1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố hải dương

98 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 164,07 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý của Nhà nước nói chung, chi cục thuếthành phố Hải Dương nói riêng đối với các doanh nghiệp trong địa bàn ,chính sách và quy trình quản lý thuế thu nhập

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

-❧✧❧ -TRẦN THỊ QUỲNH THƠ LỚP: CQ50/02.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

TĂNG CƯƠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦA CHI CỤC THUẾ THÀNH

PHỐ HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: THUẾ

Mã số : 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HOÀI

Trang 3

HÀ NỘI – 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nên trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ các tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Quỳnh Thơ

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1 Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 101.1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 12

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh

1.2.1 Khái niệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 271.2.2 Ý nghĩa quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 281.2.3 Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 281.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh

1.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

401.3.1 Xuất phát từ vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 40CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬPDOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ

2.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội thành phố Hải Dương và cơ cẩu tổ chức bộ

Trang 6

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Hải Dương 432.1.3 Đặc điểm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn chi

2.2 Thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cácdoanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố Hải Dương 492.2.1 Về phía Chi cục Thuế thành phố Hải Dương 49

2.3 Đánh giá chung về tình hình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chicục Thuế thành phố Hải Dương thời gian qua 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾTHU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC

3.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế thunhập doanh nghiệp tại Chi cục trong thời gian tới 68

3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệpđối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế 703.2.1 Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế 703.2.2 Tiếp tục hoàn thiện tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý thuế cấp chi cục 723.2.3 Tăng cường quản lý căn cứ tính thuế 733.2.4 Tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế TNDN 753.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế 773.2.6 Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong

Trang 7

3.2.7 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế, luật thuế 803.2.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 80

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế thành phố Hải Dương

BẢNG 1 SỐ LƯỢNG DN QUA CÁC NĂM THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦACHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

BẢNG 2 SỐ LƯỢNG DN QUA CÁC NĂM THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦACHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương

BẢNG 4: SỐ THỰC THU VÀ DỰ TOÁN THUẾ TNDN CỦA

BẢNG 5 TÌNH HÌNH NỘP TỜ KHAI CỦA CÁC DN CHỊU SỰ QUẢN LÝBẢNG 6 TÌNH HÌNH THU THUẾ TNDN KHU VỰC DNTN

BẢNG 7: KẾT QUẢ KIỂM TRA DOANH THU TÍNH THUẾ CỦA CHICỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG NĂM 2013-2015

BẢNG 8: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚICÁC DOANH NGHIỆP CHỊU SỰ QUẢN LÝ CỦA CHI CỤC THUẾTHÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Trang 10

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế TNDN giữ một vai trò quan trọng và chiếm một tỷ trọng rất caotrong cơ cấu nguồn thu NSNN Thuế ra đời, tồn tại, phát triển cùng sự pháttriển của nước nhà, trong các nguồn thu ngân sách thì thuế luôn chiếm một

tỷ lệ cao, và luôn là vấn đề cần quan tâm của mỗi một quốc gia, do vậy việcquản lý thu thuếlà một công việc hết sức quan trọng trong quá trình quản lýNhà nước

Để đảm bảo nguồn thu, nhà nước đã thu rất nhiều loại thuế, trong đóthuế thu nhập doanh nghiệp được coi là một sắc thuế quan trọng để đảmbảo nguồn thu về thuế nói chung, đồng thời thông qua đó cũng có thể nắmbắt được tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng một cách kháchính xác, qua đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp Thực tiễn nước ta, trongsuốt quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986 đến nay,công cuộc cải cách hệ thống chính sách và công tác quản lý thuế nói chung vàthuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng luôn được Nhà nước ta hết sức chútrọng Thực hiện công tác cải cách thuế trong những năm gần đây, ngànhthuếđã không ngừng hoàn thiện hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lýthuế thu nhập doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý của Nhà nước nói chung, chi cục thuếthành phố Hải Dương nói riêng đối với các doanh nghiệp trong địa bàn ,chính sách và quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đã bộc lộ nhiềuđiểm bất hợp lý Điều này vừa ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của môi trườngđầu tư, vừa tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp thực hiện các hành vi gian lậnthuế thu nhập doanh nghiệp Trước tình hình đó, việc tìm ra các giải pháphữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối

Trang 11

với các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế thành phố Hải Dương là rấtcần thiết

Chính vì lý do trên, em chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế Thành Phố Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp.

