1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời

75 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 553 KB

Nội dung

Hiệu quả sử dụng vốn của DN được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉtiêu về khả năng sinh lời, khả năng hoạt động, tốc độ luân chuyển vốn…Nó phảnánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của q

Trang 1

Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP 1.1 Vốn kinh doanh và vai trò của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh của DN.

1.1.1.1 Khái niệm của vốn kinh doanh

Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp từ khi bỏ vốn vào sản xuất cho đến khi tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốnđều diễn ra một cách tuần hoàn liên tục và gắn bó mật thiết với thị trường, xuấtphát từ nhu cầu thị trường Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưcác giai đoạn vận động tuần hoàn của vốn đều được tiến hành bởi các doanhnghiệp Doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức được thành lập nhằm mục đíchchủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh để kiếm lời trên cáclĩnh vực sản xuất vật chất, thương mại, dịch vụ, có tư cách pháp nhân và thuộcmọi thành phần kinh tế Tuy nhiên để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinhdoanh nào, doanh nghiệp cũng cần đến vốn Vốn là điều kiện tiên quyết và có ýnghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vậy vốnkinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Theo học thuyết kinh tế cổ điển và cổ điển mới, vốn là một trong các yếu tốđầu vào để sản xuất kinh doanh cũng như đất đai, lao động…Vốn là các sảnphẩm được dùng để phục vụ cho sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…).Như vậy, theo quan điểm này vốn chủ yếu được xét dưới góc độ hiện vật

Theo các nhà kinh tế học hiện đại: David Begg, Stanlei Ficher, RudigerDarnbusch, vốn gồm hai loại là vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật là

Trang 2

các hàng hoá được sản xuất ra để sản xuất hàng hoá khác Vốn tài chính là cácgiấy tờ có giá và tiền mặt của doanh nghiệp được dùng cho hoạt động sản xuấtkinh doanh

Theo K.Marx vốn là tư bản (capital), là giá trị mang lại giá trị thặng dư.Theo đó vốn được xem xét dưới giác độ giá trị, là một yếu tố đầu vào của quátrình sản xuất Quan điểm này có tính chất khái quát cao, có ý nghĩa thực tiễnđến tận ngày nay, tuy nhiên nó hạn chế ở chỗ vốn luôn tạo giá trị thặng dư và chỉ

ở khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế

Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học hiện nay và theo giáo trình tàichính doanh nghiệp của Học Viện Tài Chính thì “vốn kinh doanh trong cácdoanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt…” Tiền được gọi là vốn khi tiềnđồng thời thoả mãn các điều kiện sau:

- Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định Hay nói cách kháctiền phải đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực, đủ để tiến hành kinh doanh

- Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ để tiếnhành kinh doanh

- Khi có đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời Điều kiện 1 và 2 được coi là điều kiện ràng buộc (điều kiện cần) để tiền trờthành vốn, điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản nhất của vốn (điều kiện đủ).Bởi vì tiền không vận động thì đó là đồng tiền “chết”, còn nếu vận động màkhông nhằm mục đích sinh lời thì cũng không phải là vốn

Sự vận động của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpthể hiện qua sơ đồ sau:

TLLĐ

T -H SLĐ - SẢN XUẤT -H’ -T’

Trang 3

Mở đầu của quá trình sản xuất, vốn kinh doanh mang hình thái tiền tệ (T).Sau đó doanh nghiệp dùng tiền này để đầu tư, mua sắm tư liệu lao động (TLLĐ),đối tượng lao động (ĐTLĐ) và thuê sức lao động (SLĐ) để phục vụ cho quátrình sản xuất Lúc này vốn đầu tư từ hình thái tiền tệ trở thành hình thái các yếu

tố của quá trình sản xuất Quá trình sản xuất được tiến hành, tạo ra sản phẩmhàng hoá và vốn tồn tại dưới dạng tư bản hàng hoá Cuối cùng, khi tiêu thụ hànghoá xong, vốn kinh doanh lại từ trạng thái hàng hoá chuyển sang hình thái tiền tệtức trở về hình thái ban đầu Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hìnhthái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm kết thúc phải là giá trị (T’ > T).Song nếu tiền vận động không quay về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn thì đồngvốn cũng không hiệu quả Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ vận động tiếp theocủa vốn Vậy, trong quá trình vận động tuần hoàn thì vốn phải được bảo toàn giátrị và lớn dần lên

Ngoài ra, tuỳ theo từng đặc điểm loại hình doanh nghiệp mà phương thứcvận động của vốn có đơn giản hơn Với doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, vốnvận động theo công thức (T-T’) Với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, sựvận động của vốn thể hiện qua phương thức: T – H – T’ Nhờ có sự vận động đó,đồng vốn mới có khả năng bảo toàn và sinh lời

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đi đến định nghĩa tổng quát về

vốn: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.

1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế bao cấp thông qua giá, qua cấp phátvốn, vật tư không còn tồn tại Cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế thịtrường, tính cơ động và tầm quan trọng của vốn được nâng lên Doanh nghiệp cóquyền sử dụng đồng vốn một cách linh hoạt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt

Trang 4

động sản xuất kinh doanh Vì vậy để quản lý tốt và không ngừng nâng cao hiệuquả sử dụng vốn, nhà quản lý doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ hơn về nhữngđặc trưng của vốn, đó là:

Một là: Vốn phải được đại diện bằng một lượng giá trị thực của tài sản.

Vốn được biểu hiện bằng những giá trị của tài sản hữu hình hoặc vô hìnhnhư nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, chất xám,thông tin…

Hai là: Vốn phải được vận động để sinh lời.

Vốn được biểu hiện bằng tiền, nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Đểtiền trở thành vốn, tiền phải được sử dụng cho mục đích kinh doanh, tiền phảivận động để sinh lời Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hìnhthái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải

là giá trị và giá trị tăng lên

Ba là: Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới phát

huy tác dụng

Vốn phải đạt đến một đai lượng đủ lớn mới có thể hoạt động để sinh lời Đểđầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn củachủ doanh nghiệp mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn bên ngoài nhưkêu gọi góp vốn, phát hành cổ phiểu, trái phiếu, liên doanh liên kết

Bốn là: Vốn có giá trị về mặt thời gian.

Điều này cũng có ý nghĩa là các doanh nghiệp phải xem xét yếu tố thờigian vận động của vốn Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập, do ảnhhưởng của giá cả, lạm phát nên sức mua hay giá trị của dồng tiền ở các thời điểmkhác nhau cũng khác nhau Bởi vậy sự bảo toàn giá trị và mức sinh lời của vốnphải tính tới những biến động của giá cả hàng hoá và giá trị đồng tiền Mặt khác

Trang 5

khấu hao nhanh nên cần phải tính đến thời gian vận động sinh lời của vốn kinhdoanh.

