Trồng rừng hay trồng cây gây rừng là hệ thống các giải pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng để xây dựng rừng nhân tạo gồm nhiều công đoạn như khảo sát chuẩn bị, tạo cây giống, trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng đến đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả muc đích đặt ra.1 Trồng rừng được áp dụng trên đất không có tính chất đất rừng hoặc đất còn tính chất đất rừng và bao gồm cả nền tảng đất ngập nước ven biển, cửa sông hoặc đầm lầy.
Trang 1Họ Và Tên:
Lớp:
MSSV:
GVGD:
ĐỀ CƯƠNG TRỒNG RỪNG Câu 1: Lý do cải thiện giống cây rừng:
- Lí do để cải thiện giống cây rừng, trước đây diện tích rừng VN chiếm ¾ diện tích cả nước với đa dạng loại hình và loài cây (rừng ngập mặn: 0,5 tr ha, chua phèn)
- Dân số tăng, kéo theo đất canh tác nông nghiệp cũng tăng theo, các khu rừng có năng suất
ở đồng bằng bị khai thác để sản xuất nông nghiệp dẫn đến diện tích rừng giảm
- Nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp tăng cả về chất lượng lẫn số lượng, đối tượng canh tác ngày càng giảm dẫn đến mâu thuẫn khó giải quyết
- Năng suất sinh trưởng
- Chất lượng gỗ và sản phẩm ngoài gỗ tốt
- Chống chịu được các điều kiện bắt lợi và sâu bệnh
Trước tình hình này cần phải:
- Nhập gỗ từ nước ngoài: Giá thành cao không đủ để đáp ứng nhu cầu
- Chọn giống cây trồng phù hợp với lập địa: Thâm canh rừng trồng, tác động vào tỉa thưa thấp, nước, phân bón, giúp rút ngắn luân kì khai thác Cải thiện giống cây rừng có tốc độ sinh trưởng nhanh trên những vùng đất sấu sau khi bị khai thác cạn kiệt, để đáp ứng nhu cầu con người
Câu 2 : Các phương pháp cải thiện hạt giống cây rừng (về trước mắt và lâu dài):
Phương pháp 1:
Chọn lựa và sử dụng ngay các nguyên liệu trồng rừng tốt từ các cá thể rừng và cây ưu tú đã được chọn lựa ở rừng tự nhiên hoặc rừng trồng
Chuyển hóa rừng sản xuất/kinh tế thành rừng giống Rừng được chọn không quá trẻ, không quá già, đang ở tuổi sắp thành thục, mật độ đầy đủ và phát triển Chọn lựa cây tốt nhất cho các phẩm tính tốt, cấp độ phì Đào thải những cây có phẩm chất xấu, giữ lại tốt để
có thế hệ con có phẩm chất tốt đạt cao
Phương pháp 2: Sử dụng lai nhân tạo để cải tạo bằng biện pháp lai nhân tạo trong
cùng một loài hay giữa các loài trong cùng một chi thực vật
Câu 3: Phương pháp xây dựng vườn giống vô tính: Phương pháp bố trí ngẫu nhiên Câu 4: Phương pháp thu hái, chế biến, tồn trữ hạt giống:
4.1 Phương pháp thu hái:
4.1.1 Phương pháp thu lượm hạt giống trên mặt đất:
Trang 2Phương pháp này được áp dụng cho những loại có quả hạt to Trước tiên, ta nên
vệ sinh bên dưới cây cần thu hoạch và trải 1 tấm bạt hoặc lớp plastic bên dưới gốc cây để hứng quả Phương pháp thu lượm này nên thực hiện càng sớm càng tốt trách sâu bệnh, chim… gây hư hại Không nên thu lượm đợt đầu tiên vì phẩm chất không tốt
4.1.2 Phương pháp thu hái hạt giống trên cây đứng:
- Đối với cây thấp, kích thước nhỏ có thể đứng dưới dùng sào hay kéo cắt để
thu hái quả hạt
- Đối với cây có kích thước lớn và cao thì ta phải leo lên cây Nhưng phải đảm
bảo an toàn nên trang bị bảo hiểm và dùng dụng cụ thu hái tốt Những cây ưu việc thường xuyên thu hoạch thì nên lắp đặt hệ thống thang leo cố định
4.1.3 Phương pháp thu lượm trên mặt nước: Được áp dụng đối với rừng ngập mặn
