1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

198 146 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Trang 1

PHÙNG THANH LOAN

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂNDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàngMã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS,TS DƯƠNG ĐĂNG CHINH

2.TS.VŨ ĐÌNH ÁNH

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiêncứu của riêng tôi Các số liệu kết quả nêu trong luận ánlà trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầyđủ theo quy định.

Tác giả luận án

Phùng Thanh Loan

Trang 3

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 6

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 12

1.2 NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC, THỰC TIỄN LUẬN ÁN ĐƯỢC KẾ THỪAVÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 16

1.2.1 Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa 16

1.2.2 Những khoảng trống nghiên cứu 17

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

1.3.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 18

1.3.2 Quy trình nghiên cứu 19

1.3.3 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp 20

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁTTRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 262.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 26

2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 26

2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 28

Trang 4

2.2 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA 30

2.2.1 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 30

2.2.2 Chính sách tài chính 35

2.2.3 Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 37

2.2.4 Nội dung của chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa 42

2.2.5 Tác động của chính sách tài chính đến phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa 50

2.2.6 Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài chính hỗ trợ phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa 55

2.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁTTRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 58

2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hỗ trợ phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa 58

2.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam 70

Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁTTRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 733.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 73

3.1.1 Phát triển số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa 73

3.1.2 Phát triển số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏvà vừa 79

3.1.3 Phát triển về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa 83

3.1.4 Phát triển về doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế củadoanh nghiệp nhỏ và vừa 86

3.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa 87

3.1.6 Đánh giá chung về sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa 89

3.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 90

Trang 5

3.2.1 Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

3.3.1 Mô hình hồi quy kiểm định tác động của chính sách tài chínhđến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 99

3.3.2 Phân tích tác động của chính sách tài chính đến phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa 105

3.4 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 114

4.1.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước 127

4.1.2 Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bốicảnh kinh tế mới 131

4.2 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀVỪA ĐẾN NĂM 2030 CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC 133

4.3 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁTTRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NĂM 2030 136

4.4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁTTRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 138

Trang 6

4.4.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế 138

4.4.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng 142

4.4.3 Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đất đai 148

4.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 150

4.5.1 Đối với chính sách thuế 150

4.5.2 Đối với chính sách tín dụng 152

4.5.3 Đối với chính sách tài chính đất đai 155

4.5.4 Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 157

4.5.5 Đối với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 161

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

: Khu vực thương mại Tự do ASEAN

: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

: Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu: Bảo lãnh tín dụng

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tổng sản phẩm nội địa: Giá trị gia tăng

: Ngân hàng nhà nước: Ngân hàng thương mại: Ngân hàng trung ương: Ngân sách nhà nước

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: Thu nhập doanh nghiệp

: Tài sản cố định

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ủy ban Châu Âu 26Bảng 2.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của World Bank 27Bảng 2.3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 28Bảng 2.4 Ngưỡng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận danh nghĩa trong hệ

thống thuế khoán của Italya 62Bảng 2.5 Ngưỡng doanh thu hàng năm để kê khai và nộp thuế GTGT

tại một số quốc gia63Bảng 3.1 Số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn 74Bảng 3.2 Số lượng và tỷ trọng DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm

phân theo quy mô lao động 76Bảng 3.3 Số DNNVV đang hoạt động phân theo quy mô lao động và

hình thức sở hữu năm 2016 77Bảng 3.4 Số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng

năm phân theo ngành kinh tế 78Bảng 3.5 Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng

năm phân theo quy mô doanh nghiệp 80Bảng 3.6 Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng

năm phân theo loại hình doanh nghiệp81Bảng 3.7 Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng

năm phân theo ngành kinh tế 82Bảng 3.8 Nguồn vốn của DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm 84Bảng 3.9 Tài sản cố định và đầu tư tài chính của DNNVV tại thời điểm

31/12 hàng năm 85Bảng 3.10 Tổng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của DNNVV

giai đoạn 2012 - 2016 86Bảng 3.11 Kết quả kiểm định thang đo 100Bảng 3.12 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 102

Trang 9

Bảng 3.14 Kiểm định ANOVA 103

Bảng 3.15 Hệ số hồi quy 104

Bảng 3.16 Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách cho thuê đất 106

Bảng 3.17 Đánh giá của DNNVV về giá đất 107

Bảng 3.18 Đánh giá của doanh nghiệp về chi phí đất đai/mặt bằng sảnxuất kinh doanh 107

Bảng 3.19 Chỉ số tiếp cận đất đai của Hà Nội theo PCI 2017 108

Bảng 3.20 Đánh giá của doanh nghiệp về những khó khăn của chínhsách thuế 112

Bảng 3.21 Thuế và các khoản phải nộp NSNN của DNNVV giai đoạn2012 - 2016 114

Bảng 3.22 Đánh giá của DNNVV ở Hà Nội về chính sách thuế TNDN 115

Bảng 3.23 Đánh giá của DNNVV ở Hà Nội về chính sách thuế GTGT 115

Bảng 3.24 Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV/dư nợ tín dụng toàn nềnkinh tế giai đoạn 2012 - 2017 121

Bảng 3.25 Giá thuê đất, thuê nhà xưởng trung bình các khu côngnghiệp Đông Nam Bộ năm 2017 123

Bảng 3.26 Giá thuê đất, thuê nhà xưởng trung bình các khu côngnghiệp Bắc Bộ năm 2017 123

Bảng 4.1 Tăng trưởng GDP của Việt Nam so với Thế giới và khu vựcgiai đoạn 2012 - 2017 127

Bảng 4.2 Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp siêu nhỏ giaiđoạn 2012- 2016 139

Bảng 4.3 Kiến nghị tiếp tục định hướng ưu tiên cấp tín dụng cho DNNVV 144

Bảng 4.4 Kiến nghị NHTM phát triển các sản phẩm tín dụng dành choDNNVV 154

Trang 10

Biểu đồ 3.1 Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn

2012 - 2017 73

Biểu đồ 3.2 Số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12hàng năm 75

Biểu đồ 3.3 Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm 80

Biểu đồ 3.4 Các yếu tố cản trở khả năng tiếp cận đất đai/mặt bằng sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp 105

Biểu đồ 3.5 Khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn tín dụng ngân hàng 109

Biểu đồ 3.6 Khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn tín dụng ưu đãi 110

Biểu đồ 3.7 Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện bảo lãnh tín dụng 111

Biểu đồ 3.8 Dư nợ tín dụng DNNVV Việt Nam 117

Biểu đồ 3.9 Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân 117

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 128

Biểu đồ 4.2 Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 129

Biểu đồ 4.3 Đề xuất giảm nhẹ nghĩa vụ tài chính đất đai cho doanh nghiệp 149

Biểu đồ 4.4 Đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính đất đai 156

Biểu đồ 4.5 Đề xuất công khai, minh bạch thị trường đất đai 156

Hình 2.1 Khung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 38

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đó là hoạtđộng trong mọi ngành nghề lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế và phân bố rộngkhắp cả thành thị và nông thôn; có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động,thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường; có khả năng thay đổi mặthàng, mẫu mã theo thị hiếu của khách hàng Bên cạnh đó, là nhu cầu vốn đầutư ít và sử dụng nguyên, vật liệu sẵn có của địa phương, ứng dụng tiến bộ kỹthuật nhanh Vai trò của các DNNVV đối với nền kinh tế là không thể phủnhận khi ở hầu hết các quốc gia loại hình doanh nghiệp này chiếm tỷ trọngtuyệt đối trong tổng số các doanh nghiệp; thu hút một lực lượng lao động lớn;đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), tăng trưởng kinh tế Tuynhiên, các DNNVV đều có những hạn chế, yếu kém đó là: thiếu vốn và khótiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức; trình độ kỹ thuật - công nghệ,trình độ tay nghề của người lao động, trình độ quản lý thấp; thiếu thông tin,hoạt động trong một phân khúc thị trường nhỏ, năng lực cạnh tranh kém.

Cùng chung những đặc điểm với các DNNVV trên thế giới, trong giaiđoạn 2011 - 2015 khối DNNVV Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng thungân sách nhà nước (NSNN), 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 25%tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đóng góp gần 50% vào tăngtrưởng kinh tế hàng năm [5 , tr.65] Các DNNVV ở Việt Nam không chỉ nhỏbé về quy mô vốn, thiết bị công nghệ giản đơn lạc hậu, lao động trình độ thấp,phần đông không được đào tạo bài bản, năng lực cạnh tranh yếu mà tư duykinh doanh còn hạn chế - đây là điều đáng lo ngại khi Việt Nam hội nhập sâuvào kinh tế thế giới Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nềnkinh tế thế giới, điều này đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệpbuộc các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên, đứng vững trong một môitrường kinh doanh mới Trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành các chính

Trang 12

sách hỗ trợ phát triển DNNVV song kết quả thực hiện các chính sách còn hạnchế, các DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển Một sốnguyên nhân dẫn đến các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chưa thực sự pháthuy hiệu quả như mong đợi đó là: hệ thống chính sách hỗ trợ DNNVV cònphân tán, quy mô chưa đủ lớn, thiếu trọng tâm, thiếu nhất quán; doanh nghiệpphải chịu nhiều áp lực của thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém; DNNVVchưa nhận được sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực (vốn, đất đai) Trướcthực trạng đó đòi hỏi Chính phủ phải có những chính sách cụ thể để hỗ trợ cácDNNVV đặc biệt là các chính sách tài chính giúp các DNNVV vượt qua khókhăn, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển Do vậy, cần nghiêncứu một cách nghiêm túc, điều tra ghi nhận những đánh giá từ phía doanhnghiệp về các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được thựchiện để hoàn thiện các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ViệtNam phù hợp với môi trường kinh tế mới Với những lý do trên, nghiên cứu

sinh đã lựa chọn đề tài “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ.

2.Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng khung lý thuyết về chính sách tài chính hỗ trợ phát triểnDNNVV, phân tích thực trạng phát triển DNNVV và chính sách tài chính hỗtrợ phát triển DNNVV ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằmhoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án phải hoàn thành cácnhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây:

- Hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về DNNVV và chính sách tàichính hỗ trợ phát triển DNNVV; tìm hiểu bài học kinh nghiệm về chính sáchtài chính hỗ trợ phát triển DNNVV của một số quốc gia trên thế giới từ đó rútra bài học cho Việt Nam.

Trang 13

- Nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV và chính sách tài chính hỗtrợ phát triển DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017; đánh giá những kếtquả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triểnDNNVV ở Việt Nam đến năm 2030.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu đã xác định, phạm vi nghiên cứucủa luận án đó là:

- Về nội dung chính sách tài chính: luận án sẽ đi sâu nghiên cứu những

chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động của DNNVV đó là: chính sách thuế(thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT)), chínhsách tín dụng, chính sách tài chính đất đai (tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phinông nghiệp).

- Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các DNNVV ở

Việt Nam Để làm rõ hơn sự tác động của các chính sách tài chính đến sự pháttriển của DNNVV luận án tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình đối với cácDNNVV trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà Nội, đây là một trong hai địaphương có số lượng DNNVV tập trung đông nhất trên cả nước hiện nay.

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá sự tác

động của các chính sách tài chính đến sự phát triển của DNNVV trong giaiđoạn 2012 - 2017, các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2030.

4.Những đóng góp mới của luận án

- Về mặt lý luận:Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ

bản về DNNVV, chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV, tác động của

Trang 14

chính sách tài chính đến sự phát triển của DNNVV trong đó tập trung vào bachính sách bộ phận là chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tàichính đất đai Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm của các nước trên thế giớitrong việc sử dụng các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV,từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

- Về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng phát triển

DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam giaiđoạn 2012 - 2017 Trong đó tập trung phân tích chính sách thuế, chính sáchtín dụng, chính sách tài chính đất đai hỗ trợ phát triển DNNVV Trên cơ sở đóluận án đã đánh giá những kết quả đạt được của chính sách tài chính hỗ trợphát triển DNNVV đó là:chính sách thuế đã có những thay đổi tích cực theohướng có lợi cho doanh nghiệp, đã có những ưu đãi thuế cho DNNVV tronggiai đoạn khó khăn, số thuế và các khoản đóng góp NSNN của DNNVV tănglên; khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của DNNVV được cải thiện sovới trước đây; những thay đổi của chính sách tài chính đất đai đã góp phầngiải quyết khá hiệu quả vấn đề đất đai/mặt bằng sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tạinhư: chính sách ưu đãi thuế đối với DNNVV còn nhỏ lẻ, cơ chế khuyến khíchcủa chính sách thuế đối với các DNNVV chưa đủ mạnh; tỷ trọng dư nợ tíndụng DNNVV/dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế có xu hướng giảm dần, cácDNNVV chưa vay được vốn tín dụng ưu đãi, BLTD còn gặp nhiều khó khăn;chính sách tài chính đất đai chưa có cơ chế phù hợp để tăng khả năng tiếp cậnđất/mặt bằng kinh doanh của DNNVV thông qua hình thức cho thuê đất, chiphí thuê đất/nhà xưởng trong các khu/cụm công nghiệp cao Luận án đã phântích và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất hai nhóm giảipháp gồm nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triểnDNNVV ở Việt Nam đến năm 2030 và nhóm giải pháp về các điều kiện thựchiện.

Trang 15

5 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứuChương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV

Chương 3: Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam

Trang 16

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam các nghiên cứu về sự phát triển của DNNVV và các chínhsách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV đã được một số nhànghiên cứu thực hiện Có thể chia các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luậnán thành ba nhóm chính sau đây:

Thứ nhất, các nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của khu vực DNNVV

trong nền kinh tế, khẳng định tính tất yếu của việc phát triển DNNVV.

Sách chuyên khảo “Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạngvà giải pháp” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [26] Các tác

giả đã nghiên cứu về thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam trong nhữngnăm 90, khẳng định tầm quan trọng của DNNVV trong sự phát triển của đấtnước Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng đánh giá sự ảnh hưởng của việcViệt Nam gia nhập vào ASEAN đến hoạt động của DNNVV.

Sách chuyên khảo “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệmnước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Vũ Quốc

Tuấn, Hoàng Thu Hoà chủ biên [45] Nghiên cứu đã hệ thống các kinhnghiệm phát triển DNNVV ở Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Hungary và rút ra bàihọc cho Việt Nam trong việc phát triển DNNVV.

Sách chuyên khảo“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Namhiện nay” của Nguyễn Trường Sơn [37] nghiên cứu đã tổng hợp những vấn

đề lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là sự phát triển lý luậnvà các nghiên cứu chuyên sâu về các đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ

Trang 17

và vừa xuất phát từ cấu trúc bên trong của doanh nghiệp; các nghiên cứu pháthiện và lượng hóa các nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng và pháttriển của doanh nghiệp thông qua việc khảo sát thực tiễn các doanh nghiệphiện tại Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập và đi sâu phân tích, giải quyết cácvấn đề đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hộinhập như vấn đề áp dụng quản trị công ty, việc tạo lập quan hệ lao động lànhmạnh trong doanh nghiệp, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vấnđề tiếp cận nguồn lực kinh doanh, đặc biệt là nguồn tài chính của doanhnghiệp Nghiên cứu cũng đi sâu bàn luận và giải quyết vấn đề quản lý nhànước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhậpquốc tế.

Luận án tiến sĩ “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trongquá trình hội nhập quốc tế” của Phạm Văn Hồng [15] nghiên cứu cơ sở lý

luận phát triển DNNVV, thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam trong tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ hội và thách thức đặt ra với cácDNNVV Luận án đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước nhằm phát triểnDNNVV như: đẩy mạnh tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đẩymạnh thực hiện Luật doanh nghiệp, cải cách hành chính, hoàn thiện chínhsách tài chính - tín dụng, hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng chiến lược đàotạo nguồn nhân lực cho DNNVV.

Luận án tiến sĩ “Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoàiquốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2003 - Thực trạng, kinh nghiệmvà giải pháp” của Mẫn Bá Đạt [9], nghiên cứu về cơ sở lý luận phát triển

doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh Bằng phương pháp thống kê,phân tích tác giả luận án đã làm rõ thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa vànhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1997 - 2003và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnhBắc Ninh trong thời gian tới.

Trang 18

Luận án tiến sĩ “Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minhsau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO” của Thái Văn

Rê [35], nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về DNNVV trong nền kinh tếthị trường mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam; tác động của việc ViệtNam gia nhập WTO đến DNNVV Luận án cũng nghiên cứu thực trạngDNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2005 - 2010 từ đó đề xuấtcác giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố đến năm 2020 Giảipháp phát triển DNNVV nhìn từ góc độ doanh nghiệp - nâng cao năng lựccạnh tranh của DNNVV và các giải pháp phát triển DNNVV nhìn dưới góc độphía ngoài doanh nghiệp như: cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tiếpcận đất đai, tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNVV, khuyến khíchDNNVV tham gia vào các chương trình liên kết ngành và liên kết vùng, nângcao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp DNNVV phát triển.

Thứ hai,các nghiên cứu về các chính sách tài chính của Nhà nước có

Luận án tiến sĩ “Sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích và địnhhướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Bạch Đức Hiển

[12] Nghiên cứu đã làm rõ vai trò của DNNVV trong nền kinh tế; lý luận vàthực trạng về sử dụng công cụ tài chính: thuế, tín dụng ưu đãi, bảo lãnh tíndụng (BLTD), đầu tư và tài trợ trong việc khuyến khích và định hướng pháttriển đối với các doanh nghiệp này.

Trang 19

Luận án tiến sĩ “Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ môcủa Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” của

Trần Thị Vân Hoa [14] Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của các chínhsách của Chính phủ đến sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam Bằng phươngpháp điều tra phỏng vấn và phương pháp phân tích tác động qua lại giữaChính phủ và doanh nghiệp, nghiên cứu đã đánh giá sự tác động của các chínhsách điều tiết kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của DNNVV Nghiên cứu rút rakết luận về các chính sách có tác dụng rõ nét nhất đến DNNVV đó là: chínhsách khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách tài chính tín dụng và chínhsách đổi mới các doanh nghiệp nhà nước Nghiên cứu cũng cho thấy tác độngcủa các chính sách này là không đồng đều trên tất cả các ngành và loại hìnhdoanh nghiệp.

Luận án tiến sĩ “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệpnhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn

Thiện Phong [25], đã hệ thống hóa lý luận về DNNVV và chính sách tài chínhhỗ trợ phát triển DNNVV Thống kê, phân tích thực trạng tài chính cácDNNVV ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở đó đềxuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính (chính sách thuế, chínhsách tín dụng, chính sách phát triển thị trường, chính sách phát triển thị trườngtài chính) và các chính sách có liên quan hỗ trợ phát triển các DNNVV trênđịa bàn.

Luận án tiến sĩ “Các giải pháp tài chính - kế toán để phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Hà Quý Sáng [36], nghiên cứu về các tiêu

thức phân loại DNNVV, ưu thế và hạn chế của DNNVV trong hoạt động kinhdoanh Luận án phân tích thực trạng phát triển DNNVV; thực trạng chínhsách tài chính (chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá, chínhsách chi ngân sách) và chính sách kế toán (chế độ kế toán, công tác tổ chức vàchuẩn mực kế toán) đối với phát triển DNNVV Luận án đã đề xuất các giảipháp hoàn thiện chính sách tài chính, kế toán để phát triển DNNVV.

Trang 20

Luận án tiến sĩ “Phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”của Lê Quang Mạnh [21], chứng minh vai trò

quan trọng của Nhà nước trong phát triển DNNVV Luận án đã chỉ ra 2 nhómyếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV đó là nhân tố nội tạinhư: năng lực quản lý, trình độ công nghệ, lao động, vốn,… và nhân tố bênngoài như: môi trường kinh tế, môi trường hành chính- pháp lý, sự phát triểncủa các thị trường Luận án sử dụng mô hình phân tích đa nhân tố được pháttriển dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng để đánh giá cụ thể hiệuquả từng can thiệp của Nhà nước đến sự tăng trưởng của DNNVV và rút rakết luận: môi trường kinh doanh và khả năng tiếp cận nguồn vốn là 2 yếu tốảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phát triển của DNNVV Từ đó, tác giả đã đềxuất các quan điểm và giải pháp cụ thể để phát triển DNNVV trong đó nhấnmạnh tới vai trò của Nhà nước trong việc tạo dựng và duy trì một môi trườngkinh doanh thuận lợi cho DNNVV hoạt động, các chính sách hỗ trợ trực tiếpcần được xem xét và thiết kế cẩn thận hạn chế sự bóp méo thị trường.

Luận án tiến sĩ “Tác động của một số công cụ tài chính vĩ mô đến nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Nguyễn Thị

Việt Nga [22], nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của DNNVV Từ kết quảnghiên cứu của luận án cho thấy năng lực cạnh tranh của DNNVV được thểhiện trong toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng; từ huy độngnguồn lực, sử dụng nguồn lực đến chiếm lĩnh thị trường Năng lực cạnh tranhcủa DNNVV chịu tác động của các công cụ tài chính vĩ mô như công cụ thuế,công cụ tín dụng nhà nước, công cụ tỷ giá và công cụ chi ngân sách Các côngcụ này đã có những tác động tích cực nhất định đến năng lực cạnh tranh củaDNNVV tuy nhiên tác động của các công cụ này mới dừng lại ở mức độ giảmbớt bất lợi chứ chưa tạo được những tác động hỗ trợ Luận án cũng đề xuấtmột số giải pháp hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh của DNNVV Việt Nam.

Trang 21

Luận án tiến sĩ “Giải pháp tài chính phát triển DNNVV trên địa bànthành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập” của Ngô Thị Mai Linh [20], nghiên

cứu làm rõ nội hàm phát triển DNNVV; thực trạng hoạt động của cácDNNVV tại Hà Nội trong giai đoạn 2008 - 2014; đánh giá các giải pháp tàichính (thuế, tín dụng, tỷ giá, các quỹ trợ giúp, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinhdoanh) mà Thành phố Hà Nội đã sử dụng để phát triển DNNVV Trên cơ sởđó, tác giả đã đề xuất các giải pháp tài chính phát triển DNNVV Hà Nội trongbối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, các nghiên cứu riêng biệt về từng nội dung của chính sách tài

Luận án tiến sĩ “Hiệu quả hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” của Trương Văn Khánh [19] đã hệ

thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BLTD đối với DNNVV Đề tài đưara những chỉ tiêu đo lường hiệu quả của Quỹ BLTD đối với DNNVV Nghiêncứu đã góp phần làm rõ những nguyên nhân dẫn đến hệ quả là các Quỹ BLTDDNNVV ở Việt Nam hoạt động không hiệu quả và chưa góp phần đáng kểvào sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam như: quy mô vốn của phần lớnQuỹ BLTD là nhỏ; trình độ của cán bộ Quỹ hạn chế; sản phẩm bảo lãnh cònít; cơ chế, chính sách BLTD còn nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi.

Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Phạm Xuân Hòa [13], nghiên cứu

về gánh nặng thuế của DNNVV Luận án chỉ ra gánh nặng thuế của DNNVV

Trang 22

bao gồm 2 yếu tố: số thuế mà doanh nghiệp phải nộp và chi phí tuân thủ thuế.Luận án đã nghiên cứu gánh nặng do thuế TNDN và thuế GTGT tạo ra choDNNVV Trong nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Xuân Hòa đã tính toánchi phí tuân thủ thuế của DNNVV được đo bằng tiền và thời gian Kết quảcho thấy chi phí tuân thủ thuế của DNNVV ở Việt Nam là rất cao.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia trên thế giớiđã khẳng định vai trò của DNNVV trong nền kinh tế, vai trò của Chính phủtrong việc khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp này thông qua cácchính sách tài chính Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài củaluận án được chia thành 02 nhóm sau:

Thứ nhất,các nghiên cứu định tính về các chính sách của Chính phủ hỗ

trợ DNNVV.

Bài báo “Development of Chinese small and medium-sizedenterprises”của Jia Chen [60], về lịch sử phát triển và thực trạng hoạt động hiệntại của các DNNVV Trung Quốc Nghiên cứu cũng phân tích những chính sáchmà Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng để phát triển các DNNVV nước này như:chính sách thuế, chính sách chi ngân sách, chính sách tín dụng,… và rút ra mộtsố kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển DNNVV Trung Quốc.

Bài báo“Experience reference from the financial support practices forJapan’s small and medium-sized enterprise” của Zhaozhen Fan [76], đi sâu

vào phân tích thực trạng hỗ trợ tài chính của Nhật Bản dành cho các DNNVVnước này, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Chính phủ Trung Quốc trongviệc lựa chọn các phương thức hỗ trợ tài chính cho các DNNVV Trung Quốc.

Báo cáo “Small & medium enterprise development policies in 6 Aseancountries” của Organization for small and medium enterprises and regional

innovation [68] Nội dung của tài liệu được chia thành 6 phần chính tập trungvào nghiên cứu các chính sách phát triển DNNVV tại 6 nước Asean bao gồm:

Trang 23

Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam Tại mỗimột quốc gia, nghiên cứu tập trung vào cách xác định DNNVV, trạng tháihiện tại của các DNNVV, môi trường kinh doanh và các quy định pháp luậtliên quan đến DNNVV Nghiên cứu cũng phân tích các chính sách phát triểnDNNVV của 6 nước Asean có liên quan đến hệ thống thuế, phát triển nguồnnhân lực, cung cấp thông tin, tiếp cận nguồn tài chính.

Báo cáo “Small and medium enterprises in Japan: surviving thelongterm recession” của Shuji Uchikawa [72], cho thấy mối quan hệ giữadoanh nghiệp lớn và DNNVV tại Nhật Bản, các DNNVV Nhật Bản phụ thuộc

nhiều vào các doanh nghiệp lớn thông qua các hợp đồng thầu phụ Tuy nhiên,kể từ cuộc suy thoái năm 1991 đã có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ hoạt độngkhông hiệu quả phải rút lui khỏi thị trường Kết quả nghiên cứu cho thấy sựrút lui của các DNNVV không hiệu quả có thể cải thiện nhân tố tốc độ tăngtrưởng năng suất, các mô hình kinh doanh truyền thống phụ thuộc vào một sốdoanh nghiệp lớn đã không còn phù hợp Nghiên cứu phân tích các chính sáchmà Chính phủ Nhật Bản áp dụng cho các DNNVV và đưa ra một số hàm ý vềchính sách khuyến khích các DNNVV đa dạng hóa trong hoạt động và hợp tácđể trở nên linh hoạt hơn.

Báo cáo “A survey research project on small and medium enterprisesdevelopment policies of 4 Asean countries:Brunei Darussalam, Cambodia,Lao PDR, Myanmar” của Pussadee Polsaram và cộng sự [69] Nghiên cứu tập

trung vào phân tích về các chính sách phát triển DNNVV tại 4 nước thànhviên Asean là: Brunei, Campuchia, Lào và Myanmar Những chính sách đượctrình bày trong nghiên cứu liên quan đến tài chính, hệ thống thuế và thuế suất,đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin và hỗ trợ khởi nghiệp.

Thứ hai, các nghiên cứu định lượng về các chính sách của Chính phủ

hỗ trợ DNNVV.

Trang 24

Bài báo “Tax policy and the growth of SMEs: Implications for theNigerian economy”của Stephen Aanu Ojeka [73], nhằm xác định mối quan hệ

giữa sự tăng trưởng của DNNVV và môi trường chính sách thuế tại Nigeria.Để thu thập các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu, các tác giả đã sử dụngphương pháp khảo sát với bảng hỏi được phát cho các DNNVV ở Zaria,Nigeria Nghiên cứu đưa ra giả thuyết Ho: không có mối liên hệ đáng kể giữathuế và khả năng tăng trưởng của DNNVV Giả thuyết được kiểm chứng bằngphương pháp tương quan Spearman Rank sử dụng phần mềm SPSS Nghiêncứu đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết Ho, hầu hết các DNNVV được khảo sátđều phải đối mặt với các vấn đề về thuế như thuế suất cao, bị đánh thuế nhiềulần, các quy định về thuế phức tạp, thiếu kiến thức về các vấn đề liên quanđến thuế Để khuyến khích sự phát triển của khu vực DNNVV, chính sáchthuế cần được thiết kế một cách thích hợp để không tạo ra gánh nặng thuế choDNNVV và tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của DNNVV Tác giả đề xuấtcần tăng cường ưu đãi thuế thông qua giảm thuế suất và cung cấp các dịch vụhỗ trợ của cơ quan thuế cho DNNVV.

Bài báo “Do government financial and tax policy affect SME’sgrowth?”của Roghayyeh Afshari và các cộng sự [70], nhằm xác định tác

động của chính sách thuế và chính sách tài chính của Chính phủ đến sự tăngtrưởng của DNNVV ở Iran Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tíchnhân tố dựa trên dữ liệu thu được từ một cuộc khảo sát tại 64 DNNVV ở Iran.Kết quả của nghiên cứu cung cấp bằng chứng về cách thức mà thông qua đócác chính sách tài chính và thuế của Chính phủ ảnh hưởng đến sự tăng trưởngcủa DNNVV Nghiên cứu cho thấy các ưu đãi thuế cho nghiên cứu và pháttriển; mức miễn giảm và khấu trừ thuế hợp lý là các yếu tố quyết định chínhđến sự phát triển của DNNVV Phát hiện thứ hai của nghiên cứu cho thấy mốiquan hệ trực tiếp giữa tỷ lệ tín dụng được cung cấp cho các DNNVV và sựtăng trưởng của các doanh nghiệp này Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt không

Trang 25

phải là ở tỷ lệ tín dụng thấp mà là mức lãi suất có tác động đáng kể đến sựtăng trưởng của DNNVV.

