượng, giá cả và phân phối sản phẩm ra sao….Tùy theo cơcấu tổ chức, trung tâm lợi nhuận là một đơn vị độc lập riêng biệt hay nó điềuhành cả trung tâm chi phí và doanh thu
Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấptrung, đó là giám đốc điều hành trong doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanhtrong DN như các đơn vị phụ thuộc, các chi nhánh…
Trang 28Điều kiện để một trung tâm lợi nhuận có thể thực hiện tốt chức năng củamình là nó cần được hoàn toàn độc lập trong quản lý Tức là có quyền quyếtđịnh mọi hoạt động về doanh thu và chi phí của mình, không chịu ảnh hưởngbởi các trung tâm trách nhiệm khác Thứ hai là mục tiêu của trung tâm lợinhuận không mâu thuẫn với mục tiêu của toàn doanh nghiệp Và cuối cùng làgiám đốc trung tâm này được tự do quyết định và phải kiên trì thực hiện cácquyết định đó theo kế hoạch đã đề ra.
d Trung tâm đầu tư
Đây là loại trung tâm gắn với bậc quản lý cấp cao như hội đồng quản trịCông ty, các Công ty con độc lập… Đó là sự tổng quát của các trung tâmtrách nhiệm như lợi nhuận, doanh thu, chi phí Trong đó khả năng sinh lờiđược gắn với các tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó Một trung tâm tráchnhiệm được xem là trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó khôngchỉ quản lý chi phí, doanh thu, mà còn quyết định được lượng vốn sử dụng đểtiến hành quá trình đó
Bằng mối liên hệ giữa lợi nhuận và tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận
đó, chúng ta có thể đánh giá được lợi nhuận tạo ra có tương xứng với số vốnđầu tư đã bỏ ra hay không Thông qua đó cũng hướng sự chú ý của nhà quản
lý đến mức độ sử dụng hiệu quả vốn lưu động, đặc biệt là các khoản phải thu
và tồn kho được sử dụng tại trung tâm
1.4 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
Đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý cũng như việc đolường thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm, bằng cách lấy kếtquả đạt được của các trung tâm trách nhiệm, so sánh đối chiếu với số liệu dựtoán ban đầu trên cả hai mặt hiệu quả và hiệu năng Do đầu vào và đầu ra của
Trang 29mỗi trung tâm trách nhiệm khác nhau, vì vậy các chỉ tiêu đo lường cho từngtrung tâm trách nhiệm cũng khác nhau.
1.4.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí có quyền điều hành và chịu trách nhiệm về chi phí.Thành quả tài chính của trung tâm chi phí thể hiện trực tiếp qua chỉ tiêu và nó thểhiện trực tiếp kết quả quá trình điều hành của nhà quản lý trung tâm chi phí
- Tổng chi phí kiểm soát được: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động và phạm vi trách nhiệm của trung tâm chi phí
Thành quả của trung tâm chi phí được thể hiện qua chỉ tiêu
- Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán
Bằng phương pháp so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán, nhàquản trị có thể biết được chênh lệch nào là thuận lợi, chênh lệch nào là bất lợi.Chênh lệch nào là do biến động của khối lượng hoạt động, chênh lệch nào là
do thành quả kiểm soát chi phí mang lại Nếu các mức chênh lệch là nhỏ hơnkhông hoặc bằng không thì trung tâm chi phí được xem là kiểm soát và đápứng tốt được mục tiêu của tổ chức Và ngược lại nếu các mức chênh lệch làdương là một dấu hiệu không tốt chứng tỏ trung tâm chi phí chưa hoàn thànhtốt trách nhiệm gây bất lợi cho doanh nghiệp kiểm soát mục tiêu chung có thể
là do những bất lợi trong quá trình sản xuất, cung ứng vật tư, lao động haydịch vụ hoặc cũng có thể do sai sót của nhà quản lý trong việc điều hành trungtâm Khi đánh giá thành quả nhà quản lý phải quan tâm đến việc giải thíchnguyên nhân tác động đến kết quả biến động chi phí
Nhà quản trị trung tâm chi phí có trách nhiệm điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch được giao, đồng thờiđảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá định mức Do vậy khi đánhgiá trách nhiệm quản trị cũng như đo lường kết quả hoạt động của trung tâmnày, chúng ta cần đánh giá hai chỉ tiêu cơ bản sau:
Trang 30+ Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất kinh doanh hay không?
+ Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá chi phí định mức hay không?Trường hợp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng chi phí thực
tế vượt quá chi phí định mức, thì sẽ tiến hành phân tích xác định nguyên nhân
để làm cơ sở đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp một cách chính xáchơn
Bên cạnh những chỉ tiêu tài chính đó có thể đánh giá trách nhiệm ở trungtâm này bằng các chỉ tiêu phi tài chính khác như:
+ Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ làm ra có đảm bảo theo tiêuchuẩn hay không? Cùng một lượng chi phí bỏ ra thì chất lượng sản phẩm vàdịch vụ làm ra đó có đảm bảo chất lượng
+ Thời gian làm ra một đơn vị sản phẩm và dịch vụ đó trong bao lâu?
1.4.2 Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu
Trách nhiệm ở nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức tiêu thụ sảnphẩm, dịch vụ sao cho đạt được doanh thu trong kỳ nhiều nhất của bộ phận domình kiểm soát Theo đó chúng ta sẽ đối chiếu doanh thu thực tế đạt được sovới doanh thu dự toán của bộ phận, xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêuthụ, trên cơ sở đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố
có liên quan như đơn giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.Trung tâm doanh thu được xem là đạt được thành quả tài chính trong việcđóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức khi đạt được mức chênh lệch doanhthu dương Ngược lại, nếu thành quả của trung tâm doanh thu là các dấu hiệuchênh lệch âm thì đây là điều bất lợi Dấu hiệu này thể hiện một số biến số bấtthường về tình hình kiểm soát, thực hiện quá trình tiêu thụ về mặt số lượng,giá cả, chính sách tiêu thụ tại trung tâm Thông thường, đây là những biến cốphức tạp, nó ảnh hưởng tổng hợp từ những nhân tố khách quan như tình hình
Trang 31thị trường, sự cạnh tranh của đối thủ, các chính sách của Nhà nước…cần phảixem xét một cách tổng hợp tránh quy chụp, gán ghép dễ dẫn đến những vấn
đề tiêu cực
Do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền, nhưng đầuvào thì trung tâm này không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giávốn hàng bán, chỉ kiểm soát chi phí phát sinh trực tiếp tại trung tâm, vì vậy đểđánh giá hiệu quả của trung tâm này sử dụng chỉ tiêu chi phí thực tế phát sinhtrong kỳ tại trung tâm trên doanh thu mà trung tâm đạt được trong kỳ
Chỉ tiêu: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanhthu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ Công thức tính tỷ lệ tăngtrưởng doanh thu như sau:
Chênh lệch = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
Tăng trưởng doanh thu = (Chênh lệch / Doanh thu dự toán) x 100% Trung tâm có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giaiđoạn phát triển mạnh, thị phần tăng Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thucao không phải trung tâm nào cũng tốt mà để đánh giá trung tâm đó hoạt độngtốt hay không còn dựa vào nhiều tiêu chí khác
Bên cạnh những chỉ tiêu tài chính thì cần phải xem xét và đánh giá hiệuquả của trung tâm doanh thu qua các chỉ tiêu phi tài chính khác như:
+ Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ so với tháng trước nhiều hơn hay không?
+ Tỷ lệ số khách mua lại so với tổng số lượng khách hiện tại Một trungtâm doanh thu hiệu quả khi giữ chân được khách hàng cũ và phát triển thêmkhách hàng mới để tăng thêm doanh thu cho đơn vị
+ Chỉ tiêu mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch
vụ của các trung tâm như thế nào?
Trang 321.4.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt độngkinh doanh sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất Nhà quản trị ở trung tâmlợi nhuận được giao vốn và quyền quyết định trong việc sử dụng số vốn đó đểtạo ra lợi nhuận Do vậy, bên cạnh trách nhiệm tạo ra lợi nhuận cao, trung tâmlợi nhuận còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh Chính vì vậy, đểđánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần đánh giá việc thựchiện các chỉ tiêu về lợi nhuận, giá bán, lượng bán
Đối với chỉ tiêu lợi nhuận: Cần xác định lợi nhuận chênh lệch giữa lợinhuận thực hiện được so với kế hoạch đề ra Do lợi nhuận tạo ra trong kỳ của
DN là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí phát sinh tương ứng tạo
ra doanh thu đó, nên doanh thu và chi phí là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếpđến lợi nhuận Để đánh giá chính xác kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng
ta cần xác định phạm vi chi phí mà nhà quản trị trung tâm có thể kiểm soátđược, rồi áp dụng phương pháp phân tích biến động chi phí như phương pháp
áp dụng ở các trung tâm chi phí Riêng doanh thu, cần phải đánh giá các khíacạnh sau:
+ Trung tâm có đạt được mức tiêu thụ dự toán hay không?
