1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh

6 674 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 176,85 KB

Nội dung

The objective of this study is to investigate the roles of agricultural cooperatives in Bac Ninh province through their current service activities and farmers’ assessment. The study results show that all agricultural cooperatives in Bac Ninh provided multiple services to farm households, mainly on irrigation, extension, crop seed supply, electricity and field protection service. The ratio of farmers using the services provided by the agricultural cooperatives and their use degree varied with the kind of services. Farmers’ comparative opinions on services offered by the cooperatives and the individuals proved that the cooperatives played the important role in providing irrigation, field protection, extension, and seed supply services, but little role in land preparation, fertilizers and pesticide supply. The cooperatives even play infinitesimal role in marketing service and nearly no role in providing credit service to farmers.

hoạt động dịch vụ của các hợp tác nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh Service activities of agricultural cooperatives in Bac Ninh province Nguyễn Mậu Dũng 1 SUMMARY The objective of this study is to investigate the roles of agricultural cooperatives in Bac Ninh province through their current service activities and farmers assessment. The study results show that all agricultural cooperatives in Bac Ninh provided multiple services to farm households, mainly on irrigation, extension, crop seed supply, electricity and field protection service. The ratio of farmers using the services provided by the agricultural cooperatives and their use degree varied with the kind of services. Farmers comparative opinions on services offered by the cooperatives and the individuals proved that the cooperatives played the important role in providing irrigation, field protection, extension, and seed supply services, but little role in land preparation, fertilizers and pesticide supply. The cooperatives even play infinitesimal role in marketing service and nearly no role in providing credit service to farmers. Key words: Cooperative service, farm households. 1. đặt vấn đề Nh hầu hết các địa phơng khác ở Đồng bằng sông Hồng, phong trào hợp tác hoá ở Bắc Ninh đã diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung. Tuy nhiên sau công cuộc đổi mới trong sản xuất nông nghiệp vào năm 1988, hợp tác nông nghiệp (HTXNN) đã có những thay đổi căn bản về hình thức tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ (Wolz Axel, 2000). Cho đến nay, hầu hết các HTXNN kiểu cũ ở Bắc Ninh đã đợc chuyển đổi thành những HTXNN kiểu mới và một số HTXNN mới đã đợc thành lập trên cơ sở luật HTX năm 1996. Đa số các HTXNN trong tỉnh tập trung vào việc cung ứng các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân nh dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ điện, dịch vụ đầu vào (giống, phân bón, thuốc sâu) . Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng HTXNN vẫn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình (Cục Hợp tác và Phát triển nông thôn, 2004), tuy nhiên cũng có không ít ý kiến khác cho rằng việc chuyển đổi và thành lập mới HTXNN còn mang nặng tính hình thức và thiếu những mô hình HTXNN hoạt động có hiệu quả (Nguyễn Đình Long, 2001), nên vai trò của HTXNN là khá mờ nhạt. Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ơng Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể cũng đã chỉ rõ trong năm năm qua kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã, nhất là các HTXNN đã đáp ứng một phần nhu cầu của các hộ sản xuất kinh doanh và đã có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế hội của đất nớc, mặc dù vậy số hợp tác làm ăn có hiệu quả còn ít, đem lại lợi ích cho thành viên cha nhiều . Vì vậy, nghiên cứu này đợc thực hiện nhằm tìm hiểu vai trò của HTXNN trong tỉnh Bắc Ninh thông qua thực trạng hoạt động dịch vụ của HTX hiện nay và ý kiến đánh giá các hộ nông dân về các hoạt động dịch vụ đó. 2. Phơng pháp nghiên cứu 1 Nghiên cứu đã tiến hành thu thập các số liệu về tình hình cơ bản của các HTXNN và thực trạng hoạt động dịch vụ của các HTXNN thông qua các báo cáo có liên quan của sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, còn tiến hành phỏng vấn 240 hộ nông dân của 12 HTXNN trong tỉnh về tình hình sử dụng dịch vụ của HTXNN và thu thập ý kiến đánh giá của 1 Khoa Kinh tế & PTNT, Trờng ĐHNNI các hộ về các hoạt động dịch vụ của HTXNN vào năm 2004 (giá bán, phơng thức thanh toán và chất lợng dịch vụ đợc cung ứng bởi HTX và dịch vụ đợc cung ứng bởi các đối tợng khác). Các số liệu này đã đợc phân tích chủ yếu bằng các phơng pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Một số nét cơ bản về các HTXNN ở Bắc Ninh Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng ĐBSH có tổng diện tích tự nhiên là 80.480ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 48.726ha, chiếm 60,55%. Mặc dù trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá trong tỉnh đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ, tốc độ tăng GDP của tỉnh đạt 14%/năm, nhng dân số nông nghiệp vẫn chiếm đến 89,6% tổng dân số, lao động nông nghiệp vẫn chiếm 82% tổng lực lợng lao động trong tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2004). Sản xuất nông nghiệpBắc Ninh vì vậy vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 526 HTXNN, trong đó hầu hết là các HTX chuyển đổi. Số HTX đợc thành lập mới sau khi có luật HTX chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1,4%). 84,9% HTX có quy mô thôn, số còn lại có quy mô toàn và HTX liên thôn. Trớc kia HTXNN đều có ở tất cả các xã, thôn. Tuy nhiên do kết quả chuyển đổi, giải thể HTX theo luật HTX, hiện nay có 14 thôn trong tỉnh không có HTXNN, chủ yếu tập trung ở huyện Quế Võ. Trong giai đoạn trớc chuyển đổi, thành viên của các HTXNN là các hộ nông dân, tuy nhiên sau quá trình chuyển đổi, các HTX ở Bắc Ninh đợc chia làm hai nhóm theo hình thức thành viên của HTX. Trong đó các HTX có thành viên là hộ gia đình vẫn chiếm tỷ lệ cao 83,3%, còn các HTX có thành viên là ngời lao động chiếm tỷ lệ thấp (16,7%). Nhìn chung những HTX mới thành lập là những HTX có thành viên là ngời lao động, với số lợng thành viên/ HTX ít hơn so với các HTX chuyển đổi. Một HTX ở Bắc Ninh có từ 6-7 cán bộ. Nhìn chung trình độ văn hoá của đội ngũ cán bộ HTX trong tỉnh cha cao (bảng 1). Ngoài ra, lợng vốn bình quân của một HTX trong tỉnh còn ở mức khá khiêm tốn, 298,2 triệu đồng/HTX. Trong tổng lợng vốn đó thì vốn cố định chiếm tỷ lệ lớn (91,1%), vốn lu động chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (8,9%). Tỷ lệ vốn từ HTX cũ chuyển sang cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu (79,5%), còn lại là từ vốn góp của viên và tích luỹ của HTX. Bảng 1. Trình độ học vấn của các cán bộ HTX (%) Hết cấp 2 Hết cấp 3 Có bằng cao đẳng Có bằng Đại học Chủ nhiệm HTX 48,3 40,3 8,6 2,9 Kiểm soát trởng 53,6 40,1 5,3 1,0 Kế toán trởng 38,6 51,9 7,8 1,7 (Nguồn: Sở NN và PTNT Bắc Ninh, 2004) 3.2. Hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh Bắc Ninh 3.2.1. Sự tham gia của các HTX vào hoạt động dịch vụ Hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân bởi các HTXNN trong tỉnh khá đa dạng. Số liệu trong bảng 2 cho thấy hầu hết các HTX tập trung cung cấp các loại dịch vụ cơ bản nh dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ giống, dịch vụ điện, và dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, trong đó cung cấp dịch vụ thuỷ lợi có thể đợc xem là hoạt động dịch vụ quan trọng hàng đầu của các HTX với sự tham gia của 95,8% các HTX trong tỉnh. Ngoài ra hầu hết các HTX có phối kết hợp với các đơn vị có liên quan trong việc triển khai các dịch vụ khuyến nông (87,3%). Dịch vụ điện cũng đợc xem là một hoạt động dịch vụ quan trọng đối với các HTX. Hiện nay có 70,0% số HTX trong tỉnh tham gia cung cấp dịch vụ điện cho các hộ nông dân. Tuy nhiên tỷ lệ HTX cung cấp dịch vụ điện ở Thị Bắc Ninh, ở huyện Quế Võ và huyện Từ Sơn chiếm tỷ lệ thấp (từ 12-40%). Hơn 70% số HTX thực hiện dịch vụ bảo vệ đồng ruộng cho các hộ nông dân. Tỷ lệ tham gia dịch vụ này của các HTX ở huyện Quế Võ và Thuận Thành thấp hơn, chỉ đạt 50,0% và 31,3% tơng ứng. Bảng 2. Sự tham gia của các HTX vào các hoạt động dịch vụ (%) Loại dịch vụ Bắc Ninh Yên Phong Thuận Thành Quế Võ Gia Bình Lơng Tài Tiên Du Từ Sơn Chung 1. Dịch vụ thuỷ lợi 100,0 100,0 75,8 98,3 98,7 100,0 98,5 91,2 95,8 2. Bảo vệ đồng ruộng 100,0 87,4 50,0 31,3 98,7 79,7 89,7 76,5 71,3 3. Dịch vụ làm đất 25,0 3,4 50,0 11,3 33,3 21,7 67,6 88,2 31,7 4. Dịch vụ thú y 0,0 87,4 12,9 18,3 46,7 2,9 1,5 5,9 27,6 5. Dịch vụ p.bón- t.sâu 100,0 2,3 16,1 8,7 41,3 24,6 52,9 91,2 29,1 6. Dịch vụ điện 12,5 100,0 54,8 39,1 98,7 84,1 85,3 29,4 70,0 7. Khuyến nông 100,0 100,0 100,0 50,4 98,7 100,0 98,5 76,5 87,3 8. Dịch vụ giống 100,0 100,0 100,0 98,3 98,7 81,2 98,5 91,2 96,2 9. D.vụ tiêu thụ s.phẩm 6,3 0,0 11,3 8,7 36,0 18,8 11,8 2,9 12,7 10. Dịch vụ tín dụng 0,0 1,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2 (Nguồn: Sở NN và PTNT Bắc Ninh, 2004) Dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp bởi các HTX nh cung cấp giống, thuốc sâu, phân bón đã từng đóng một vai trò quan trọng và đợc hầu hết các HTX thực hiện trong thời gian khá dài. Tuy nhiên trong những năm gần đây do có sự cạnh tranh mạnh mẽ của thành phần kinh