Bài báo “The role of the government policy for support the SMEs”của

Ylvije Boriçi Kraja và các cộng sự [75], đề cập đến vai trò của các chính sáchcủa Chính phủ trong hỗ trợ DNNVV Sử dụng phương pháp phân tích nhân tốvới dữ liệu thu thập được từ khảo sát một số doanh nghiệp tại thành phốShkoder, Albania; nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa hiệu quả hoạtđộng của DNNVV và các chính sách của Chính phủ Điều này có nghĩa là sựhỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ tạo động lực khuyến khích cácDNNVV phát triển.

Bài báo “Effects of government taxation policy on sales revenue ofSME in Uasin Gishu County, Kenya” của Isaac Kipchirchir Kamar [58], nhằm

tìm ra những ảnh hưởng của chính sách thuế của Chính phủ đến doanh thubán hàng của các DNNVV ở Kenya và đặc biệt là tại tỉnh Uasin Gishu Cácdữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập bằng phương phápkhảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn và phân tích tài liệu Các dữ liệu đượcphân tích thống kê bằng phương pháp phân tích tương quan, phương pháp môtả và phân tích tỷ lệ Kết quả của nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ có ýnghĩa thống kê giữa ba nội dung của chính sách thuế (chính sách thuế thunhập, chính sách thuế GTGT, chính sách thuế khoán) có tác động đáng kể đếndoanh thu bán hàng của các DNNVV ở Kenya theo cả chiều tích cực và tiêucực Các DNNVV nên được đánh thuế thấp hơn để giúp các doanh nghiệp nàycó đủ vốn cho việc thực hiện các hoạt động khác góp phần tăng doanh thu, lợinhuận và tăng khả năng cạnh tranh.

Tài liệu chuyên khảo “The impact of government assistance on SMEsin Australia during the GFC” của Dong Xiang và Andrew C Worthington

[51], đã kiểm tra tính hiệu quả của các hỗ trợ tài chính của Chính phủ đối vớicác DNNVV của Úc trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu Các tác

Trang 26

giả đã đánh giá tính hiệu quả của các hỗ trợ tài chính thông qua sự thay đổicủa doanh thu, lợi nhuận của DNNVV và sự cải thiện trong khả năng tiếp cậncác nguồn tài chính phi Chính phủ có thể thay thế Kết quả cho thấy những hỗtrợ tài chính của Chính phủ đã giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của DNNVVtại Úc Những doanh nghiệp nhận được sự bảo lãnh của Chính phủ có nhiềukhả năng nhận được nguồn tài chính phi Chính phủ trong những năm sau Cácnhà đầu tư và chủ nợ theo đó cũng được hưởng lợi từ kết quả của sự hỗ trợ tàichính của Chính phủ.

1.2 NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC, THỰC TIỄN LUẬN ÁN ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

1.2.1 Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa

Qua phần tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đượctrình bày ở trên, luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giảtrong các nội dung sau:

- Tiêu chí xác định DNNVV của các quốc gia trên thế giới, tiêu chí xácđịnh DNNVV theo thời gian của Việt Nam;

- Ưu điểm và hạn chế của DNNVV, vai trò và những đóng góp củaDNNVV vào nền kinh tế của các nước và tại Việt Nam, tính tất yếu kháchquan phải phát triển DNNVV;

- Những chính sách hỗ trợ DNNVV đã được Chính phủ các nước thựchiện, các thông lệ tốt trên thế giới, những hướng dẫn của các tổ chức quốc tếtừ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

- Thực trạng của DNNVV tại Việt Nam về trình độ công nghệ, trình độ lao động, năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính,… theo thời gian;

- Những chính sách tài chính (thuế, tỷ giá, chi ngân sách, tín dụng) đãđược triển khai thực hiện tại Việt Nam để hỗ trợ DNNVV, mức độ hấp thụnhững chính sách đó của doanh nghiệp, tác động của các chính sách hỗ trợđến sự phát triển của DNNVV thời gian qua.

Trang 27

- Những khó khăn chính hiện tại cản trở sự phát triển của DNNVV ViệtNam: khó khăn về vốn, khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh, khó khăntrong việc nắm bắt thông tin chính sách và pháp luật nói chung và pháp luậtthuế nói riêng, chịu gánh nặng chi phí không chính thức, chưa được hưởngnhững dịch vụ hỗ trợ về kinh doanh chất lượng cao với chi phí phù hợp.

Vận dụng những kết quả này sẽ là tiền đề quan trọng giúp tác giả luậnán triển khai thực hiện nghiên cứu về chính sách tài chính hỗ trợ phát triểnDNNVV Việt Nam.

1.2.2 Những khoảng trống nghiên cứu

Cùng với việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được thực hiệntrong và ngoài nước về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV, tác giảluận án nhận thấy vẫn còn những vấn đề chưa được hoàn thiện hoặc chưađược nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu trước, có thể kể ra một sốđiểm chính sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu của các tác giả Bạch Đức Hiển (1996), Hồ Xuân

Phương (2002), Nguyễn Thiện Phong (2007), Hà Quý Sáng (2010), Ngô ThịMai Linh (2015) đều sử dụng phương pháp định tính để phân tích, đánh giá vềtác động của các chính sách tài chính (thuế, tín dụng, đầu tư, đất đai…) đến sựphát triển DNNVV Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Nga (2013) cũng sửdụng phương pháp định tính để đánh giá tác động của một số công cụ tàichính vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của DNNVV Việt Nam Nghiên cứu củaTrần Thị Vân Hoa (2003) mặc dù sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấnlấy ý kiến của các doanh nghiệp và các nhà làm chính sách về tác động củacác chính sách kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của DNNVV nhưng chưa đolường được mức độ tác động của từng chính sách đến sự phát triển củaDNNVV Nghiên cứu của Lê Quang Mạnh (2011) đánh giá sự can thiệp củaNhà nước đến sự tăng trưởng của DNNVV nhưng không đi sâu vào đánh giácụ thể những chính sách tài chính của Chính phủ ảnh hưởng đến hoạt độngcủa DNNVV.

Trang 28

Thứ hai, một số nghiên cứu khác thì chỉ đi sâu vào một nội dung cụ thể

của chính sách tài chính Nghiên cứu của Phạm Xuân Hòa (2014) chỉ đolường gánh nặng thuế của DNNVV bằng cách tính toán chi phí tuân thủ thuếcủa DNNVV, chưa có đánh giá định lượng về tác động của chính sách thuếđến sự phát triển của DNNVV Nghiên cứu của Trương Văn Khánh (2013)chỉ phân tích về hiệu quả hoạt động BLTD của các Quỹ BLTD DNNVV tạiđịa phương Nghiên cứu của Nghiêm Văn Bảy (2010) sử dụng phương phápđịnh tính để nghiên cứu về tín dụng ngân hàng dành cho DNNVV, khả năngtiếp cận vốn tín dụng của DNNVV.

Thứ ba, tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra một trong những khó khăn

chung của DNNVV Việt Nam là khó tiếp cận đất đai, khó khăn về mặt bằngsản xuất kinh doanh nhưng lại chưa có nghiên cứu về chính sách tài chính đấtđai mà cụ thể là chính sách thu tiền thuê đất, thuế đất có ảnh hưởng đến sựphát triển DNNVV.

Thứ tư, còn thiếu vắng những nghiên cứu định lượng để đo lường sự

tác động của các chính sách tài chính đến sự phát triển của DNNVV.