4.1.4 Phương pháp thu lượm dưới mặt đất: Là phương pháp thu lượm nhờ vào động vật như kiến, mối… Đào những lỗ dưới hốc cây để thu lượm hạt
4.2 Phương pháp chế biến:
4.2.1 Tách hạt:
- Tách hạt là công việc tách rời hạt ra khỏi quả hay chùy
- Kỹ thuật tách hạt: Rửa hạt => xay xát => đập quả => sấy khô => phân tách hạt ra => cắt cánh => làm sạch hạt
- Đối với quả thịt thì đòi hỏi tách hạt công phu hơn và cần phòng ,máy móc, rây nhiều kích cỡ và cần xay xát
- Đối với quả chùy thì cần phải ủ và phơi tự nhiên
- Còn một số loại quả khác thì cần đập vở để tách hạt
4.2.1.1 Làm sạch hạt để tồn trữ:
Làm sạch hạt bằng cách sàn sảy hay lượm bằng tay trên lưới rây Ngoài ra, với trường hợp
số lượng hạt nhiều, thì dùng hệ thống rây sàn tự động kết hợp với máy gây rung động
4.2.1.2 Những biện pháp tách hạt:
- Xay xát quả: Đầu tiên ta trộn quả với nước cho mềm và rã ra, sau đó thay nước, khuấy và vò nát để hạt rời ra khỏi thịt và được chìm xuống đáy Tiếp đó gạn bỏ và thay nước nhiều lần Cuối cùng dùng rây có kích thước lọc phần hạt
- Làm sạch hạt quả khô: Chỉ cần dùng rây, sàn, quạt hay đập nhẹ là có thể làm sạch hạt
- Sấy, ủ quả hay chùy: Dùng cho hạt thông hay một số loại khác như hạt phi lao.Ta nên đặt quả hay chùy trên một khung lưới có kích thước phù hợp cho hạt tách xuyên qua lưới rơi trên lớp bạt hay nilông Phơi dưới ánh nắng mặt trời hay dưới mái che, bạt phủ tránh mưa Thường xuyên trộn để giảm nhiệt và thúc đẩy hạt thoát khỏi quả hay chùy Có thể rút ngắn thời gian bằng cách sấy nhân tạo
- Đập nhẹ để tách hạt: Sử dụng đối với quả nang, quả khô Dùng tay, que, gậy đập để tách hạt, với những hạt cứng thì có thể dùng tác động mạnh hơn để tách hạt khỏi quả Cần nắm rõ mức độ chịu đựng của hạt đối với sự va chạm tránh gây tổn thương đến hạt khi áp dụng cách đập để tách hạt
4.2.1.3 Những biện pháp làm sạch hạt:
- Cắt và vò cánh: Cách này dùng với hạt lá kim và một số loài cây lá rộng có mang cánh Có thể đập hoặc giẫm lên lớp hạt có cánh để tách rời cánh khỏi hạt.Nên dùng máy bàn chải, có nốt hay lưới thép để ép hạt tách rời khỏi cánh để tránh gây tổn thương cho hạt
- Quạt gió: Thổi bay bụi, hạt rỗng giữ lại hạt tốt, hạt chắc
- Sàn sẫy hạt: Dùng để loại trừ tạp vật lớn hay có trọng lượng lớn hơn hạt giống Có thể sàn lọc qua nhiều rây kích thước khác nhau
Trang 3- Làm sạch hạt bằng máy rung hay máy quay ly tâm: Khi rung động tạp chất và hạt sẽ tự phân biệt ra với nhau vì có trong lượng khác nhau
- Làm nổi hạt trên mặt nước: Hạt tốt khi ngâm vào nước thì sẽ chìm xuống đáy, còn đối với tạp chất nhẹ và hạt rỗng thì sẽ nổi lên trên mặt nước để dễ dàng được gạn lọc Khi sử dụng cách này ta nên sấy khô lại sau khi làm sạch Với hạt lớn nặng thì biện pháp này rất tiện lợi
4.3 Tồn trữ hạt giống:
Điều quan trọng nhất là tạo ra điều kiện tồn trữ sao cho sự phân hóa của hạt càng chậm càng tốt
* Mục đích:
- Bảo quản độ sống ở mức cao nhất, thời gian kéo dài theo yêu cầu
- Giúp hạt kéo dài độ sống nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu trồng rừng cho cả những năm mất mùa
4.3.1 Ảnh hưởng của sâu bệnh đến hạt giống:
- Mầm sâu có trước trong hạt, trước khi tồn trữ cho nên ta cần xông hơi thuốc hoặc phơi sấy trong lò sấy ở nhiệt độ 40oC trước khi đem tồn trữ