tế t nhân nên nhiều HTX đã gặp khó khăn trong việc tham gia cung cấp dịch vụ phân bón, thuốc sâu. Hiện tại chỉ có 29,1% số HTX vẫn duy trì cung cấp phân bón, thuốc sâu. Tuy nhiên đối với dịch vụ giống, hầu hết các HTX (96,2%) vẫn tham gia cung ứng cho hộ nông dân. Điều này thờng do các HTX có mối liên hệ chặt chẽ hơn với các công ty giống, hoặc với Trung tâm Khuyến nông của huyện và có thể dễ dàng tiếp cận đợc với các nguồn giống mới để cung cấp cho hộ nông dân. Các hộ nông dân cũng thờng tin tởng vào chất lợng giống đợc cung cấp bởi HTX hơn so với giống đợc bán bởi t nhân. Điều này tạo ra sự thuận lợi cho các HTX khi tham gia cung cấp dịch vụ giống. Dịch vụ làm đất hiện nay đợc rất ít HTX thực hiện, một phần do nhiều HTX không có máy làm đất, một phần do sự cạnh tranh mạnh mẽ của t nhân trong việc cung cấp dịch vụ này. ở Yên Phong, tỷ lệ HTX có dịch vụ làm đất chỉ chiếm 3,4%, trong khi đó ở Quế Võ tỷ lệ này cũng chỉ đạt 11,3%. Ngoài ra tỷ lệ HTX cung cấp dịch vụ thú y cho các hộ cũng đạt mức thấp. Tỷ lệ các HTX tham gia cung cấp dịch vụ này ở TX Bắc Ninh, Lơng Tài, Tiên Du, Từ Sơn đạt rất thấp, dới 6%. Mặc dù dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân đợc coi là có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp (Kenji Cho, 1999), tuy nhiên có rất ít HTX trong tỉnh thực hiện dịch vụ này (12,7%). Hầu hết các HTX đều gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho các sản phẩm của địa phơng. Sự yếu kém của hoạt động dịch vụ này trong các HTX đã dẫn tới sự không ổn định của giá cả sản phẩm sản xuất ra, và gây ra nhiều khó khăn đối với các hộ nông dân trong quá trình sản xuất. Dịch vụ tín dụng ngày càng trở nên quan trọng do nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất của các hộ nông dân. Tuy nhiên, do điều kiện hạn hẹp về nguồn vốn nên hầu hết các HTX không tham gia cung cấp dịch vụ này. Toàn tỉnh hiện chỉ có 0,2% số HTX cung cấp dịch vụ tín dụng cho các hộ nông dân. 3.2.2. Kết quả hoạt động dịch vụ của các HTX Có thể thấy rằng hiện nay sự tồn tại và phát triển của HTXNN phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của các hoạt động dịch vụ trong HTX. Tuy nhiên theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh thì hầu hết các HTXNN trong tỉnh đều chỉ đạt mức hoà vốn trong việc cung cấp các dịch vụ phục vụ các hộ nông dân (bảng 3). Trong tất các các loại dịch vụ đợc cung ứng bởi các HTX hiện nay thì các HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có lợi nhuận đạt tỷ lệ khá cao, mặc dù tổng số HTX cung ứng dịch vụ này không nhiều. Trong khi đó tỷ lệ HTX có lợi nhuận khi tham gia cung ứng dịch vụ điện là 41,6%, dịch vụ thuỷ lợi là 21,0%, dịch vụ làm đất là 18,6%, và dịch vụ cung ứng phân bón thuốc sâu là 18,3%, và dịch vụ bảo vệ đồng ruộng là 5,1%. Tất cả các HTX đều không có lợi nhuận trong việc cung ứng dịch vụ khuyến nông, dịch vụ giống, dịch vụ thú y. Tuy nhiên tỷ lệ các HTX bị thua lỗ trong việc cung ứng các hoạt động dịch vụ là rất thấp. Bảng 3. Hiệu quả của các hoạt động dịch vụ bởi HTX Có lợi nhuận Bị thua lỗ Hoà vốn Loại dịch vụ Số HTX cung cấp dịch vụ Số HTX Tỷ lệ (%) Lợi nhuận/ HTX (tr.đ) Số HTX Tỷ lệ (%) Lỗ/ HTX (tr.đ) Số HTX Tỷ lệ (%) 1. Thuỷ lợi 504 106 21,0 7,0 3 0,6 1,4 395 78,4 2. Bảo vệ đồng ruộng 375 19 5,1 0,5 0 0,0 0,0 356 94,9 3. Làm đất 167 31 18,6 1,0 0 0,0 0,0 136 81,4 4. Thú y 145 0 0,0 0,0 0 0,0 0,0 145 100,0 5. Phân bón, thuốc sâu 153 28 18,3 2,2 0 0,0 0,0 125 81,7 6. Điện 368 153 41,6 5,7 1 0,3 3,0 214 58,2 7. Khuyến nông 459 0 0,0 0,0 0 0,0 0,0 459 100,0 8. Giống 506 0 0,0 0,0 0 0,0 0,0 506 100,0 9. Tiêu thụ sản phẩm 67 58 86,6 4,6 0 0,0 0,0 9 13,4 10. Tín dụng 1 1 100,0 3,0 0 0,0 0,0 0 0,0 (Nguồn: Sở NN và PTNT Bắc Ninh, 2004) 3.2.3. Tình hình sử dụng dịch vụ của HTX Phần lớn các HTX đều cung ứng các dịch vụ thủy lợi, điện, bảo vệ thực vật và khuyến nông, tơng ứng với các tỷ lệ 91,7%; 83,3%; 91,7%; 100%. Tất cả các hộ nông dân cho biết HTX cũng đã đáp ứng đợc trên 90% nhu cầu về dịch vụ thủy lợi và điện của họ, tuy nhiên chỉ có 45,8% số hộ điều tra cho biết là HTX đã đáp ứng đợc trên 90% nhu cầu của họ về dịch vụ bảo vệ thực vật, 40,5% cho biết HTX mới chỉ đáp ứng đợc từ 50-90% nhu cầu của họ. Đối với dịch vụ khuyến nông, chỉ có 62,1% số hộ điều tra cho biết ho có tiếp cận đợc với dịch vụ khuyến nông của HTX, tuy nhiên chỉ có 31,1% cho biết là dịch vụ khuyến nông đã đáp ứng đợc 90% nhu cầu của họ, số còn lại cho biết dịch vụ khuyến nông chỉ đáp ứng đợc từ 50-90% nhu cầu đặt ra, Nhiều hộ nông dân cũng cho biết họ tiếp cận với khuyến nông từ các nguồn thông tin khác, không phải duy nhất từ HTX (bảng 4). Đối với các dịch vụ cung ứng đầu vào nh cung ứng giống, phân bón, thuốc sâu, làm đất, các HTX gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của t nhân. Rất nhiều HTX đã không còn tiếp tục các hoạt động cung ứng này nữa, còn lại số ít HTX vẫn duy trì các hoạt động cung ứng dịch vụ này. Các hộ nông dân hiện nay có thể lựa chọn các dịch vụ này không chỉ của HTX, mà còn của t nhân hoặc các đại lý bán hàng. Ngay cả đối với dịch vụ giống, mặc dù tỷ lệ hộ mua khá cao (72,1%) bởi vì các hộ nông dân tin tởng vào chất lợng giống của HTX cung ứng hơn. Mặc dù vậy cũng chỉ có 24,5% số hộ mua trên 90% lợng cầu của mình từ HTX. Lý do chủ yếu là HTX không có đủ lợng giống để bán cho nông dân, và một phần là giá bán giống của HTX cao hơn so với giá bán trên thị trờng. Bảng 4. Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng dịch vụ cua HTX Tỷ lệ (%) Dịch vụ Số HTX cung cấp Hộ sử dụng dịch vụ của HTX Hộ sử dụng trên 90% so với nhu cầu của mình Hộ sử dụng từ 50- 90% so với nhu cầu của mình 1. Thuỷ lợi 11 91,7 91,7 0,0 2. Bảo vệ đồng ruộng 11 91,7 45,8 40,5 3. Làm đất 3 18,5 0,0 12,3 4. Phân bón 2 13,7 3,5 8,6 5. Thuốc sâu 5 35,3 16,0 15,4 6. Điện 10 83,3 83,3 0,5 7. Khuyến nông 8 62,1 31,5 31,5 8. Giống 8 72,1 24,5 32,4 9. Tiêu thụ sản phẩm 1 7,5 0,0 0,0 10. Tín dụng 0 0,0 0,0 0,0 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2004) Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động dịch vụ quan trọng mà hộ nông dân trông đợi nhiều vào các HTX. Tuy nhiên việc thực hiện cung ứng dịch vụ này của các HTX dờng nh gặp nhiều khó khăn. Chỉ có duy nhất một HTX điều tra có triển khai hoạt động dịch vụ này với quy mô nhỏ và chỉ có 7,5% số hộ nông dân