Chuyên Đề Thuế GTGT

28 476 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chuyên Đề Thuế GTGT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên Đề Thuế GTGT

LỜI NÓI ĐẦU Xuất phát từ những yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn tiếp tục đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi chính sách kinh tế vi mô nói chung và chính sách thuế nói riêng phải phù hợp và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững. Thực hiện yêu cầu này, trong chương trình cải cách hệ thống thuế bước II của Việt Nam (từ năm 1999), Quốc hội đã phê chuẩn ban hành luật thuế GTGT thay thế luật thuế doanh thu trước đây do thuế doanh thu bộc lộ một số nhược điểm khó có thể khắc phục được. Luật thuế GTGT được áp dụng từ ngày 1/1/1999. Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện luật thuế GTGT đã thực sự đi vào đời sống kinh tế và phát huy nhiều tác dụng như: Khuyến khích phát triển kinh tế sản xuất, kinh doanh. Tăng cường xuất khẩu và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên vì đây là luật thuế mới, lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc cần giải quyết. Vì vậy tôi nghiên cứu chuyên đề "Thuế GTGT" nhằm hiểu biết cơ bản mới nhất về luật thuế mới này cả trên góc độ chính sách chế độ thuế cũng như chế độ kế toán thuế trong doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian làm chuyên đề có hạn vì vậy bài viết không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý thêm cho bài viết này. 1 NỘI DUNG PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT 1. THUẾ GTGT a. Khái niệm GTGT là giá trị tăng thêm của một sản phẩm, hàng hoá dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, thương mại hoặc dịch vụ ( gọi chung là cơ sở kinh doanh) tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hoá, dịch vụ mua vào làm cho giá trị của chúng tăng thêm. Nói cách khác, đây là số chênh lệch giữa giá đầu ra và giá đầu vào do cơ sở kinh doanh tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.Hay đó là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát triển trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Từ khái niệm về GTGT, chúng ta có thể có khái niệm về thuế GTGT như sau: Thuế GTGTthuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. b. Sự giống và khác nhau giữa thuế GTGT với thuế doanh thu - Thuế doanh thu là một loại thuế thu vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thuế doanh thu mang tính chất của một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng và ngân sách Nhà nước. 2 - Giống nhau: Hai loại thuế GTGTthuế doanh thu đều là thuế gián thu- thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, thuế này do người sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nộp cho ngân sách Nhà nước nhưng thực chất người tiêu dùng là người chịu thuế, nhà doanh nghiệp đóng vai trò là người thu hộ thuế cho Nhà nước, họ đã cộng số thuế gián thu phải nộp vào giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ để người tiêu dùng trả nên họ phải nộp đầy đủ số thuế thu hộ này vào ngân sách Nhà nước. - Khác nhau: + Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ở từng khâu. Còn thuế doanh thu tính trên toàn bộ doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ qua mỗi lần lân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. + Thuế GTGT có khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước còn thuế doanh thu thì không. + Thuế GTGT thu đối với từng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không phụ thuộc vào sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Còn thuế doanh thu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ càng qua nhiều công đoạn sản xuất, lưu thông thì thuế mà người tiêu dùng phải chịu càng cao. + Thuế GTGT thường có ít thuế suất hơn nên việc thực hiện đơn giản hơn. c. Ưu, nhược điểm của từng loại thuế - Thuế GTGT. + Ưu điểm: 3 Thuế GTGT không thu trùng lặp nên góp phần khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Thuế GTGT được áp dụng rộng rãi với mọi tổ chức cá nhân có tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ. Do đó, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vào vốn nên góp phần khuyến khích các tổ chức cá nhân bỏ vốn góp phần đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội. Thuế này do không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu. Thuế GTGT được hoàn đối với hoạt động xuất khẩu nên có tác dụng khuyến khích hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thế mạnh cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. Thuế GTGT đảm bảo công bằng giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu. Đồng thời nó còn kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn của hàng nhập khẩu nên có tác dụng bảo vệ sản xuất kinh doanh nội địa. Đối với cơ quan thuế, thuế GTGT góp phần chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao, tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau về thuế giữa các đơn vị có liên quan trong cung ứng hàng hoá. Thuế GTGT nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế. 4 Việc khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở khâu đầu còn có tác dụng khuyến khích việc hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mua sắm trang thiết bị mới đưa vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. + Nhược điểm: Chi phí về quản lý thu thuế GTGT rất tốn kém. Thuế GTGT có ít thuế suất nên tính chất điều tiết của thuế không cao. Người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường phải chịu thuế như nhau. Thuế GTGT không đảm bảo yêu cầu công bằng trong chính sách động viên giữa người giàu và người nghèo. - Thuế doanh thu. + Nhược điểm: Thuế doanh thu tính trên toàn bộ doanh thu (bao gồm cả thuế doanh thu) qua từng khâu lưu chuyển hàng hoá từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, gây ảnh hưởng không tốt đến giá cả và sản xuất kinh doanh. Biểu thuế doanh thu có nhiều thuế suất nên đã hạn chế tính trung lập của thuế, cũng gây khó khăn cho công tác quản lý. Thuế doanh thu chưa thu đối với mặt hàng thuộc diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng nhập khẩu xuất khẩu nên chưa tạo được môi trường thuận lợi cho việc hoà nhập với thông lệ khu vực và quốc tế, chưa hỗ trợ hàng xuất khẩu giảm giá thành để có điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh quốc tế. Thuế doanh thu không khuyến khích các cơ sở thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ do nộp thuế khâu sau không được khấu trừ thuế đã nộp ở khâu trước. 5 Tính trung lập ở thuế doanh thu không cao cho có nhiều mức thuế suất và chính sách miễn giảm rộng, cản trở chuyên môn hoá sản xuất, vì kích thích các giai đoạn liên kết làm một để tránh bị đánh thuế nhiều lần bởi nếu càng chia nhỏ thành nhiều giai đoạn thì số thuế phải nộp càng tăng. 6 2. KẾ TOÁN GTGT TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. Tài sản sử dụng TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. TK 133.1: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. TK 133.2: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. TK 333.1: Thuế GTGT phải nộp. TK 333.1.1: Thuế GTGT đầu ra. TK 3331.2: Thuế GTGT hàng nhập khẩu. * Kết cấu và nội dung của TK 133 "thuế GTGT được khấu trừ". - Nội dung: TK này dùng để phản ánh số thực GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp. - Kết cấu: 7 TK 133 " Thuế GTGT được khấu trừ" Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ. - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ -Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá đã mua bị trả lại, được giảm giá. - Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại Dư nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào được * Kết cấu và nội dung của TK 3331 " Thuế GTGT phải nộp". TK 3331 có 2 TK cấp 2: - TK 33311: Thuế GTGT đầu ra. - TK 33312: Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu. 2.2. Phương pháp hạch toán. A. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nợ TK 152, 156, 153, 211, 213, 611… Giá mua chưa có thuế. Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. 8 TK 3331- Thuế GTGT phải nộp - Số thuế GTGT đầu ra đã khấu trừ với VAT đầu vào. - Số thuế GTGT đầu ra của hàng bán bị trả lại giảm giá hay triết khấu cho khách hàng. Dư có. - Số thuế còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp Dư nợ (nếu có) - Số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước. - Số thuế đã nộp được xét miễn, giảm nhưng chưa thực hiện được thoái thu Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán - Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241, 142… Giá mua chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán. - Khi mua hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 3312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu. - Mua vật tư, dịch vụ sử dụng cho sản xuất các mặt hàng chịu thuế GTGT và các mặt hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT thì phải hạch toán riêng số dùng để sản xuất các mặt hàng chịu thuế GTGT đối với thuế GTGT đầu vào của số vật tư, dịch vụ dùng để sản xuất các mặt hàng không thuộc chịu thuế GTGT được tính vào giá trị vật tư, dịch vụ mua ngoài hoặc đối tượng có liên quan. Nếu hạch toán được thì toàn bộ số GTGT đầu vào được tập hết vào TK 133. Cuối kỳ phải phân bổ cho từng đối tượng dựa vào doanh thu từng loại. Nợ TK 152, 153, 156, 611, 641, 642… Giá mua chưa có thuế. Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112, 311… Tổng giá thanh toán phải trả người bán, người cung cấp. - Hàng mua đã trả lại hoặc được giảm giá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Nợ TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán. Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào của cửa hàng. 9 Có TK 152, 153, 156… Giá mua chưa có thuế GTGT. 10

Ngày đăng: 30/08/2013, 16:14

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan