Bài học kinh nghiệm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ...33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-TRƯƠNG NHẤT LINH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KHU VỰC HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiên luận văn này đãđược cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trương Nhất Linh
Đại học kinh tế Huế
Trang 3Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên các
cơ quan ban ngành ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện về thời gian
và giúp đỡ tôi trong việc khảo sát tìm kiếm các nguồn thông tin quý báu cho việchoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệtôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự đóng góp chân thành của Quý Thầy, Côgiáo, các đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trương Nhất Linh
Đại học kinh tế Huế
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Trương Nhất Linh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phan Văn Hoà Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng, tỉnh Quảng Trị
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Huyện Hải Lăng,một huyện có nền kinh tế tương đối khá của tỉnh song việchuy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của huyện còn nhiều hạn chế vàbất cập, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của cấp trên và khai thác quỹ đất, nên việcquản lý hiệu quả vốn đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốnngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đạt hiệu quả chưa cao, điều này đã hạnchế khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự
án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng, tỉnh Quảng Trị" làm luận văn
thạc sĩ kinh tế
2.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập
số liệu sơ cấp, phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia chuyênkhảo, phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, so sánh
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Luận văn đãhệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng công tác quản lývốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư vàXây dựng khu vực huyệnHải Lăng giai đoạn 2015-2017, đề xuất giải pháp hoànthiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nướctrong thời gian đến
Đại học kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BDAĐT&XDKV Ban Dự án đầu tư và xây dựng khu vực
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ix
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1 Mục tiêu chung 1
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nhiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích 3
5 Kết cấu luận văn 3
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN 5
1.1 Lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 5
1.1.1 Một số khái niệm 5
1.1.2 Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 6
1.1.3 Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 9
1.1.4 Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 10
1.1.5 Trình tự đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 13
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 18
1.2 Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN .24
Đại học kinh tế Huế
Trang 71.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN 24
1.2.2 Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN 27
1.2.3 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở một số địa phương 29
1.2.4 Bài học kinh nghiệm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI BAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KHU VỰC HUYỆN HẢI LĂNG, QUẢNG TRỊ 36
2.1 Tình hình cơ bản của huyện Hải Lăng 36
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 39
Bảng 2.2: Tình hình dân số ở huyện Hải Lăng giai đoạn 2014-2016 41
2.1.3 Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước 44
2.2 Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại BDAĐT&XDKV huyện Hải Lăng 46
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện .46
2.2.2 Lập kế hoạch, dự toán NS và phân bổ vốn 48
2.2.3 Tình hình thực hiện kế hoạch 49
2.2.4 Tình hình quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra 52
2.2.5 Tình hình nghiệm thu và tổ chức sử dụng công trình 53
2.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 55
2.3.1 Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra 55
2.3.2 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyện Hải Lăng 57
2.3.3 So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyện Hải Lăng 61
2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyện Hải Lăng, Quảng Trị 68
2.4.1 Kết quả 68
2.4.2 Hạn chế 70
Đại học kinh tế Huế
Trang 82.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI BDAĐT&XDKV HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ 74
3.1 Định hướng 74
3.2 Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 76
3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch 76
3.2.2 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư 77
3.2.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý các dự án đầu tư, chất lượng công trình 78
3.2.4 Hoàn thiện công tác tư vấn, thiết kế kỹ thuật, thẩm định, thi công 80
3.2.5 Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư, đẩy nhanh tiến độ dự án 81
3.2.6 Hoàn thiện quy trình hóa công tác quản lý vốn NSNN đầu tư XDCB 83 3.2.7 Hoàn thiện công tác giám sát, thanh, kiểm tra 91
3.2.8 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ của Ban Dự án 93
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
1 Kết luận 95
2 Kiến nghị 95
2.1 Về phía nhà nước và UBND tỉnh Quảng Trị 95
2.2 Về phía UBND huyện Hải Lăng 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHIẾU ĐIỀU TRA 99
PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA 103 Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Nhận xét phản biện 1
Nhận xét phản biện 2 Bản giải trình chỉnh sửa hoàn thiện luận văn Xác nhận hoàn thiện luận văn
Đại học kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Đại học kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đại học kinh tế Huế
Trang 11PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói đến sự phát triển kinh tế xã hội, thì một trong những vấn đề then chốtđược đề cập trước tiên đó là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Thật vậy, nhờnhững chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước,đặc biệt là sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế vànguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế mà công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở huyệnHải Lăng nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung thời gian qua đã có nhiều khởi sắc,góp phần làm thay đổi diện mạo của huyện ngày một khang trang và đẹp hơn Kếtcấu hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước hiện đại hoá và hệ thống "điện, đường,trường, trạm" ngày càng được đồng bộ hoá đã tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội huyệnkhông ngừng tăng trưởng, phát triển
Huyện Hải Lăng,một huyện có nền kinh tế tương đối khá của tỉnh song việchuy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của huyện còn nhiều hạn chế vàbất cập, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của cấp trên và khai thác quỹ đất, nên việcquản lý hiệu quả vốn đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốnngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đạt hiệu quả chưa cao, điều này đã hạnchế khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Từ những thực tế trên, cần phải quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nước là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn Xuất phát từ
