1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của công ty than hà lầm vinacomin

56 205 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 294,71 KB

Nội dung

chính theo quy định của nhà nước chưa được đảm bảo dẫn tới Công ty rơi vào tìnhtrạng bị giám sát tài chính đặc biệt của chủ sở hữu khi khoản nợ lớn gấp nhiều lần vốnchủ sở hữu; phương th

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tập đoàn TKV Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015

2011-Bảng 2.2: Quy mô nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2011-2015

Bảng 2.3: Vốn hoạt động thuần của Công ty giai đoạn 2011 -2015

Bảng 2.4: Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2011-2015Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn vay dài hạn của Công ty giai đoạn 2011 -2015

Biểu đồ 2.1: Quy mô nguồn vốn Công ty giai đoạn 2011 - 2015

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu NPT và VCSH của Công ty giai đoạn 2011-2015

Biều đồ 2.3: Cơ cấu NNH và NDH của Công ty giai đoạn 2011-2015

Biều đồ 2.4: Hệ số nợ của Công ty giai đoạn 2011-2015

Biều đồ 2.5: Tỷ lệ NNH/TNV của Công ty giai đoạn 2011-2015

Biều đồ 2.6: Tỷ lệ PTNB/TNV của Công ty giai đoạn 2011-2015

Biều đồ 2.7: Tỷ lệ NPT/VCSH của Công ty giai đoạn 2011-2015

Biều đồ 2.8: Cơ cấu các khoản vay và nợ dài hạn của Công ty giai đoạn 2011-2015

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sự phù hợp cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 6

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN VỐN VÀ TÁI CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY THAN

HÀ LẦM - VINACOMIN

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, quyết định nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong tổ chức tài chính doanh nghiệp, bởi vì khi đưa ra quyết định nguồn sẽ tácđộng tới viêc hình thành cơ cấu nguồn vốn và ảnh hưởng rất lớn đến tỷ suất lợi nhuậnvốn chủ sở hữu cũng như rủi ro tài chính của doanh nghiệp (DN).Tuy nhiên, khi cáclĩnh vực kinh doanh đi vào giai đoạn bão hoà, hay khó khăn từ môi trường bên ngoàinhững DN có năng lực tài chính yếu khi phải gánh chịu lãi vay quá lớn sẽ rất khóchống đỡ trước rủi ro và có thể rơi vào tình trạng phá sản Trong khi đó, để đảm bảo

an toàn tài chính và nâng cao tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh DN cần phải đưa raquyết định nguồn vốn đúng đắn nhằm cân đối giữa vốn chủ sở hữu và nợ trong cơ cấunguồn vốn

Trên thế giới các nghiên cứu về nguồn vốn từ lâu đã có nhiều nhà kinh tế nghiêncứu và được chú trọng ở nhiều nước phát triển Nhưng thực tiễn ở Việt Nam, các quyếtđịnh về nguồn vốn chưa được DN quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu vốnkinh doanh, cơ cấu nguồn vốn không hợp lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn, mất khảnăng thanh toán do các khoản nợ lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu; sử dụng vốn kémhiệu quả, vốn thiếu nhưng huy động vốn thiếu linh hoạt, chưa đa dạng hóa cả về nguồnvốn lẫn phương thức huy động vốn, việc huy động vốn tài trợ cho các loại tài sản cònchưa mang tính tương thích vẫn có những tài sản dài hạn được hình thành từ nguồnvốn ngắn hạn mang lại rủi ro cho DN Hay nói một cách khác, các DN thường đưa raquyết định nguồn vốn một cách cảm tính dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu mà chưatuân thủ theo một nguyên lý chung nào

Là một trong nhưng doanh nghiệp khai thác than được cổ phần hóa đầu tiên củaTập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV), trong nhữngnăm qua Công ty cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin đã chủ động huy động vốn đểđáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, cũng giống như nhiều DNkhác, cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa hợp lý khi có hệ số nợ cao; an toàn tài

Trang 7

chính theo quy định của nhà nước chưa được đảm bảo dẫn tới Công ty rơi vào tìnhtrạng bị giám sát tài chính đặc biệt của chủ sở hữu khi khoản nợ lớn gấp nhiều lần vốnchủ sở hữu; phương thức huy động vốn còn thiếu linh hoạt, thiếu vốn kinh doanh đểtập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính,… Chính vì vậy, để khắc phụcnhững tồn tại, bất cập hiện hành cũng như đảm bảo cho nguồn vốn huy động phù hợp

với đặc điểm, chiến lược kinh doanh của Công ty , việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của Công ty than Hà Lầm - Vinacomin” là vấn đề rất thiết thực

có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp cho các nhà quản lý Công ty nhìn nhận, đánhgiá đúng thực trạng nguồn vốn của Công ty để có những giải pháp cơ cấu lại nguồnvốn cho phù hợp, tổ chức nguồn vốn hợp lý nhằm tối đa hóa giá trị của DN

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Đề xuất các giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Than Hà Lầm– Vinacomin nhằm khắc phục các bất cập, tồn tại hiện hành và phù hợp với tình hình,đặc điểm, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty theo các mục tiêu cụ thể như cảithiện tình hình tài chính, đảm bảo an toàn tài chính, đáp ứng đủ, kịp thời, linh hoạt, cóhiệu quả nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh qua đó tổ chức nguồn vốn hợp lý nhằmgóp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn củadoanh nghiệp

*Phạm vi nghiên cứu

-Về không gian nghiên cứu: Công ty cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin

-Về thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu sử dụng trong đề tài được thu thập cho giaiđoạn 2010-2015