- Nên tồn trữ hạt ở nhiệt độ và ẩm độ không khí thấp để hạn chế sự phát triển của nấm mốc 4.3.2 Sự hô hấp của hạt giống
- Cường độ hô hấp của hạt bị chi phối bởi 2 yếu tố là:
+Lượng nước chứa trong hạt càng thấp thì hạt hô hấp càng yếu
+ Nhiệt độ càng thấp thì hô hấp càng giảm
- Làm chậm quá trình phân hóa của hạt
4.3.3 Những phương pháp tồn trữ khô:
- Là phương pháp tồn trữ không kiễm soát nhiệt và ẩm độ Hạt chứa trong bao bì chất thành từng đống đặt ở nơi thoáng mát Cần xử lý phòng ngừa trước khi đem đi tồn trữ Phương pháp tồn trữ thích hợp ở nơi có ẩm độ không khí thấp, nhiệt độ mát như vùng ôn đới
- Tồn trữ trong bình, lọ đậy kín: Nên chứa hạt trong bình cách 20% khoảng trống, tạo khoảng cách giữa các bình chồng lên nhau Thích hợp để tồn trử hạt ở vùng nhiệt đới, kéo dài độ sống hơn 1 năm
- Tồn trữ khô lạnh trong bình đậy kín: Là phương pháp kiểm soát nhiệt và ẩm độ Nhiệt độ thích hợp từ 0oC-5oC
4.3.4 Những phương pháp tồn trữ ẩm:
- Tồn trữ trong đất hay trên mặt đất: Áp dụng ở vùng ôn đới Hạt giống được trộn, ủ với cát
ẩm hay than bùn được cất giữ thành đống trên mặt đất
- Tồn trữ trong dòng nước chảy: Đối với loài đước, vẹt được tồn trữ trong dòng nước chảy nhốt dưới các ngăn lưới thép bè
4.3.5 Những phương pháp khác:
- Nhúng hạt trong paraffin tạo 1 lớp áo kín và gói hạt trong vật liệu giữ ẩm như rong rêu
- Cất trữ hạt trong bình thật kín, rút hết không khí và thay thế bằng khí trơ như khí nitơ -Cất hạt trong phòng có nhiệt độ bình thường nhưng thật khô ráo
4.3.6 Một số kết quả nghiên cứu về tuổi thọ hạt giống cây rừng ở Việt Nam:
Biện pháp tồn trữ
=>Nên tồn trữ hạt sến mủ trong phòng lạnh
Hạt mới thu hoạch
1 Phòng thông thường
2 Phòng điều hòa
3 Phòng lạnh 10oC
Trang 4=>Hạt dầu rái tồn trữ ở phòng điều hòa ẩm độ và nhiệt độ cho tỉ lệ hạt nẩy mầm cao nhất so với những biện pháp tồn trữ còn lại
Câu 5 : Các chỉ tiêu phẩm chất hat giống: Định nghĩa, cách xác định và ý nghĩa:
Có 5 chỉ tiêu:
5.1 Độ thuần của hạt:
- ĐN: là những hạt xuất hiện bình thường về mọi mặt bên ngoài, có hay không có cấu tạo hoàn chỉnh bao gồm nhân hay phôi hoàn chỉnh bên trong
- Cách xác định:
+ Xác định trọng lượng mẩu thử trước với cân có độ chính xác 0,2 g Sau đó
loại trừ tạp vật ra khỏi hạt thuần
+ Cân lượng hạt thuần còn lại trong mẩu thử và tính độ thuần như sau:
Trọng lượng hạt thuần PP% = - x 100
Trọng lượng mẩu thử + Để tránh sai số cần lập lại ít nhất là 3 lần
- Ý nghĩa: cho biết tỉ lệ hạt thuần so với tạp vật và các hạt khác
5.2 Trọng lượng hạt:
- Cách xác định: Đếm 1000 hạt thuần sau khi đã xác định độ thuần và cân trọng
lượng của chúng bằng g với độ chính xác 0,1 g Lập lại nhiều lần để tính trọng lượng hạt bình quân
- Ý nghĩa: Cho biết số lượng hạt trong một đơn vị trọng lượng (Kg), hay trọng lượng
tính bằng gam của 1000 hạt thuần
5.3 Tỉ lệ hạt chắc:
- Cách xác định: Sử dụng 1000 hạt và lấy ra 500 hạt, cắt từng hạt bằng dao theo chiều
dọc Ghi nhận số hạt có nhân, phôi hoàn chỉnh để tính tỉ lệ:
Số hạt chắc
Tỉ lệ hạt phát triển tốt = - x 100
500
- Ý nghĩa: xác định tỉ lệ hạt có nhân và phôi bình thường
5.4 Lượng nước chứa trong hạt:
- Cách xác định:
+ Cân 2 mẩu nhỏ hạt thuần >10g và riêng biệt Cân trọng lượng hạt
chính xác đến 0,1g và sấy cho đến khi trọng lượng hạt không giảm qua 2 ngày cân đo liên tiếp