những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng, tỉnh Quảng Trị" làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn và phân tích thựctrạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB) từ nguồn ngân sách nhànước (NSNN)tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng giai đoạn
Đại học kinh tế Huế
Trang 122014-2016, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng, tỉnhQuảng Trị trong thời gian đến.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác quản
lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vựchuyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Đối tượng điều tra của đề tài là Chủ đầu tư,Ban dự án đầu tư và xây dựngkhu vực huyện Hải Lăng, các đơn vị hưởng lợi (đại diện cơ quan sử dụng công trìnhnhư trường học, trụ sở, người dân…) và cán bộ thuộc các Đơn vị xây lắp thi công(các nhà thầu, quản lý thi công công trình)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở khoa học và phân tích thựctrạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện HảiLăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2016, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNcủa huyện Hải Lăng trong thờigian đến
- Về thời gian: Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn NSNN giai đoạn 2014 – 2016; nghiên cứu đánh giá của các đối tượng điềutra năm 2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2025
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Đại học kinh tế Huế
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Để phục vụ công tác nghiên cứu, các báo cáo, số liệu về
vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNcủa Kho bạc Nhà nước huyện, Phòng Tài chính
Kế hoạch huyện,BDAĐT&XDKV đầu tư huyện, từ HĐND, UBND huyện và các cơquan ban ngành khác được thu thập, tổng hợp, phân tích và kết hợp theo từng mụctiêu, nội dung cụ thể của đề tài Các tài liệu này đã cung cấp những thông tin số liệuchính thức về thực trạng thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyệnHải Lăng, tỉnh Quảng Trị
- Số liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để phỏng vấn
15 cán bộ thuộc các bộ phận quản lý tiền vốn như Chủ đầu tưvàBDAĐT&XDKV,15 cán bộ thuộc các đơn vị hưởng lợi (đại diện cơ quan sửdụng công trình như trường học, trụ sở, người dân…) và 15 cán bộ thuộc các Đơn
vị xây lắp thi công (các nhà thầu, quản lý thi công công trình) Tổng số người đượcđiều tra là 45 người Đây là các cán bộ trực tiếp hoặc có liên quan đến công tácquản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNtrên địa bàn huyện Hải Lăng.Mẫu được chọn để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu có điều kiện theo danhsách đơn vị
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp
và phân tích sau: phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia chuyênkhảo, phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, so sánh(số trung bình, sốtuyệt đối, số tương đối, tần suất,… ) được sử dụng trong việc phân tích thực trạngcông tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện, so sánh các
số liệu thu thập được qua các năm để đưa ra các kết luận
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồnngân sách nhà nước;
Đại học kinh tế Huế
Trang 14Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngânsách nhà nước tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơbản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Đại học kinh tế Huế
Trang 15PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN
1.1 Lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 1.1.1 Một số khái niệm
Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra tài sản cố định (TSCĐ) Trong
hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố: sức lao động, tư liệulao động, đối tượng lao động Khác với đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm ) các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhàxưởng, phương tiên vận tải, ) là những phương tiện vật chất mà con ngươì sử dụng
để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình Bộ phậnquan trọng nhất trong các tư liệu lao động là các TSCĐ Đó là các tư liệu lao độngchủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinhdoanh như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiếntrúc, TSCĐ vô hình Thông thường một tư liệu lao động được coi là một TSCĐphải đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản: Phải có thời gian sử dụng tối thiểu
và phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định Tiêu chuẩn này được quy địnhriêng đối với từng nước và được điều chỉnh phù hợp với giá cả của từng thời kỳ[13]
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi lànhững công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động TSCĐ đượcchia thành hai loại: TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không
có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình) Để có được TSCĐ, chủ đầu tư có thể thựchiện bằng nhiều cách như: xây dựng mới, mua sắm, đi thuê,
Hoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các
TSCĐ được gọi là đầu tư (ĐT) XDCB XDCB chỉ là một khâu trong hoạt độngĐTXDCB XDCB là các hoạt động cụ thể để tạo ra TSCĐ [13]
Đại học kinh tế Huế
Trang 16- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích
đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặtmáy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán [13]
-Vốn ngân sách nhà nước: Gồm ngân sách TW và ngân sách địa phương,
được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và một sốnguồn khác dành cho đầu tư xây dựng cơ bản [14]
-Vốn tín dụng đầu tư : Vốn của nhà nước chuyển sang, vốn huy động từ các
đơn vị kinh tế và các tầng lớp dân cư, dưới các hình thức, vốn vay dài hạn của các
tổ chức tài chính tín dụng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài [14]
-Vốn của các đơn vị (sản xuất kinh doanh) SXKD, dịch vụ thuộc các thànhphần kinh tế khác
1.1.2 Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Vốn đầu tư XDCB là một bộ phận trong chi đầu tư phát triển của NSNN.Những dự án được sử dụng nguồn vốn của NSNN gồm: các công trình kết cấu hạtầng KTXH, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn do nhà nước quảnlý; các chương trình, dự án thuộc các doanh nghiệp, các tổ chức thuộc các lĩnh vựccần có sự tham gia của Nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, các dự
án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước Dựa vào vào các tiêuthức khác nhau người ta phân vốn NSNN đầu tư XDCB thành các loại khác nhau
Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là nguồn vốn của nhà nước, bao gồm:Nguồn vốn thu trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài
* Nguồn vốn NSNN đầu tư XDCB thu trong nước, bao gồm:
+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Luật Ngân sách Nhà nước định nghĩa:
”NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện cácchức năng và nhiệm vụ của nhà nước”
Nguồn vốn đầu tư từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự ánkhông có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung chonền KTXH; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham
Đại học kinh tế Huế
Trang 17gia đầu tư Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN có tính chất bao cấpnên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ.