Trang 8

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Về ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu đã góp phần làm

sáng tỏ các vấn đề lý luận về nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệpnhư các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn; các chỉ tiêu đánhgiá cơ cấu nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn cũng như các nguyên tắc cơ bản để tái

cơ cấu nguồn vốn của DN, vận dụng một cách hợp lý và khoa học các nguyên tắc đó

để xây dựng cơ cấu nguồn vốn cho các DN trong nền KTTT

Về ý nghĩa thực tiễn : Đề tài có giá trị tham khảo cho Công ty cổ phần than Hà Lầm –

Vinacomin trong việc hoạch định nguồn vốn và xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý,linh hoạt phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trong ngành khai thác mỏ.Ngoài ra, đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập,giảng dạy trong Khoa Kinh tế -QTKD –Trường đại học Mỏ - Địa chất

5 Phương pháp nghiên cứu

- Vận dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánhgiá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của DN

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Báo cáo đề tài đượctrình bày thành 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn của doanh

nghiệp

Chương 2: Thực trạng nguồn vốn của Công ty Than Hà Lầm -Vinacomin trong

giai đoạn 2010-2015

Chương 3: Các giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của Công ty Than Hà Lầm

-Vinacomin trong điều kiện hiện nay

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VÀ TÁI CƠ CẤU NGUỒN

VỐN CỦA DOANH NGHIỆP1.1.Tổng quan lý luận về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về nguồn vốn của doanh nghiệp

Vốn có vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệpnói riêng và nền kinh tế nói chung Vốn là một phạm trù được xem xét, đánh giá theonhiều quan niệm và với nhiều mục đích khác nhau Do đó, khó có thể đưa ra một kháiniệm về vốn thỏa mãn tất cả các yêu cầu, các quan niệm đa dạng Song hiểu một cáchkhái quát, có thể coi vốn là toàn bộ những giá trị bỏ ra ban đầu hay các giá trị tích lũyđược trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có thể huy động vốnkinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau Sự phát triển nhanh chóng của thị trường tàichính (TTTC) đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng huy động vốncho hoạt động kinh doanh

Thông thường các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được huy động theocác tiêu chí về đặc điểm sở hữu (vốn nợ hay vốn CSH), theo phạm vi huy động (bêntrong hay bên ngoài) và theo đặc điểm thời gian sử dụng ngắn hạn hay dài hạn (nguồnvốn thường xuyên hay tạm thời) Các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào điều kiện cụthể của mình để xác định một cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhất, đảm bảo sự cân bằng giữakhả năng sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp Với cơ cấu nguồn vốn đó doanh nghiệp

có thể đạt được chi phí sử dụng vốn thấp nhất và giá trị doanh nghiệp cao nhất Về mặtthời gian sử dụng nguồn vốn huy động phải đảm bảo sự tương thích với thời gian sửdụng của tài sản đầu tư, không để xảy ra rủi ro về thời hạn trong sử dụng nguồn vốn(rủi ro kỳ hạn) Trong việc huy động vốn, các doanh nghiệp cũng có thể huy động cácnguồn tài trợ từ bên trong hoặc bên ngoài Tuy nhiên cần xem xét đến điều kiện cụ thểcủa doanh nghiệp và chi phí sử dụng từng nguồn vốn để lựa chọn nguồn vốn bên tronghay bên ngoài cho phù hợp

Trang 10

Có thể khái quát các nguồn vốn của doanh nghiệp theo hình 1.1

Hình 1.1: Các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Để huy động vốn các doanh nghiệp có thể lựa chọn các công cụ và phương thứchuy động vốn khác nhau Nếu huy động vốn trên thị trường tài chính, các doanhnghiệp có thể sử dụng công cụ và phương thức huy động thông qua phát hành tráiphiếu hay cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường tài chính, hoặc ký kết các hợp đồngvay vốn với các ngân hàng thương mại, hợp đồng thuê tài chính hoặc thực hiện liêndoanh liên kết với các doanh nghiệp khác Nếu huy động nguồn vốn từ bên trong, cácdoanh nghiệp có thể xem xét lựa chọn các chính sách cổ tức hay phân phối lợi nhuận,chính sách khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) khác nhau, hoặc sử dụng nguồn quỹ đầu

tư phát triển… để tập trung tối đa các nguồn lực tài chính bên trong của doanh nghiệp

để đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi nguồn vốn mà doanhnghiệp huy động đều có ưu nhược điểm nhất định, có chi phí sử dụng vốn khác nhau

và đòi hỏi một điều kiện để huy động vốn nhất định Các nguyên tắc cơ bản tronghoạch định cơ cấu vốn nguồn vốn của một doanh nghiệp đã được tổng kết là đảm bảo

NGUỒN VỐN KINH DOANH

Vốn

chủ sở

hữu

Nợ phải trả

Nguồnvốnthườngxuyên Nguồn

vốn tạm thời

Nguồn vốn bên ngoài DN

Nguồn vốn bên trong DN

Trang 11

tính tương thích, đảm bảo cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, đảm bảo quyền kiểm soátdoanh nghiệp, tài trợ linh hoạt và tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.