+ Sau khi để hạt nguội lại, hạt được đem đi xác định lại trọng lượng và lượng nước chứa trong hạt như sau:
Trọng lượng mẩu trước sấy - Trọng lượng mẩu đã sấy
MC % = - x 100
Trọng lượng mẩu trước sấy
Trang 5+ Lấy số trung bình cộng của 2 mẩu hạt đem phân tích làm giá trị của chỉ tiêu phần trăm lượng nước chứa trong hạt
- Ý nghĩa: tính được hàm lượng nước chứa trong hạt
5.5 Tỉ lệ nẩy mầm: Là xác đinh tỉ lệ phần trăm hạt trong 1 lô hạt có thể sản xuất thành một
lượng cây con như thế nào? Nó cũng dùng để so sánh chất lượng của lô hạt giống này với lô khác cùng loại cây
Câu 6: Các phương pháp xử lý hạt ngủ:
6.1 Xử lý các loại hạt có vỏ cứng:
- Làm trầy hạt
- Xử lý bằng hóa chất (acid)
- Ngâm hạt vào nước có nhiệt độ khác nhau
- Biện pháp dùng sút ăn mòn (caustic soda)
6.2 Xử lý hạt ngủ bên trong (phôi ngủ): Tủ một lớp áo lên bên ngoài hạt.
Câu 7: Kỹ thuật sản xuất các loại cây con trong vườn ươm và các biện pháp kỹ thuật huấn luyện cây con trước khi xuất vườn:
7.1 Chọn lựa địa điểm:
* Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm vườn ươm: nguồn nước, tính chất của đất, tình trạng thực bị và cỏ dại, địa hình của khu vực,vị trí giao thông và sinh hoạt, nguồn lao động tại chỗ và khoảng cách đối với nơi trồng trong nhiều năm
+Nguồn nước: là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn địa điểm cho vườn ươm
+Tính chất của đất:độ pH của đất, đất dễ làm việc và tiêu nước dễ
+ Cỏ dại: lựa chọn địa điểm vườn ươm tốt phải ít cỏ hàng năm và cỏ lâu năm
+tiểu địa hình liên hệ đến hướng và mùa: nên chọn nơi độ dốc đủ để thoát nước nhưng ko bị xói mòn đất Tránh chọn địa điểm hướng gió chính và mạnh Ảnh hưởng của mùa ko quan trọng lắm đối với phía nam VN vì tia nắng ko quá lớn và ko ảnh hưởng bởi gió lào hay gió bắc Ở phía bắc và duyên hải trung phần nên bố trí theo hướng Đông Tây để tránh ảnh hưởng gió Lào hay gió mùa Đông Bắc
+ thuận tiện giao thông và liên lạc: chủ yếu là xe cộ có thể đi tới vườn để chuyên chở nguyên vật liệu sx và cây con dễ dàng
+ Nguồn lao động: số lượng lao động cần huy động để thực hiện các công đoạn sản xuất trong vườn ươm tùy thuộc kích thước và quy môn sx
+ Khoảng cách của vườn ươm đến nơi trồng rừng: nên chọn vườn ươm là trung tâm điểm của các vùng trồng rừng chính
7.2 Xử lý hạt giống: Bao gồm : Ngâm, ủ, rửa chua hạt hàng ngằy và đặt hạt nơi môi trường
ẩm thích hợpp như cát, giấy thấm sau khi hạt đã bắt đầu nảy mầm chúng ta chọn lựa hạt nứt nanh đem gieo riêng biết trên liếp hay bầu đất
- Gieo thẳng: Biện pháp kỹ thuật này áp dụng đối với những hạt lớn không thông qua giai đoạn cấy cây con Sau khi xử lý được gieo thẳng theo hàng và khoảng cách nhất định, ng ta phải gieo từ 2 đến 5 hạt tại 1 vị trí do phân suất nẩy mầm của hạt không cao
- Cấy cây con: chuyển cây con từ liếp gieo đến liếp nuôi cây hay bầu đât
Trang 6Các nguyên tắc để cấy thành công cây con:
+ Đất trong liếp cấy hay bầu đất phải đủ ẩm, không thừa nước
+ Cây cấy phải được giở nhẹ khỏi nơi gieo bằng các dụng cụ thích hợp: xẻng, bay, que cấy… + Cây cấy sau khi nhổ ra khỏi liếp gieo phải được giữ ẩm,đặt dưới bóng che, nơi khuât gió
và nhanh chóng cấy chúng vafp liếp cấy hay bầu đất
+ Cây con phải được cấy thẳng, rễ không bị uốn cong