Nguồn vốn NSNN được hình thành từ tiết kiệm của NSNN, đó là khoảnchênh lệch giữa thu và chi của NSNN Thu của NSNN được thực hiện chủ yếu là từthuế và một phần nhỏ là các khoản thu từ phí, lệ phí và thu khác Chi của NSNNbao gồm: chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho quản lý hành chính, anninh quốc phòng, sự nghiệp văn hóa, giáo dục và đào tạo, chi các sự nghiệp kinh tế.Muốn tăng nguồn tích lũy của NSNN phải phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi VĐTphát triển qua kênh NSNN, được thể hiện qua hai phần: một phần VĐT xây dựngcông trình tập trung của Nhà nước, một phần từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tếhàng năm
+ Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Là hình thức vay nợ của Nhà nước thôngqua kho bạc, được thực hiện chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do
Bộ Tài chính phát hành.Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của ngân sách lớn,nhưng nguồn thu lại không thể đáp ứng được Để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủthường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ Ở nước ta hiệnnay, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây: Tín phiếu, trái phiếu kho bạc,trái phiếu đầu tư…Đối với VĐT PT, hình thức tín dụng nhà nước có thể tác độnglên hai mặt: Chính phủ vay ngắn hạn tạo điều kiện cân đối ngân sách đảm bảo kếhoạch đầu tư PT KT và phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số dự án nào đó, nếuvận dụng tốt sẽ tạo ra nguồn VĐT PT quan trọng
+ Nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhà nước: Hiện nay, ở cácquốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước vì nhiều lý do khác nhau: bảo đảmnhững ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, kinh doanh ở những lĩnh vực mà tưnhân không đủ sức, đủ vốn hoặc không muốn làm vì hiệu quả kinh tế thấp, nhất là ởnhững lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, năng lượng, dịch vụ công cộng
VĐT của các thành phần kinh tế nhà nước được hình thành từ rất nhiều nguồnkhác nhau: Là nguồn vốn do NSNN cấp cho các tập đoàn, công ty nhà nước nắm100% vốn hoặc cổ phần chi phối, tuy nhiên nguồn vốn này sẽ có xu hướng giảm đáng
Đại học kinh tế Huế
Trang 18kể cả về tỷ trọng và số lượng; nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổphiếu (đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa); tiền khấu hao
cơ bản của tài sản cố định, lợi nhuận tích lũy được phép để lại doanh nghiệp
+ Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Các ngân hàng thương mại và các tổ chứctài chính trung gian khác như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảohiểm có vai trò rất quan trọng trong việc huy động VĐT PT Các tổ chức này có
ưu điểm là có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu về vốn của các pháp nhân và thể nhântrong nền kinh tế, nếu những đối tượng vay vốn chấp hành đầy đủ những quy chếtín dụng Sở dĩ các tổ chức này có thể thu hút, huy động nguồn vốn bằng tiền nhànrỗi trong nền kinh tế với khối lượng lớn, bởi vì các tổ chức này đã sử dụng dướinhiều hình thức huy động khác nhau rất phong phú và đa dạng
+ Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh: Nguồn VĐT của khu vực dândoanh được hình thành từ nguồn tiết kiệm của các DN ngoài quốc doanh và tiếtkiệm của dân cư
* Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, gồm:
Những nước đang PT như nước ta, dù có huy động tối đa nguồn vốn trongnước cũng chưa thể thỏa mãn nhu cầu cho đầu tư PT, nhất là trong điều kiện hạ tầngKTXH còn thấp như hiện nay Với tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, đầu tư nướcngoài góp phần tích cực để giải quyết hai vấn đề nan giải nêu trên, đồng thời với xuhướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống KTXH, quan hệ giao lưu KT và khoa học
kỹ thuật PT mạnh mẽ đã trở thành nhu cầu bức xúc của tất cả các nước trên thế giới.Nguồn VĐT nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm các nguồn chủ yếu sau:
+ Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Là nguồn vốn do Chính phủ các nước
và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chíkhông có lãi Nguồn này thường được tập trung vào ngân sách của Chính phủ để đầu tư
PT hoặc cho vay Hình thức viện trợ PT chính thức ngoài vốn ngoại tệ, thường đượcđầu tư dưới dạng máy móc, thiết bị, công nghệ, công trình hoặc chuyên gia
+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Theo Tổ chức thương mại thếgiới đưa ra định nghĩa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư
Đại học kinh tế Huế
Trang 19từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hútđầu tư) cùng với quyền QL tài sản đó Phương diện QL là thứ để phân biệt FDI vớicác công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó QL ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó,nhà đầu tư thường hay đượcc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công tycon" hay "chi nhánh công ty"
+ Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Trước đây, viện trợ của các
tổ chức phi Chính phủ chủ yếu là cho các nhu cầu nhân đạo như nhu cầu cung cấpthuốc men, lương thực, quần áo cho nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh, dịch họa Những năm gần đây tính chất của những khoản viện trợ này đã có sự thay đổi,chuyển dần từ viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ cho việc đầu tư PT các công trìnhCSHT có quy mô vừa và nhỏ Nếu chúng ta biết tranh thủ, khai thác các dự án củaNGO thì có tác dụng tốt đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ ở nông thôn,tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp ở nông thôn PT
1.1.3 Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Quản lý là hoạt động tác động của chủ thể QL lên các đối tượng QL trongđiều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục tiêu nhất định
Theo quy định tại khoản khoản 3 điều 2 tại Nghị định12/2009/NĐ-CP [7] thì
“Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN kể cả các dự án thành phần, Nhà nước QLtoàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án,quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đếnkhi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng”.Theo quy địnhtại khoản 2 điều 2 tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì “Việc đầu tư xây dựng côngtrình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể PT KTXH, quy hoạch ngành, quy hoạchxây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với cácquy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan Do đó việc QLVĐT xây dựng công trình phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong hoạt độngxây dựng để lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán và quyết toánthanh toán VĐT xây dựng công trình; định mức KT - kỹ thuật trong thi công xây
Đại học kinh tế Huế
Trang 20dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán đồng thờihướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đề trên.
- Lập và QL chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo hiệu quả và
mục tiêu của dự án đầu tư XDCB; ghi theo đúng nguyên lệ trong tổng mức đầu tư,tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ
để việc quy đổi VĐT được thực hiện một cách có cơ sở và để tính toán chính xáctổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá nội tệ
- Chủ thể đứng ra QL toàn bộ quá trình đầu tư là Nhà nước Tuy nhiên cần
lưu ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dự án
- Chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với các bước thiết kế
và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán khi kết thúc xây dựng
và đưa công trình vào sử dụng
- Căn cứ vào khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu KT - kỹ thuật
và các chế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình QL VĐT xây dựngcông trình phù hợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ
- Giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu tư xây
dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách nghiệm hướng dẫn việclập và QL chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
- Đối với các công trình ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào
các nguyên tắc QL vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở liênquan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thi công xây dựngphù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành và hướng dẫn[7]
1.1.4 Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 1.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lývốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Quản lý VĐT xây dựng công trình có nhiều chủ thể tham gia từ Trung ươngtới địa phương:
- Quốc hội: Ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý đầu tư, QL NSNN và các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư; đưa ra các quyết định
Đại học kinh tế Huế
Trang 21về thu chi NSNN, phân bổ ngân sách Trung ương, giám sát việc thực hiện, phêchuẩn các quyết toán, theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốchội xem xét, quyêt định về chủ trương đầu tư.