1.1.2 Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp

a) Dựa vào quan hệ sở hữu vốn

Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại:vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

* Nguồn vốn chủ sở hữu: Là khoản vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,

nói cách khác đây là số vốn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng và quyền sở hữu thuộc

về chủ doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu thể hiện giá trị tài sản thuần được đo lường bằnggiá trị còn lại của tài sản doanh nghiệp sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ nợ Do đó,vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định bằng công thức:Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiêp bao gồm: vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu vàđược bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh sau khi đã hoạt động có hiệu quả Cụ thể:+ Vốn đầu tư ban đầu là lượng vốn do các thành viên sáng lập đóng góp nên khi mớithành lập doanh nghiệp và được ghi trong điều lệ doanh nghiệp Đây là số vốn quan trọngthuộc vốn chủ sở hữu doanh nghiệp Đây là nguồn vốn ban đầu khi thành lập doanhnghiệp giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, rủi ro sử dụng vốn, giảm bớt sự phụ thuộcvào bên ngoài Tuy nhiên, nguồn vốn này lại có nhược điểm quy mô vốn đầu tư không lớn

và phụ thuộc vào sự đóng góp của các chủ sở hữu góp vốn vào doanh nghiệp

+ Lợi nhuận để lại:

Hàng năm các doanh nghiệp có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để bổsung tăng vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp Đối với công ty

cổ phần, thông thường các cổ đông sẽ nhận được cổ tức vào cuối năm tài chính từ thunhập sau thuế của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thay vì phân phốitoàn bộ lợi nhuận cho các cổ đông, các doanh nghiệp giữ lại một phần hoặc toàn bộ lợinhuận để tái đầu tư Các doanh nghiệp thường giữ lại lợi nhuận để đầu tư vào các lĩnh

Trang 12

vực mà doanh nghiệp có thể tạo ra các cơ hội tăng trưởng tốt như mua sắm máy mócthiết bị hoặc chi cho nghiên cứu và phát triển.

Lợi nhuận để lại là nguồn vốn nội bộ rất chủ động và thuận tiện cho các doanhnghiệp, đồng thời chi phí lại tương đối thấp so với phát hành thêm cổ phiếu bởi lẽdoanh nghiệp không mất thêm chi phí phát hành

+ Cổ phiếu thường:

Đối với loại hình công ty cổ phần, công ty có thể tăng thêm vốn chủ sở hữuthông qua phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Đây là hình thức huy độngvốn phổ biến được các công ty cổ phần ở nhiều nước áp dụng khi quyết định tăngthêm vốn chủ sở hữu để mở rộng hoạt động kinh doanh Khi cần phát hành cổ phiếuthường để huy động thêm vốn, các doanh nghiệp thường thực hiện theo nhiều hìnhthức khác nhau như phát hành ra công chúng, phát hành dành quyền ưu tiên mua chocác cổ đông hiện hữu hoặc phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược

+ Cổ phiếu ưu đãi

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, ở nhiều quốc gia các công ty

cổ phần có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi để huy động vốn chủ sở hữu Theo quy địnhcủa Luật doanh nghiệp (2014), công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi Cổ phần ưuđãi bao gồm các loại sau đây: i) Cổ phần ưu đãi biểu quyết; ii) Cổ phần ưu đãi cổ tức;iii) Cổ phần ưu đãi hoàn lại; iv) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ của công ty quy định Việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi không chỉ giúp doanhnghiệp tăng vốn chủ sở hữu làm tăng tiềm lực tài chính mà còn giúp doanh nghiệp cókhả năng mở rộng hoạt động kinh doanh đạt được tỷ suất lợi nhuận vốn ở mức caotrong trường hợp doanh nghiệp có hệ số nợ khá cao, đồng thời doanh nghiệp rất coitrọng việc nắm giữ quyền kiểm soát

+ Thặng dư vốn cổ phần:

Trang 13

Thặng dư vốn cổ phần là một phần thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.Thặng dư vốn cổ phần chính là chênh lệch giữa giá thực tế phát hành và giá trị theomệnh giá của số cổ phần phát hành.

Thặng dư cổ phần còn là tài khoản dùng để ghi nhận khoản chênh lệch khi bán cổphiếu quỹ so với giá của cổ phiếu quỹ khi mua vào trước đó

Thặng dư cổ phần có thể được dùng để thực hiện viêc trả cổ tức, phát hành cổphiếu thưởng nhằm tăng vốn cổ phần do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trịquyết định

+ Cổ phiếu quỹ:

Đây là tài khoản thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhằm phản ánhcác giao dịch mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường mua lại cổphiếu quỹ của mình khi cổ phiếu đang được định giá thấp hơn giá trị thực, hoặc khidoanh nghiệp muốn hạn chế tác động pha loãng cổ phiếu từ các chương trình pháthành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động

Phát sinh tăng tài khoản cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp và giảm số cổ phần được lưu hành Cổ phiếu quỹ không được tính đến khi xácđịnh quyền biểu quyết cũng như thanh toán cổ tức của doanh nghiệp

+ Các quỹ dự trữ:

Các quỹ dự trữ là nguồn vốn của doanh nghiệp phải trích lập từ lợi nhuận nhằmphục vụ cho việc sẵn sàng chi trả hoặc sử dụng trong các tình huống nhất định Cácloại quỹ và mức trích lập của từng loại quỹ được quy định theo điều lệ của doanhnghiệp Cụ thể doanh nghiệp có thể trích lập một số quỹ dự trữ như quỹ dự phòng tàichính, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khấu hao tài sản cốđịnh,…

* Nợ phải trả: Là phần vốn mà trong quá trình hoạt động doanh nghiệp huy động

của các tổ chức, cá nhân…qua hệ thống ngân hàng, thị trường vốn Để được quyền sử

Trang 14

dụng phần lớn số vốn này, doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí nhất định theo sựthoả thuận giữa doanh nghiệp với đối tượng có quyền sở hữu về vốn

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, vốn nợ của doanh nghiệp được chia thành tíndụng thương mại, vốn vay từ các tổ chức tài chính, phát hành trái phiếu và các nguồnphi chính thức khác