+ Trước khi cấy, cây con được xén rễ vì kích thích ra rễ và loại bỏ phần rễ bị dập nát
+ Cổ rễ pahir được đặt ngang hay thấp hơn mặt đất một ít
+ Cây cấy phải được nén nhẹ quanh gốc sau khi lấp đất
+ Cây sau khi cấy phải được tưới nước đều đặn và giữ trong bóng mát một thời gian cho cây phục hồi lại
7.3 Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con trong vườn ươm.
-Biện pháp tưới nước: tưới “ không quá nhiều và không quá ít” hay nói cách khác phải giữ đất ẩm chứ ko bị bão hòa bởi nước Đất quá ẩm ướt sẽ thúc đẩy phát triển nấm bệnh phát triển, gây rễ chết do thiếu độ không khí Nhưng thiếu nước cây con sẽ mất cân đối lượng nước bù đắp với lượng nước mất đi do bị bốc hơi và để sinh trưởng mới Tưới vào lúc sáng sớm hay chiều tối
- Chăm sóc làm cỏ: cỏ dại cạnh trăng nước và dưỡng chất của cây con, nên phải loại trừ thường xuyên Chăm sóc làm cỏ bằng thủ công hay hóa chất,
-Dàn che bóng cho cây con: Dàn che bóng có nhiệm vụ bảo vệ cho cây con khỏi bị những trận mưa nặng hạt và nắng gắt Bóng che phải được giảm dần càng sớm càng tốt để cây con phát triển bình thướng dưới ánh sáng hoàn toàn
- Sâu bệnh hại:+ Hạt nên tồn trử bảo vệ bằng xông hơi thuôc hay cất trữ trong bình kín để tránh sâu bệnh xâm hại
+ Cây con nên được phun thuốc bảo vệ trừ sâu
+ Chim và thú gặm nhấm: Phòng ngừa chúng bằng lưới kẽm rên liếp gieo hay hộc gieo
7.4 Huấn luyện cây con trước khi trồng rừng:
- Huấn luyện cây con cứng cáp: Là biện pháp kĩ thuật giúp cho cây con gần xuất vườn trở nên cứng cáp và chịu đựng tốt hơn khi đem đi trồng Nội dung chủ yếu là cân đối lại sự sinh trưởng của cây bằng cách giảm lượng nước tưới, ngưng tưới nước ít nhất 1-2 tuần, không bón thêm phân cho cây đôi khi còn áp dụng cả việc cắt rễ hay đảo bầu và cắt bỏ bớt lá và phần non của cây hạ dần độ tàn che cho đến khi mở trống hoàn toàn (nếu cây cần che bóng trong khi gieo ươm)
- Tiêu chuẩn cây con xuất vườn đem đi trồng rừng: Đánh giá chất lượng cây dựa vào các chỉ tiêu kích thước và sự cân bằng rễ và các bộ phận trên không Tất cả cây sau bệnh, tổn thương, dị dạng hay không có khả năng sinh trưởng trong tương lai đều phải được loại bỏ không tiếc rẻ những vật liệu trồng có tiềm năng sinh trưởng tốt mới được đem ra trồng rừng
- Phân phối cây con đem trồng: Đối với cây rễ trần, liếp cần được tưới đẫm nước vào buổi chiều trước ngày xuất cây khỏi vườn ươm Đối với cây con có bầu, cần tưới đẫm nước một ngày trước khi xuất vườn Chú ý không bao giờ chuyên chở cây con trên thùng xe trần không có che nắng gió vì tán cây non sẽ bị hư hại nghiêm trọng do nắng gắt và gió mạnh
Câu 8: Thiết kế trồng rừng và viết công thức trồng rừng trong 1 lô:
8.1 Thiết kế trồng rừng
- Phương pháp: Phương pháp của Toumey và Korstian đã được áp dụng
phổ biến cho thiết kế trồng rừng ở nhiều nơi trên thế giới
Trang 7- Các điểm chính sau của phương pháp cần được lưu ý:
+ Xác định diện tích và phạm vi trồng rừng
+ Điều tra các điều kiện tự nhiên sinh học, dân sinh kinh tế của khu vực
+ Phân chia diện tích trồng thành khu, khoảnh, phân khoảnh và lô với lô là đơn vị tác nghiệp trồng rừng đồng nhất về mặt kinh phí và kỹ thuật
+ Xác định được tính chất của rừng trồng và các biện pháp để trồng rừng
+ Xác định các kinh doanh hổ trợ (trồng trọt, chăn nuôi, vv.)