- Chính phủ: Ban hành các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp
luật, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương, báo cáo tình hìnhthực hiện NSNN, các chương trình PT KTXH, dự án công trình quan trọng choQuốc hội Thủ tướng ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đã được Quốc hộithông qua, chỉ định các gói thầu đối với các dự án mang tính chất bí mật quốc gia,cấp bách, an ninh và an toàn năng lượng, Chính phủ phân cấp cho các chính quyềnđịa phương, ban hành các quy định về định mức phân bổ, tiêu chuẩn, định mức chiNSNN
- Bộ Xây dựng: Đưa ra các cơ chế chính sách về xây dựng, quản lý xây dựng,
quy hoạch xây dựng Quyết định đầu tư với các dự án nhóm A, B, C kiểm tra, pháthiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình
- Bộ Tài chính: Xem xét các chế độ chính sách về huy động quản lý các
nguồn VĐT để trình Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, banhành văn bản pháp luật của các dự án về tài chính - ngân sách, phối hợp với Bộ Kếhoạch và Đầu tư tiến hành phân bổ VĐT cho các bộ, các địa phương và các dự ánquan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN Kiểm tra, quyết toán VĐT các dự án,hướng dẫn cho quá trình cấp phát vốn cho các dự án NSNN, phê duyệt quyết toánVĐT các dự án hoàn thành
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý
Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư,
kế hoạch đầu tư PT hàng năm và 5 năm, kế hoạch PT KTXH, phối hợp với Bộ Tàichính lập dự toán NSNN, phương án phân bổ NSNN, hướng dẫn nội dung trình tựlập, thẩm định và quản lýcác dự án quy hoạch tổng thể KTXH, quy hoạch PTngành, phối hợp với các bộ ngành kiểm tra đánh giá hiệu quả VĐT
- Các bộ ngành khác có liên quan: Góp phần vào quá trình QL nhà nước
theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Đại học kinh tế Huế
Trang 22- Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết toán thu chi NSNN, phân bổ dự toán
ngân sách quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện dự án đầu tư trên địabàn mình
- UBND các cấp: Lập dự toán NSNN, danh mục đầu tư, phương án phân bổ
điều chỉnh ngân sách đối với các dự án thuộc cấp mình QL, kiểm tra nghị quyết củaHDND cấp dưới và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc
- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn được giao có nhiệm vụ thẩm định phê
duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thanh toán cho các nhà thầu, nghiệm thucông trình, QL chất lượng, khối lượng, chi phí đầu tư xây dựng, tiến độ, an toàn và
vệ sinh môi trường của các công trình cụ thể
1.1.4.2 Chủ đầu tư xây dựng công trình
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao
QL, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.Theo khỏan1điều 3 Nghị định
12/2009/NĐ-CP qui định ”Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật NSNN[7].
- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là mộttrong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, huyện trực thuộc Trungương và DNNN;
- Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBNDcác cấpquyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn
vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyếtđịnh đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư Trong trườnghợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn
vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tưtrong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưacông trình vào khai thác, sử dụng;
Đại học kinh tế Huế
Trang 23Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b khoảnnày thì người quyết định đầu tư có thể ủy thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làmchủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư
1.1.4.3 Xây dựng cơ chế quản lý vốn
Sử dụng các công cụ như các kế hoạch, chính sách với một số các yếu tố đặcthù: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và một số bộ ngành chức năng khác xâydựng các chính sách huy động và sử dụng vốn, được cụ thể hóa bằng các quy định,chỉ tiêu và các định mức Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về quyết toán VĐT, hướngdẫn chi tiết quyết toán, đồng thời kiểm tra công tác quyết toán VĐT, định kỳ thẩmđịnh các dự án Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí xây dựng, lập
hồ sơ quyết toán vốn Cơ chế QL VĐT xây dựng công trình gồm những quy định
về quản lý chi phí dự án, thanh quyết toán VĐT; xây dựng các kế hoạch ngắn, trung
và dài hạn về đầu tư, qua đó có thể cụ thể hóa chủ trương, định hướng đầu tư trong
cả nước Dự báo các nhu cầu vốn, cơ sở xác định và xây dựng gắn với chiến lược vàquy hoạch PT KT, từ đó xác định rõ nguồn vốn huy động và phương thức phân phốinâng cao hiệu quả sử sụng vốn
1.1.4.4 Kiểm tra, giám sát vốn
Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng, qua đó đảm bảo được sử dụngVĐT hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, kiểm tra giámsát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm các quy định vềđiều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình theo dõi kiểm tracác kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình đầu tư, đảmbảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển chung của cả nước Quá trình giámsát tức là giá tổng thể đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các chức năng thanh trachuyên ngành xây dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là ngăn ngừa và xử lý các
vi phạm
1.1.5 Trình tự đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Dự án đầu tư được hình thành và phát triển (PT) với nhiều giai đoạn riêngbiệt, nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen nhau theo một tiến trình
Đại học kinh tế Huế
Trang 24lôgic Mặc dù vậy, có thể nghiên cứu chúng một cách tương đối độc lập và trên cácgóc độ khác nhau để hiểu chúng một cách hệ thống hơn, toàn diện hơn Trên cơ sởquy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bước côngviệc, phân thành hai giai đoạn theo sơ đồ sau:
Qua sơ đồ ta thấy: bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước
là cơ sở thực hiện giai đoạn sau Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của dự án màmột vài bước có thể gộp vào nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự ánvừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bướcnghiên cứu dự án tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lậpbáo cáo KT - kỹ thuật đối với những dự án quá nhỏ và những dự án có thiết kếmẫu.Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp theophải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về KT, tài chính, kỹ thuật của bước đó,nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp cóthẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo Đáng lưu ý nhất là thựchiện trình tự theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án
- Nội dung công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:
+ Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
+ Tiến hành thăm dò, xem xét thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìmnguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư
và lựa chọn hình thức đầu tư
+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng
+ Lập dự án đầu tư
+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư,
tổ chức cho vay VĐT và cơ quan có chức năng thẩm quyền lập dự án đầu tư
- Nội dung công việc ở giai đoạn thực hiện dự án bao gồm:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước
Trang 25+ Phê duyệt, thẩm định thiết kế và dự toán hạng mục công trình.
+ Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các hạng mục công trình và hồ sơ mời thầu+ Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị
+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên
+ Ký kết hợp đồng KT với nhà thầu đã trúng thầu
+ Thi công xây lắp công trình
+ Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng
* Phân loại dự án đầu tư
Phần lớn, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thờihạn Do vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân loại
dự án đầu tư theo các tiêu thức khác nhau
+ Theo tính chất của dự án: mà ta có thể chia dự án đầu tư thành các loại dựán: dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, dự ánđầu tư nhân đạo
+ Theo nguồn vốn đầu tư: có dự án đầu tư bằng vốn trong nước, vốn đầu tưtrực tiếp từ nước ngoài, vốn ODA, vốn đầu tư của Chính phủ, vốn đầu tư của khuvực tư nhân, vốn liên doanh và vốn cổ phần…
* Theo ngành, lĩnh vực đầu tư: dự án thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp,lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng dịch vụ…
* Theo quy mô: dự án đầu tư quy mô lớn, dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ
Đại học kinh tế Huế
Trang 26Sơ đồ 1.1 Trình tự các giai đoạn trong hoạt động đầu tư XDCB
Giai đoạn IChuẩn bị đầu tư
Nghiên cứu cơ hộiđầu tư
Nghiên cứu dự án tiền
khả thi
Nghiên cứu dự ánkhả thi
Thẩm định và phê duyệt
dự án
Giai đoạn IIThực hiện đầu tư
Thiết kế, lậpdựtoán
Ký kết HĐ Thi công xây dựng, đào
tạo, CN,CBKT,QL
Vận hànhthử nghiệm,nghiệm thu, quyết toán
Khai thác sử dụng
Đại học kinh tế Huế
Trang 27- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác điểmtrên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuấtvật liệu, bưu chính, viễn thông.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷtinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôitrồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phátthanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,nghiên cứu khoa học và các dự án khác,,với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phátthanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,nghiên cứu khoa học và các dự án khác Với tổng mức đầu tư từ 30 đến 500 tỷđồng
Trang 28khoáng sản, các dự án giao thông Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch, xâydựng khu nhà ở Với tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ đồng.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoátnước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện
tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưuchính, viễn thông Với tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ đồng
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷtinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôitrồng thuỷ sản, chế bin nông, lâm, thuỷ sản Với tổng mức đầu tư dưới 40 tỷ đồng
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phátthanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư dưới 30 tỷ đồng
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
1.1.6.1 Cơ chế quản lý vốn NSNN đầu tư XDCB
Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung vàĐTXDCB nói riêng phải được thể chế hoá Các văn bản quy phạm pháp luật tạo rahành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động ĐTXDCB Hệ thống các chính sách phápluật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động ĐTXDCB và do vậy có ảnhhưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB Hệ thống chính sách pháp luậtvừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực,tham nhũng thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB Hệ thống chính pháp pháp luật đầy
đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng cácnhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ĐTXDCB
Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm phápluật về ĐTXDCB được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đờisống xã hội Do vậy các chính sách pháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi mà bảnthân nó không còn đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới đã thay đổi Để có thểquản lý ĐTXDCB được tốt, nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tình
Đại học kinh tế Huế
Trang 29hình ĐTXDCB để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật vềĐTXDCB cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB.
Quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơquan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư
và xây dựng Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ lànhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việcquản lý vốn đầu tư XDCB, ngược lại nếu chủ trương đầu tư thường xuyên bị thay đổi
sẽ gây ra lãng phí to lớn đối với nguồn VĐT cho XDCB Mặc dù Chính phủ và các
Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứu sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách chophù hợp hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trường song cơ chế, chính sách quản lýkinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng nói riêng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống
1.1.6.2 Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ
Đối với nước ta, chiến lược PT KTXH là hệ thống quan điểm định hướng củaĐảng, của Nhà nước về PT KTXH theo ngành, theo vùng kinh tế trong từng giaiđoạn Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược PT KTXH Việt Nam đến năm
2010 là tập trung vào hai nội dung cơ bản: Tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vàchuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước côngnghiệp, tiến sát với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới trongmột vài thập kỷ tới Cùng với chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế hoạt động đầu tưcủa Nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng là biện pháp kinh tếnhằm tạo môi trường và hành lang cho DNPT sản xuất kinh doanh và hướng các hoạtđộng kinh tế của các doanh nghiệp đi theo qũy đạo của kế hoạch vĩ mô
1.1.6.3 Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
Nó có thể là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với một dự án đầu
tư Trong đầu tư, chủ đầu tư phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xácđịnh quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ sảnxuất sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi nhà đầu tư dám chấp nhận sựmạo hiểm trong đầu tư nếu muốn đầu tư thành công Đặc biệt trong đầu tư XDCB,
sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiến
Đại học kinh tế Huế
Trang 30nhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình.Bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đầu tư XDCB đòi hỏi phức tạp hơn
1.1.6.4 Nhân tố con người
Nhân tố con người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác QL VĐTXDCB, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợinhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trongchính sách để tham nhũng thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt được hiệu quả Cácbiểu hiện của những hạn chế trong nhân tố con người đối với QL VĐT XDCB:
- Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác: Chất lượng công tác quy hoạchthấp, quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa điểmxây dựng cho dự án đầu tư, nên quyết định đầu tư thiếu chính xác Vì thế không ít
dự án khi xây dựng chưa có quy hoạch tổng thể nên các công trình phải dịch chuyểnđịa điểm gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp Hiện tượng khá phổ biến khác
là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tưnhư tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác nên đưa đến hiện tượng phổ biến
là thường phải điều chỉnh bổ sung
- Bố trí công trình hàng năm quá phân tán làm lu mờ mục tiêu chiến lược: Bốtrí kế hoạch quá phân tán, hàng năm số dự án, công trình đưa vào kế hoạch đầu tưquá lớn Do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp Các công trình có khốilượng thực hiện quá lớn lại được bố trí kế hoạch năm sau thấp, nên kéo dài niên độthực hiện kế hoạch của các dự án, công trình
1.1.6.5 Đặc điểm sản phẩm công trình xây dựng cơ bản
Các sản phẩm xây dựng có những đặc điểm chủ yếu sau:
-Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêuthụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn, khí hậu
Chất lượng và giá cả sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tựnhiên Do vậy để giảm thiểu lãng phí, thất thoát do nguyên nhân khách quan bởi cáctác động trên đòi hỏi trước khi xây dựng phải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tư vàchuẩn bị xây dựng, Đặc điểm này đòi hỏi cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc
Đại học kinh tế Huế
Trang 31sử dụng và QL VĐT XDCB ngay từ khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, lựachọn địa điểm, điều tra khảo sát, thăm dò để dự án đầu tư đảm bảo tính khả thi cao.
- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp: Sản phẩm xây dựngvới tư cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh mang tính chất là tài sản cố định,kết cấu của sản phẩm phức tạp, các bộ phận công trình có yêu cầu kỹ thuật khácnhau,đòi hỏi khối lượng VĐT, vật tư lao động, máy thi công nhiều khác nhau Dovậy trong QL vốn trong hoạt động đầu tư XDCB phải nâng cao chất lượng công tác
kế hoạch hoá VĐT, lập định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức
- Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài và chất lượng của nó có ýnghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác
-Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoánghệ thuật và quốc phòng Đặc điểm này dễ dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mấtcân đối trong phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác trong quá trình chuẩn bịcũng như quá trình thi công
-Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ: Mỗi sản phẩm đều cóthiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế Mỗi công trình có yêu cầu riêng
về công nghệ, về tiện nghi, về mỹ quan, về an toàn Do đó khối lượng của mỗi côngtrình đều khác nhau, mặc dù về hình thức có thể giống nhau khi xây dựng trênnhững địa điểm khác nhau
1.1.6.6 Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá đầu tư
Quy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt độngĐTXDCB Nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến lãng phí công trình đầu tư Thực tếĐTXDCB trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạngcác công trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá sản Ví
dụ như các nhà máy đường, cảng cá, chợ đầu mối, Quy hoạch dàn trải sẽ làm choviệc ĐTXDCB manh mún, nhỏ lẻ, ít hiệu quả Nhưng nếu không có quy hoạch thìhậu quả lại càng nặng nề hơn Nhà nước không những chỉ quy hoạch cho ĐTXDCBcủa nhà nước mà còn phải quy hoạch ĐTXDCB chung, trong đó có cả ĐTXDCBcủa tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài Khi đã có quy hoạch cần phải công khaiquy hoạch để người dân và các cấp chính quyền đều biết Trên cơ sở quy hoạch, về
Đại học kinh tế Huế
Trang 32ĐTXDCB của nhà nước, nhà nước cần phải đưa vào kế hoạch đầu tư, khuyến khíchcác khu vực vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo.
Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư vừa là nộidung, vừa là công cụ QL hoạt động đầu tư Để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐTXDCB thì công tác kế hoạch hoá đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu PT KT Mục đíchcuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền KT quốc dân Do nhu cầu của nền kinh tế
là xuất phát điểm cho việc lập quy hoạch và công tác kế hoạch hoá, đồng thời cầncăn cứ vào định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật
Kế hoạch đầu tư phải dựa trên khả năng huy động nguồn lực trong và ngoài nước;phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục, tính vững chắc và phải cómục tiêu rỏ ràng Do vậy thì hiệu quả sử dụng VĐT XDCB mới được nâng cao
1.1.6.7.Môi trường cạnh tranh trong đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước
Trong ĐTXDCB của nhà nước thường tính cạnh tranh không cao Về nguyêntắc, nhà nước thường ĐTXDCB vào những vùng, miền, lĩnh vực mà đầu tư tư nhânkhông muốn làm, không thể làm, không được làm Nhà nước thường đầu tư vàonhững nơi mà lợi ích kinh tế xã hội nói chung được coi trọng hơn lợi ích kinh tếthuần tuý Vì vậy, môi trường cạnh tranh trong ĐTXDCB của nhà nước về lý thuyếtnhìn chung thường ít khốc liệt, thiếu minh bạch Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự cạnhtranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB Nhà nước cầnphải tạo ra một môi trường cạnh tranh thực chất trong lĩnh vực ĐTXDCB của nhànước để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
1.1.6.8 Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Tổ chức, QL VĐT xây dựng là một lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều nộidung, nhằm khuyến khích các thành phần KT đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợpvới chiến lược PT KT xã hội trong từng thời kỳ nhất định của đất nước Sử dụng cóhiệu quả cao nhất các nguồn VĐT do Nhà nước quản lý, chống thất thoát, lãng phí;đảm bảo dự án xây dựng đúng quy hoạch mỹ quan, bền vững; đảm bảo môi trườngsinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng; áp dụngcông nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý
Đại học kinh tế Huế
Trang 33Tổ chức QL đòi hỏi phải chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự
án thuộc nguồn vốn NSNN Vì vậy, cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn củacác cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quátrình đầu tư và xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả VĐT Để nâng cao chất lượngcủa công tác quản lý đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện tiết kiệm VĐT cũng như tạođiều kiện cho các kết quả đầu tư tăng về mặt khối lượng và mang lại nhiều lợi ích
KT xã hội khi khai thác, sử dụng các kết quả đầu tư này Do những thiếu sót chủquan lẫn khách quan mà công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho VĐT bị thấtthoát, lãng phí, một số đối tượng đầu tư đã đem mang lại hiệu quả sử dụng khôngnhư mong muốn về lợi ích KTXH
Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quảhoạt động ĐTXDCB Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người
và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực ĐTXDCB Nếu năng lực conngười và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong ĐTXDCB Tổchức bộ máy tham gia vào hoạt động ĐTXDCB rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kếhoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấu thầu, thi công, nghiệm thu quyết toán,đưa công trình vào sử dụng,
Công tác quản lý hành chính nhà nước trong ĐTXDCB cũng có ảnh hưởnglớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư Thực tế cho thấy nếu quản lý nhà nước yếukém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phíđầu tư và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp Muốn nâng cao hiệu quả hoạtđộng ĐTXDCB cần phải đổi mới quản lý hành chính nhà nước
1.1.6.9 Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành
Cách thức tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽgiúp nhà đầu từ tạo ra một khối lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định Thậtvậy, so sánh khối lượng hàng hoá dịch vụ này với nhu cầu của nền KT chúng ta sẽxác định được lợi ích KT của VĐT
Tổ chức khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốthay không lại phụ thuộc vào nhiều sự tác động:
Đại học kinh tế Huế
Trang 34- Tác động của việc chọn mô hình chiến lược CNH - HĐH; việc sử dụng cácchính sách KT và của các tổ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng Ngoài ra, còntuỳ thuộc vào mức độ đúng đắn, phù hợp của chúng mà có tác động tích cực hoặctiêu cực đến các đối tượng của quá trình đầu tư hoàn thành.