+ Vốn vay từ các tổ chức tài chính:

Vay vốn từ các tổ chức tài chính là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp DN

có thể huy động vốn vay qua các trung gian tài chính như ngân hàng hay các công tytài chính

- Vay ngắn hạn từ các tổ chức tài chính:

Vay ngắn hạn ngân hàng thường được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp cónhu cầu đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả như trảlương cho người lao động, trả tiền mua nguyên, nhiên vật liệu,…Điều kiện vay ngắnhạn ngân hàng của doanh nghiệp tương đối đơn giản, chủ yếu dựa vào mối quan hệ sẵn

có giữa doanh nghiệp với ngân hàng Lãi suất vay ngắn hạn về nguyên tắc sẽ thấp hơnlãi suất vay dài hạn, tuy nhiên trong một số trường hợp chi phí giao dịch sẽ đẩy chi phíthực của các khoản vay ngắn hạn tăng lên

- Vay dài hạn từ các tổ chức tài chính:

Hình thức huy động vốn này thường được các doanh nghiệp sử dụng để tài trợcho các dự án đầu tư dài hạn Khi doanh nghiệp vay vốn dài hạn của ngân hàng cónghĩa là họ đã được ngân hàng gánh bớt một phần rủi ro Hơn nữa chi phí vay vốn làchi phí được khấu trừ thuế, do vậy doanh nghiệp vay vốn được hưởng lợi nhờ giảmđược thuế thu nhập doanh nghiệp, do vậy việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại lợi íchcho chủ sở hữu doanh nghiệp Các ngân hàng thường xác định lãi suất cho vay căn cứvào xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp Do vậy, nếu doanhnghiệp có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và thông tin đượcminh bạch hóa thường được tiếp cận vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp Đây gần như

là phương thức huy động chính của doanh nghiệp, qua bảng BCTC qua các năm ta

Trang 15

thấy rằng gần như nguồn vốn của doanh nghiệp là do đi vay dài hạn và ngắn hạn cácngân hàng

Tuy nhiên khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp còn chịu một số điều kiện ràngbuộc từ phía ngân hàng, đôi khi những điều kiện này còn ảnh hưởng đến các quyếtđịnh quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ, hạn mức tín dụng sẽ là rào cản đốivới doanh nghiệp khi thực hiện các dự án lớn Các điều kiện đảm bảo tiền vay nhưyêu cầu về tài sản thế chấp, bảo lãnh vay vốn cũng chính là vấn đề cản trở việc tiếpcận nguồn vốn vay của doanh nghiệp Thông thường, ở các nước đang phát triển,nhằm khắc phục vấn đề bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và bên đi vay nên khicho vay vốn đối với doanh nghiệp thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo thế chấphoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba Các quy định này thường gây khó khăn chodoanh nghiệp có quy mô nhỏ, không sở hữu nhiều tài sản dưới dạng bất động sản Bêncạnh các điều kiện vay vốn, các thủ tục vay vốn rườm rà cũng làm tăng thời gian vàchi phí giao dịch của doanh nghiệp

+Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là hình thức tài trợ vốn trong hoạt động giao dịch thươngmại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và là nguồn vốn quan trọng đối với rất nhiềuloại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế Tín dụng thương mại được hiểu là tín dụngcủa một bên trong giao dịch thương mại cấp cho bên kia để mua hàng hóa hoặc dịch

vụ, giúp cho bên mua có thể mua được hàng mà không phải trả tiền ngay Các tổ chứckinh doanh có năng lực tài chính tốt, có uy tín cao thường sử dụng tín dụng thươngmại như một công cụ huy động vốn ngắn hạn phổ biến Ở Mỹ, hệ thống siêu thị bán lẻlớn nhất thế giới Wal –Mart sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại nhiều hơn cả vốnvay ngân hàng, gấp 8 lần so với vốn góp của chủ sở hữu

Trên thực tế có nhiều hình thức tín dụng thương mại, mỗi ngành sử dụng hìnhthức tín dụng riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành đó Tuy nhiên tất cảđều có chung một đặc điểm đó là sự kết hợp giữa các chủ thể kinh doanh để sử dụngmột cách có hiệu quả nguồn vốn nhằm đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau

Trang 16

Vai trò quan trọng của tính dụng thương mại đó là một mặt đáp ứng được nhu cầuvốn của các doanh nghiệp tạm thời thiếu, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụđược hàng hóa Mặt khác, sự tồn tại của hình thức tín dụng này giúp cho các doanhnghiệp khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh Bêncạnh đó, chi phí sử dụng vốn rẻ, tạo khả năng mở rộng các mối quan hệ lâu bền, giảmchi phí lưu thông tiền tệ, giúp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không

bị gián đoạn Tuy nhiên khi doanh nghiệp có quy mô tài trợ từ tín dụng thương mạiquá lớn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro; chi phí vay tính vào giá tính sản phẩm, dịch vụ nênkém linh hoạt; quy mô, phạm vi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bị giới hạn Hình thứchuy động vốn này cũng đang được doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và ngày càngtăng lên theo các năm hoạt động