+ Trung tâm có thực hiện giá bán đúng như dự toán hay không?
+Trung tâm có thực hiện cơ cấu bán hàng đúng như dự toán hay không?Khi đánh giá chênh lệch giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu dự toán
ta cần phải tiến hành phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đóxác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động doanh thu.Ngoài ra, còn có thể sử dụng các chỉ tiêu như số dư bộ phận, tỷ suất lợinhuận trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên chi phí… để đánh giá thành quảhoạt động của các trung tâm lợi nhuận
Trang 331.4.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư
Về bản chất có thể xem trung tâm đầu tư là một dạng mở rộng của trungtâm lợi nhuận, trong đó nhà quản trị có nhiều trách nhiệm và quyền hạn hơn,
vì ngoài việc đưa ra các quyết định ngắn hạn như xác định cơ cấu sản phẩm,giá bán, chi phí sản phẩm…họ còn có quyền kiểm soát và đưa ra các quyếtđịnh về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Về mặt hiệu quả của trung tâmđầu tư có thể được đo lường như trung tâm lợi nhuận, nhưng về mặt hiệu nănghoạt động thì cần có sự so sánh lợi nhuận đạt được với tài sản hay giá trị đãđầu tư vào trung tâm Các chỉ tiêu cơ bản có thể sử dụng để đánh giá hiệunăng hoạt động của trung tâm đầu tư như: Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI), lãithặng dư (RI), giá trị kinh tế gia tăng ( EVA)
Tỷ suất hoàn vốn (ROI)
ROI là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra hay ROI cònđược phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu nhân với hiệu suất của vốnđầu tư
Mục tiêu đầu tiên của việc sử dụng ROI là đánh giá hiệu quả đầu tư củacác trung tâm đầu tư và các DN với quy mô vốn khác nhau, để phân tích xemnơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý.Mục tiêu thứ hai khi sử dụng ROI để tìm ra nhân tố tác động đến hiệu quảquản lý, nhằm tìm ra các giải pháp để làm cho kết quả hoạt động được tốthơn Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơcấu vốn đầu tư
Vốn đầu tư Doanh thu thuần Vốn đầu tưHay ROI = (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất của vốn đầu tư)Lợi nhuận sử dụng trong công thức là lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập Lý do sử dụng lợi nhuận thuần là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt
Trang 34động đã tạo ra nó.
Lãi thặng dư (RI)
Lãi thặng dư (hay lợi tức còn lại) là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn
DN, được trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó Chỉ
số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vàomột bộ phận hay toàn DN
Mục tiêu thứ nhất của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế
đã mang lại là bao nhiêu, sau đi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để cóđược lợi nhuận trên Mục tiêu thứ hai của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết cónên đầu tư gia tăng hay không, mà khi sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sở đểquyết định
Công thức: RI = P – R
Trong đó:
RI: Lãi thặng dư
P: Lợi tức của trung tâm đầu tư
R: Chi phí sử dụng vốn bình quân
Hay: Lãi thặng dư ( RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tư – ( Vốn đầu tư x
Tỷ suất chi phí vốn)
Sử dụng chỉ tiêu lãi thặng dư làm thước đo kết quả bộ phận có ưu điểm
là đánh giá đúng kết quả của các trung tâm đầu tư, vì chỉ tiêu này đã đặt cáctrung tâm đầu tư lên cùng một mặt bằng để so sánh Ngoài ra, lãi thặng dư cònkhuyến khích các nhà quản trị bộ phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanhnào, được dự kiến sẽ mang lại ROI cao hơn ROI bình quân
Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm là do RI là một chỉ tiêu được thể hiệnbằng số tuyệt đối, nên không thể sử dụng RI để so sánh thành quả quản lý củacác nhà quản trị ở trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau Vì trongthực tế, nếu dùng RI đánh giá thì RI thường có khuynh hướng lạc quannghiêng về những nơi có quy mô vốn lớn
Trang 35Như vậy, để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cần sửdụng kết hợp các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI, với việc xem xét mức chênhlệch trong việc thực hiện các chỉ tiêu thực tế so với kế hoạch.
Giá trị kinh tế gia tăng ( EVA)
Theo định nghĩa của Công ty stern stewart: “Giá trị kinh tế tăng thêm làthước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt độngtrước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn” Được tính theo công thứcEVA = Lợi nhuận sau thuế - Chi phí vốn
EVA = Vốn x ( ROI- Tỷ suất chi phí vốn)
Trong đó: Chi phí vốn = Vốn sử dụng x Lãi suất vốn
Ưu điểm nổi bật nhất của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụngvốn chủ, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinhdoanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó có thể xác định chính xácgiá trị thực sự được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông trong một thời kỳ nhấtđịnh Các thước đo khác không tính tới loại chi phí này Thứ hai, khi xác địnhEVA đòi hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế khắc phụcđược hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế toánphục vụ cho việc tính toán Vì vậy, khi tính toán EVA cần phải dựa trên quanđiểm kinh tế coi tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư,sản xuất kinh doanh đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánhtheo cơ sở tiền
Trang 36KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
KTTN là một bộ phận của KTQT, cung cấp cho nhà quản trị các chỉ tiêu
để đánh giá thành quả quản lý của từng bộ phận, trung tâm trách nhiệm trong
tổ chức Nhiệm vụ của tổ chức là xây dựng các trung tâm trách nhiệm phùhợp với tổ chức, đặc điểm kinh doanh của mình, thông qua đó thiết lập hệthống thông tin kế toán quản trị phục vụ cho mục tiêu chung của DN Ngoài
ra, KTTN lâu nay trong quá trình áp dụng người ta chỉ chú trọng vào tàichính, nên các phương diện phi tài chính khác chưa được chú trọng thì khôngthể làm rõ được trách nhiệm của nhà quản lý một cách chính xác Do đó, việcđánh giá cả về hai phương diện tài chính và phương diện phi tài chính giúpcho nhà quản lý đánh giá trách nhiệm một cách toàn diện về mọi phương diệnhoạt động trong doanh nghiệp của mình
Qua chương này luận văn đã nêu được khái niệm, mối liên hệ giữaKTTN và lý thuyết đại diện, đưa ra được vai trò của KTTN trong DN, cơ sởhình thành KTTN là phân cấp quản lý thông qua đó nêu được những tác độngcủa phân cấp quản lý tới KTTN Bên cạnh đó, chương 1 luận văn cũng nêu rađược trong mỗi DN có thể bao gồm bốn trung tâm trách nhiệm là: Trung tâmdoanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư Tươngứng với mỗi trung tâm này là cấp quản trị thích hợp và tùy thuộc vào quyềnhạn và trách nhiệm của cấp quản trị với trung tâm đó sẽ có những báo cáo, chỉtiêu đánh giá trách nhiệm khác nhau.Đây chính là những tiền đề để đánh giáthực trạng KTTN tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT
Trang 372.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT có trụ sở chính tại 261 - 263Khánh Hội, Phường 5, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam với vốnđiều lệ: 151.298.200.000 đồng Công ty được thành lập theo Giấy phép kinhdoanh số 0311609355 do Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp lần đầungày 08 tháng 3 năm 2012
FPT là tập đoàn đa ngành nghề, hiện đang hoạt động trên bốn lĩnh vực:Công nghệ thông tin và viễn thông; Tài chính và ngân hàng; Bất động sản;Giáo dục và đào tạo FPT luôn mong muốn trở thành tổ chức kiểu mới, giàumạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ,làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗithành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sốngđầy đủ về vật chất và phong phú về tinh thần
Công ty Cổ Phần Bán Lẻ Kỹ Thuật Số FPT cũng là một trong những thànhviên của tập đoàn FPT Việt Nam tiền thân là công ty TNHH Thương mại FPT
(FRT) Với chuỗi hệ thống các cửa hàng FPT Shop và F Studio trên toàn quốc,
chuyên kinh doanh bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số Là doanh nghiệp trực thuộctập đoàn FPT, Công ty được thành lập lần đầu vào tháng 8 năm 2007
2007: FRT được thành lập với chuỗi cửa hàng [IN]Store trên toàn quốc.2008: [IN]Store đổi tên thành FPT Shop