Năm là: Vốn phải được gắn với chủ sở hữu nhất định.

Khi đồng vốn gắn với chủ sỡ hữu nhất định thì mới hướng người ta quantâm đến hiệu quả sử dụng vốn, bởi đó chính là lợi ích của chính họ

Sáu là: Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải được quan niệm là hàng hoá

song đó là một loại “hàng hoá đặc biệt”

Một nét “đặc biệt” khác của hàng hoá vốn so với hàng hoá thông thường là:khi được trao đổi “mua bán” trên thị trường, quyền sở hữu vốn không mất đi màchỉ mất đi quyền sử dụng vốn (gọi là chi phí sử dụng vốn) Nói cách khác, vốn làloại hàng hoá mà người bán không bán quyền sở hữu mà chỉ nhượng quyền sửdụng

Những phân tích trên cho thấy: trong nền kinh tế thị trường, phạm trù vốnphải được nhận thức một cách phù hợp Việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn vềvốn trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường góp phần giúpcho doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh.

Vốn kinh doanh có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộcvào yêu cầu, mục đích nghiên cứu và quản lý

1.1.2.1 Dựa vào vai trò và đặc điểm luân chuyển giá trị của vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

VKD của DN được chia thành 2 loại là vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động(VLĐ)

- Vốn cố định của DN : VCĐ của DN là một bộ phận của vốn đầu tư ứngtrước về tài sản cố định hữu hình và vô hình với đặc điểm của nó là tham gia vào

Trang 6

nhiều chu kỳ sản xuất, luân chuyển giá trị dần dần từng phần sau mỗi chu kỳ sảnxuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng

Có thể khái quát những nét đặc trưng của VCĐ trong quá trình SXKD nhưsau:

+ Giá trị VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳSXKD Khi tham gia vào quá trình SX một bộ phận VCĐ được luân chuyển vàogiá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn của TSCĐ

+ Sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyểnkhi TSCĐ hết thời hạn sử dụng Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần VCĐ được luânchuyển vào giá trị sản phẩm tăng lên, phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ giảmtương ứng cho đến khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng giá trị của nó được dịchchuyển hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ mới hoàn thành một vòngluân chuyển

Từ những đặc điểm trên của VCĐ đòi hỏi việc quản lý VCĐ phải luôn gắnliền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là TSCĐ của DN

- Vốn lưu động của DN : Vốn lưu động của DN là một bộ phận của Vốnkinh doanh Nó là số vốn tiền tệ ứng trước để hình thành nên TSLĐ nhằm đảmbảo cho quá trình kinh doanh của DN được thực hiện thường xuyên liên tục

Vốn lưu động của DN có một số đặc điểm sau:

+ Do VLĐ vận động liên tục qua nhiều hình thái khác nhau bắt đầu từhình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư, hàng hoá sản xuất, lưu thông vàcuối cùng trở về hình thái tiền tệ ban đầu sau một chu kỳ kinh doanh

+ Vốn lưu động dịch chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩmtạo ra

+ Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ SXKD và

Trang 7

+ Trong quá trình hoạt động SXKD của DN, vốn lưu động không ngừngvận động qua các giai đoạn của chu kỳ KD: Dự trữ - sản xuất - lưu thông, quátrình này diễn ra liên tục, thường xuyên lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi làquá trình luân chuyển của VLĐ

Từ những đặc điểm đó công tác quản lý VLĐ được quan tâm, chú ý từviệc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, huy động nguồn tàitrợ và sử dụng vốn phải phù hợp sát với tình hình thực tế SXKD Đồng thời ápdụng các biện pháp thích ứng nhằm tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động saocho đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng VLĐ vàtăng hiệu quả sử dụng VLĐ của DN

1.1.2.2 Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn.

Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn người ta chia VKD thành hai loại:Vốn bằng tiền và Vốn hiện vật

- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền

gửi ngân hàng, vốn trong thanh toán và các khoản đầu tư ngắn hạn Ngoài ra vốnbằng tiền của DN còn bao gồm cả những giấy tờ có giá để thanh toán

- Vốn hiện vật: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện

vật như: tài sản cố định, nguyên liệu vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm,hàng hoá

Đối với mỗi một DN khác nhau, tuỳ theo từng đặc điểm kinh doanh mà lựachọn các tiêu thức phân loại VKD khác nhau Việc phân loại VKD có ý nghĩa quantrọng, giúp cho việc quản lý và sử dụng VKD mang lại hiệu quả hơn

1.1.3 Nguồn vốn kinh doanh của DN trong nền KTTT.

Để quản lý và sử dụng VKD có hiệu quả thì DN phải xem xét nguồn hìnhthành vốn để có phương án huy động vốn, tạo ra cơ cấu nguồn vốn tối ưu gópphần tăng hiệu quả hoạt động của DN Để làm được điều đó DN cần phải phân

Trang 8

loại nguồn VKD theo từng tiêu thức nhất định, có nhiều tiêu thức khác nhau đểphân loại nguồn vốn:

1.1.3.1 Căn cứ vào quyền sở hữu vốn

Theo tiêu thức này nguồn VKD của DN được hình thành từ nguồn vốnchủ sở hữu và nợ phải trả

- Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH): Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của

chủ DN bao gồm: Vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư và phần vốn tự bổ sung từlợi nhuận để lại và các quỹ của DN Tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn của

DN thể hiện mức độ tự chủ về tài chính của DN Nên tỷ trọng của nó trong tổngnguồn vốn càng lớn chứng tỏ sự độc lập về tài chính của DN càng lớn, khả năng

đi vay của DN càng dễ dàng thực hiện và ngược lại

Nguồn VCSH có thể được xác định bằng công thức:

NVCSH = Tổng giá trị tài sản của DN – Nợ phải trả

- Nợ phải trả : Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình SXKD mà DN

phải có trách nhiệm thanh toán như: Vốn chiếm dụng, các khoản nợ vay

+ Vốn chiếm dụng: Là toàn bộ số nợ phải trả cho người cung cấp, số phải

nộp Ngân sách chưa đến hạn nộp, phải trả công nhân viên chưa đến hạn trả

+ Các khoản nợ vay: Bao gồm nợ vay ngân hàng, nợ tín phiếu, nợ trái

phiếu của các DN …

1.1.3.2 Căn cứ vào thời gian hoạt động và sử dụng nguồn vốn:

Theo tiêu thức này nguồn vốn KD của DN được chia thành: Nguồn vốnthường xuyên và nguồn vốn tạm thời

- Nguồn vốn thường xuyên : Là nguồn vốn mang tính chất ổn định và dài

hạn mà DN có thể sử dụng để đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ và tài trợ một phầnTSLĐ tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động KD của DN

Trang 9

Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn

Hoặc = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà DN có thể

sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn mang tính chất tạm thời Các khoản nàythường phát sinh trong quá trình SXKD của DN như : vay ngắn hạn ngân hàng

và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ khác

Qua nghiên cứu vấn đề trên đặt ra một đòi hỏi cho các DN hiện nay là mộtmặt phải tăng cường quản lý và sử dụng vốn SXKD đạt hiệu quả, mặt khác phảichủ động khai thác các nguồn vốn một cách hợp lý đảm bảo kịp thời nhu cầu vốncho hoạt động SXKD đầy đủ với chi phí thấp nhất

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.

1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn.

Vốn là tiền đề vật chất để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền

đề xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh Các DN muốn tồn tại và pháttriển cần phải quan tâm đến việc bảo toàn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả

Hiệu quả sử dụng vốn cũng được hiểu theo các góc độ khác nhau:

+) Các nhà đầu tư cho rằng hiệu quả sử dụng vốn được được đánh giáthông qua tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi mà DN có thể đáp ứng được khi

họ đầu tư vào DN

+) Đứng trên giác độ DN, hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua

tỷ suất lợi nhuận ròng thực tế (đã loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát) Lợiích thu được từ việc sử dụng vốn phải đáp ứng yêu cầu của DN và nhà đầu tư ởmức cao nhất

+) Quan điểm khác cho rằng: Khi thu nhập đủ bù đắp được hoàn toàn chiphí bỏ ra đó là sử dụng vốn hiệu quả

Trang 10

Hiệu quả sử dụng vốn của DN được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉtiêu về khả năng sinh lời, khả năng hoạt động, tốc độ luân chuyển vốn…Nó phảnánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông quathước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí

bỏ ra để thực hiện nguồn vốn sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao sovới chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao Việc nâng cao hiệu quả sửdụng vốn là điều kiện quan trọng để DN đứng vững và phát triển trên thị trường.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN phải đảm bảo các điều kiện như sau:

- Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để, tránh không nhàn rỗi, khôngsinh lời

- Phải sử dụng vốn một các tiết kiệm và hợp lý

- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, không để vốn bị sử dụng sai mụcđích, không để vốn bị thất thoát do buông lỏng quản lý

Ngoài ra DN phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những

ưu điểm của DN trong việc quản lý và sử dụng vốn

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DN.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi DN phải có đủmột lượng vốn nhất định và để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì DNbuộc phải bảo toàn vốn Đặc biệt, trong nền KTTT tồn tại nhiều thành phần kinh

tế và sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vấn đề tổ chức huy động và sử dụngvốn có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng Đây là yếu tố có tính chấtquyết định sự tồn tại và phát triển của DN đồng thời giúp DN khẳng định và giữvững vị trí của mình trong cạnh tranh Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKDluôn là vấn đề mà mỗi DN cần đặt lên hàng đầu, nó xuất phát từ các lý do sau:

Trang 11

- Thứ nhất: Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn kinh doanh đối với

các DN

+) Vốn đảm bảo cho sự hoạt động của DN thường xuyên, liên tục

Để tiến hành SXKD phải kết hợp các yếu tố: đối tượng lao động, tư liệulao động, sức lao động Muốn vậy buộc phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định

để tăng thêm tài sản của DN Như vậy vốn kinh doanh sẽ quyết định năng lựcsản xuất, xác lập vị thế của DN trên thương trường

+) Vốn có vai trò định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, trình độ trang thiết bị,máy móc ngày càng cao làm cho năng suất lao động cao hơn đòi hỏi DN phải cólượng vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này Nó không chỉ có ý nghĩa giúp

DN chủ động hơn trong SXKD mà còn giúp DN chớp được thời cơ, tạo lợi thếtrong KD, nâng cao khả năng huy động các nguồn tài trợ, khả năng thanh toáncủa DN được đảm bảo, DN có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn, rủi rotrong kinh doanh Muốn vậy DN cần phải có biện pháp thích hợp để nâng caohiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

- Thứ hai: Xuất phát từ mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận:

Trong nền KTTT mục tiêu hoạt động của các DN kinh doanh là lợi nhuận,các DN có quyền độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm KD có lãi, muốn thực hiệnđược điều đó đòi hỏi các nhà nhà quản trị tài chính DN phải quản lý tốt vốn ởcác khâu của quá trình sản xuất, thực hiện nghiên cứu thị trường, tổ chức tốt việc

SX và tiêu thụ sản phẩm, sau mỗi chu kỳ SX đồng vốn phải được bảo toàn vàphát triển đồng thời phải có lãi để tái đầu tư mở rộng SX

- Thứ ba: Các tác động khác.

+) Ngày nay, do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt

Do vậy, để dành ưu thế trong cạnh tranh, đứng vững trên thị trường thì một trong

Trang 12

những con đường cơ bản nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn DN nào sửdụng vốn tốt hơn sẽ có hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận cao và có điều kiệntrong phát triển kinh doanh

+) Trong nền kinh tế thị trường thì mỗi DN là một đơn vị tự chủ trongkinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình Do

đó, các DN phải có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả

+) Mặt khác xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay là các DN đều gặp khókhăn trong vấn đề huy động vốn do lãi suất tiền vay tăng Nếu DN làm ăn kémhiệu quả thì sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ, không có khả năng chi trả Do đó, DNbắt buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn Nâng cao hiệu quả sử dụngvốn sẽ đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho DN

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ vốn.