+Phát hành trái phiếu

Trái phiếu là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và

sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xácđịnh cho người nắm giữ trái phiếu Doanh nghiệp là người phát hành với tư cách làngười đi vay Thông qua việc sử dụng trái phiếu, doanh nghiệp có thể thực hiện vaytrung hạn và dài hạn qua thị trường với khối lượng vốn lớn Trong nền kinh tế thịtrường, trái phiếu là công cụ rất quan trọng cho phép doanh nghiệp chủ động huy độngvốn vay qua thị trường Xét dưới góc độ doanh nghiệp, phát hành trái phiếu có nhữngđiểm lợi nổi bật như lợi tức trái phiếu được xem như là một khoản chi phí được trừ vàothu nhập chịu thuế, điều này có lợi cho doanh nghiệp do giảm bớt số thuế phải nộp chonhà nước, tăng thu nhập của các chủ sở hữu; chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn sovới cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi; giúp chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia

sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp đối với trái chủ đồng thời cũng giúp doanh nghiệpchủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt

Tuy nhiên khi sử dụng công cụ huy động vốn vay trung và dài hạn này, doanhnghiệp cũng cần lưu ý đó là sẽ làm tăng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp lên,dẫn tới làm tăng nguy cơ rủi ro đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp trong trường hợpdoanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn

Trang 17

Ngoài các hình thức huy động vốn nợ chủ yếu của doanh nghiệp bên cạnh đódoanh nghiệp cũng dùng một số cách như nợ người lao động, lấy trước tiền mua hànghay vốn thuộc các quỹ để huy động vốn cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

b) Dựa vào phạm vi huy động vốn

Căn cứ vào phạm vi huy động, nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp được chiathành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài

+ Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn kinh doanh có thể huy động

được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bêntrong doanh nghiệp thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp

Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp bao gồm:

- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư

- Khoản khấu hao tài sản cố định

Ngoài hai nguồn kể trên, các doanh nghiệp có thể huy động một số nguồn vốnbên trong khác như tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lýTSCĐ để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dài hạn

Khi sử dụng nguồn vốn bên trong doanh nghiệp có thể chủ động đáp ứng nhu cầuvốn kinh doanh của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh, tiếtkiệm được chi phí sử dụng vốn kinh doanh, tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳhạn đồng thời chủ doanh nghiệp giữ được quyền kiểm soát doanh nghiệp Tuy nhiênkhi sử dụng nguồn vốn này doanh nghiệp cũng cần lưu ý những nhược điểm như sựgiới hạn về mặt quy mô nguồn vốn kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng thườngkhông cao

Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự pháttriển của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường nguồn vốn kinh doanhbên trong thường không đủ đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cho đầu tư phát triển

Trang 18

Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn vốn kinh doanh khác từbên ngoài doanh nghiệp.

+ Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy

động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có nhiều hình thức huy động vốn bênngoài như: Phát hành trái phiếu, cổ phiếu, huy động vốn liên doanh, vay vốn trunghạn, vốn vay dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vay vốn dài hạn của nướcngoài, xã hội hóa đầu tư,…Việc thực hiện xã hội hóa đầu tư vào doanh nghiệp đượchiểu là thu hút các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư thựchiện một hoặc một số công việc, khâu, công đoạn trong dây chuyền sản xuất của doanhnghiệp theo các hình thức thích hợp như BO, BOT, BT, thuê hoạt động, thuê tài chính,hợp đồng hợp tác kinh doanh , v.v Thông qua các hình thức xã hội hóa đầu tư sẽ gópphần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển, vừa giảm áp lực tăng vốn CSH cũng như

áp lực về tuyển dụng, quản lý lao động, cải thiện hệ số nợ trên vốn CSH, nâng caomức độ an toàn tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

c.Dựa vào thời hạn huy động vốn

Căn cứ vào tiêu thức này nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành vốnthường xuyên và vốn tạm thời

+ Nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn dài hạn): Bao gồm vốn chủ sở hữu và

các khoản vay dài hạn Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định, tạo ra mức độ an toànđược đảm bảo chắc chắn hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng, mang tính chất lâu dài vàohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này thường dùng để đầu tư muasắm TSCĐ và TSLĐ tối thiểu thường xuyên, cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục

+ Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) bao

gồm tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, các khoản nợ tích luỹ (nợ tiền lương vàbảo hiểm xã hội đối với người lao động, các khoản nợ phí, thuế đối với ngân sách, cáckhoản tiền đặt cọc của khách hàng ) Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này để

Trang 19

đáp ứng cho nhu cầu vốn tạm thời phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Sự cân đối giữa nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn, cũng như nguồnvốn tạm thời với tài sản ngắn hạn cho thấy sự tương thích giữa nguồn tài trợ với tài sảnđầu tư Qua đó cho những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinhdoanh, việc đầu tư từng bộ phận tài sản có phù hợp với việc nâng cao năng lực tàichính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trườngcho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến lược, kế hoạchsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không

Theo nguyên tắc bảng cân đối kế toán:

TS =∑NV

ó TSNH + TSDH = NVTT + NVTXVốn hoạt động thuần = NVTX – TSDH

và hiệu quả hơn Hay nói cách khác tái cơ cấu với nghĩa là hoạt động tổ chức lại, sắpxếp lại hệ thống nào đó hiện có (tức đang tồn tại) với mục đích làm cho nó có cơ cấuhợp lý hơn, phù hợp hơn Đối với các doanh nghiệp, thông thường khi các doanhnghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, hoạt động tài chính kém hiệu quả thì phải tiếnhành cơ cấu lại hoạt động của nó Tái cơ cấu hoạt động tài chính bao gồm ba nội dung

Trang 20

cơ bản là tái cơ cấu nguồn vốn, tái cơ cấu đầu tư sử dụng vốn và tái cơ cấu phân phốilợi nhuận của doanh nghiệp Ba nội dung này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết vớinhau, có sự tác động qua lại lẫn nhau và không thể tách rời, độc lập nhau.

