- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.. Bài cũ : - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh Bài mới : Giáo viên hướng dẫn tổng kết theo 7 câu hỏi trong SGK... Câu 1 : - Yêu c
Trang 1Tiết 133 :
TỔNG KẾT PHẦN VĂN & TẬP LÀM VĂN
A – Mục tiêu cần đạt.
1 Kiến thức
- Nội dung, nghệ thuật của các văn bản
- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản
2 Kỹ năng
- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết
- Khái quát hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể
- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân
3 Thái độ
- Yêu môn văn, có kiến thức tổng hợp
B – Chuẩn bị của thầy và trò.
- Giáo viên: Giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng
- Học sinh: Vở soạn, sách giao khoa
C – Tiến trình các hoạt động dạy và học.
Bài cũ :
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
Bài mới :
Giáo viên hướng dẫn tổng kết theo 7 câu hỏi trong SGK
Trang 2Câu 1 :
- Yêu cầu : Nhớ ghi chính xác theo các cụm bài, các kiểu văn bản đã học theo thứ tự của chương trình
1) Văn bản tự sự
a Tự sự dân gian
b Tự sự trung đại
c Tự sự hiện đại (thơ tự sự – trữ tình)
2) Văn bản miêu tả.
3) Văn bản biểu cảm - chính luận (bút kí)
4) Văn bản nhật dụng (thư, bút kí, bài báo)
- Hướng dẫn học sinh nêu tên bài, tên tác giả và thể loại văn bản
Câu 2 : Đọc lại các chú thích dấu sao ở các bài tập 1, 5, 10, 14, 29 và trả lời câu
hỏi
- Yêu cầu : Trả lời ngắn gọn, đầy đủ, có nêu ví dụ minh hoạ
Câu 3 :
- Lập bảng thống kê các nhân vật chính trong các văn bản tự sự đã học theo các cột mục cụ thể
Câu 4 :
- Trong các nhân vật chính trên, chọn ba nhân vật mà em thích nhất Giải thích
lý do yêu thích
Câu 5 :
- Điểm giống nhau giữa các loại truyện là đều phải có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, tả
Câu 6 :
Trang 3- Yêu cầu học sinh chỉ rõ các văn bản thể hiện tình nhân ái.
Câu 7 :
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ bảng tra các yếu tố Hán Việt ở cuối sách Ngữ văn lớp
6 tập 2
* Cũng cố bài :
Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức
* Hướng dẫn :
Học sinh chuẩn bị cho phần tổng kết TLV
Trang 4Tiết 134 :
TỔNG KẾT PHẦN VĂN & TẬP LÀM VĂN
A – Mục tiêu cần đạt.
1 Kiến thức
- Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học
- Đặc điểm và tính cách tạo lập các văn bản
- Bố cục các loại văn bản đã học
2 Kỹ năng
- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể
- Phân biệt được ba loại văn bản đã học
- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ
3 Thái độ
- Yêu môn văn, có kiến thức tổng hợp
B – Chuẩn bị của thầy và trò.
- Giáo viên: Giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng
- Học sinh: Vở soạn, sách giao khoa
C – Tiến trình các hoạt động dạy và học.
* Kiểm tra việc chuản bị bài của học sinh
* Giới thiệu bài mới
I - Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học
Trang 5Câu 1 : Hướng dẫn học sinh điền các nội dung vào bảng 1 (trang 155 - SGK) Câu 2 : Xác định phương thức biểu đạt trong các văn bản
- Cho học sinh kẻ bảng
- Cử đại diện điền vào bảng
Câu 3 : Thống kê các phương thức mà em đã tập làm (tự sự, miêu tả)
II - Đặc điểm và cách làm.
Câu 1 : Yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau về mục đích, nội dung, hình thức giữa các loại văn bản : Tự sự, miêu tả, đơn từ
Câu 2 : Hướng dẫn học sinh khái quát về kết cấu, bố cục của các loại văn bản bằng cách kẻ bảng
III – Luyện tập
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 2, 3
- Cũng cố bài :
Giáo viên tổng kết lại các kiến thức đã học
- Hướng dẫn :
Học sinh về làm dàn ý cho đề sau : “Kể một câu chuyện đã làm em xúc động nhất”