- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.. Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào?. Với nghĩa thứ 2, vẻ đẹp, phẩm chất cao quí
Trang 1Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương
-A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1 Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ
Bánh trôi nước
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ
2 Kĩ năng: - Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật
3.Thái độ: Cảm thông, trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ 4.Tích hợp:
B CHUẨN BỊ.
1 Giáo viên: Nghiên cứu bài Soạn bài chu đáo
a Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.
- Tranh vẽ hình ảnh bánh trôi nước
b Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Động não: suy nghĩ, phân tích…
- Trình bày một phút
2 Học sinh: Học bài Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn
Trãi?
Trang 2? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài?
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung văn
bản.
GV: Gọi Hs đọc chú thích: Sgk (95)
? Nêu vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương?
? Xuất xứ bài thơ?
GV: HD đọc: giọng vừa dịu, vừa mạnh, vừa
ngậm ngùi
-> GV đọc – gọi hs đọc
-> GV nhận xét
GV: giải thích từ khó
? Về thể thơ, bài thơ này giống với những
bài thơ nào vừa học? vì sao?
? Bài thơ có nhan đề “Bánh trôi nước” Vậy
em hiểu thế nào là bánh trôi nước ?
I TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN.
1 Tác giả – Tác phẩm :
* Tác giả: Hồ Xuân Hương - là người có học,
có tài làm thơ, cuộc đời bà gặp nhiều bi kịch
- Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
* Tác phẩm: Bài thơ nằm trong chùm thơ vịnh
vật, vịnh cảnh
- Là bài thơ trữ tình đặc sắc, nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà
2 Đọc, chú thích: SGK
3.Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
Trang 3? Có ý kiến cho rằng bài thơ có tính đa
nghĩa Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong
thơ?
? Bài thơ có mấy nghĩa, đó là những nghĩa
gì?
*Hoạt động 2: HD phân tích.
? Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước đã
được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ:
trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả bánh
trôi nước của tác giả ?
? Với nghĩa thứ 2, vẻ đẹp, phẩm chất cao
quí và thân phận chìm nổi của người phụ nữ
được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ:
ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng
son.
- Tính đa nghĩa trong thơ: là 1 thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, thi ca nói chung
- Bài thơ có 2 nghĩa:
+ Nói về bánh trôi nước khi đang được luộc chín
+ Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
II PHÂN TÍCH.
1 Miêu tả bánh trôi nước.
- Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành viên tròn
- Nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nhão (nát), ít nước quá thì rắn (cứng)
- Khi đun sôi nước để luộc bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì chìm
- Nhân bánh được làm bằng mật hoặc đường phên nên khi chín thường có màu đỏ như son
=>Miêu tả rất giống bánh trôi nước ngoài đời
2 Bánh trôi nước thể hiện phẩm chất, thân phận người phụ nữ:
- Vừa trắng lại vừa tròn -> Về hình thức thì xinh
Trang 4=> Gv giảng: Qua ngòi bút tài tình của Hồ
Xuân Hương, cái bánh trôi nước không đơn
thuần chỉ là cái bánh bình thường mà còn trở
thành 1 ẩn dụ thể hiện cuộc đời và số phận
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
? Trong 2 nghĩa đó, nghĩa nào quyết định giá
trị bài thơ? vì sao?
=> Gv giảng: Bài thơ Bánh trôi nước đã cho
ta thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong
trắng son sắt, cùng thân phận chìm nổi của
người phụ nữ VN xưa 1 cách sâu sắc Với
bài thơ này, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã 2 lần
hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi, vừa nhân
danh người phụ nữ để tự sự với bạn đọc,
truyền tới bạn đọc những tình cảm trong
sáng, nhân đạo Bánh trôi nước đúng là 1
áng văn chương đa nghĩa độc đáo
*Hoạt động 3: HD tổng kết.
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài
thơ?
-> Hs: Trả lời
đẹp
- Bảy nổi ba chìm -> Về số phận thì chìm nổi, bấp bênh trước cuộc đời
- Giữ tấm lòng son -> Về phẩm chất thì dù gặp cảnh ngộ như thế nào vẫn giữ sự chung thuỷ, sắt son
=> Nghĩa thứ 2 là chính, nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau Và chính nghĩa sau đã làm nên giá trị của bài thơ
III TỔNG KẾT.
1 Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ
Đường luật
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời
ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian
Trang 5*Hoạt động 4: HD luyện tập.
Hs: Đọc phần đọc thêm ở Sgk.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa
2 Ý nghĩa:
“Bánh trôi nước” là một bài thơ thể hiện cảm
hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ
IV LUYỆN TẬP
*Đọc thêm: Sgk (96)
4 Củng cố: - GV khái quát nội dung bài thơ.
5 Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc và soạn bài: Sau phút chia li
.