Đây sẽ là những nội dung cần tiếp tục hoàn thiện và là khoảng trống đểtiếp tục thực hiện nghiên cứu về chính sách tài chính hỗ trợ phát triểnDNNVV ở Việt Nam.

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Việc lựa chọn một phương pháp nghiên cứu thích hợp là rất quan trọngbởi phương pháp được lựa chọn sẽ được sử dụng trong quá trình thiết kếnghiên cứu Phương pháp định tính, phương pháp định lượng và phương pháphỗn hợp là ba cách tiếp cận phổ biến nhất Trong đó, phương pháp định tínhthường đi đôi với việc khám phá ra các lý thuyết khoa học, dựa vào quy trìnhquy nạp Phương pháp định lượng thường gắn liền với việc kiểm định các lý

Trang 29

thuyết khoa học được suy diễn từ các lý thuyết đã có Phương pháp hỗn hợpphối hợp cả định tính và định lượng với những mức độ khác nhau [38, tr.11].

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra luận án sử dụng phươngpháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp cả phương pháp định tính và phương phápđịnh lượng Trong đó, nhóm phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm:

- Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm kế thừa những lý luận liên quan đến đề tài từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài Luận án.

- Phương pháp thống kê, so sánh: thông qua thu thập thông tin, số liệuthứ cấp, tiến hành xử lý, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để so sánh và đánhgiá nội dung cần tập trung nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích: từ thông tin, số liệu tác giả tiến hành phântích, tổng hợp thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ởViệt Nam.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp thống kê kếthợp với mô hình hồi quy với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0 để phân tíchtác động của các chính sách tài chính đến sự phát triển của DNNVV.

1.3.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Cũng giống như nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, Việt Nam đãkhẳng định vai trò của các DNNVV trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.Để các DNNVV trở thành động lực phát triển kinh tế, nhiều chính sách hỗ trợnhóm doanh nghiệp này đã được triển khai thực hiện trong đó có các chínhsách tài chính Trong thời gian qua, nhiều chính sách tài chính hướng tới cácDNNVV đã có những tác động nhất định đến hoạt động của các doanh nghiệpnày Do đó, cần thực hiện nghiên cứu về các chính sách tài chính hỗ trợ pháttriển DNNVV ở Việt Nam, đánh giá sự tác động của các chính sách tài chínhđó đến phát triển DNNVV tại Việt Nam.

Trang 30

Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết

Đề tài tiến hành nghiên cứu lý thuyết về DNNVV và các chính sách tàichính, từ đó xây dựng khung lý thuyết về chính sách tài chính hỗ trợ phát triểnDNNVV, tập trung vào nội dung và tác động của các chính sách thuế, tíndụng, tài chính đất đai đến sự phát triển của DNNVV.

Bước 3: Nghiên cứu thực trạng

Trên cơ sở khung lý thuyết, luận án nghiên cứu đánh giá thực trạngphát triển của các DNNVV trong giai đoạn 2012 - 2017 Luận án phân tíchthực trạng những chính sách tài chính tác động đến hoạt động của DNNVV.Để thực hiện nhiệm vụ này, luận án đã sử dụng hệ thống dữ liệu thứ cấp và sơcấp (điều tra khảo sát và phỏng vấn DNNVV).

Bước 4: Đề xuất giải pháp

Trình bày quan điểm, nội dung của một số giải pháp nhằm hoàn thiệnchính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam đến năm 2030.

1.3.3 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp

a Phương pháp thu thập thông tin: phương pháp bảng hỏi

Để thu thập thông tin định lượng, đề tài sử dụng phương pháp thu thậpthông tin bằng bảng hỏi dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp và gửi bảng hỏidưới dạng email Phương pháp bảng hỏi cho phép luận án điều tra trên diệnrộng với số lượng khách thể nghiên cứu lớn trong thời gian ngắn Với phươngpháp này, luận án sử dụng một mẫu bảng hỏi soạn sẵn theo một cấu trúc nhấtđịnh tương ứng với các nội dung nghiên cứu để thu thập thông tin từ giám đốchoặc kế toán trưởng của các DNNVV.

Việc thiết kế phiếu khảo sát doanh nghiệp được thực hiện dựa trên mụctiêu nghiên cứu đã được trình bày Các câu hỏi trong phiếu khảo sát dành chokế toán trưởng/giám đốc DNNVV, các câu hỏi này sẽ cung cấp thông tin trực

Trang 31

tiếp về những nhận thức của kế toán trưởng/giám đốc DNNVV về các chínhsách tài chính hiện tại Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được thiết kế dướidạng các câu hỏi đo lường và các câu hỏi mở Các câu hỏi đo lường giúp sosánh tất cả các câu trả lời, tránh những câu trả lời mơ hồ từ những người đượcphỏng vấn Các câu hỏi mở giúp tìm kiếm thêm các quan điểm khác củanhững người trả lời về vấn đề nghiên cứu.

Bảng hỏi được chia thành 2 phần lớn Phần thứ nhất bao gồm 16 câuhỏi lớn được chia thành 05 nhóm tương ứng với chính sách thuế; chính sáchtín dụng; chính sách tài chính đất đai; kết quả kinh doanh/tăng trưởng doanhnghiệp và các kiến nghị, đề xuất Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏiđo lường định lượng Các mục trong các câu hỏi đo lường được đánh giá bằngcách sử dụng thang điểm Likert 5 từ 1 là rất không đồng ý đến 5 là rất đồng ý(hoặc từ rất không phù hợp đến rất phù hợp; từ rất không cần thiết đến rất cầnthiết) Phần thứ hai bao gồm 07 câu hỏi tìm hiểu về các thông tin chung củadoanh nghiệp.

Theo Calder & cộng sự (1981) cho rằng việc lấy mẫu thuận tiện thườngđược sử dụng để tạo ra một mẫu cho nghiên cứu sơ bộ với kích thước mẫu đềnghị từ 12 đến 30 hoặc từ 25 đến 100 [47] Vì vậy, trong khoảng thời gian từngày 20/01/2018 đến ngày 10/02/2018 khi nghiên cứu thử nghiệm phiếu khảosát tác giả luận án đã thực hiện 30 cuộc phỏng vấn thí điểm trực tiếp với kếtoán trưởng/giám đốc DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong 30 cuộcphỏng vấn, những người được hỏi đều hiểu rõ tất cả các câu hỏi; họ đều nhậnđịnh rằng các câu hỏi là rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu Do đó, tác giả luận ántin tưởng rằng các câu hỏi trong phiếu khảo sát doanh nghiệp được hiểu bởitất cả những người tham gia trả lời khi tiến hành khảo sát chính thức Nộidung của phiếu khảo sát doanh nghiệp được trình bày trong phụ lục 05.

Trang 32

d Phương pháp tổ chức chọn mẫu

- Mẫu nghiên cứu

Xác định kích thước mẫu là một công việc không dễ dàng trong nghiêncứu khoa học Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếutố như phương pháp xử lý (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA, môhình cấu trúc tuyến tính SEM, ); độ tin cậy cần thiết Nghiên cứu với mộtkích thước mẫu càng lớn sẽ càng thể hiện được tính chất của tổng thể nhưnglại mất nhiều thời gian và chi phí Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định kíchthước mẫu cần thiết thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phươngpháp xử lý [38, tr.219].

Để sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA cần kích thước mẫu lớn.Theo Hair & công sự (2006) để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đolường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên [38, tr.415] TheoTabachnick & Fidell (2007) kích thước mẫu tối thiểu cho mô hình hồi quy đabiến được xác định theo công thức: n ≥ 50 + 8p Trong đó, n là kích thướcmẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mô hình Green(1991) cho rằng công thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7 [38, tr.521] Nếutrong một nghiên cứu sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích khác nhau, chẳng hạnvừa sử dụng phân tích EFA và vừa phân tích hồi quy thì sẽ lấy kích thướcmẫu cần thiết lớn nhất trong các phương pháp.

Trong phạm vi của một luận án do giới hạn về nguồn lực (thời gian, tàichính, nhân lực) nên việc nghiên cứu toàn bộ tổng thể là điều khó có thể thựchiện được Với số biến đo lường là 16 thì cỡ mẫu tối thiểu cần để phân tíchEFA là 16 × 5 = 80, tốt nhất là 16 × 10 = 160 Còn kích thước mẫu tối thiểucần để thực hiện phân tích hồi quy là 50 + 8 × 3 =74 Do đó, để có thể thuthập thông tin một cách hiệu quả nhất, luận án thực hiện chọn 200 mẫu (200người trả lời bảng hỏi) trước khi tiến hành khảo sát.

Trang 33

- Phương pháp tổ chức chọn mẫu

Để lựa chọn ra khách thể nghiên cứu phù hợp nhằm thu thập được những thông tin liên quan đến chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVVở Việt Nam, với đối tượng khảo sát là kế toán trưởng hoặc giám đốc DNNVVtrên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu phixác suất Chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu giúp cho ngườinghiên cứu có thể chọn ra được số lượng các phần tử cần tiến hành khảo sátmà không tuân theo quy luật ngẫu nhiên Trong đó, đề tài tiến hành với haiphương pháp cụ thể là chọn mẫu thuận tiện và chọn mẫu theo phương phápmạng quan hệ.

Để tiếp cận được các doanh nghiệp đặc biệt là tiếp cận giám đốc hoặc kếtoán trưởng là điều không hề đơn giản Chính vì thế, luận án lựa chọn phươngpháp chọn mẫu thuận tiện là một trong những phương pháp chọn mẫu phi xácsuất để tìm ra mẫu khảo sát Cách chọn mẫu này có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sựthuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng mà nhà nghiên cứu có nhiềukhả năng có thể thu thập được thông tin Thông qua các mối quan hệ và quenbiết của mình, nghiên cứu sinh tiếp cận với đối tượng cần khảo sát tại các doanhnghiệp để có thể thu thập được thông tin liên quan đến các chính sách tài chínhcủa Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển các DNNVV.

Bên cạnh phương pháp chọn mẫu thuận tiện, luận án cũng sử dụngphương pháp chọn mẫu theo mạng quan hệ Phương pháp mạng quan hệ làphương pháp chọn mẫu mà nhà nghiên cứu chỉ cần chọn một vài đối tượngthích hợp để phỏng vấn Sau đó người được phỏng vấn sẽ xác định và giớithiệu những đối tượng khác có các đặc điểm giống như mình Cứ như vậy chođến khi có đủ số lượng mẫu cần thiết Với phương pháp chọn mẫu này, saukhi phỏng vấn những doanh nghiệp mà nghiên cứu sinh có mối quan hệ quenbiết, nghiên cứu sinh tiếp tục nhờ người trả lời giới thiệu để có thể tiếp cậnnhững đối tượng khác cho đến khi đủ 200 mẫu.

Trang 34

e Khảo sát chính thức và xử lý dữ liệu

Tác giả luận án đã tiến hành khảo sát chính thức trong khoảng thời giantừ ngày 01/03/2018 đến 28/04/2018 Thông tin mẫu điều tra về tên doanhnghiệp, địa chỉ, điện thoại, email, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động,quy mô doanh nghiệp, số năm hoạt động của doanh nghiệp được thể hiệntrong phụ lục 03 và 04 Từ cuộc điều tra, khảo sát tác giả đã tiến hành chỉnhlý, làm sạch số liệu và nhập số liệu vào phần mềm SPSS 20.0 Kết quả xử lýsố liệu được trình bày trong chương 3.

Trang 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nướcliên quan đến DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV Cáccông trình tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa DNNVV, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nhóm doanh nghiệpnày, các giải pháp được các tác giả đề cập để hỗ trợ DNNVV tăng trưởng vàphát triển.

Tổng quan các nghiên cứu trong nước cho thấy có nhiều nghiên cứu vềsự phát triển của DNNVV và các chính sách tài chính như thuế, tín dụng, tỷgiá, đầu tư nhằm phát triển DNNVV ở Việt Nam Các nghiên cứu đều chỉ ramột trong những khó khăn của DNNVV đó là thiếu đất đai/mặt bằng sản xuấtkinh doanh nhưng lại chưa có nghiên cứu nào về chính sách tài chính đất đainhằm giải quyết khó khăn này của DNNVV Bên cạnh đó, còn thiếu vắngnghiên cứu định lượng nhằm đánh giá tác động của các chính sách tài chínhhỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam.

Chương 1 đã giải thích phương pháp nghiên cứu được sử dụng trongluận án để nghiên cứu về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV.Trìnhbày rõ về quy trình nghiên cứu, các phương pháp thu thập số liệu và xử lý sốliệu sơ cấp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.

Trang 36

Bảng 2.1: Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ủy ban Châu ÂuQuy mô doanhSố nhân viênDoanh thu Hoặc Tổng tài sản

Doanh nghiệp vừa Dưới 250 người Từ 50 triệu Từ 50 triệuEUR trở xuống EUR trở xuốngDoanh nghiệp nhỏ Dưới 50 người Từ 10 triệu Từ 10 triệu

EUR trở xuống EUR trở xuốngDoanh nghiệp siêu Dưới 10 người Từ 2 triệu EUR Từ 2 triệu EUR

Nguồn: [53]

Ngân hàng Thế giới sử dụng cả ba tiêu chí định lượng về số lượng lao động, doanh thu hàng năm và tổng tài sản để định nghĩa DNNVV Theo đó,

Trang 37

một doanh nghiệp phải đáp ứng được tiêu chí về số lượng lao động và ít nhấtmột tiêu chí về tài chính để được xem là DNNVV.

Bảng 2.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của World BankQuy mô doanhSố lượng laoDoanh thu hàng HoặcTổng tài sản

Doanh nghiệp vừa Từ trên 50 đến Từ trên 3 triệu USD Từ trên 3 triệu USD300 người đến 15 triệu USD đến 15 triệu USDDoanh nghiệp Từ trên 10 đến Từ trên 100 nghìn Từ trên 100 nghìn

(i) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kềkhông vượt quá 100 tỷ đồng.