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Bài viết được hoàn thiện với mục tiêu chính như sau:

-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

-Tổng quan về thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Chi cụcThuế thành phố Hải Dương trong thời gian qua, phân tích ưu, nhược điểm,những thành tích và hạn chế của quá trình quản lý

-Trên cơ sở phân tích đề xuất các giải pháp đổi mới để tăng cường côngtác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại Chi cụcThuế thành phố Hải Dương, Hải Dương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

❖ Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

cả về lý luận và thực tiễn

❖ Phạm vi nghiên cứu :

- Phạm vi nghiên cứu về không gian : Công tác quản lý thuế thu nhậpdoanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố HảiDương

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian : Quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp tronggiai đoạn 2012-2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử vàcác phương pháp cụ thể sau: phương pháp thu thập, phân tích số liệu thống

Trang 12

kê, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp so sánh, đối chiếu, môhình hóa…

Trang 13

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết lu n, danh mục tài li u tham khảo, đề tài baoận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao ệu tham khảo, đề tài baogồm ba phần chính:

- Chương 1: Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lýthuế thu nhập doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệpđối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Chi cục Thuế thành phố HảiDương giai đoạn 2012 – 2015

- Chương 3: Giải pháp hoàn thi n công tác quản lý thuế thu nhập doanhệu tham khảo, đề tài baonghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Chi cục Thuế thànhphố Hải Dương

Trang 14

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

1.1.1.1 Khái niệm thuế TNDN

Thuế ra đời gắn liền với sự hình thành của Nhà nước Để có nguồn lựctrang trải cho các hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năngnhiệm vụ mà xã hội giao phó, Nhà nước phải đánh Thuế Lúc đầu Thuế chỉđơn giản là những khoản đóng góp tự nguyện bằng hiện vật và lao vụ củangười dân cho Nhà nước Sau đó để đảm bảo tính tiện lợi trong quá trình thunộp, quản lý và sử dụng nguồn thu nên Thuế đã được thu bằng tiền

Thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc được thể chế hoá bằng phápluật do các thể nhân và pháp nhân đóng góp cho nhà nước nhằm trang trảicác nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Những lợi ích mà người nộp Thuế đượchưởng không phải lúc nào cũng được Nhà nước hoàn lại một cách trực tiếp

và tương ứng với số Thuế đã nộp

Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một sắc Thuế trong hệ thống Thuế củaViệt Nam Loại Thuế này đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng

vì nó mang lại hiệu quả cao và bao quát được nguồn thu

Thuế Thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu được tính trên thunhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kì kinh doanh Tính chất trực thubiểu hiện sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịuthuế trên phương diện kinh tế Nếu như thuế gián thu luôn được cấu thànhtrong giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả qua hành vi mua

Trang 15

hàng hóa và dịch vụ được cung cấp, người nộp thuế là các nhà sản xuất vàcác trung gian thương mại, thì thuế TNDN lại điều tiết trực tiếp vào thu nhậpcủa các nhà sản xuất, các nhà đầu tư và người cung cấp dịch vụ Chính điềutiết trực tiếp vào thu nhập của các pháp nhân nên thuế TNDN phụ thuộc vàokết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, lợi nhuận đạt được củacác nhà đầu tư.

Nhà nước thường sử dụng thuế TNDN để thực hiện các mục tiêu kinh

tế, xã hội đề ra, do vậy các yếu tố kỹ thuật của thuế TNDN như: Các khoảnthu nhập thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập (phạm vi điều chỉnh), cáckhoản chi phí được trừ, thu nhập khác, thuế suất, các hình thức miễn, giảmthuế TNDN đều phần nào phản ánh được chính sách của Nhà nước trongtừng thời kỳ nhất định

1.1.1.2 Đặc điểm thuế TNDN

Thuế TNDN là sắc thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế củadoanh nghiệp trong kỳ tính thuế Thuế TNDN là một trong các nguồn thuquan trọng của NSNN và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng củanền kinh tế Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của cácdoanh nghiệp và của nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồntài chính cho NSNN thông qua thuế TNDN ngày càng nhiều hơn

Căn cứ vào nội dung và sự tác động đến đối tượng chịu thuế, nộp thuế,thì thuế TNDN có một số đặc điểm nổi bật sau:

- Thứ nhất: Thuế TNDN là thuế trực thu, Đối tượng nộp thuế là các DN,

các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng làngười chịu thuế

- Thứ hai: Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động của các DN hoặc

Trang 16

các nhà đầu tư Thuế GTGT và thuế TTĐB là số tiền cộng thêm vào giá báncủa hàng hóa, dịch vụ; người bán hàng hóa, dịch vụ là người tập hợp thuế vànộp vào NSNN thông qua Kho bạc Nhà nước; bởi vậy, nó phụ thuộc vào mức

độ tiêu dùng hàng hóa Còn thuế TNDN được xác định trên cơ sở TNCT, nênchỉ các DN, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế

- Thứ ba: Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thu nhập cá nhân Thu

nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như lợi tức cổ phần, lãitiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thunhập được chia sau khi đã nộp thuế TNDN Do vậy, thuế TNDN cũng có thểcoi là một biện pháp quản lý TNCN

- Thứ tư: Thuế TNDN tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây

phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng như thuế TNCN vì nó khá mơ hồ đối vớingười chịu thuế

1.1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để đảm bảo nguồn thu cho NSNN

Với hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế TNDN đều đóng góp vai tròquan trọng trong việc huy động một phần trong GDP cho NSNN để nhà nước

có đủ nguồn lực tài chính đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của mình

- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thànhphần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở phápluật Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tàichính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thunhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng laođộng bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập

Trang 17

Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệplàm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêucầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước đượccông bằng, hợp lý.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.

Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm các tổchức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phátsinh lợi nhuận Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổnđịnh, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thìkhả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuếthu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy SX-KD phát triển theo kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của nhà nước

Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh

vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà nhà nước có chiến lược

ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định thông qua thuế suất ưu đãitheo vùng miền, hoặc theo lĩnh vực đầu tư để phát triển cân đối nền kinh tế

- Thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

Thuế TNDN là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luậtthuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của nó,

Trang 18

chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm

từ nước ngoài vì nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vàokinh tế thế giới sau khi Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) năm 2006 Cải cách hành chính nói chung và cải cách thuế nói riêng lànhững yêu cầu cơ bản và quan trọng để nền kinh tế nước ta có thể hội nhậptốt vào kinh tế thế giới và cũng là điều kiện để có thể quản lý tốt nền kinh tếtrước những thay đổi mang tính tất yếu

Trang 19

1.2.2 Nội dung cơ bản của luật thuế TNDN

1.2.2.1 Đối tượng nộp thuế

Theo điều 2 Thông tư 78/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Thuế thu nhập doanh nghiệp Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đâygọi là doanh nghiệp), bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của LuậtDoanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảohiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quyphạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty tráchnhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật

sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanhdầu khí, Công ty điều hành chung

b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanhhảng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực

c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã

d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nướcngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại ViệtNam

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinhdoanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phầnhoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiệnvận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiênkhác tại Việt Nam;

Trang 20

- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua ngườilàm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền kýkết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩmquyền ký kết họp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thườngxuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiệntheo quy định của Hiệp định đó

e) Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d có hoạtđộng sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế

1.2.2.2 Phương pháp tính thuế TNDN

- Đánh thuế theo từng nguồn thu nhập

+ Áp dụng thuế suất tương ứng cho từng nguồn thu nhập phát sinh

+ Mỗi nguồn thu nhập khác nhau sẽ có tương ứng các chi phí phát sinhthu nhập

-Đánh thuế trên tổng thu nhập

+ Là việc đánh thuế trên tổng thu nhập mà đối tượng nộp thuế nhận

được trong kỳ tính thuế, không phân biệt từng loại thu nhập, từ các nguồnkhác nhau

+ Chi phí tạo ra thu nhập cũng được xác định trên tổng số theo nguyêntắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí

1.2.2.3 Căn cứ tính thuế

Theo điều 1 Thông tư 96/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 1 điều 3 Thông

tư 78/TT-BTC và khoản 2,3,4,5,6 Thông tư 78/TT-BTC thì:

Trang 21

1.2.2.3.1 Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Thuế TNDN

phải nộp = (

Thu nhậptính thuế -

Phần trích lập quỹKH&CN (nếu có) ) X

- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thunhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiệnhành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưuđãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư.Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối vớicác khoản thu nhập từ nước ngoài là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%),không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Namđầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành

- Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịuthuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự nhưthuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Trang 22

được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhậnđầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừkhông vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp của Việt Nam Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu

tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự

án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũngđược trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam

- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyểnphần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phầnthu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịuthuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định củaLuật Quản lý thuế

- Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vàoquyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập

về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.Khoản thu nhập (lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài khôngđược trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệpkhi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.2.3.2 Kỳ tính thuế TNDN

Kỳ tính thuế TNDN theo năm dương lịch Trường hợp doanh nghiệp ápdụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theonăm tài chính áp dụng Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thànhlập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hìnhdoanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể,phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy đinh của pháp luật

Trang 23

về kế toán Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mớithành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặcGiấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệpchuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất,sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thìđược cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thànhlập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loạihình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia,tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanhnghiệp Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuếthu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng Trườnghợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp(bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chínhhoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổikhông vượt quá 12 tháng Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng

ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuếthì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuếhoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của nămchuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo

1.2.2.3.3 Thuế TNDN nộp theo tỷ lệ trên doanh thu:

Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập vàhoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giátrị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hoá,dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xácđịnh được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt

Trang 24

động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ %trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%

+ Đổi với kinh doanh hàng hoá: 1%

+ Đối với hoạt động khác: 2%

Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thìphải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trênthị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bốtại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giáhối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷgiá hối đoái với đồng Việt Nam

Trường hợp có thu nhập từ nước ngoài

Thu nhập tính thuế TNDN = TNTT từ hoạt động sản xuất kinh doanhtrong nước và TNTT từ nước ngoài

1.2.2.3.5 Doanh thu tính thuế

Là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm

cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phânbiệt đã thu tiền hay chưa thu tiền

Trang 25

- Thời điểm xác định doanh thu:

+ Đối với hàng hóa: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa

+ Đối với dịch vụ: Thời điểm hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm hoànthành từng phần việc cung ứng dịch vụ chơ người mua

Trang 26

1.2.2.3.6 Chi phí không được trừ

Là các khoản chi phí không đáp ứng các điều kiện theo quy định trừ cáctrường hợp đặc biệt dưới đây:

- Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh,huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụquốc phòng theo quy định của pháp luật

- Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS nơi làmviệc của doanh nghiệp

- Thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập bảng kê theo quy định

- Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoản và trường hợp bấtkhả kháng không được bồi thường

- Khi phát sinh hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từ 20trd/ lần trở lênnhưng chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ

- Đến kỳ thanh toán bằng tiền mặt: ghi giảm chi phí được trừ ở kỳ phátsinh thanh toán

Ngoài các trường hợp đặc biệt trên thì khi không đáp ứng điều kiện đềukhông được trừ:

(1) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt độngsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (Riêng tài sản cố định phục vụ chongười lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa

ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh,

cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nộithất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bểchứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp chongười lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết

bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được

Trang 27

trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế ).Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính) Chikhấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toántrong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định

và hạch toán kế toán hiện hành Phần trích khấu hao vượt mức quy địnhhiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tàisản cố định Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịuthuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷđồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng chokinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng đểlàm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản

cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vậnchuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn

(2) Chi phí vật tư không được trừ

-Chi phí vật tư vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, nănglượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức

-Không có hóa đơn, chứng từ theo quy định

-Vật tư mua của cá nhân không kinh doanh không lập bảng kê thèotheo chứng từ thanh toán đối với người bán

-Vật tư bị tổn thất, hư hỏng đã được tổ chức, cá nhân bồi thường

(3) Chi phí tiền lương, tiền công không được trừ

-Tiền lương, tiền công thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn,chứng từ theo quy định

Trang 28

-Tiền thưởng không mang tính chất tiền lương không được ghi tronghợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính hay quy chếthưởng.

-Tiền lương tiền công hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm thực tếchưa chi, trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương

-Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên

(4) Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từnhư: hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản, chứng từ nộpthuế thay cho cá nhân nếu có

(5) Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chếquy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồngnghiệm thu sáng kiến, cải tiến

(6) Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóađơn, chứng từ Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá

05 (năm) triệu đồng/người/năm

(7) Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của BộLuật Lao động

(8) Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹhưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.(9) Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theođúng quy định hiện hành

(10) Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên

(11) Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượngkhông phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi

Trang 29

suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.(12) Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanhnghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghitrong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản

xuất kinh doanh Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận

vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư

(13) Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướngdẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho,

dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi,

dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi

ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch

vụ kiểm toán độc lập

(14) Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết

kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết

(15) Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản

cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanhthu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trườnghợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch

vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn

bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác

(16) Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ

có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánhgiá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợphải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cáckhoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế)

Trang 30

(17) Chi tài trợ không đúng đối tượng hoặc không có hồ sơ xác địnhkhoản tài trợ.

Chi phí nghiên cứu khoa học đã hạch toán vào quỹ phát triển khoa học

và công nghệ trong doanh nghiệp

Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuếgiá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuốngvượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật vềthuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanhnghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài màtheo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thunhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thunhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp kýhợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao độngkhông bao gồm thuế thu nhập cá nhân”

Và một số khoản chi phí không được trừ khác quy định rõ trong Điều 4Thông tư 96/TT-BTC

1.2.2.3.7 Thu nhập chịu thuế khác

(1) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng chứng khoán(2) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

(3) Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyềntham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biếnkhoáng sản theo quy định

(4) Thu nhập về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

(5) Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức

(6) Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản

Trang 31

(7) Lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, lãi trái phiếu, phí bảolãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.

(8) Thu nhập từ bán ngoại tệ

(9) Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối năm là cáckhoản sau khi bù trừ lãi và lỗ từ chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ khônglien quan trực tiếp đến doanh thu và chi phí

(10) Thu các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ kế toán nay đòi được

(11) Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ

(12) Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ từnhững năm trước bị bỏ sót nay phát hiện ra

(13) Chênh lệch giữa thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi

bù trừ chi phạt hợp đồng kinh tế

- Nếu thu phạt > chi phạt: phần chênh lệch tính vào thu nhập khác

- Nếu thu phạt< chi phạt: phần chênh lệch tính giảm trừ vào thu nhậpkhác hoặc giảm trừ thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh

(14) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản khi góp vốn, điều chuyển tài sảnkhi chia, tách, hợp nhất, sát nhập,chuyển đổi loại hình sở hữu

(15) Quà biếu, tặng bằng tiền, bằng hiện vật; nguồn thu nhập nhậnđược bằng tiền, bằng hiện vật từ các nguồn tài trợ, thu nhập nhận được từcác khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởngkhuyến mãi và các khoản hỗ trợ khác

(16) Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác doanh nghiệp nhậnđược từ các tổ chức, cá nhân theo thỏa thuận, hợp đồng để di dời cơ sở sảnxuất sau khi bù trừ chi phí liên quan

(17) Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử

Trang 32

dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điềuchỉnh giảm chi phí; khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình xâydựng.