Để đánh giá một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng vốn người tathường sử dụng các chỉ tiêu:

- Vòng quay toàn bộ vốn: phản ánh vốn của DN trong kỳ quay được bao

nhiêu vòng Qua chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sảncủa DN, thể hiện doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà DN cần đầu tư

Vòng quay toàn bộ vốn = VKD bqDTT

- Tỷ suất lợi nhuận/VKD: Phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn

đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của DN

Tỷ suất lợi nhuận = LNTT hoặc LNST

Trang 13

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận = LNST

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng VCĐ cần xácđịnh đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐcủa DN Thông thường gồm các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu phân tích

* Các chỉ tiêu tổng hợp :

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần (DTT)

DN đạt được trong kỳ với số VCĐ bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ B/q có thể tạo ra bao nhiêu đồngDTT trong kỳ

- Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử

dụng VCĐ

Hàm lượng VCĐ = VCĐ bq trong kỳ

Trang 14

DTTChỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng DTT trong kỳ của DN cần bao nhiêu đồng vốn cố định Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện trình độ quản lý và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc

sau thuế với VCĐ B/q trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận TT (ST)VCĐ bq trong kỳ x 100%

* Các chỉ tiêu phân tích: Gồm các chỉ tiêu sau:

- Hệ số hao mòn TSCĐ: Là quan hệ tỷ lệ giữa số tiền khấu hao luỹ kế TSCĐ ở thời

điểm đánh giá với nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đó

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền KH Lkế ở thời điểm đánh giáNG TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ đồng thời cũng cho thấy năng lực sản xuất còn lại của TSCĐ

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Là quan hệ tỷ lệ giữa DTT và NG TSCĐ B/q

sử dụng trong kỳ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = NG TSCĐ B/q trong kỳDTT Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêuđồng DTT

- Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất : Phản ánh giá trị

TSCĐ sản xuất B/q trang bị cho 1 công nhân trực tiếp SX

Hệ số trang bị TSCĐ = NG TSCĐ SX B/q trong kỳSL công nhân trực tiếp SX

Trong đó:

NG TSCĐ B/q = NG TSCĐ Đkỳ + NG TSCĐ Ckỳ2

Trang 15

- Kết cấu TSCĐ của DN: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại

TSCĐ trong tổng số TSCĐ của DN tại thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này giúp DNđánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở DN

1.2.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Tốc độ luân chuyển VLĐ: Được biểu hiện ra ở 2 chỉ tiêu là số vòng quay

VLĐ ( L ) và kỳ luân chuyển VLĐ ( K )

+ Số vòng quay VLĐ:

VLĐ bqTrong đó: M là tổng mức luân chuyển VLĐ đạt được trong kỳ Tổng mứcluân chuyển phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong kỳ của

Do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong SX, lưu thông hàng hoá nên DN

có thể giảm bớt số VLĐ cần thiết và có thể tiết kiệm được số VLĐ

Mức VLĐ có tiết kiệm được xác định theo công thức:

Vtk = 360M1 ( K1 - K0) = ML1 - M1

- Hàm lượng VLĐ ( Mức dùng VLĐ ): Là quan hệ tỷ lệ giữa VLĐ B/q trong kỳ

với DTT đạt được trong kỳ.

Hàm lượng VLĐ = VLĐ B/qDTT

- Tỷ suất lợi nhuận/VLĐ: Phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng LNTT hoặc LNST.

Tỷ suất lợi nhuận

Trang 16

Ngoài ra tuỳ mục đích nghiên cứu chỉ tiêu mức độ luân chuyển VLĐngười ta có thể tính riêng cho từng loại VLĐ:

Số vòng quay = Giá vốn hàng bánHàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay

các khoản đã thu Số dư B/q các khoản phải thu

1.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả VKD.

1.3.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường biểu hiện của vốn kinh doanh rất phong phú

và đa dạng.Vốn kinh doanh luôn vận động không ngừng, chuyển từ hình thái nàysang hình thái khác Quá trình vận động của vốn kinh doanh chịu tác động củanhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan

* Nhóm nhân tố chủ quan

- Do lựa chọn phương án đầu tư và kế hoạch kinh doanh: Đây là một trongnhững nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.Nếu DN đầu tư sản xuất ra các sản phẩm, lao vụ dịch vụ chất lượng tốt mẫu mãđẹp, giá thành hạ, được thị trường chấp nhận thì tất yếu hiệu quả kinh doanh sẽlớn Ngược lại, sản phẩm hàng hoá DN sản xuất ra kém chất lượng, không phùhợp với nhu cầu, thị yếu ngưòi tiêu dùng sẽ dẫn đến không tiêu thụ được, gâynên tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp

- Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất: Muốn tổ chức sử dụng vốn cóhiệu quả thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải thực sự có trình độ,

có năng lực, bộ máy phải gọn nhẹ ăn khớp Trình độ quản lý là yếu tố quan trọngbậc nhất quyết định đến hoạt động SXKD của DN nói chung và tới việc tổ chức

sử dụng vốn nói riêng

Trang 17

- Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong DN: Việcđầu tư vào các tài sản không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn hoạc vay nợquá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì không những khôngphát huy được tác động của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra rủi ro choDN.

-Vấn đề xác định nhu cầu vốn kinh doanh: việc xác định nhu cầu vốn kinhdoanh không chính xác sẽ dẫn đế việc thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình sảnxuất kinh doanh, làm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm

- Trình độ tay nghề người lao động : Nếu công nhân trong DN có trình độcao đủ để thích ứng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hiện đại của máy móc thiết bị

từ đó máy móc thiết bị được sử dụng tốt hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sảnxuất của DN

- Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN: Do việc mua sắmmáy móc, trang thiết bị, vật tư không phù hợp với qui trình sản xuất, không đúngtiêu chuẩn kỹ thuật, không tận dụng hết các loại phế phẩm, phế liệu trong quátrình sản xuất kinh doanh gây nên tình trạng lãng phí vốn, ảnh hưởng không nhỏtới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN

DN sẽ tạo ra cho DN những ưu thế nhất định từ đó nó có thể tăng hiệu quả sửdụng tài sản của DN và ngược lại

Trang 18

- Rủi ro trong kinh doanh: Hoả hoạn, bảo lụt…làm tài sản của DN bị tổnthất giảm giá trị dẫn đến vốn của DN cũng không được bảo toàn.

- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ : Đây một mặt là cơ hội cho các DNgiám chấp nhận mạo hiểm tiếp cận kịp thời với khoa học công nghệ, một mặt lànguy cơ với các DN không nắm bắt kịp thời những tiến bộ đó, tài sản của DN sẽ

bị hao mòn vô hình và dẫn tới DN bị mất vốn

- Ngoài ra phải kể đến tác động của nền kinh tế có nhiều biến động như lạmphát, thiểu phát, sự biến động của thị trường và cạnh tranh trên thị trường, đây cũng lànhững nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức sử dụng vốn của DN

1.3.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.

