1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp nguyễn trãi

5 222 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 17,87 KB

Nội dung

Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn TrãiI.. -Quê gốc: Chi Ngại Chí Linh – Hải Dương sau dời về Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây – Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị

Trang 1

Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi

I Cuộc đời Nguyễn Trãi

1 Cuộc đời:

– Nguyễn Trãi (1930 – 1442) hiệu là Ức Trai

-Quê gốc: Chi Ngại Chí Linh – Hải Dương sau dời về Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây

– Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, cháu ngoại của quan

Tư đồ Trần Nguyên Đán

– Sinh ra trong một gia đình có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hoá, văn học

2 Quá trình trưởng thành

-Tuổi thơ có nhiều bất hạnh: 5 tuổi bất hạnh, 10 tuổi- ông ngoại qua đời

– Sống trong thời đại có nhiều biến động

+ 1400 thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), ra làm quan với nhà Hồ

+Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, cha bị bắt đưa về trung Quốc, Nguyễn Trãi gạt lệ chia tay khắc sâu lời cha dặn: lập chí, rửa nhục nước, trả thù nhà mới là đại hiếu

– Thoát khỏi sự giam lỏng của giặc ở Đông Quan, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi làm nên chiến thắng ở Lam Sơn, Thanh Hoá

+ 1407 – 1420 : 10 năm thoát tay giặc, nương náu trong dân, tìm đường cứu nước

→ Sống giản dị, gần gũi với nhân dân lao động Đây là tiền đề cho tư tưởng “dựa vào dân” (Lấy dân làm gốc): Nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo

Trang 2

+ 1420 : Nguyễn Trãi tìm đến Lê Lợi dâng Bình Ngô sách.

+ 1427 : Nguyễn Trãi viết thư, thảo hịch dụ hàng quân địch (Vương Thông)

+ 1428 : Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”

+ 1431 – 1438 : buồn phiền vì không được tin dùng

+ 1439 : xin về ở ẩn ở Côn Sơn

+ 1440 : vua Lê Thái Tông mời làm việc (chủ khảo kì thi tiến sĩ)

+ 1442 : bị mắc vào án oan Lệ Chi Viên, dẫn đến việc bị tru di tam tộc (họ cha –

mẹ – vợ)

Có thể nói rõ về vụ án Lệ Chi Viên khơi gợi sự thương xót Nguyễn Trãi- bậc kỳ tài, trung quân Lúc Nguyễn Trãi làm chủ khảo trường thi Thăng Long, vua Lê Thánh Tông đi duyệt binh về ghé thăm rồi về Thăng Long Theo hầu có Nguyễn Thị Lộ (thiếp Nguyễn Trãi), về đến Lệ Chi Viên thì vua chết đột ngột Các gian thần vốn từ lâu đã có lòng ganh ghét vì cớ đómà hãm hại nguyễn Trãi Nguyễn Trãi bị khép tội và tru du tam tộc

+ 1464 : vua Lê Thánh Tông xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo-Ức Trai lòng dạ sáng sao Khuê”

– 1980 được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới

=> Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, danh nhân văn hoá thế giới Một con người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

Sự nghiệp thơ văn

1 Những tác phẩm chính :

Trang 3

* Tác phẩm viết bằng chữ Hán :

– Quân trung từ mệnh tập (quân sự – ngoại giao), Bình Ngô đại cáo (chính trị – lịch sử), Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn thực lục (lịch sử ),Dư địa chí (bộ sách Địa lícổ nhất VN), Ức Trai thi tập (Thơ ca)…

* Tác phẩm viết bằng chữ Nôm:

– Quốc âm thi tập(254 bài)

→ Tác giả xuất sắc về nhiều thể loại: quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá, văn học bằng chữ Hán, Nôm

2 Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất :

– Tác phẩm chính: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, chiếu biểu (thời Lê)

– Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong các áng văn chính luận : tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân→luận điểm cốt lõi

– Văn chính luận của ông đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, bố cục súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ cụ thể, giọng điệu linh hoạt (khi hào hùng, khi ôn tồn)…

3 Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc :

* Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập” ghi lại hình ảnh Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế

a Chân dung tinh thần của người anh hùng vĩ đại:

Trang 4

– Lí tưởng anh hùng: nhân nghĩa hoà hợp với yêu nước thương dân.

Vd : “Bui một tấm lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

( Thuật hứng 2)

– Con người bình thường hoà quyện với con người anh hùng

+ Phẩm chất, ý chí người anh hùng: mạnh mẽ kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và chống cường quyền bạo ngược

Vd : Tự thán 40, Tùng (sgk đã dẫn)

b Con người trần thế :

– Nỗi đau thế sự, tình yêu thương con người

Vd : Tự thuật – bài 9 (sgk đã dẫn)

– Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước

Vd : Bảo kính cảnh giới – bài 26 SGK

– Nghĩa vua tôi, tình cha con sâu nặng

Vd : Ngôn chí – bài 7

– Tình bằng hữu sáng trong

Vd : “Lòng bạn trăng vằng vặt cao”

Trang 5

=> Qua thơ, thấy được vẻ đẹp nhân bản của người anh hùng Nguyễn Trãi với những tình cảm bình dị sâu sắc

4 Nghệ thuật:

– Sáng tạo thơ lục ngôn (6 tiếng)

– Việt hoá thơ Đường

– Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi, bình dị

-Cảm xúc tinh tế

→ Các tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam (Lê Trí Viễn)

Kết luận:

Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo Nêu cao chủ nghĩa yêu nước : ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa Thể hiện tinh thần nhân đạo : tư tưởng nhân nghĩa, yên dân trừ bạo

Nguyễn Trãi có đóng góp lớn về thể loại và ngôn ngữ Về thể loại, ông tạo ra những áng văn chính luận xuất sắc, mở đường cho thơ Nôm Đường luật phát triển Ông cũng là người đưa ngôn ngữ tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp

Ngày đăng: 17/05/2019, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w