Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.. Phần Nhận xét Bài tập 1 - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau Bài tập 1 t
Trang 1Giáo án Tiếng việt 5
Luyện từ và câu
Từ đồng nghĩa
I Mục tiêu
1 Học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và
không hoàn toàn
2 Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về
từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa
II Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết sẵn các từ in đậm ở Bài tập 1a và 1b (phần Nhận xét):
xây dựng - kiến thiết; vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm.
- Bút dạ và giấy khổ to đủ cho hai đến ba HS làm bài tập
III Các hoạt động dạy - học
1 Giới thiệu bài
- Từ vựng Tiếng Việt có hiện tượng các từ
đồng nghĩa với nhau Chính nhờ hiện tượng
đồng nghĩa mà Tiếng Việt của chúng ta phong
phú và giàu sắc thái biểu cảm Giờ học hôm
nay chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là từ đồng
nghĩa, đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn
toàn
- HS lắng nghe
- GV ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở
2 Phần Nhận xét
Bài tập 1
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau Bài tập 1
trong phần Nhận xét
- Một HS đọc bài Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK
- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập 1 yêu cầu so sánh nghĩa của các từ
xây dựng và kiến thiết với nhau, so sánh nghĩa của các từ vàng xuộm, vàng hoe và
Trang 2vàng lịm với nhau.
- GV đưa ra các từ in đậm đã được viết sẵn
trên bảng lớp:
a) xây dựng - kiến thiết
b) vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm
- HS dựa vào đoạn văn trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi để làm bài
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo
luận
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, cả lớp theo dõi nhận xét, đến khi có lời giải đúng: Nghĩa của những từ
kiến thiết, xây dựng có nghĩa giống nhau
cùng chỉ hoạt động Nghĩa của những từ
vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm có nghĩa
giống nhau đều chỉ màu vàng
- GV chốt lại: Những từ có nghĩa giống nhau
gọi là từ đồng nghĩa
- HS lắng nghe
Bài tập 2
- GV yêu cầu HS đọc Bài tập 2 trong phần
Nhận xét
- HS đọc bài Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để
làm bài
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi để làm bài
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo
luận
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp theo dõi, nhận xét cho đến khi có lời giải đúng
Đáp án:
a) Các từ kiến thiết và xây dựng có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ này giống
nhau hoàn toàn
b) Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thay thế được cho nhau vì nghĩa của chúng
không hoàn toàn giống nhau Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt tươi, ánh lên Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt
3 Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK - Hai đến ba HS đọc phần ghi nhớ
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ và - Một đến hai HS nhắc lại phần ghi nhớ và
Trang 3lấy ví dụ minh họa lấy ví dụ minh họa.
4 Phần Luyện tập
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc to toàn bài - Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc
thầm
- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì? - Xếp những từ in đậm thành từng nhóm
đồng nghĩa.
- Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, sau khi
làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên
cạnh
- HS làm bài vào giấy nháp, sau khi làm bài xong trao đổi bài với bạn
- Gọi HS trình bày, GV theo dõi gọi HS nhận
xét và cùng chốt lại ý kiến đúng
- HS lần lượt trình bày kết quả Cả lớp theo dõi nhận xét, cùng GV chốt lại: Những từ đồng nghĩa với nhau là:
* Nước nhà - nước - non sông.
* Hoàn cầu - năm châu.
Bài tập 2
- Gọi một HS đọc to toàn bài - Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc
thầm
- Yêu cầu HS tự làm bài - Hai HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm
bài vào vở
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn - Nhận xét, chữa bài Ví dụ:
* Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, mĩ lệ
* To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng
* Học tập: học, học hành, học hỏi
Bài tập 3
- Gọi một HS đọc to toàn bài - Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc
thầm
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhắc HS chú ý: Mỗi em phải đặt hai
- Hoạt động cá nhân, hai HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp viết vào vở
Trang 4câu, mỗi câu chứa một từ trong cặp từ đồng
nghĩa (như mẫu trong SGK) Nếu em nào đặt
một câu có chứa đồng thời cả hai đồng nghĩa
thì càng đáng khen (VD: Nhờ chịu khó học
hỏi nên Nam học hành rất tiến bộ)
- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc câu văn của
mình GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách
dùng từ cho từng HS (nếu có)
- Năm đến bảy HS đọc bài làm của mình
- Yêu cầu HS nhận xét và chữa bài của bạn
trên bảng
- HS nhận xét, chữa bài cho bạn
5 Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ - Hai đến ba HS nhắc lại
- GV nhận xét giờ học Dặn HS về nhà học
nội dung Ghi nhớ và làm lại Bài tập 3 vào vở
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV