1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÂU 5 hệ THỐNG văn bản QUY PHẠM PHÁP LUẬT

2 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 26,87 KB

Nội dung

* Thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản QPPL theo chương II Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 - Luật, nghị quyết của Quốc hội: Quốc hội ban hành luật để quy định về tổ chức, bộ máy nhà

Trang 1

Câu 5 tổ 4: Hệ thống văn bản QPPL ở nước ta:

*Khái niệm VB QPPL

Theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ghi rõ:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật

* Hệ thống VB QPPL

Theo quy định tại Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các hình thức văn bản sau đây:

1 Hiến pháp

2 Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội

3 Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

4 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

5 Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

6 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

7 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

8 Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

9 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)

10 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

11 Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

12 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)

13 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện

14 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

15 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã

* Thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản QPPL (theo chương II Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015)

- Luật, nghị quyết của Quốc hội: Quốc hội ban hành luật để quy định về tổ chức, bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân, chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia… Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định việc thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân…

- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề

được Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để: Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn

áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội; Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;…; hướng dẫn hoạt động của HĐND;

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước: Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định: Tổng động viên hoặc động viên cục bộ,

công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được; Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước

- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành, nghị quyết liên

tịch để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao

- Nghị định của Chính phủ: Chính phủ ban hành nghị định để quy định: chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của

Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên…

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định: Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt

động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, nghị quyết để

hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử

- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các

Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao

- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định,

những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao

- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định:

Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình

-Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Chánh án Tòa

án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình

tự, thủ tục tố tụng

- Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước: Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà

nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm

được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được

giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương

- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành

chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luật này

và các luật khác có liên quan

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban

hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao./

Trang 2

Liên hệ về Hiến pháp

Khi nói đến Hiến pháp Việt Nam cũng như của các Nhà nước khác phải thấy được đặc tính đầu tiên cuả chúng là một đạo luật, tức là một văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nướccao nhất thông qua Đây chính là dấu hiệu quan trọng bậc nhất làm Hiến pháp với tính cách là một văn bản Nhà nước khác với các loại văn bản khác.

Hiến pháp không phải là một loại văn bản Nhà nước mang tính cá biệt, chỉ được áp dụng một lần, mà nó là một văn bản pháp quy, tức là một văn bản Nhà nước, mà nội dung của nó chứa đựng quy phạm pháp luật Tuy vậy, Hiến pháp không phải là một loại văn bản pháp luật thông thường, do một cơ quan Nhà nước bất kỳ ban hành mà do một cơ quan Nhà nước có vị trí đặc biệt thông qua Ở Việt Nam chúng ta Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có quyền thông qua Hiến pháp, tức là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

Tính chất luật cơ bản và hiệu lực pháp tối cao của Hiến pháp Việt Nam thể hiện trên nhiều phương diện:

- Hiến pháp là văn bản, là phương tiện pháp lý cao nhất thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

- Xét về mặt nội dung, nếu các luật khác thường chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống, chẳng hạn luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật lao động thì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, có tính chất bao quát tất cả các lĩnh vực của sinh hoạt xã hội: Chế độ chính trị; chế độ kinh tế; đường lối phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục; đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ cho tất cả các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

Ở đây, cần chú ý đến các đặc tính của các quy phạm Hiến pháp: quy phạm tuyên ngôn - cương lĩnh, quy phạm điều chỉnh chung, quy phạm điều chỉnh trực tiếp.Trong

đó loại quy phạm thứ nhất và loại quy phạm thứ hai, tuy tự chúng có sức chỉ đạo, định hướng, nhưng vẫn phải thông qua các quy phạm pháp luật của các ngành luật khác để chúng có thể phát huy đầy đủ hiệu lực.

- Các luật không những không được mâu thuẫn với Hiến pháp, mà còn phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung các quy định của Hiến pháp, khi có mâu thuẫn thì chỉ quy định của Hiến pháp mới có hiệu lực.

- Tất cả các văn bản pháp luật khác dưới luật cũng không được mâu thuẫn mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.

- Các điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp Khi có mâu thuẫn, đối lập thì cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bảo lưu đối với từng điều riêng biệt.

- Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp luật mà Hiến pháp đã quy định.

- Tất cả các cơ quan Nhà nước phải thực hiện chức năng cuả mình theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ, chức năng mà Hiến pháp quy định.

- Tuân theo Hiến pháp nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp là nghĩa vụ cao quí, thiêng liêng bậc nhất của mỗi công dân Việt Nam.

Do nội dung, vị trí, vai trò đặc biệt của Hiến pháp, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi đều phải tuân theo một trình

tự đặc biệt:

Thứ nhất, chủ trương xây dựng Hiến pháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất

-Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

Thứ hai, Việc xây dựng dự thảo Hiến pháp thường được tiến hành bằng một uỷ ban (ban) dự thảo Hiến pháp được chính quốc hội lập

ra gồm hàng chục người là những nhân vật tiêu biểu, đại diện của các tầng lớp nhân dân.

Thứ ba, quá trình xây dựng dự thảo Hiến pháp là quá trình kết hợp hoạt động tích cực, liên tục của tổ chức dự thảo và sự tham gia

đông đảo tự giác của nhiều tầng lớp nhân dân Việc lấy ý kiến nhân dân thường được tiến hành rộng rãi có sự tham gia của hàng chục triệu người.

Thứ tư, việc thông qua Hiến pháp thường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Thứ năm, sau khi được Quốc hội sơ bộ thông qua, bản hiến pháp được đưa ra toàn dân trưng cầu ý kiến.

Thứ sáu, việc sửa đổi Hiến pháp thường được thực hiện theo một trình tự đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.

Thứ bảy, cả quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp được sự quan tâm và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam Thông thường, Bộ

chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng chỉ đạo trực tiếp công việc xây dựng Hiến pháp và trước khi trình Quốc hội chính thức thông qua bản dự thảo Hiến pháp thường được một hội nghị trung ương chính thức cho ý kiến.

Đối tượng điều chỉnh Trước hết là việc tổ chức quyền lực Nhà nước thông qua việc quy định cách thức tổ chức, hoạt động của các cơ quan Nhà nước Trung ương, nguồn gốc của quyền lực Nhà nước, mức độ tham gia của nhân dân vào công việc tổ chức Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Ngôn ngữ, kỹ thuật Hiến pháp

1 Ngôn ngữ trong văn bản là tiếng Việt.chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.

2.đặc tính của các quy phạm Hiến pháp: quy phạm tuyên ngôn - cương lĩnh, quy phạm điều chỉnh chung, quy phạm điều chỉnh trực tiếp.Trong đó loại quy phạm thứ nhất và loại quy phạm thứ hai, tuy tự chúng có sức chỉ đạo, định hướng, nhưng vẫn phải thông qua các quy phạm pháp luật của các ngành luật khác để chúng có thể phát huy đầy đủ hiệu lực.

3 nội dung có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; Các phần, chương, mục, điều trong văn bản có tiêu đề Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm

Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật

Bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013 , là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII , kỳ họp thứ 6 thông qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013

Hiến pháp sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2014Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992,

bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế

và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,

về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Ngày đăng: 29/04/2019, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w