điều tra đợc hởng lợi từ dịch vụ đó của HTX. Lợng sản phẩm mà họ tiêu thụ đợc thông qua dịch vụ HTX này cũng rất nhỏ so với tổng nhu cầu tiêu thụ của họ. 3.2.4. Đánh giá của hộ nông dân về hoạt động dịch vụ của HTX Các HTX thực hiện các dịch vụ thuỷ lợi, bảo vệ đồng ruộng, khuyến nôngdịch vụ giống tốt hơn, hơn 75% số hộ điều tra cho biết phơng thức thanh toán của HTX đối với các dịch vụ này tiện lợi hơn, giá bán rẻ hơn, và chất lợng tốt hơn. Hơn 60% số hộ điều tra cho biết HTX quản lý dịch vụ điện tốt hơn. Ngợc lại, nhiều hộ nông dân cho biết việc cung ứng dịch vụ làm đất, dịch vụ phân bón, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của HTX kém hơn so với t nhân. Đối với dịch vụ thuốc trừ sâu bệnh, nhiều hộ nông dân cho biết t nhân có phơng thức thanh toán tiện lợi hơn, giá rẻ hơn, nhng chất lợng thuốc không đợc đảm bảo trong khi đó chất lợng thuốc sâu bệnh đợc cung ứng bởi HTX đợc đảm bảo hơn, nhng phơng thức thanh toán cha tiện lợi, giá bán cao. Bảng 5. ý kiến đánh giá của nông dân về hoạt động cung ứng dịch vụ bởi HTX và các đối tợng khác (%) Về phơng thức thanh toán Về giá dịch vụ Về chất lợng dịch vụ Dịch vụ Số ý kiến hộ nông dân Tốt hơn Tồi hơn Rẻ hơn Đắt hơn Tốt hơn Kém hơn Thuỷ lợi 240 85,0 1,6 85,5 1,6 77,7 6,7 Bảo vệ đồng ruộng 185 78,4 3,2 76,2 2,7 78,9 3,2 Làm đất 120 15,0 5,8 15,8 35,0 5,0 16,7 Phân bón 201 7,5 54,7 10,5 45,3 15,4 6,5 Thuốc sâu 190 10,5 52,1 5,8 54,7 75,3 3,2 Điện 147 66,4 13,7 58,4 24,1 66,4 25,4 Khuyến nông 131 93,1 1,5 94,7 2,3 93,9 2,3 Giống 240 76,3 3,3 62,5 18,8 77,5 19,2 Tiêu thụ sản phẩm 18 22,2 55,6 38,9 27,8 11,1 27,8 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2004) 4. Kết luận Hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân bởi các HTXNN trong tỉnh Bắc Ninh khá đa dạng. Hầu hết các HTXNN tập trung cung cấp các loại dịch vụ cơ bản nh dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ giống, dịch vụ điện, và dịch vụ bảo vệ đồng ruộng. Tỷ lệ các HTXNN cung ứng dịch vụ làm đất, dịch vụ phân bón, dịch vụ thuốc phòng trừ sâu bệnh không lớn do có sự cạnh tranh khá gay gắt của các đối tợng cung cấp khác. Rất ít các HTXNN cung ứng dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân do các HTXNN gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trờng đầu ra. Dịch vụ tín dụng cũng hầu nh không đựoc thực hiện bởi các HTXNN do lợng vốn lu động của các HTXNN rất nhỏ. Có thể thấy rằng nhìn chung hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ bởi các HTXNN không cao đợc thể hiện qua tỷ lệ các HTXNN thu đợc lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ này khá thấp và lợi nhuận thu đợc/HTX rất thấp. Riêng đối với dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, mặc dù tổng số HTXNN cung ứng dịch vụ này còn ít, nhng tỷ lệ các HTXNN tham gia dịch vụ có lợi nhuận đạt khá cao, 86,6%, cho thấy đây có thể là một hoạt động dịch vụ có hiệu quả, cần đợc các HTXNN quan tâm triển khai trong thời gian tới. Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng dịch vụ đợc cung ứng bởi HTXNN và mức độ sử dụng dịch vụ của các hộ có sự khác biệt đáng kể tuỳ theo loại dịch vụ cung ứng. Trong khi rất nhiều hộ sử dụng dịch vụ thuỷ lợi, bảo vệ đồng ruộng, khuyến nông, dịch vụ giống của HTXNN, thì có rất ít hộ sử dụng dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc sâu, dịch vụ làm đất của các HTXNN. ý kiến đánh giá của hộ nông dân cho thấy hiện nay các HTXNN đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng các dịch vụ thuỷ lợi, bảo vệ đồng ruộng, khuyến nông, và dịch vụ giống. Vai trò của HTXNN trong việc cung ứng dịch vụ làm đất, phân bón, thuốc sâu là khá mờ nhạt do có sự cạnh tranh mạnh mẽ của t nhân trong việc cung ứng các dịch vụ này. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cha đợc nhiều HTXNN triển khai, lợng tiêu thụ sản phẩm qua HTXNN cha nhiều, cha đáp ứng đợc nhu cầu của các hộ nông dân trong tỉnh. Tài liệu tham khảo Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2004): Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh 2003 (223 tr). Cục Hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004). Báo cáo đóng góp của hộ gia đình và hợp tác trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam; 4 tr. (www.isgmard.org.vn/Information%20Service/ Experience/Cuc%20HTX- v.pdf). Kenji Cho (1999). New Agricultural Cooperative in Vietnam: Discussion Based on Japanese Experience. Proceeding of the workshop on Agricultural Cooperatives and Poliy Issues in Japan and Vietnam, Hanoi Agricultural University and HAU-JICA ERCB Project Office, tr.37-46. Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ơng Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, 2002. (http://www.lienminhhtxhcm.com.vn/VietNam/VBanPQ/coopLaws.asp). Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2004). Báo cáo tóm tắt về các HTXNN tỉnh Bắc Ninh, 12 tr. Nguyễn Đình Long (2001). "Hợp tác nông nghiệp ở nớc ta - Khó khăn và giải pháp". Tạp chí Hoạt động Khoa học, Bộ Khoa học Công nghệ, số 11, năm 2001 (http://www.tchdkh.org.vn/tapchi.asp). Wolz, Axel (2000). The Development of Agricultural Co-operatives in Vietnam since Transformation. Research Centre for International Agrarian & Economic Development, Ringstr. 19, D-69115 Heidelberg, 85 trang.

Ngày đăng: 29/08/2013, 09:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Trình độ học vấn của các cán bộ HTX (%) - hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Bảng 1. Trình độ học vấn của các cán bộ HTX (%) (Trang 2)
Bảng 2. Sự tham gia của các HTX vào các hoạt động dịch vụ (%) - hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Bảng 2. Sự tham gia của các HTX vào các hoạt động dịch vụ (%) (Trang 3)
3.2.3. Tình hình sử dụng dịch vụ của HTX - hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
3.2.3. Tình hình sử dụng dịch vụ của HTX (Trang 4)
Bảng 3. Hiệu quả của các hoạt động dịch vụ bởi HTX - hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Bảng 3. Hiệu quả của các hoạt động dịch vụ bởi HTX (Trang 4)
Bảng 5. ý kiến đánh giá của nông dân về hoạt động cung ứng dịch vụ bởi HTX và các đối t−ợng - hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Bảng 5. ý kiến đánh giá của nông dân về hoạt động cung ứng dịch vụ bởi HTX và các đối t−ợng (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w