Để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn KD, DN cần thựchiện các biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án

đầu tư phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của DN mình.Việc lựa chọn dự

án đầu tư tốt hay không có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của

DN

Thứ hai: Tổ chức tốt quá trình huy động vốn hợp lý, tổ chức khai thác

triệt để các nguồn lực đã huy động Huy động vốn phải đảm bảo được tính độclập, chủ động trong sản xuất kinh doanh của DN

Thứ ba: Xác định đúng đắn nhu cầu vốn kinh doanh cần thiết, tối thiểu

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong từng thời kỳ hoạt động Từ đólập kế hoạch huy động vốn, bố trí sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảohoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục, không bị gián đoạn

Trang 19

Thứ tư: DN phải xác định cơ cấu vốn hợp lý và chủ động điều chỉnh cơ

cấu vốn để đảm bảo an toàn tài chính, phát huy hiệu quả sử dụng vốn và phù hợpvới tình hình nền kinh tế trong từng thời kỳ

Thứ năm: Tổ chức tốt quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sảnphẩm DN cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừngnâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao,giá thành hạ, tiết kiệm nguyên vật liệu, khai thác tối đa công suất máy móc thiết

bị hiện có Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo nhằmtăng sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị phần

Thứ sáu: Có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại vốn.

- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ:

Vốn cố định là loại vốn có thời hạn sử dụng tương đối dài vì thế các DNcần chú ý đến việc tổ chức, mua sắm xem xét hiệu quả kinh tế của vốn đầu tưvào TSCĐ Để thực hiện tốt công tác đầu tư mua sắm TSCĐ thì ngay từ đầu DNphải xem xét thực trạng tình hình SXKD của mình, khả năng cung cấp sản phẩm,

cơ cấu năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có trên cơ sở đó quyết định đầu tư vàonhững loại tài sản nào cho phù hợp và hiệu quả nhất đối với DN

Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong quá trình SXKD:+ DN phải thực hiện phân loại và phân cấp TSCĐ bàn giao rõ ràng TSCĐcho từng bộ phận cá nhân, khi hình thành TSCĐ phải đánh số, mở sổ theo dõi,thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định, cần phải cân nhắc giữa việcmua sắm TSCĐ mới và việc đi thuê TSCĐ Đồng thời có những chính sách xửphạt hợp lý đối với người quản lý TSCĐ

+ Huy động tối đa TSCĐ vào SXKD, khai thác hết công suất máy mócthiết bị và góp phần giảm chi phí khấu hao TSCĐ trên một đơn vị sản phẩm sảnxuất ra Từ đó làm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nhằm từng bước

Trang 20

nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ theo chiều sâu và theo chiều rộng tiết kiệm tớimức tối đa VCĐ tăng nhanh vòng quay của vốn.

+ DN phải mua bảo hiểm tài sản, trích dự phòng giảm giá đối với cáckhoản đầu tư dài hạn

+ Đánh giá, đánh giá lại TSCĐ để thực hiện khấu hao TSCĐ hợp lý

+ Thực hiện tốt việc khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý, với nhữngTSCĐ có nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ và những TSCĐ được hình thành

từ vốn vay nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh

Hiện nay quỹ khấu hao được để lại toàn bộ cho DN, sau đó DN cần sửdụng đúng mục đích đồng thời linh hoạt sử dụng quỹ khấu hao này đáp ứng nhucầu vốn SXKD khi chưa có nhu cầu đầu tư, tái tạo TSCĐ

+ Chú trọng đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, lựa chọn dự án đầu

tư cũng là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ

- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

+ Xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết phục vụ chohoạt động SXKD của DN: Xác định nhu cầu VLĐ trong từng thời kỳ có ý nghĩarất quan trọng đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra liên tục tránh đượctình trạng gián đoạn do thiếu vốn hoặc thừa vốn gây lãng phí, vốn luân chuyểnchậm làm giảm hiệu quả hoạt động của DN

+ Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong khâu sản xuất, lưu thông hàng hoá:Bằng cách rút ngắn chu kỳ sản xuất, cụ thể là rút ngắn thời gian làm việc và thờigian gián đoạn trong quy trình công nghệ

+ Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong khâu lưu thông: DN cần phải làmtốt các hợp đồng mua nguyên vật liệu và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đảm bảocho quá trình sản xuất, tiêu thụ diễn ra một cách liên tục Trong khâu tiêu thụ sản

Trang 21

phẩm DN cần chú trọng công tác Marketing, tìm hiểu thị trường, nâng cao chấtlượng sản phẩm cũng như mẫu mã hàng hoá…

+ Thường xuyên kiểm tra thực hiện có hiệu quả VLĐ của DN:

Định kỳ DN kiểm kê đánh giá lại toàn bộ vật tư, vốn bằng tiền, vốn trongthanh toán để xác định số VLĐ hiện có Xử lý kịp thời lượng vật tư hàng hoá tồnđọng lâu ngày, tính toán lượng vốn dự trữ nằm trong các khâu của quá trình sảnxuất sao cho hợp lý Đồng thời DN cũng cần giải quyết tích cực lượng vốn trongthanh toán còn tồn đọng dây dưa, chủ động phòng ngừa đến mức thấp nhất tìnhtrạng bị chiếm dụng vốn, khuyến khích các hình thức trả trước, trả đúng thời hạnnhư khuyến mại, chiết khấu, giảm giá… nhằm tăng nhanh vòng quay VLĐ đồngthời xử lý đúng mức những vi phạm

Thứ bảy: Phát huy tốt vai trò của tài chính DN trong quản lý, sử dụng

vốn Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đối với việc sử dụng vốn từ khâumua sắm tài sản, vật tư đến dự trữ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm Phát hiện kip thờinhững vướng mắc, tồn tại trong quản lý sử dụng vốn, từ đó đưa ra các quyết địnhđiều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thực tế sản xuất kinh doanh

Thứ tám: Chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro bất thường

trong kinh doanh bằng cách đa dạng hoá đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm Tiếnhành trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi, hàng tồn kho… Tham giabảo hiểm cho tài sản, đồng thời lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắpkhi vốn kinh doanh bị thiếu hụt

Trên đây là một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của DN nói chung Trong thực tế, DN cần căn cứvào điều kiện và phương hướng của mình để đưa ra các biện pháp cụ thể có tínhkhả thi cao nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và sử dụng có hiệu quả vốn kinhdoanh cho DN

Trang 23

Chương II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY

TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN SÁCH HÀ NỘI

2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Sách

Hà Nội

Từ Đại hội VI, do tình hình đất nước có những biến đồi to lớn là nền kinh

tế đất nước chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thịtrường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, nên hoạt động của công ty cũng có sựthay đổi đáng kể, công ty không còn nhận được nguồn viện trợ từ nước ngoàinữa và số sách ngoại văn giảm mạnh Từ năm 1991, nguồn vay bên ngoài cũnggiảm, sự ưu đãi về giá chấm dứt, nợ nước ngoài phải trả hàng năm tăng lên, tìnhhình quốc tế cũng gây cho chúng ta những đảo lộn đột ngột về thị trường truyềnthống sang thị trường mới Trong thời kỳ này, các cơ chế và chính sách mới rađời, mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở kinh tế nhằm phát huy tiềm năng của

Trang 24

các thành phần kinh tế Các hoạt động văn hoá thông tin báo chí có bước pháttriển mới về tư duy, nội dung và phương pháp thông tin, nâng cao chất lượng nộidung đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhà cung cấp sách cho công ty là các nhàxuất bản với các sản phẩm có chất lượng, phong phú đa dạng về chúng loại vàgiá cả hợp lý nên công ty có nhiều khả năng lựa chọn bạn hàng để hoạt động cóhiệu quả nhất.