2009: Tiếp tục mở rộng và phát triển chuỗi cửa hàng FPT Shop trên toàn quốc
Trang 382012: Công ty TNHH Bán lẻ FPT đổi tên thành Công ty Cổ Phần Bán Lẻ
Kỹ Thuật Số FPT
Sau 8 năm hoạt động Công ty không ngừng mở rộng và phát triển hệthống các cửa hàng trên toàn quốc Đến nay FPT đã trở thành chuỗi hệ thốngbán lẻ rộng khắp trên cả nước, với gần 245 shop đang được mở tại các tỉnhthành trải dài từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng,…Với
số lượng nhân viên gia tăng gần 10.300 người
Công ty Cổ Phần Bán Lẻ Kỹ Thuật Số FPT hướng tới trở thành Hệ thống bán
lẻ các sản phẩm Viễn thông Kỹ thuật số hàng đầu Việt Nam với chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ, chế độ hậu mãi hấp dẫn với người tiêu dùng cả nước.
Nhiệm vụ của Công ty năm 2015 trở thành Công ty chuyên phân phối,bán lẻ sản phẩm công nghệ nằm trong top 3 của Việt Nam, và nằm trong top
100 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Tập trung vàoviệc phát triển hệ thống các Shop trên toàn Việt Nam và ngày càng nâng caochất lượng sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng
2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần bán lẻ
kỹ thuật số FPT
Với chuỗi hệ thống các cửa hàng FPT Shop và F Studio trên toàn quốc,
Công ty chuyên kinh doanh bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số Đến với Hệ thốngFPT Shop, khách hàng được thỏa sức chọn lựa, các sản phẩm chính hãng về điệnthoại, máy tính xách tay, máy ảnh…thuộc các hãng như Sony, Nokia, Samsung,Dell, Acer, Lenovo, HP, Toshiba… với giá thành cạnh tranh
Hơn nữa Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT là công ty duy nhất tạiViệt Nam được quyền phân phối các sản phẩm chính hãng từ Apple dưới hìnhthức FPT Studio Công ty mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm về côngnghệ với các dòng sản phẩm của Apple trong một không gian mua sắm tiệnnghi, hiện đại bên cạnh đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình và chuyên nghiệp
Trang 392.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT
2.2.1 Cơ cấu tổ chức tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT
Tổng Giám Đốc
Trung tâm PTKD
Doanh doanh phát triển
Ngành hàng
I -coner KV
Phòng
kinh Nhân sự
CSKH
(Nguồn: Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT) Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty
Trang 402.2.2 Phân cấp quản lý tài chính tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật
số FPT
Theo quy chế quản lý tài chính của Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật sốFPT ban hành kèm theo quyết định số 14/QĐ-HĐQT ngày 04/04/2012 củaHĐQT Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT.Tại chương VII điều 38,39 quiđịnh phân cấp quản lý như sau:
Trách nhiệm của Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có quyềnđiều hành cao nhất trong Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, trướcpháp luật trong việc điều hành hoạt động, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn vàcác khoản thu chi của Công ty
Tổ chức thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Chủtịch HĐQT Xây dựng các quy trình, thủ tục, định mức chi phí của Công tytheo quy định của pháp luật, phù hợp với Điều lệ Công ty, các quyết định cụthể của HĐQT
Xây dựng và trình HĐQT duyệt kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm.Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, chủ động giao kế hoạch cho các Chi nhánh
và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh
Trách nhiệm của Phó Tổng Giám đốc
Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, HĐQT và trước pháp luật về việcđiều hành một số lĩnh vực do Tổng Giám đốc phân công trong hoạt động kinhdoanh của Công ty Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Công ty
Cụ thể :
Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh : Điều hành các hoạt động liên
quan đến mảng kinh doanh, định hướng và thực hiện kế hoạch kinh doanh dàihạn cho Công ty Kinh doanh những mặt hàng công nghệ nào,hình thức bánhàng, hình thức sắp xếp các mặt hàng đó, dịch vụ chăm sóc khách