- Công tác tổ chức điều hành, nghiên cứu triển khai, áp dụng các thành tựukhoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Công tác tiếp thị, chiếm lĩnh và mở rộngthị trường tiêu thụ sản phẩm Công tác cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm…
Tóm lại, VĐT XDCB từ NSNN là tiền đề để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật,CSHT, thu hút các nguồn VĐT như: vốn nước ngoài, vốn của các DN và của cáctầng lớp dân cư…đảm bảo tăng trưởng và PT KT Nó là động lực PT quan trọng củamọi nền sản xuất xã hội
Trong quá trình PT của đất nước không thể không cần tới VĐT Tuy nhiên,
do những đặc thù riêng có của ngành XDCB và VĐT XDCB từ NSNN như: quy môlớn, thời gian xây dựng kéo dài, nhiều rủi ro; việc QL liên quan đến nhiều ngành vànhiều cấp… đồng thời do nguồn lực khan hiếm, nhu cầu đầu tư luôn luôn cao hơnkhả năng của nền KT, nên đòi hỏi VĐT phải được sử dụng có hiệu quả
Ở nước ta hiện tượng thất thoát và lãng phí trong XDCB đang là một vấn đềnhức nhối Do đó, việc nâng cao hiệu quả VĐT XDCB từ NSNN là một vấn đềđang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm
1.2 Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 1.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Hoạt động đầu tư ở nước ta được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm phápluật khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địaphương ban hành
1.2.1.1 Quốc hội
Tính từ thời điểm sau khi có Luật xây dựng, Quốc hội đã ban hành nhiều đạoluật có liên quan tới lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình như: Luật ngân sách 2015,Luật Đầu tư 2014; Luật Đấu thầu 2013; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí2013; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Nhà ở 2014; Luật Bảo vệ môi trường 2014;
Đại học kinh tế Huế
Trang 35Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Luật Kinh doanh bất động sản 2014;Luật Phòng chống tham nhũng 2012 (sửa đổi 2016); Luật Quản lý và sử dụng tàisản nhà nước 2008 Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành nhiều nghị quyết có liênquan như: Nghị quyết về kế hoạch PT KTXH và dự toán NSNN hàng năm; Nghịquyết về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và các nghị quyết về các chương trìnhmục tiêu trong lĩnh vực giáo dục, y tế
1.2.1.2.Văn bản của Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan
Để thực hiện các luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình, Chính phủ
và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Chỉ tính riêng các văn bảnhướng dẫn thi hành Luật xây dựng, Luật đầu tư và Luật đấu thầu được ban hành từnăm 2006 đến 2016, đã có nhiều nghị định Chính phủ được ban hành triển khai cácLuật liên quan:
- Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quyết định và nghị địnhnhư: Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 2005; Nghị định số112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006; Nghị định số12/2009/NĐ - CP ngày
12 tháng 2 năm 2009; Chỉ thị số 1315/CT-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2011
- Bộ Xây dựng ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị để hướng dẫn thi hànhLuật xây dựng và các nghị định của Chính phủ Các văn bản như: Quyết định số
788/QĐ-BXD ngày 26 tháng 8 năm 2010; Thông tư số 02 /2011/TT-BXD ngày 22tháng 2 năm 2011
- Có rất nhiều văn bản của các bộ ngành liên quan như : Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ giao thông vận tải và Bộ Tài chính, Bộ nông nghiệp và PT nông thôn, Bộ Y
tế, Bộ Công thương như: Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22 tháng 07 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Thông tư số 15/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng
9 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơmời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác côngtư.Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư quy định về chế độ Báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thốngthông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhànước.Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính
Đại học kinh tế Huế
Trang 36về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụngnguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Ngoài ra, còn có các văn bản hướng dẫn khác của Chính phủ như vốn hỗtrợ PT chính thức
1.2.1.3 Văn bản của các địa phương
Nhìn chung, UBND huyện, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều chỉ thị vàquyết định nhằm cụ thể hóa các quy định của trung ương cho phù hợp với thực tếđịa phương Các cơ quan trực thuộc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể vềvấn đề phân cấp, lập và thẩm định dự án quy hoạch; phân cấp quản lý đầu tư ở cáccấp tỉnh, huyện, xã; về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở cao tầng và công trìnhquy mô lớn ở đô thị trên địa bàn địa phương mình quản lý, về việc bồi thường,GPMB và tái định cư.Hâu hết, các luật và văn bản dưới luật liên quan đến đầu tưxây dựng công trình nhìn chung khá đồng bộ, về cơ bản đảm bảo phục vụ công tác
QL nhà nước cũng như phục vụ cho hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân.Song, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật này đã khiến cho các chủ thể thamgia quá trình đầu tư xây dựng rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện Bên cạnh