2.1.2 Đặc điểm về tổ chức kinh doanh ở Công ty TNHH Nhà Nước một

và cho thuê nhà làm văn phòng, hội nghị hội thảo, nhà khách cho các cá nhântrong và ngoài nước

- Nhiệm vụ của Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Sách Hà NộiCông ty TNHH Nhà Nước một thành viên Sách Hà Nội kinh doanh xuấtbản phẩm là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại đặc thù cho nên viẹc đảmbảo mục tiêu kinh tế là một vấn đề hết sức quan trọng trên con đường hoạt động

và phát triển Song bên cạnh đó mục tiêu chính trị lại không thể xem nhẹ vì côngtác phát hành và ngành phát hành sách luôn được Đảng và Nhà nước xác định làcông cụ chuyên chính vô sản, là lực lượng xung kích trên mặt trận văn hoá tư

Trang 25

phổ cập kiến thức, nâng cao dân trí đáp ứng mọi nhu cầu hưởng thụ văn hoángày càng cao về chất lượng và phong phú đa dạng về chủng loại của quầnchúng nhân dân.

Công ty quản lý trực tiếp toàn diện các đơn vị trực thuộc bao gồm: cácphòng ban, cửa hàng, các hiệu sách nhân dân nội ngoại thành theo đúng chế độnguyên tắc và pháp luật hiện hành của Đảng và Nhà nước đối với doanh nghiệpNhà nước kinh doanh trong lĩnh vực thương mại

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý

Công ty tổ chức bộ máy theo hình thức tập trung thể hiện như sau:

* Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ văn hoá, Sởvăn hoá và công ty về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty Giám đốc làthủ trưởng cao nhất trong doanh nghiệp, có quyền ra chỉ thị mệnh lệnh mà mọingười trong công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành

* Hai phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốcgiao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một số công việc phòng ban, chi nhánh

* Phòng tổ chức hành chính: là phòng tham mưu giúp việc và tổ chức thựchiện các mặt quản lý hành chính và hoạt động của công ty

* Phòng kế toán tài vụ: là phòng tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiệncác hoạt động liên quan đến tài chính của công ty Cụ thể sẽ nghiên cứu ở phầnsau

* Phòng kho xuất bản phẩm: là phòng tham mưu giúp việc và tổ chức thựchiện về các mặt liên quan lưu trữ xuât bản phẩm

* Các hiệu sách nhân dân nội, ngoại thành: là những đơn vị kinh doanhdưới sự chỉ đạo, quản lý của Giám đốc công ty thông qua các phòng chức nănggiúp việc Chấp hành các chế độ chính sách, quy định của Công ty và pháp luậtcủa Nhà nước phù hợp với sự phân cấp của công ty

Trang 26

SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ

NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN SÁCH HÀ NỘI

2.1.2.3 Đặc điểm về lao động của công ty

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội có đặc thù là doanhnghiệp kinh doanh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp, hoạt động khinh doanhvới quy mô vừa phải nên số lượng cán bộ công nhân viên theo biên chế lầ 355người Trong đó phần lớn là lao động trên 40 tuổi, chiếm 75% Trình độ laođộng từ đại học trở lên thấp (chiếm 32%) Lao động của công ty chia thành laođộng trực tiếp và lao động gián tiếp Lao động gián tiếp là những cán bộ côngnhân viên làm công tác quản lý, công tác văn phòng với số lượng là 34 người,chiếm tỷ trọng 9.6% tổng số cán bộ công nhân viên Lao động trực tiếp bao gồmcác nhân viên bán hàng, nhân viên bảo vệ,…với số lượng là 321 người chiếm tỷtrọng 90.4% tổng số cán bộ công nhân viên Như vậy, lao động chủ yếu trongcông ty là lao động trực tiếp

Trang 27

2.1.2.4 Đặc điểm về thị trường và khách hàng

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tập trung chủ yếu ở Hà Nội,ngoài ra còn tiêu thụ ở các khu vực khác như thành phố Hồ Chí Minh và xuấtsang một số nước như CHLB Đức, Mỹ, Nga… Do nhu cầu thiêu thụ các loạisách báo, văn hoá phẩm các loại mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nênlượng khách hàng tương đối rải đều, tạo nên doanh thu ổn định cho công ty

Về tình hình bạn hàng: Bạn hàng thường xuyên của công ty có thể là tất cảcác đối tượng có nhu cầu tìm hiểu sách báo, thông tin,… Trong đó công tythường xuyên ký kết hợp đồng với các bạn hàng lớn như: công ty văn hoá tổnghợp – thành phố Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Công ty Minh Thành…

2.1.2.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy tài chính-kế toán của công ty

Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ vủa công tác kế toán, Công tyTNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội đã cố gắng tổ chức công tác kếtoán một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với chế độ thể lệ kế toán hiệnhànhcủa Nhà nước và vận dụng hợp ký và phù hợ với chế độ kế toán hiên hành củaNhà nước và vận dụng thích ứng với đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản

lý cả công ty Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, công ty chỉ

mở một bộ sổ kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi thànhphần kế toán Các kho, cửa hàng trực thuộc hạch toán báo sổ là nơi tập hợpnhững chứng từ gốc, lập bảng kê và cuối ngày tổng kết doanh thu nộp về phòng

kế toán để kiểm tra và hạch toán Phòng kế toán trung tâm của công ty phải thựchiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, chi sổ, xử lý thông tin trên hệ thốngbáo cáo phân tích tổng hợp của đơn vị Công ty không có bộ phận chuyên trách

về tài chính mà phòng kế toán tổ chức thực hiện kiêm nhiệm cả công tác kế toántài chính

Trang 28

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT

THÀNH VIÊN SÁCH HÀ NỘI

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một

thành viên sách Hà Nội năm 2007-2008

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi phải sản xuất ra ngày càng nhiều sảnphẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dung Công

ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội đã nhận thức đúng đắn về vấn

đề này và đã tổ chức tốt công tác phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đưa ranhững chính sách hợp lý trên cơ sở tận dụng những lợi thế có sẵn của mình đểthúc đẩy sản xuất, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

Do vậy, trong năm 2007-2008, công ty đã đạt được một số kết quả nhấtđịnh trong hoạt đông kinh doanh