+ Xác định được địa điểm vườn ươm và kỹ thuật gây tạo cây con phục vụ cho
+ Xác định được thời gian triển khai công việc trồng rừng, dự toán lao động
- Nội dung của thiết kế trồng rừng:
+ Đặc điểm sinh học nơi trồng rừng: vị trí, độ cao,địa hình
+ Mục đích của trồng rừng là trực tiếp hay gián tiếp
+ Cơ sở để phân chia đất trồng rừng: địa hình, thổ nhưỡng, cơ giới vv
+ Các biểu tổng hợp cho từng lô
+ Kế hoạch chăm sóc rừng trồng trong 5 năm đầu
+ Lịch thời gian để thi công
+ Các hệ thống hổ trợ: hệ thống đường giao thông, thiết kế vườn ươm vv
+ Các bản đồ địa hình, thực bì, đất và thiết kế trồng rừng
+ Phiếu lý lịch rừng trồng: Phiếu lý lịch này cần được ghi chú thời điểm của các biện pháp kỹ thuật áp dụng và các biến cố xảy ra nếu có
Sau đây là mẩu lý lịch do cơ quan FAO (1970) đề nghị cho lô trồng rừng:
+Số hiệu lô, phân khoảnh, và khoảng trồng rừng; loại cây trồng và nguồn hạt giống
+Mật độ và mô hình trồng rừng
+Diện tích lô
+Ngày tháng năm trồng, ước lượng số cây trồng, hình thức cây con đem trồng
+Số lượng trồng dặm
+ Các biến cố và kỹ thuật tác động đến rừng trồng theo thời gian
8.2 Công thức trồng rừng trong 1 lô:
a1 - X
A x
-S
Trang 8A : công thức kỹ thuật trồng rừng
a1: lô
X: tên khoa học của loài cây trồng
S: diện tích lô tính bằng ha
Câu 9: Phương pháp và phương thức trồng rừng:
9.1 Phương pháp trồng rừng:
Là PP sử dụng các vật liệu trồng rừng khác nhau để trồng rừng như: hạt giống, cây con, hay cành vô tính và gồm có 2 PP
9.1.1 Phương pháp trồng rừng hạt:
- Còn được gọi là phương pháp trồng rừng trực tiếp, nguyên liệu là hạt giống, đây là phương pháp kinh tế nhất vì không có chi phí cho sản xuất cây con
- Ưu điểm:
+ PP này rất mềm dẻo khi áp dụng, nó không bị chi phối bởi sự sản xuất cây con tại vườn ươm và hạt giống thì được tồn trữ dễ dàng hơn so với cây con
+ Không có các tổn thất khi cấy cây và bứng cây đi trồng
+ Mật độ gieo hạt dày khi gieo thẳng nên chất lượng của rừng lấy gỗ sau này sẽ tốt hơn
+ Chi phí trồng hạ do không có sản xuất cây con tại vườn ươm
- Khuyết điểm:
+ Chi phí trồng thẳng cao, chuẩn bị đất và chăm sóc làm cỏ thường xuyên
+ Cây nẩy mầm và phát triển kém và thường bị chết vào mùa khô
+ Sự thành công của PP thường bấp bênh, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố
9.1.2 Phương pháp trồng rừng bằng cây con:
- PP trồng cây hoang dã lấy trong rừng tự nhiên: Được thực hiện với một số loài cây
mà đặc điểm của chúng là rất khó gieo ươm trong vườn ươm do hạt mất khả năng nẩy mầm nhanh hay vì một vài lý do khác
- PP trồng cây con rễ trần: Chỉ được trồng ở các điều kiện hoàn cảnh thuận lợi và loài cây trồng có sức chịu đựng tốt dễ sống
- PP trồng cây con có bầu: được nuôi dưỡng trong mỗi bầu riêng biệt được chứa trong một loại vỏ bầu và chúng ta thường tháo bỏ nó khi trồng cây
+ Ưu điểm:
Hệ rễ cây không hay ít bị rối loại do trồng
Có tỉ lệ sống cao hơn sau khi trồng ở nơi có hoàn cảnh khó khăn và chúng có sinh trưởng ban đầu rất nhanh
Công việc vận chuyển cây con không lệ thuộc vào tốc độ trồng rừng