Khi doanh nghiệp có nhiều khó khăn về nguồn vốn kinh doanh, hoặc nguồn vốnkinh doanh hiện có tiềm ẩn nhiều rủi ro thì phải thực hiện biện pháp để tái cơ cấunguồn vốn, xây dựng lại cơ cấu vốn tối ưu hay cơ cấu vốn mục tiêu cho doanh nghiệp;

xử lý các khoản nợ phải trả tồn đọng, có nguy cơ mất khả năng thanh toán làm lànhmạnh hóa tình hình tài chính, đáp ứng đủ, kịp thời, linh hoạt nhu cầu vốn cho sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Có thể hiểu: Tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là quá trình cơ cấu, tổ chứclại các nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, đáp ứngkịp thời, linh hoạt nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm

vụ kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh mới của doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu của tái cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp

Sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung hay của một doanh nghiệp nói riêng,chịu sự ảnh hưởng rất lớn vào chính sách, cơ chế tạo lập và huy động nguồn vốn để tạonên một cơ cấu vốn hợp lý, một cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Tái cơ cấu nguồnvốn chính là cơ cấu lại nguồn vốn, kết hợp theo một tỷ lệ nhất định giữa các nguồnvốn mà doanh nghiệp sẽ sử dụng nhằm đáp ứng cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp.Tái cơ cấu nguồn vốn sẽ hình thành một cơ cấu vốn tối ưu khi đó tối thiểu hóa đượcchi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp

Tái cơ cấu nguồn vốn doanh nghiêp nhằm những mục tiêu cơ bản sau đây:

- Một là, xác lập một cơ cấu sở hữu vốn hợp lý trong doanh nghiệp theo hướng

đa dạng hóa hình thức sở hữu, thu hút mọi nguồn lực tài chính trong xã hội, trong mọithành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phùhợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường

Trang 21

- Hai là, xây dựng được cơ cấu nguồn vốn hợp lý và phương thức huy động vốn

phù hợp cho doanh nghiệp theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức huyđộng vốn, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn

Ba là, tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp phải đáp ứng tốt nhất mục tiêu kinh

doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự cân bằng giữa khả năng sinh lời và rủi ro, đáp ứngkịp thời, linh hoạt các nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng tối đa hóalợi nhuận cho CSH thông qua sử dụng tác động tích cực của đòn bẩy tài chính

1.2.3 Nội dung tái cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp

Nội dung của tái cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là quátrình tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu các nguồn vốn hiện có mà theo nghĩa rộng gồm 4 nộidung chính sau đây:

1) Cơ cấu lại nguồn vốn CSH của doanh nghiệp theo hướng đa dạng hóa hìnhthức sở hữu doanh nghiệp; đa dạng hóa phương thức huy động vốn CSH

2) Cơ cấu lại tỷ lệ giữa nguồn vốn nợ với CSH nhằm đảm bảo mức độ an toàn tàichính, đồng thời sử dụng có hiệu quả lợi thế đòn bẩy tài chính;

3) Cơ cấu lại các nguồn vốn nợ theo hướng đa dạng hóa chủ nợ, đa dạng hóaphương thức huy động nợ nhằm giảm áp lực từ một chủ nợ và khai thác lợi thế củatừng phương thức huy động phù hợp với từng loại nhu cầu vốn

Như vậy, có thể hiểu tái cơ cấu nguồn vốn là việc lựa chọn, sắp xếp lại các bộphận vốn cấu thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng đa dạng hóa nguồnvốn, đa dạng hóa phương thức huy động vốn để đạt được cơ cấu nguồn vốn hợp lý,đáp ứng kịp thời, linh hoạt nhu cầu vốn phù hợp với nhu cầu tăng, giảm năng lực sảnxuất cho từng thời kỳ nhất định nhằm đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra

Tái cơ cấu nguồn vốn CSH doanh nghiệp cũng là một nội dung quan trọng trongtái cơ cấu nguồn vốn Đó là việc xác lập một cơ cấu sở hữu vốn mới của doanh nghiệpphù hợp với định hướng phát triển nền KTTT nhiều thành phần và đặc điểm kinh tế kĩthuật của ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Xét dưới góc độ tài chính, tái

Trang 22

cơ cấu sở hữu vốn của doanh nghiệp thực chất là xác lập lại cơ cấu sở hữu trong doanhnghiệp thông qua hình thức thích hợp Đối với Việt Nam đây là một biện pháp quantrọng để tái cơ cấu hình thức sở hữu DNNN thông qua cổ phần hóa hay chuyển đổihình thức sở hữu.

Các hình thức và giải pháp phổ biến để tái cơ cấu vốn CSH trong các doanhnghiệp trên thế giới là:

+ Cổ phần hóa doanh nghiệp

Cổ phần hóa là việc chuyển đổi doanh nghiệp từ các hình thức tổ chức pháp lýkhác nhau sang hoạt động theo hình thức tổ chức pháp lý là công ty cổ phần Trong cácloại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu điểmnhất về khả năng huy động vốn rộng rãi trên thị trường tài chính, về tính minh bạchtrong mô hình quản trị doanh nghiệp Thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp, cơ cấu sởhữu của doanh nghiệp sẽ được thay đổi theo hướng đa dạng hóa sở hữu

Đối với DNNN đang hoạt động, việc cổ phần hóa thực chất là chuyển nhượngvốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua bán cổ phần để thu hồi vốn hoặc huy độngthêm vốn của các thành phần kinh tế khác thông qua phát hành cổ phần để mở rộngkinh doanh

+ Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là một loại giao dịch hợp nhất trong đó toàn bộ tài sản vàcác khoản nợ của công ty bị sáp nhập được nhập vào công ty nhận sáp nhập, đồng thờichấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

+Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai doanh nghiệp được hợp nhất với nhau thànhmột doanh nghiệp mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi íchhợp pháp sang công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý của các công

ty cũ trước khi hợp nhất Khi đó doanh nghiệp mới sẽ tiếp tục thực hiện những hoạtđộng của những doanh nghiệp bị hợp nhất

Trang 23

+Mua lại doanh nghiệp

Là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệpkhác đủ để kiểm soát, chi phối một phần hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mualại Việc mua lại doanh nghiệp cũng dựa trên hai hình thức cơ bản là mua lại cổ phầnhay mua lại tài sản Nếu công ty mua lại 100% cổ phần thì điều này cũng đồng nghĩa vớiviệc sáp nhập Mua lại doanh nghiệp nhưng không tạo ra một doanh nghiệp mới nào.Tuy nhiên việc mua lại bằng tài sản thường có chi phí lớn hơn mua lại bằng cổ phiếu do

có liên quan đến các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản

+ Các hình thức khác

Bao gồm các hình thức như chia, tách, giao, khoán, cho thuê doanh nghiệp Cáchình thức này thường được thực hiện đối với DNNN ở các quốc gia, trong đó có ViệtNam nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có, tập trung nguồn lực, tổchức lại hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của cácDNNN

Trang 24

1.2.4 Các yêu cầu của tái cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp

Để tái cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp hợp lý, hiệu quả cần quán triệt các yêucầu cơ bản là:

+Thứ nhất, tái cơ cấu nguồn vốn phải phù hợp với định hướng phát triển nền

KTTT có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa sở hữu trong từngdoanh nghiệp

+ Thứ hai, tái cơ cấu nguồn vốn phải đảm bảo sự hài hòa giữa vốn CSH và vốn

nợ mà doanh nghiệp huy động

+ Thứ ba, đa dạng các nguồn vốn huy động theo hướng đa dạng hóa kênh huy

động và phương thức huy động phải đảm bảo sự kết hợp hợp lý giữa yêu cầu chi phí

sử dụng vốn thấp, đáp ứng kịp thời, linh hoạt nhu cầu tăng, giảm năng lực sản xuất vàmức rủi ro chấp nhận được

+ Thứ tư, cơ cấu lại nguồn vốn cần phù hợp với đặc điểm ngành, nghề kinh

doanh và điều kiện kinh doanh cụ thể cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp

+ Thứ năm, tái cơ cấu nguồn vốn gắn với tái cơ cấu đầu tư tài sản phù hợp với

đặc thù doanh nghiệp

+ Thứ sáu, tái cơ cấu nguồn vốn phải đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao

hiệu quả kinh doanh

Quá trình tái cơ cấu nguồn vốn cũng cần được thực hiện theo một quy trình cụthể bao gồm các bước như sau:

- Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Căn cứ vào mục đích tái cơ cấu nguồn vốn là nhằm nâng cao hiệu quả vốn CSH,nâng cao mức độ an toàn tài chính, đảm bảo nắm quyền chi phối, đáp ứng nhu cầu vốncho sản xuất kinh doanh mà xác định mục tiêu cụ thể phù hợp như giảm hay tăng tỷ

lệ nợ trên vốn CSH, tăng tỷ lệ tài sản thuê ngoài (tài sản ngoài bảng cân đối kế toán),nâng cao tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ, đa dạng hóa nguồn vốn

Trang 25

- Thứ hai, nhận dạng các nguồn vốn có thể huy động trên thị trường, bao gồm

vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, các tổ chức tài chính khác, vốn của cá nhân,của tổ chức kinh tế; vốn của người lao động… ở trong nước và nước ngoài

- Thứ ba, xác định và lựa chọn các nguồn vốn thích hợp cần huy động phù hợp

với tình hình, đặc điểm của doanh nghiệp và quy định của pháp luật

- Thứ tư, xác định và lựa chọn các kênh, hình thức huy động vốn thích hợp Bao

gồm: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; vay thương mại của các tổ chức ngân hàng, tíndụng, các tổ chức tài chính khác, của cá nhân; vay vốn của người lao động, liên doanh,liên kết với các tổ chức kinh tế, thuê tài chính, thuê hoạt động và các hình thức huyđộng vốn khác theo quy định của pháp luật

- Thứ năm, tổ chức thực hiện huy động vốn từ các nguồn vốn và theo các kênh,

Kết quả tái cơ cấu nguồn vốn có đạt được các mục tiêu đề ra hay không cũng

được thể hiện ở mức độ cải thiện hay hiệu quả của các chỉ tiêu tài chính Tuy nhiên, do tái cơ cấu nguồn vốn nói riêng và tái cơ cấu tài chính nói chung thường đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian nhất định, vì thế khi sử dụng chúng để đánh giá kết quả của tái cơ cấu nguồn vốn người ta phải tiến hành so sánh chúng qua các thời kỳ khác nhau để thấy được mức độ tác động hay ảnh hưởng của hoạt động tái cơ cấu nguồn vốn đến sự thay đổi của các chỉ tiêu này như thế nào so với những thời kỳ trước đó

Trang 26

Kết quả huy động vốn của doanh nghiệp được thể hiện ở các chỉ tiêu phản ánh cơcấu nguồn vốn của doanh nghiệp Tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thông quacác chỉ tiêu này sẽ cho thấy việc sử dụng một loạt các biện pháp thành công để giảm

nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.Vì vậy, sau tái cơ cấu rủi ro tàichính của doanh nghiệp sẽ giảm và khả năng tự chủ tài chính được nâng lên Cụ thể:

+ Chỉ tiêu hệ số nợ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp huy

động để sử dụng có bao nhiêu đồng vốn nợ, qua đó phản ánh mức độ phụ thuộc tàichính của doanh nghiệp Hệ số nợ cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chínhcủa doanh nghiệp

độ hiệu quả đạt được của doanh nghiệp Nếu hiệu quả cao doanh nghiệp có thể sửdụng hệ số này cao hơn và ngược lại

+ Chỉ tiêu hệ số vốn CSH: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp

huy động để sử dụng có bao nhiêu đồng vốn CSH, qua đó cho thấy mức độ sử dụngvốn CSH cũng như khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp như thế nào

1 Theo khuyến nghị của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì doanh nghiệp có tình trạng vốn mỏng trong cơ cấu nguồn vốn khi tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 3:1 Song trên thực tế, đa số các nước như New Zealand, Đức, Úc, Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Chile, Peru, Nam Phi, Bồ Đào Nha, Braxin lại quy định khi vốn vay của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu vượt quá tỷ lệ 3:1 thì mới được coi là vốn mỏng; ở một số nước phát triển quy định tỷ lệ thấp hơn như Canada là 2:1, Pháp, Mỹ là 1,5:1, thậm chí tỷ lệ này ở Venezuela là 1:1; tại một số nước tỷ lệ này còn phân biệt theo đối tượng, ví dụ Trung Quốc quy định tỷ lệ 2:1 đối với doanh nghiệp thông thường, 5:1 đối với các tổ chức tài chính; Nga quy định tỷ lệ 3:1 đối với doanh nghiệp thông thường và tỷ lệ 12,5: 1 đối với ngân hàng và các tổ chức tài chính; Hàn Quốc quy định tỷ lệ 3:1 đối với các doanh nghiệp thông thường có khoản vay từ các cổ đông nước ngoài và tỷ lệ 6:1 đối với các tổ chức tài chính.

Trang 27

Tổng số vốn CSH

Hệ số vốn CSH =

Tổng nguồn vốn

+ Chỉ tiêu hệ số nợ phải trả trên vốn CSH: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm

bảo an toàn tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.Hệ số này cao chứng tỏ mức

độ phụ thuộc vào nguồn nợ vay lớn, do đó mức độ rủi ro tài chính cao và ngược lại Tổng số nợ phải trả

Hệ số nợ phải trả trên vốn CSH =

Tổng số vốn CSH

Đối với chỉ tiêu này khi xác định được cải thiện hơn so với trước khi tái cơ cấuchứng tỏ doanh nghiệp đã tìm những biện pháp hữu hiệu để bổ sung vốn chủ sở hữutrong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Đồng thời, sau tái cơ cấu nguồn vốn, hệ số nợphải trả trên vốn chủ sở hữu phải đạt ở một tỷ lệ tối ưu để đánh giá doanh nghiệp đãgiảm được rủi ro tài chính hay không căn cứ vào khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính

Vì vậy, hệ số này không vượt quá tỷ lệ theo quy định Ví dụ theo khuyến nghị củaOECD thì hệ số này không vượt quá 3/1

+ Cơ cấu nguồn vốn nợ: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng từng nguồn vốn nợ trong

tổng nguồn vốn nợ như thế nào

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số nợ ngắn hạn =

Tổng số nợ

+ Cơ cấu nguồn vốn CSH: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn thuộc chủ

sở hữu nhà nước trong tổng số vốn CSH của doanh nghiệp

Tổng vốn CSH nhà nước

Trang 28

Tỷ trọng vốn CSH nhà nước =

Tổng số vốn CSH

+ Hệ số đảm bảo vốn: Phản ánh một đồng vốn nợ có bao nhiêu đồng vốn chủ sở

hữu đảm bảo thanh toán Thông thường hệ số này lớn hơn 1 sẽ đảm bảo an toàn tàichính cho doanh nghiệp

Tổng số vốn CSH

Hệ số đảm bảo vốn = _

Tổng số nợ

+ Cân đối vốn dài hạn: Đây là chỉ tiêu cho biết mức độ vốn huy động có tính

chất dài hạn có đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp hay không

Cân đối vốn dài hạn = (Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn ) - Tài sản dài hạnTái cơ cấu nguồn vốn phải đảm bảo có đủ nguồn vốn dài hạn để đáp ứng cho nhucầu đầu tư tài sản dài hạn tương ứng

+Tỷ lệ phải trả người bán trên tổng nguồn vốn: phản ánh trong một đồng vốn

kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hìnhthành từ Phải trả người bán

Tỷ lệ phải

bán/Tổng nguồnvốn

*Các nhân tố bên trong:

+ Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Luận án của tác giả Trần Thị Thanh Tú (2006) “Đổi mới cơ cấu vốn của các DNNN hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án của tác giả Trần Thị Thanh Tú (2006) “Đổi mới cơ cấu vốn của các DNNNhiện nay
7. Trang web của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm : www.halamcoal.com.vn8. Trang web vietstock.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang web của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm : www.halamcoal.com.vn"8
1. Đồ án tốt nghiệp của sinh viên Trương Văn Điệp – lớp QTDN-Mỏ k54 Khác
2. Luận văn “ Các giải pháp tái cơ cấu hoạt động tài chính của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam “ – Ths. Lưu Thị Thu Hà Khác
4. Lê Ngọc Tuấn (2013), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty kho vận Đá Bạc-Vinacomin Khác
5. Đặng Huy Thái (2001), Bài giảng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp Mỏ, Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội Khác
6. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác chuyên ngành kinh tế tổng hợp năm 2012, 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w