SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÁIBÌNHĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊNTHÁIBÌNH Năm học 2009-2010 MÔN THI : Sinh häc Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 01 trang PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 1,0 điểm) Câu 1: Đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit, nhưng làm tăng lên một liên kết hiđrô trong gen. Đó là dạng đột biến nào? A. Thay thế một cặp (A-T) bằng một cặp (G-X) B. Thay thế một cặp (G-X) bằng một cặp (A-T) C. Thêm một cặp nuclêôtít D. Mất một cặp nuclêôtít Câu 2 : Mắt xích nào trong chuỗi thức ăn chuyển năng lượng từ môi trường vô cơ vào quần xã sinh vật. A Con người B. Sinh vật sản xuất C. Sinh vật tiêu thụ D. Sinh vật phân giải Câu 3: Quá trình tổng hợp ARN dựa trên nguyên tắc. A. Nguyên tắc bổ sung B. Nguyên tắc bán bảo toàn C. Nguyên tắc khuôn mẫu D. Cả A và C Câu 4: Những bệnh và tật nào sau đây ở người là kết quả của phương pháp nghiên cứu tế bào A. Bệnh mù màu, bệnh bạch tạng, bệnh teo cơ B. Dị tật dính ngón, dị tật 6 ngón, di tật xương chi ngắn C. Toóc nơ, claiphentơ, đao, sứt môi D. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm PHẦN TỰ LUẬN : ( 9,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm ) a. Nêu những hoạt động cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân? b. Trình bày cơ chế và viết sơ đồ minh hoạ sự hình thành hội chứng Claiphentơ (XXY) ở người? Câu 2: ( 1,0 điểm ) a. Nêu mối quan hệ giữa gen ADN, ARN, và prôtêin? Cụ thể hoá bằng sơ đồ mối quan hệ trên? b. Nêu chức năng các loại ARN? Trong các loại ARN thì loại ARN nào khi thực hiện chức năng sinh học thường xoắn lại? Ý nghĩa của hiện tượng đó? Câu 3: ( 1,0 điểm ) a. Nêu khái niệm về ưu thế lai? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? Kể tên các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng, vật nuôi. Cho ví dụ? b. Phương pháp củng cố và duy trì ưu thế lai ở cây trồng, vật nuôi? Câu 4: ( 1,0 điểm ) a. Nêu những khó khăn trong nghiên cứu di truyền học người. b. Bệnh máu khó đông ở người do một đột biến gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Máu đông bình thường do gen trội A chi phối. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh một con trai mắc bệnh máu khó đông. Hãy xác định kiểu gen của những người trong gia đình nói trên và viết sơ đồ lai? Câu 5: ( 1,0 điểm ) a. Sự phân tầng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì? b. Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng? Cho ví dụ? Cấu trúc đặc trưng của quần xã được đánh giá qua chỉ số nào? c. Giải thích vì sao quần xã có cấu trúc động? Câu 6: ( 1,0 điểm ) Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong tương lai như thế nào? Vì sao? Câu 7: (2,5 điểm ) Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F 1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F 1 giao phấn với nhau thu được F 2 gồm 603 cây thân cao, hoa đỏ; 199 cây thân thấp, hoa trắng. a. Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F 2 . b. Cho cây F 2 mang hai tính trạng trội lai phân tích. Hãy xác định kết quả lai. =========== Hết =========== Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh :……………………………………….………Số báo danh:………… ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÁIBÌNH KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊNTHÁIBÌNH Năm học : 2009-2010 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH PHẦN TRẮC NGHIỆM : Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 : A; Câu 2 : B; Câu 3 D; Câu 4: C PHẦN TỰ LUẬN : Câu Ý NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1. (1,5 điểm) a. (0.75đ ) Những hoạt động cơ bản của NST trong giảm phân * Nhữg hoạt động cơ bản của NST trong giảm phân I: (0,5 đ) + Kỳ trung gian: Các NST tự nhân đôi thành các nhiễm sắc thể kép. 0,1 + Kỳ đầu: Có sự tiếp hợp của các NST kép trong cặp tương đồng ( có thể trao đổi đoạn) 0,1 + Kỳ giữa: Các NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. 0,1 + Kỳ sau: Sự phân ly của các NST kép về hai cực của tế bào. 0,1 + Kết thúc kỳ cuối: Tạo 2 tế bào con đều có bộ NST đơn bội (n) kép khác nhau về nguồn gốc 0,1 * Nhữg hoạt động cơ bản của NST trong giảm phân II: (0,25 đ) + Kỳ giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. 0,1 + Kỳ sau: Từng NST kép tách ở tâm động tạo thành 2 NST đơn, phân ly về 2 cực của tế bào 0,1 + Kết thúc kỳ cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng (n ) đơn 0,05 b. (0,75 đ) Cơ chế và sơ đồ sự hình thành hội chứng claiphentơ *Cơ chế hình thành hội chứng claiphentơ: (0,5 đ) + Trong giảm phân: Dưới tác nhân gây đột biến trong quá trình phát sinh giao tử của bố hoặc mẹ, cặp NST giới tính không phân ly tạo ra 2 loại giao tử. Một giao tử thừa 1 NST giới tính, 1 giao tử không chứa NST giới tính 0,25 + Trong thụ tinh: Giao tử thừa 1 NST giới tính kết hợp với một giao tử bình thường tạo thành hợp tử chứa 3 NST giới tính (XXY) phát triển thành hội chứng claiphentơ 0,25 *Sơ đồ minh họa: 0,25 + Trường hợp 1: Mẹ bị đột biến P ♀ (44A + XX) x ♂(44A + XY) G P (22A + XX); (22A + 0) (22A + X); (22A + Y) F 1 44A + XXY (Claiphentơ) + Trường hợp 2: Bố bị đột biến P ♀ (44A + XX) x ♂ (44A + XY) G P (22A + X) (22A + XY); (22A + 0) F 1 44A + XXY (Claiphentơ) (nếu chỉ viết một sơ đồ lai cho 0,15 đ) . năng lượng từ môi trường vô cơ vào quần xã sinh vật. A Con người B. Sinh vật sản xuất C. Sinh vật tiêu thụ D. Sinh vật phân giải Câu 3: Quá trình tổng hợp. GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÁI BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN THÁI BÌNH Năm học 2009-2010 MÔN THI : Sinh häc Thời gian làm bài: 150 phút (không