+ Khuyết điểm:
Chi phí cao hơn so với PP trồng rừng bằng cây con rễ trần, vận chuyển cao giá hơn, chuẩn bị ruột bầu tốn kém
Kỹ thuật đào hố công phu hơn và kích thước hố tùy thuộc vào kích thước bầu
- PP trồng bằng stumps: Phương pháp này lần đầu tiên áp dụng trồng ở Á châu vào khoảng 1920 và đã đạt một kết quả thành công cho các loài cây có rễ cái lớn và dài + Ưu điểm:
Trang 9Chở dễ dàng và cây trồng sẽ hồi phục nhanh và đều đặn.
Giảm lượng thoát nước từ cây do đó rừng trồng có tỉ lệ sống cao
Các chất dự trữ trong rễ cái sẽ giúp chồi thân phát triển nhanh
Stumps dễ tồn trữ và chuyên chở đi trồng ở xa
Trồng cây thì đơn giản và tổn phí thấp
Chi phí thấp hơn trồng cây bằng phương pháp cây con có bầu
Trồng rừng có thể được tiến hành sớm do vậy thời gian trồng sẽ dài
Kết quả trồng tốt hơn cho một vài loài cây
9.2 Phương thức trồng rừng:
Xác định phương thức dựa vào điều kiện cụ thể (mục tiêu trồng rừng, điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của loài cây) mà xác định
- Rừng trồng thuần loài:
- Rừng trồng hỗn loài:
+ Hỗn giao từng cây + Hỗn giao theo hàng + Hỗn Giao thành Đám + Hỗn Giao Dưới Tán
Mật độ của rừng trồng: Người ta áp dụng nhiều mật độ khác nhau để xây dựng
rừng trồng khác nhau loài cây trồng và mục đích của rừng trồng Để xác định tỉ lệ hỗn giao hợp lý, chủ yếu phải dựa vào
Điều kiện hoàn cảnh của nơi trồng rừng: Nơi có hoàn cảnh tốt, thuận lợi, cây con
sẽ sinh trưởng nhanh do đó có khoảng sống lớn hơn so với cây sinh trưởng nơi hoàn cảnh khó khăn, xấu
Mục đích của rừng trồng: Nếu rừng trồng có mục đích phòng hộ, băng cản lửa,
chống gió và xói mòn đất thì mật độ trồng rừng phải lớn để cây mau chóng khép tán phát huy tác dụng phòng hộ Đối với rừng trồng để cung cấp nguyên liệu giấy sợi, rừng không cần được tỉa thưa, độ dài của thân và sự ra cành nhánh của cây chỉ là những chỉ tiêu phụ nên mật độ trồng đầu tiên cũng là mật độ sau cùng khi khai thác
Đặc điểm tăng trưởng của cây trồng: Khoảng cách trồng giữa các cây trồng trong
rừng trồng phải được điều chỉnh theo sức tăng trưởng, khả năng sinh cành nhánh bên và tỉ lệ sống của cây trồng tại địa điểm
Điều kiện của thị trường: Nơi mà gỗ cừ cột có kích thước nhỏ đến trung bình có giá
trị và nhu cầu, thì rừng trồng cần có mật độ dày và áp dụng tỉa thưa để lấy sản phẩm cừ cột cho nhu cầu thị trường tại địa phương Nếu nhu cầu gỗ cừ cột không lớn lắm và giá trị của chúng không đủ bù đắp với tổn phí tỉa thưa thì nên trồng rừng thưa hơn
Kích thước của vật liệu đem ra trồng rừng: Cây con có kích thước nhỏ nên được
trồng gần nhau hơn so với cây con có kích thước lớn, và phẩm chất tốt hơn
Ngoài mật độ của rừng trồng, điều kiện cụ thể còn có cách sắp xếp và bố trí cây trồng thông thường có các loại bố trí cây trồng như sau:
- Trồng cây theo khoảng cách vuông
- Trồng cây theo hình chữ nhật hay theo hàng
- Trồng cây theo khoảng cách tam giác đều
- Phương cách 2 hình vuông chồng lên nhau của Toumey và Kortian
Trang 10- Phương cách bán đều và bất đều.