Thủ quỹ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Trang 29

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị tính:1000 VNĐ

1 Doanh thu thuần về BH và CCDV 49.956.077 49.676.197

3 Doanh thu hoạt động tài chính 241.186 4.658.685

Trang 30

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được trong năm 2008tương đối khả quan so với năm 2007 Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế của công tytăng từ 1.150.876 nghìn đồng năm 2007 lên 3.015.674 nghìn đồng năm 2008.Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ nộp ngân sách Nhà nước Số nộp ngân sáchnăm 2007 là 1.852.293 nghìn đồng, năm 2008 là 2.177.208 nghìn đồng Đờisống của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện đáng kể thể hiệnqua mức thu nhập bình quân: năm 2007 là 1,8 trđ; năm 2008 là 2,3 trđ Tuynhiên doanh thu của công ty đã giảm so với năm 2007 là do công ty nhận đượcđơn đặt hàng muộn, do đó một phần doanh thu năm 2008 sẽ chuyển vào doanhthu năm 2009 Như vậy, doanh thu tuy có giảm nhưng vẫn là hợp lý Một số chiphí giảm đồng thời doanh thu hoạt động tài chính tăng cao góp phần làm cho lợinhuận tăng lên.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đạt hiệu quảcao, nghĩa vụ đối với NSNN được thực hiện đầy đủ và đời sống của người laođộng không ngừng được cải thiện

2.2 Thực trạng, tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội

2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong những năm gần đây

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội là một doanhnghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, chuyên mua và phát hành các loại sách, vănhoá phẩm, văn phòng phẩm trong nước và ngoại nhập, các loại giấy tớ chứng từphục vụ công tác quản lý hành chính, kinh tế xã hội, các mặt hàng thủ công mỹnghệ, vật phẩm văn hoá thông tin, dụng cụ học tập, các sản phẩm phục vụ thiếu

Trang 31

Trong những năm vừa qua, công ty đã cố gắng vươn lên để thích ứng với

sự biến đối của cơ chế thị trường bằng việc phát huy những lợi thế của mình,song cũng phải đương đầu với những khó khăn ảnh hưởng lớn tới hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty

Thuận lợi:

- Về vốn kinh doanh: Là một doanh nghiệp Nhà nước nên ngay từ những

năm đầu hoạt động, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội đãđược sự quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước không chỉ về vốn mà cả sự hỗtrợ trên nhiều phương diện như các chính sách thuế, đất đai, tín dụng…

Với lợi thế trong chính sách tín dụng, ngoài nguồn vốn ngân sách cấp,công ty còn huy động được nguồn vốn lớn từ bên ngoài, chiếm một nửa trongtổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đó là hình thức vay vốn ngân hàng vàhuy động từ chính những cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty Năm

2008 quy mô vốn lên đến hơn 84 tỷ đồng - một con số tương đối lớn tạo điềukiện thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty

- Về thị trường: Với một mặt bằng rộng lớn nằm ngay giữa trung tâm thủ

đô Hà Nội, công ty có rất nhiều thuận lợi cho việc chào bán, giới thiệu sản phẩm

và chuyên chở hàng hoá đi các nơi tiêu thụ

- Về lao động: Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng, công ty có lợi

thế với một đội ngũ lao động tràn đầy nhiệt huyết, toàn tâm toàn lực vào sựnghiệp phát triển chung của công ty Ngoài mức lương trung bình là 1.800.000đồng mỗi tháng, công ty còn có các chính sách khuyến khích người lao động đểđộng viên khuyến khích người lao động thực sự gắn bó với công ty

- Về hệ thống phân phối bán hàng: Công ty có một hệ thống các cửa hàng,

hiệu sách, đại lý tiêu thụ rộng khắp cả nội thành và ngoại thành Ngoài ra công tyđang tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh lân cận và cả trong

Trang 32

thành phố Hồ Chí Minh Với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp Hà Nội gồm 22 cửahàng trực thuộc, đối tượng tiêu dùng phong phú bao gồm các tầng lớp dân cư,các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp…công ty đang dần tạo

ra được thế đứng cho mình, chiếm lĩnh thị trương sách vốn rất khó cạnh tranh vàtồn tại

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên thì công ty cũng gặp không ítkhó khăn, cụ thế:

- Áp lực cạnh tranh: Các đơn vị kinh doanh sách với quy mô từ nhỏ đến

lớn liên tiếp được thành lập và cạnh tranh không ngừng Họ đưa ra các mức giá,mức chiết khấu, các dịch vụ…vô cùng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng Công

ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội sẽ phải cố gắng rất nhiều đểduy trì và phát triển công việc kinh doanh của mình

- Về vốn kinh doanh: Nguồn ngân sách Nhà nước eo hẹp không thể đủ tài

trợ cho công ty tự chủ và mở rộng hoạt động kinh doanh Vì thế công ty phải huyđộng vốn vay từ ngân hàng, sức ép vì lãi suất sẽ làm cho chi phí tài chính tănglên rất cao và công ty không thực sự chủ động trong kinh doanh, dẫn đến giảmhiệu quả kinh trong hoạt động kinhdoanh

- Kinh nghiệm còn non nớt: Vốn là doanh nghiệp Nhà nước từ thời bao

cấp nên kinh nghiệm quản lý trong nền kinh tế thị trường của công ty là rất hạnchế Việc kinh doanh dựa trên sự chỉ đạo chủ quan của ban lãnh đạo nên vẫnchưa thực sự bám sát với tình hình thực tế Công tác marketing vẫn chỉ gói gọn ởhình thức giới thiệu sách báo qua các cửa hàng đại lý của mình khiến cho sảnphẩm của công ty không được thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng, mà trongnền kinh tế cạnh tranh như hiện nay thì việc tạo dựng thương hiệu cho doanh

Trang 33

- Tình trạng sách lậu tràn lan: Đây có thể coi là vấn đề vô cùng nan giải

đối với sự nghiệp kinh doanh của công ty Khi mà hiện nay ý thức về bản quyềncủa người dân vẫn còn kém, thì rõ ràng là một cuốn sách in lậu với mức giá rẻhơn gấp nhiều lần sẽ vô cùng hấp dẫn với một bộ phận dân cư, dù rằng hànhđộng đó là trái pháp luật Vì vậy, công ty cần phải có biện pháp phát hiện và xử

lý kịp thời đối với tình trạng này Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian , côngsức, sự liên kết của công ty đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và đặcbiệt là phải có một quy chuẩn pháp lý cụ thể đối với các trường hợp vi phạm