đó, vẫn còn nhiều tính chất phức tạp của lĩnh vực đầu tư xây dựng liên quan đếncông tác QL của các ngành, các cấp, có tác động nhất định đến sự PT của xã hội,hoạt động của các DN, đời sống của nhân dân trong điều kiện chuyển từ cơ chế QLbao cấp sang cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập Đồng thời, trước yêu cầuđòi hỏi của thực tế nước ta, việc ban hành các quy định, các chính sách điều chỉnhlĩnh vực này rất phức tạp, liên quan đến nhiều đạo luật Mặt khác, do năng lực, kinhnghiệm, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ trực tiếp soạn thảo văn bản QLtrong các cơ quan chuẩn bị dự thảo, cơ quan thẩm định dự án luật và phương thứclấy ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật còn hình thức, thiếuthực tế.Các văn bản pháp luật liên quan đến XDCB còn chưa kịp thời, chồng chéo,không thống nhất, không phù hợp.Từ hoạt động thực tiễn cho thấy, hệ thống phápluật về đầu tư xây dựng công trình được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, ởnhững thời điểm khác nhau, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất về một
Đại học kinh tế Huế
Trang 37số nội dung, khái niệm, dẫn tới việc hiểu và áp dụng pháp luật còn khác nhau.Việc
ra đời hàng loạt của các văn bản quy định về đầu tư xây dựng công trình ở đủ mọicấp, ngành cũng là một nguyên nhân trực tiếp gây nên sự chậm trễ khi tiến hành thủtục đầu tư
1.2.2 Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
Bảng 1.1 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016
(Tính theo giá hiện hành)Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng
Chia ra
KT nhà nước
Tỷ trọng (%)
KT ngoài nhà nước
Tỷ trọng (%)
Khu vực vốn ngước ngoài
Tỷ trọng (%)
Đại học kinh tế Huế
Trang 3839% Điều đó cho thấy đây là khu vực quan trọng trong việc đầu tư PT xã hội củaquốc gia.
Trong khi đó khu vực KT nhà nước chiếm một lượng vốn lớn NSNN nhưng
tỷ trọng VĐT PT xã hội qua các năm vẫn khá cao, mặc dù năm 2016 giảm chiếm37,5%, do nền KT suy thoái, vì thế tỷ trọng VĐT PT của khu vực KT có VĐT nướcngoài cũng có xu hướng suy giảm và chỉ đạt 25,8% năm 2010 xuống còn 23,4%năm 2016
Bảng 1.2 Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước giai
đoạn2011-2016phân theo cấp quản lý
(Tính theo giá hiện hành)Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng
Chia ra Trung ương Tỷ trọng
Đại học kinh tế Huế
Trang 39Ngoài vốn ngân sách, VĐT PT còn có vốn do Nhà nước vay và vốn do cácDNNN và các nguồn khác đầu tư Giai đoạn 2010-2015, vốn vay từ các nước đểđầu tư PT xã hội tăng Bên cạnh đó, nguồn vốn từ các DNNN cũng bổ sung rất lớnvào đầu tư PT.
Nhìn chung, mặc dù nền KT đất nước và nguồn vốn ngân sách còn gặp nhiềukhó khăn, đặc biệt 3 năm gần đây, song với tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở để PTKTXH, Nhà nước ta đã huy động mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư PT, từngbước tạo nền tảng vững chắc để PT đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Bảng 1.3 Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2010 –
2016 phân theo nguồn vốn
(Tính theo giá hiện hành)Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng
Chia ra
Vốn NSNN
Tỷ trọng (%)
Vốn vay
Tỷ trọng (%)
Vốn DNNN vànguồn khác
Tỷ trọng (%)
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 và tóm tắt năm 2016
1.2.3 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở một số địa phương
1.2.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Khi nền Kinh tế thị trường phát triển ở trình độ tư nhân hoá cao thì các nướcphát triển và đang phát triển dành VĐT XDCB vào PT CSHT, các cơ sở KT lớn mà
Đại học kinh tế Huế
Trang 40tư nhân không thể đầu tư được và dùng chính sách hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏthông qua con đường tín dụng Nhà nước Đầu tư vào các cơ sở sản xuất chủ yếu làcác DN tư nhân, các tập đoàn kinh doanh Gần chúng ta hơn là các nước TrungQuốc, Nhật Bản, Thái lan là những nước sử dụng có hiệu quả VĐT XDCB hơn sovới các nước trong khu vực với hệ số ICOR thấp hơn 3 - 4 lần.
*Nhật Bản
Như chúng ta đã biết nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển từ những năm
1960-1961, để thúc đẩy nền KT PT, Chính phủ đã tập trung VĐT từ NSNN để đầu tư PTCSHT Thời kỳ 1967 - 1971 Chính phủ Nhật Bản đầu tư cho CSHT gần gấp 2 lần
so với giai đoạn 1964 - 1965 đặc biệt dành cho các đô thị lớn Nhật Bản dùng vốnNSNN để tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, giao thông đô thị, hệthống thông tin, nhà ở đô thị, hệ thống cung cấp nước, thoát nước, trường học, bệnhviện
xe, thông biển, thông tin, Vì vậy, CSHT đô thị Thẩm Quyến đã xây dựng một sânbay quốc tế hiện đại thu hút hàng triệu khách đến du lịch hàng năm Cùng vớiCSHT hoàn chỉnh hiện đại: đường sắt, đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc… vàthủ tục thuận lợi đã nhanh chóng thu hút tiền vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiếnnước ngoài đầu tư vào Thẩm Quyến khá nhanh Ngày nay, Thâm Quyến đượcmiêu tả là một thành phố “mỗi ngày xây một cao ốc, 3 ngày làm một đại lộ”.Năm 2016, GDP của thành phố đạt 294 tỷ USD, nhiều hơn cả Bồ Đào Nha hoặcIreland
Đại học kinh tế Huế