(ii) Lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người.Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án nhằm phục vụ cho mục đích

nghiên cứu đã trình bày ở trên, phù hợp với những dữ liệu thống kê vềDNNVV thời gian qua, tác giả sử dụng định nghĩa DNNVV theo Nghị định56/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

Trang 38

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanhtheo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quymô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác địnhtrong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quânnăm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Doanh nghiệpDoanh nghiệp nhỏDoanh nghiệp vừasiêu nhỏ

Số lao độngTổngSố laoTổngSố laonguồn vốnđộngnguồn vốnđộng1 Nông, lâm Từ trênTừ trên 20Từ trên

2 Công nghiệp 10 người trở20 tỷ đồng10 đếntỷ đồng

200 đến

và xây dựng xuốngtrở xuống200đến 100 tỷ

300 người

3 Thương mại 10 người trở10 tỷ đồngtỷ đồng

2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 95% số lượng doanh nghiệp trênkhắp thế giới, tạo ra khoảng 60% việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân.Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có số lượng DNNVV nhiều nhất trong cácnước công nghiệp phát triển, chiếm hơn 99% doanh nghiệp trong năm 2007tại quốc gia này Tại 27 quốc gia của Liên minh Châu Âu, trong năm 2012DNNVV cũng chiếm khoảng 99,8% tổng số doanh nghiệp, tạo ra 67% việclàm, đóng góp 58% vào giá trị gia tăng Khoảng 95% doanh nghiệp tại các

Trang 39

quốc gia Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế(OECD) là DNNVV và siêunhỏ, khu vực doanh nghiệp này cũng tạo ra khoảng 60% - 70% việc làm ở hầuhết các nước OECD, đóng góp 55% GDP [52, tr.7] Ở các nước đang pháttriển, hơn 90% doanh nghiệp là vừa, nhỏ và siêu nhỏ Khoảng 91% doanhnghiệp đăng ký hoạt động chính thức tại Nam Phi là DNNVV, đóng góp 52%- 57% GDP; DNNVV chiếm khoảng 92% số doanh nghiệp tại Ghana, tạo ra70% GDP của quốc gia này [52, tr.8] Tại Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015khối DNNVV đóng góp khoảng 30% tổng thu NSNN, 35% tổng vốn đầu tưtoàn xã hội và chiếm 25% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đónggóp gần 50% vào tăng trưởng kinh tế hàng năm [5 , tr.65] Những con số kểtrên cho thấy vai trò quan trọng của các DNNVV trong tạo việc làm và thúcđẩy tăng trưởng kinh tế.

- Các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nềnkinh tế Trong những năm gần đây khu vực DNNVV có tỷ lệ tăng trưởng caohơn so với các khu vực doanh nghiệp khác trên toàn cầu Tăng trưởng kinh tếtại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều quốc giakhác có sự đóng góp đáng kể của các DNNVV 65% sản lượng đầu ra trongcác ngành công nghiệp của Nhật Bản đến từ khu vực DNNVV, tại Đức là48% trong khi tại Mỹ là 45% [65,tr.465].

- Một trong những đặc điểm chung của các DNNVV đó là có xuhướng sử dụng nhiều lao động Các doanh nghiệp này thường sử dụng nhiềulao động trên một đồng vốn đầu tư hơn so với các doanh nghiệp lớn Vì vậy,khu vực doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm đặc biệtlà việc làm tại chỗ cho lao động địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp DNNVVcòn thường xuyên cung cấp những cơ hội việc làm với mức lương cơ bản chongười lao động có trình độ thấp hoặc phụ nữ nghèo ở nông thôn, đóng gópquan trọng vào quá trình giảm nghèo của các quốc gia.

Trang 40

Ngoài hai vai trò quan trọng kể trên của DNNVV đối với nền kinh tế, loại hình doanh nghiệp này còn có những đóng góp quan trọng khác.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa phân bố một cách rộng rãi hơn các doanhnghiệp lớn, các doanh nghiệp này có mặt tại khắp các vùng miền, là động lựcquan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các khu vực,giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa thành thị và nông thôn.

- Hầu hết sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp nhỏ là nguyên liệuđầu vào hoặc bán thành phẩm của các doanh nghiệp lớn Bằng cách này, cácdoanh nghiệp đã tạo ra mối liên kết công nghiệp giữa các doanh nghiệp sảnxuất nhỏ tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương với các doanh nghiệp lớn.

- Các DNNVV còn góp phần gia tăng đáng kể lượng vốn tiết kiệm đầutư vào nền kinh tế Nguồn tài trợ chính của các DNNVV là vốn tự có của chủsở hữu và các khoản vay từ tiền tiết kiệm của người thân, bạn bè Điều nàyđặc biệt đúng trong thời gian đầu khi các doanh nghiệp mới thành lập Mộtlượng vốn nhàn rỗi lớn trong xã hội được đầu tư vào nền kinh tế qua hoạtđộng của DNNVV.

2.2 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.2.1 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo quan điểm biện chứng thì thuật ngữ “phát triển” dùng để chỉ quátrình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật từ trình độ thấp lên trình độcao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.Còn thuật ngữ “tăng trưởng” được dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiềuhướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật, nó không phản ánh quá trìnhbiến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật Giữa tăng trưởng vàphát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, tăng trưởng là điều kiện của pháttriển và phát triển lại là điều kiện để tạo ra những sự tăng trưởng mới với tốcđộ và quy mô lớn hơn Để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nói

Ngày đăng: 08/05/2019, 05:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ương (2016), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương
Năm: 2016
2. Ban chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 10-NQ/TW của Ban Chấphành Trung ương Đảng về việc phát triển kinh tế tư nhân trở thành mộtđộng lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương
Năm: 2017
3. Nghiêm Văn Bảy (2010), Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Tác giả: Nghiêm Văn Bảy
Năm: 2010
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa ViệtNam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2014
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa ViệtNam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2017
6. chinh Dương Đăng Chinh (2005), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết tài chính
Tác giả: chinh Dương Đăng Chinh
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005
7. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 30 tháng 06 năm 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 30 tháng 06 năm 2009
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
8. Chính phủ (2016), Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
9. Mẫn Bá Đạt (2009), Quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoàiquốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2003 - Thực trạng, kinhnghiệm và giải pháp
Tác giả: Mẫn Bá Đạt
Năm: 2009
10. Frank Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển
Tác giả: Frank Ellis
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
11. Đoàn Thị Thu Hà (2000), Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội
Tác giả: Đoàn Thị Thu Hà
Nhà XB: NXBKhoa học và Kỹ Thuật
Năm: 2000
12. Bạch Đức Hiển (1996), Sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích và định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích vàđịnh hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Tác giả: Bạch Đức Hiển
Năm: 1996
13. Phạm Xuân Hòa (2014), Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Xuân Hòa
Năm: 2014
14. Trần Thị Vân Hoa (2003), Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩmô của Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ViệtNam
Tác giả: Trần Thị Vân Hoa
Năm: 2003
15. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Namtrong quá trình hội nhập quốc tế
Tác giả: Phạm Văn Hồng
Năm: 2007
16. Nguyễn Thị Thương Huyền, Lý Phương Duyên (2012), Ưu đãi thuế - giải pháp tài chính hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, http://www.nclp.org.vn, [truy cập 25/6/2017] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ưu đãi thuế - giảipháp tài chính hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tác giả: Nguyễn Thị Thương Huyền, Lý Phương Duyên
Năm: 2012
17. Jones Lang LaSalle Incorporated (2017), Tóm tắt thị trường Bất động sản Việt Nam 3 Quý 2017, www.us.jll.com, [truy cập 1/4/2018] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt thị trường Bất động sản Việt Nam 3 Quý 2017
Tác giả: Jones Lang LaSalle Incorporated
Năm: 2017
18. Jones Lang LaSalle Incorporated (2018), Tóm tắt thị trường Bất động sản Việt Nam 4 Quý 2017, www.us.jll.com [truy cập 1/4/2018] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt thị trường Bất động sản Việt Nam 4 Quý 2017
Tác giả: Jones Lang LaSalle Incorporated
Năm: 2018
19. Trương Văn Khánh (2013), Hiệu quả hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụngđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Tác giả: Trương Văn Khánh
Năm: 2013
20. Ngô Thị Mai Linh (2015), Giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phồ Hà Nội trong thời kỳ hội nhập, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệpnhỏ và vừa trên địa bàn thành phồ Hà Nội trong thời kỳ hội nhập
Tác giả: Ngô Thị Mai Linh
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w