(18) Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấpdịch vụ không tính trong doanh thu

(19) Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi trừ chi phí thu hồi

và tiêu thụ

(20) Khoản tiền hoàn thuế xuất, nhập khẩu của hàng hóa đã thực xuất,thực nhập khẩu phát sinh của các năm quyết toán thuế thu nhập doanhnghiệp trước Thu nhập từ góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trongnước trước khi nộp thuế thu nhập

(21) Quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật, thu nhập nhận được bằngtiền, bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanhtoán, thưởng khuyến mãi và các khoản hỗ trợ khác

(22) Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh,liên kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước thuế thu nhậpdoanh nghiệp

1.2.2.3.8 Thu nhập miễn thuế

(1) Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nôngnghiệp

(2) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ

(3) Thu nhập từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp có lao động bìnhquân trong năm chiếm 51% là người khuyết tật, người sau cai nghiện, HIV(4) Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu

Trang 33

(5) Thu nhập từ hoạt động liên doanh sau thuế

Khoản tài trợ nhận được sự dụng cho hoạt động giáo dục, NCKH, vănhóa, nghệ thuật…

(6) Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

1.2.2.3.9 Thuế suất thuế TNDN

- Thuế suất thuế TNDN dáp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh là22% Kể từ ngày 1/1/2016 áp dụng thuế suất 20%

- Doanh nghiệp được thành lập hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng TS20%

- Thuế suất áp dụng với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dòkhai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50%

Trang 34

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

1.2.1 Khái niệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thuế là hoạt động quản lý gắn liền với cơ quan thuế Là mộthình thức quản lý công, chủ yếu thực hiện khâu hành pháp về thuế của cơquan thuế các cấp với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do luật định,nhằm thực hiện chính sách thuế đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua.Nói cách khác, quản lý thuế là khâu tổ chức thực hiện chính sách thuế của cơquan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân công phânnhiệm cho các tổ chức này, xác lập các mối quan hệ phối hợp giữa các bộphận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạtcác mục tiêu đã đề ra

Quản lý thuế TNDN là một trong những nội dung quan trọng của quản

lý thuế Quản lý thuế TNDN gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máynhà nước, chủ yếu thuộc lĩnh vực hành pháp về thuế của cơ quan thuế cáccấp, với các chức năng nhiệm vụ quyền hạn do luật định, nhằm thực hiệnchính sách thuế TNDN đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua Nói cáchkhác, quản lý thuế TNDN là khâu tổ chức thực hiện chính sách thuế TNDNcủa cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phâncông trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các

bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế TNDNnhằm đạt các mục tiêu đã đề ra, trong điều kiện môi trường quản lý luônbiến động

Quản lý thuế TNDN quan tâm trước hết tới việc thực thi chính sách thuếTNDN Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế cần có một chính sách thuếhợp lý Sau khi chính sách thuế TNDN được hoạch định và được thông qua,

Trang 35

chính sách đó được thực thi trong thực tế Quản lý thuế TNDN có vai tròquyết định trong việc đưa chính sách thuế TNDN vào cuộc sống.Hoạt độngquản lý thuế TNDN là sự tác động có tổ chức, tuân theo những quy tắc nhấtđịnh và mang tính quyền lực nhà nước Đây cũng có thể coi là hoạt độngquản lý hành chính – kinh tế trong lĩnh vực thuế.

1.2.2 Ý nghĩa quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là một công cụ đắc lực để Nhà nước điều tiết hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Thông qua chính sách miễn, giảm thuế cho các

cơ sở kinh doanh mới thành lập trong một thời gian nhất định sẽ giúp doanhnghiệp giảm bớt những khó khăn khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh,công tác hoàn thuế TNDN, khấu trừ chi phí hợp lý, ban hành các mức thuếsuất ưu đãi…của Nhà nước đã góp phần khuyến khích các doanh nghiệp đầu

tư sản xuất kinh doanh, tạo một cơ cấu kinh tế hợp lý theo nghành và theođịa bàn Cũng thông qua các chính sách này nhà nước đã định hướng đúngđắn sự phát triển của khối doanh nghiệp NQD theo đường lối của Đảng vàNhà nước

Mặt khác loại hình các doanh nghiệp NQD thường hoạt động kinhdoanh trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động phong phú, đa dạng.Nhưng ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là luật thuế của khối doanhnghiệp NQD rất kém Nhiều doanh nghiệp cố tình làm trái pháp luật để tư lợiriêng cho mình bằng nhiều thủ đoạn

Vì vậy, quản lý chặt chẽ việc thu thuế TNDN là việc làm rất cần thiết

1.2.3 Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là một công cụ đắc lực để Nhà nước điều tiết hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Thông qua chính sách miễn, giảm thuế cho các

Trang 36

nghiệp giảm bớt những khó khăn khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh.Mặt khác, thông qua công tác hoàn thuế TNDN, khấu trừ chi phí hợp lý, banhành mức thuế suất ưu đãi…nhà nước đã góp phần khuyến khích các doanhnghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo một cơ cấu kinh tế hợp lý theo ngành

và theo địa bàn Cũng thông qua các chính sách này nhà nước đã định hướngđúng đắn sự phát triển của các doanh nghiệp theo đường lối của Đảng và Nhànước

Tổng cục thuế ban hành quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệpnhằm thực hiện nghiêm chỉnh các luật thuế, pháp lệnh thuế, đảm bảo nộp thuếđúng, đủ và kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước Đề cao ý thức tự giácchấp hành chính sách, pháp luật thuế và xóa bỏ những thủ tục không cần thiếtgây phiền hà và tốn kém cho doanh nghiệp Mặt khác, nhằm cải tiến thủ tụcquản lý thuế, phân công phân nhiệm rõ ràng chuẩn hóa công tác quản lý thuếnhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế, nângcao chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ thuế

1.2.3.1 Ban hành chính sách thuế TNDN

Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập pháp Việc ban hành chính sáchthuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở

để tính và thu thuế TNDN Đồng thời ban hành chính sách cũng đưa ra căn

cứ để kiểm tra, thanh tra và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thunày

Để các DN đều thực hiện tuân thủ theo pháp luật thì chính sách thuếTNDN cần được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản như sau:

Trước hết, việc xây dựng các văn bản pháp luật thuế và chính sáchthuế cần đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ Vì loại thuế TNDN kháphức tạp nên nguyên tắc này cần được đảm bảo để hạn chế hành vi trốn

Trang 37

thuế của các ĐTNT.

Thứ hai, quy định trong chính sách thuế TNDN cần phải đảm bảo đượcyêu cầu đặt ra trong việc huy động nguồn thu cho NSNN, đồng thời phù hợpvới điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo công bằng đối với cả ĐTNT và xãhội

Ngoài các yêu cầu cơ bản trên, để đảm bảo chính sách thuế TNDNphát huy hiệu quả cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình triểnkhai thực hiện, bao gồm: Phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngânhàng, không dùng tiền mặt bằng các phương pháp khuyến khích tự nguyện

và bắt buộc; Cải tiến và hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê, thông tin, báocáo để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế TNDN; Phát triển hệthống dịch vụ kế toán, tư vấn, kê khai thuế chuyên nghiệp; Tăng cường phốihợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cánhân có liên quan; Nâng cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trongviệc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, cưỡng chế thuế; Tăng cường tuyêntruyền, vận động sâu rộng về chính sách thuế TNDN, xây dựng cơ chế tiếpthu ý kiến thông tin phản hồi từ ĐTNT; Tăng cường hợp tác, tranh thủ trợgiúp kỹ thuật của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế để xây dựng chínhsách thuế TNDN theo các chuẩn mực hiện đại và đảm bảo phù hợp với thông

lệ quốc tế Tuy nhiên việc xây dựng một sắc thuế TNDN hoàn chỉnh, có thểthỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc trên là một điều hết sức khó khăn Chính vìvậy, mỗi quốc gia khi xây dựng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho nướcmình cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, hiệu quả và chi phí kinh tế đểquyết định xem cần chú trọng vào vấn đề nào hơn

1.2.3.2 Công tác tổ chức thực hiện chính sách thuế TNDN

Trang 38

Sau khi đã được phê chuẩn và ban hành, chính sách thuế TNDN được tổchức thực hiện Đây là khâu đóng vai trò quan trọng nhất quyết định đếnhiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế Nhờ việc tổ chức thực hiện chínhsách thuế và quá trình tính, thu thuế mới diễn ra trong thực tế, đồng thời cảquy định về quá trình này mới đến được mọi DN thông qua tuyên truyền,phổ biến chính sách thuế Nội dung tổ chức thực hiện chính sách thuế thunhập doanh nghiệp bao gồm:

Trang 39

1.2.3.2.1 Tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế

Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có được hoàn hảo haykhông thì sự thành công trong việc thực hiện các chính sách thuế còn phụthuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc củacán bộ thuế cũng như ĐTNT Để nội dung chính sách thuế đến với mọi ĐTNTtrong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổbiến về chính sách thuế Công tác này cần phải được thực hiện trước hết từcán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân

Để thành công trong tuyên truyền, phổ biến thuế thì các cơ quan thuế

có thể thông qua phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm,

tờ rơi, áp phích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thuế TNDN,

+ Đối với cán bộ thuế: Việc tập huấn nghiệp vụ về một chính sách thuếnào đó cho các cán bộ ngành thuế, nhất là các cán bộ cơ sở thường đượctiến hành ngay sau khi Nhà nước ban hành một chính sách thuế mới hoặcsửa đổi bổ sung một chính sách thuế đã có Thông qua tập huấn các cán bộthuế có thể nắm chắc được các chính sách thuế từ mục đích, ý nghĩa đến nộidung cụ thể, đủ khả năng chuyên môn và làm tròn nhiệm vụ của một tuyêntruyền viên giỏi về thuế

+ Đối với các doanh nghiệp: công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa vụthuế và nội dung của các chính sách thuế đến các doanh nghiệp cần phảiđược tiến hành thường xuyên, đều đặn

Nhà nước quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật Pháp luật về thuế làmột bộ phận của hệ thống pháp luật Hiện nay, tình trạng trốn thuế, saiphạm về thuế vẫn còn phổ biến Bên cạnh đó, chính sách thuế thường xuyênthay đổi và nhiều doanh nghiệp chưa có điều kiện năm bắt kịp thời các luật

Trang 40

thuế Chính vì vậy, công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT sẽ tăng cường tínhthực thi pháp luật Thuế nói riêng và pháp luật của Nhà nước nói chung Tuyên truyền hỗ trợ NNT là khâu đầu của công tác quản lý thuế theochức năng Tuyên truyền hỗ trợ NNT không chỉ có tác dụng đối với các doanhnghiệp, nhằm ngăn ngừa giảm dần các sai phạm, việc làm này còn thuận lợingay cả cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Cácdoanh nghiệp sẽ nhận được những thông tin, kiến thức về thuế, tiết kiệmthời gian và tiền của cho quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Đối với cơquan thuế, việc này giúp tăng số thu, giảm chi phí, tăng mức độ chấp hành vàtăng độ tin cậy của doanh nghiệp.

1.2.3.2.2 Quản lý công tác khai thuế TNDN

* Nguyên tắc tính thuế, khai thuế:

Người nộp thuế phải tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhànước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quyđịnh tại Điều 37, Điều 38 của Luật Quản lý thuế

Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dungtrong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định vànộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế

* Quy định hồ sơ khai thuế:

Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn

cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế

Người nộp thuế phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụlục kèm theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổikhuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờkhai thuế Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ thuế mà Bộ Tài chính khôngban hành mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan

Ngày đăng: 22/05/2019, 05:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w