Trên đây là một số khó khăn và thuận lợi đặt ra đối với Công ty TNHHNhà nước một thành viên sách Hà Nội, bên cạnh việc khai thác triệt để nhữnglợi thế riêng có, công ty cần có ngay những biện pháp hạn chế, khắc phục khókhăn để đẩy mạnh việc sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của côngty

2.2.2 Tình hình tổ chức và huy động vốn sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội

Là một doanh nghiệp Nhà nước , Công ty TNHH Nhà nước một thànhviên sách Hà Nội trực thuộc sở văn hoá thông tin Hà Nội, bên cạnh số vốn màcông ty tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bằng nhiểu phương pháp khácnhau thì công ty còn được hỗ trợ từ nguồn Ngân sách Nhà nước

Song để tăng trưởng và phát triển lại không phụ thuộc hoàn toàn vào sốvốn hiện có mà còn phụ thuộc vào việc sử dụng vốn như thế nào cho có hiệuquả Một doanh nghiệp sử dụng tốt vốn kinh doanh tức là doanh nghiệp đó phải

có cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng sản xuất kinh doanh,phù hợp với tiềm năng nguyên liệu và nhu cầu của thị trường

Xem xét tình hình vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanhcủa công ty trong năm 2007-2008

Trang 34

Bảng 2: Tình hình vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh

của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2008/2007)

Số tiền (1000Đ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (1000Đ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (1000Đ)

Tốc độ tăng (%)

Tỷ trọng (%) I.VKD bq 77,282,721 100 84,466,699 100 7,183,978 9.30 0.00

1 VLĐ bq 43,120,684 55.80 44,694,833 52.91 1,574,149 3.65 -2.88

2 VCĐ bq 34,162,037 44.20 39,771,866 47.09 5,609,829 16.42 2.88

II NV bq 77,282,721 100 84,466,699 100 7,183,978 9.30 0.00

1 NPT bq 41,890,283 54.20 46,936,917 55.57 5,046,634 12.05 1.36 + Nợ ngắn hạn 32,463,680 77.50 33,677,268 71.75 1,213,588 3.74 -5.75 + Nợ dài hạn 9,426,603 22.50 13,259,649 28.25 3,833,046 40.66 5.75

2 VCSH bq 35,392,438 45.80 37,529,782 44.43 2,137,344 6.04 -1.36 + Ngân sách cấp 12,474,304 35.25 13,786,601 36.74 1,312,297 10.52 1.49 + Tự bổ sung 22,918,134 64.75 23,743,181 63.26 825,047 3.60 -1.49

Trang 35

Xem xét quy mô vốn kinh doanh ta thấy vốn kinh doanh của công ty năm

2008 tăng lên so với năm 2007 Cụ thể tăng 7.183.978 nghìn đồng, tương ứngvới tỷ lệ tăng là 9,3% Trong đó, vốn cố định tăng 5.609.829 nghìn đồng và vốnlưu động tăng 1,574,149 nghìn đồng Mặc dù công ty là một doanh nghiệpthương mại nhưng tỷ trọng vốn lưu động của công ty đang có xu hướng giảmxuống Trong năm 2007, vốn lưu động bình quân của công ty chiếm 55,8% tổngvốn kinh doanh thì năm 2008, vốn lưu động bình quần giảm còn 52,91% tổngvốn kinh doanh Như vậy, tỷ trọng vốn lưu động năm 2008 giảm 2,88% tướngứng với sự tăng lên của tỷ trọng vốn cố định Tốc độ tăng vốn lưu động chậmhơn nhiều so với vốn cố định (5,65% < 16,42%) Nguyên nhân là

+ Trong năm 2007, công ty đã chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệthống các cửa hàng nội ngoại thành, nâng cấp sủa chữa một số điểm kinhdoanh… Dựa vào những kinh nghiệm sẵn có cùng với sự đánh giá phân tích thực

tế, công ty đang cố gắng tìm cho mình một cơ cấu vốn kinh doanh hợplý, nhằmđạt hiệu quả cao nhất trong việc huy động và sử dụng vốn

Điểm mấu chốt trong cơ cấu nguồn vốn của công ty là hệ số nợ Việchoạch định cơ cấu nguồn vốn được dựa trên nền tảng nguyên lý đánh đổi rủi ro

và lợi nhuận: sử dụng nợ hơn sẽ làm gia tăng rủi ro của công ty trong việc tìmkiếm lợi nhuận, nhưng với hệ số nợ cao nói chung đưa đến tỷ suất sinh lời kỳvọng cao

Trang 36

Bảng 3: Các hệ số về cơ cấu tài chính của công ty trong 2 năm 2007-1008

Trang 37

Qua bảng 3, ta thấy hệ số nợ của công ty trong năm 2007 và 2008 là cao Trong năm 2007, công ty tăng vay dài hạn để phục vụ mục đích đầu tư lâudài, giảm lượng hàng tổn kho Mặt khác nguồn vốn bị chiếm dụng lại tăng rấtcao Cụ thể, hàng tồn kho giảm 4.167.863, các khoản phải thu ngắn hạn tăng10.711.958 nghìn đồng Nguyên nhân là do:

- Công ty thực hiện mở rộng thị trường kinh doanh, tăng số lượng cửahàng, chi nhánh nên số vốn ngân sách Nhà nước bổ sung còn thiếu nhiều so vớinhu cầu vốn của công ty khiến cho công ty tăng vay dài hạn

- Bên cạnh đó, trong bối cảnh năm 2008 nền kinh tế thị trường nước tađang lạm phát cao nên công ty thực hiện chính sách bán chịu nhằm khuyến khíchtiêu thụ hàng hoá sản phẩm của công ty, tạo mối quan hệ gắn bó giữa công ty vớikhách hàng, từ đó ổn định và tăng doanh thu bán hàng Do vậy mà nguồn vốn bịchiếm dụng của công ty trong năm 2007 có xu hướng tăng Bên cạnh đó, công tyvẫn tích cực đẩy mạnh công tác tiêu thụ làm giảm lượng hàng tồn kho

Trong năm 2008, hệ số nợ của công ty tăng và hệ số tự tài trợ giảm Điềunày gây ra những bất lợi lớn cho công ty trong hoạt động kinh doanh Công ty sẽgặp khó khăn khi đến kỳ trả nợ và sẽ không chủ động được vốn khi có cơ hộikinh doanh Số vốn tự có của công ty ít và vẫn phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ

2.2.3 Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội

2.2.3.1 Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định

2.2.3.1.1.Thực trạng sử dụng vốn cố định

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Hà Nội là một doanhnghiệp thương mại nên vốn lưu động có vị trí then chốt, tuy vậy vai trò của vốn

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w