Câu 10: Các biện pháp kĩ thuật trong thâm canh rừng trồng:
10.1 Làm cỏ:
Là 1 công việc tốn kém nhưng cần thiết và phải tiến hành 1 cách triệt để nhất là giai đoạn rừng non
- Loại trừ cỏ dại bằng 3 cách:
+ Làm cỏ thủ công hay cơ giới: Được áp dụng bất cứ thời điểm nào khi cỏ dại vừa mới nhú ra khỏi mặt đất bằng cuốc, cắt hay phạt
+ Sử dụng hóa chất diệt cỏ: Dùng dù tỷ lệ ít cũng rất nguy hiểm vì tác hại lâu dài + Dùng các loài thực vật mọc nhanh phủ đất để loại trừ cỏ gây hại, cung cấp chất xanh tạo đất rừng trồng
10.2 Bón phân:
Bón phân cho rừng trồng sẽ giúp tăng sinh trưởng và nhất là phát triển chiều cao rừng trồng
- Các triệu chứng bên ngoài của thực vật khi chúng thiếu dưỡng chất:
+ Thiếu đạm: tăng trưởng chậm lại, lá thu nhỏ lại và hơi vàng, mặt lá ko rõ gân
+ Thiếu P: khó xác định, một vài lá kim khi thiếu P lá sẽ đổi màu xanh biếc, tím, tím nâu thành màu đỏ còn ở lá rộng, cây tăng trưởng chậm, lá màu xanh đậm, xen kẽ vết nâu
- Các loại phân bón hóa học: Đất nhiệt đới thường thiếu đạm và lân nên các loại phân hỗ hợp 3 thành phần: N-P-K Với cây lâm nghiệp thường dùng tỷ lệ: 12-24-12, 14-14-14
- Biện pháp bón phân: Rừng non bón theo 3 biện pháp:
+ Bón vào phần đất sẽ được lấp vào hố cây trồng
+ Bón thúc sau khi trồng:
+ Bón lót kết hợp với cham sóc làm cỏ xới đất cho cây trồng
- Thời điểm bón phân: Không được bón phân vào giữa mùa mưa, tốt nhất là bón vào cuối mùa mưa vì lúc này cây sinh trưởng mạnh nhất
- Số lượng phân bón: Khó xác định lượng phân bón Số lượng phân bón phải dựa vào sự liên hệ giữa cây và đất trồng
- Những trường hợp nên bón phân:
+ Đất nghèo, thực bì phát triển kém
+ Đất thoái hóa, xói mòn rửa trôi mạnh
+ Cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng
+ Rừng trồng mọc nhanh luân kỳ ngắn để quay hồi vốn nhanh
+ Đất trồng có cỏ dại cạnh tranh
10.3 Kỹ thuật tỉa cành:
1, Tỉa cành tự nhiên: 3 bước: (a) giai đoạn cành chết, (b) giai đoạn cành rụng, (c) giai đoạn lớp gỗ mới sinh ra phủ trên miệng hay cùi cành còn giữ lại
2,Tỉa cành nhân tạo: mục đích:
+ sản xuất gỗ ko có mắt
+ ngăn ngừa mắt chết trong gỗ
+sản xuất gỗ cột có chất lượng cấu tạo gỗ đồng đều
+ loài trừ nhánh chết, bị gãy hay sâu bệnh trước sự xâm nhập vào thân cây
+sữa chữa hình dáng cây bằng cách loại bỏ cành nhánh có hại và vô ích
+cãi thiện chất lượng gỗ
*kỹ thuật tỉa cành nhân tạo đối với rừng lá kim: