ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- SINH 7 MA TRẬN ĐỀ Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng Giun sán kí sinh 1(3đ) 3đ Cấu tạo ngoài của tôm sông và nhện 1(3đ) 3đ Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp 1(3đ) 3đ Nhận biết các loài động vật 1(1đ) 1đ Tổng 2 11 10đ Đề: Câu1(3đ): Con đường xâm nhập vào cơ thể vật chủ của giun đũa, giun kim, giun móc câu, sán lá máu, sán dây? Từ đó em hãy cho biết làm thế nào để phòng chống giun sán kí sinh? Câu 2(3đ): Cơ thể hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể với giáp xác.? Câu 3(3đ): Ngành chân khớp có khoảng bao nhiêu loài và được chia thành mấy lớp? Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp? Câu 4(1đ): Cho các loài động vật sau: trùng roi, giun đũa, sán lá gan, san hô, châu chấu, mực, bọ cạp, ong, cua đồng, giun đất. Em hãy cho biết chúng thuộc ngành, lớp động vật nào đã học? ĐÁP ÁN Câu 1(3đ) -Những loài giun sán xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua con đường tiêu hóa: giun đũa, sán dây, giun kim. (0,75đ) - Giun móc câu và sán lá máu xâm nhập qua da bàn chân khi tiếp xúc vùng có ấu trùng giun móc câu (vùng mỏ, vùng trồng hoa màu), môi trường nước ô nhiễm( 0,5đ) - Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh: +Ăn uống hợp vệ sinh: ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn bị ruồi nhặng bâu vào, không ăn thịt tái, không ăn rau sống có nguy cơ nhiễm trứng giun (0,5Đ) +Vệ sinh cá nhân: rữa tay trước khi ăn, không đi chân đất (0,25đ) +Vệ sinh môi trường: Tiêu diệt ruồi nhặng (0,25đ) +Tuyên truyền mọi người dân trồng rau sạch(0,25đ) +Tẩy giun định kì: 1-2 lần trong năm(0,5đ) Câu 2(3đ); -Cơ thể hình nhện có 2 phần: phần đầu- ngực và phần bụng -So với giáp xác, hình nhện giống về sự phân chia cơ thể nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu- ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân bò để di chuyển, còn ở giáp xác số phần phụ nhiều, phần bụng có các đôi chân bụng, phần đầu- ngực có các chân hàm, 5đôi chân ngực và hai đôi râu Câu3(3đ): -Ngành chân khớp có khoảng 1056000 loài và được chia thành 3 lớp: Giáp xác, hình nhện, sâu bọ -Đặc điểm chung của ngành chân khớp: +có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở +Các chân phân đốt khớp động +sự phát triển và tăng trưởng cơ thể gắn liền với sự lột xác -Vai trò: +Làm thực phẩm +Làm thuốc chữa bệnh +Thụ phấn cho cây trồng +Trang trí, tiêu diệt các loài sâu hại… +Tác hại: Hại cây trồng, hại đồ gỗ trong nhà, truyền bệnh nguy hiểm, gây hại cho động vật có ích khác … Câu 4(1đ): Ngành động vật nguyên sinh: Trùng roi Ngành ruột khoang: san hô Ngành thân mềm: Mực Ngành giun dẹp: sán lá gan. Ngành giun tròn: giun đũa. Ngành giun đốt: giun đất Ngành chân khớp: Lớp giáp xác(cua đồng), Lớp hình nhện( bọ cạp), Lớp sâu bọ (châu chấu, ong) . điểm chung và vai trò của ngành chân khớp 1( 3đ) 3đ Nhận biết các loài động vật 1( 1đ) 1 Tổng 2 1 1 10 đ Đề: Câu1(3đ): Con đường xâm nhập vào cơ thể vật chủ. KIỂM TRA HỌC KÌ I- SINH 7 MA TRẬN ĐỀ Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng Giun sán kí sinh 1( 3đ) 3đ Cấu tạo ngoài của tôm sông và nhện 1( 3đ) 3đ Đặc điểm chung