1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Quy định an toàn công việc phát sinh nhiệt

22 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Tài liệu đưa ra các thông tin quan trọng trong hướng dẫn làm việc an toàn các công việc phát sinh nhiệt trên công trường và nhà máy

Trang 1

QUY ĐỊNH AN TOÀN CÔNG VIỆC PHÁT

SINH NHIỆT

PHIÊN

BẢN

NGÀY BAN HÀNH DD/MM/YY

01 30/11/2017 Nguyen Thanh Hung Nguyen Trung Kien

Trang 2

MỤC LỤC

QUY ĐỊNH AN TOÀN CÔNG VIỆC PHÁT 1

SINH NHIỆT 1

Lời nói đầu 4

I Mục đích 5

II Phạm vi & đối tượng áp dụng 5

II.1 Phạm vi áp dụng 5

II.2 Đối tượng áp dụng và trách nhiệm 5

II.2.1 Trách nhiệm của chỉ huy công trường và người quản lý chính 5

II.2.2 Trách nhiệm của người quản lý HSE 5

II.2.3 Trách nhiệm của nhà thầu phụ và người lao động 6

III Định nghĩa - Thuật ngữ - Từ viết tắt 6

III.1 Các định nghĩa-khái niệm 6

III.1.1 Định nghĩa và phân loại công việc phát sinh nhiệt 6

III.1.2 Công việc phát sinh nhiệt trong không gian hạn chế và công việc phát sinh nhiệt dưới mặt nước 6

III.2 Các thuật ngữ và chữ viết tắt 7

IV Các tài liệu liên quan 7

V Nguyên nhân, ảnh hưởng của tai nạn từ công việc phát sinh nhiệt và bài học kinh nghiệm 8

V.1 Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn, sự cố từ công việc phát sinh nhiệt 8

V.2 Các yếu tố nguy hiểm và ảnh hưởng từ công việc phát sinh nhiệt 8

V.2.1 Các yếu tố nguy hiểm trong công việc hàn, cắt, mài 8

V.2.2 Công việc phát sinh nhiệt trong KGHC 10

V.2.3 Công việc phát sinh nhiệt bên dưới mặt nước 11

V.3 Các bài học về công tác an toàn trong công việc phát sinh nhiệt 11

VI Các quy định an toàn trong công việc phát sinh nhiệt 13

VI.1 An toàn lao động khi hàn, cắt bằng Oxy-Axetylen 13

VI.1.1 Các yêu cầu chuẩn bị ban đầu 13

VI.1.3 Sau khi kết thúc công việc 17

VI.2 An toàn lao động khi hàn bằng điện 18

VI.2.1 Các yêu cầu chuẩn bị ban đầu 18

VI.2.2 Trong lúc làm việc 19

Trang 3

VI.2.3 Khi giải lao và kết thúc công việc 20

VI.3 An toàn sử dụng máy mày, máy cắt cầm tay 21

VI.3.1 Các yêu cầu chuẩn bị ban đầu 21

VI.3.2 Trong lúc làm việc 21

VI.3.3 Sau khi kết thúc công việc 22

Lời nói đầu

Trang 4

Công việc phát sinh nhiệt – công việc nóng, là hoạt động phổ biến và thường xuyêntrong các dự án xây dựng, lắp đặt, vận hành và phá dỡ Các công việc phát sinh nhiệt tiềm

ẩn nhiều nguy cơ về cháy, nổ, điện giật, gây thương tích, tổn thương cho người lao động.Chính vì vậy, bộ phận An toàn của Phòng Tổng hợp cần xây dựng được quy định làm việccho các công việc phát sinh nhiệt, để tránh những thiệt hại không đáng có cho chi nhánh vàcho các CBCNV tại thời điểm hiện tại và trong tương lại

I Mục đích

Tài liệu này chỉ ra các quy định an toàn công việc phát sinh nhiệt nói chung cũngnhư các biện pháp ngăn chặn và ứng cứu khẩn cấp khi tai nạn xảy ra Việc tuân thủ đầy đủcác quy định đã đặt ra sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến những tai nạn cháy, nổ,thương tích không mong muốn Tài liệu này sẽ là cơ sở để xây dựng lên các quy trình antoàn công việc phát sinh nhiệt cho từng dự án cụ thể của Chi nhánh DMC-ITS

Trang 5

II Phạm vi & đối tượng áp dụng

II.1 Phạm vi áp dụng

Tài liệu này được áp dụng cho tất cả các phòng ban & bộ phận cũng như các dự áncủa Chi nhánh DMC-ITS Trên khắp các địa điểm: văn phòng, công trường, khu cư xá, khuvận hành, kho chứa và các quá trình vận chuyển khác

II.2 Đối tượng áp dụng và trách nhiệm

Các quy định trong tài liệu này áp dụng cho tất cả các nhân viên, cán bộ thuộc Chinhánh DMC-ITS và các nhà thầu phụ của Chi nhánh Tất cả mọi người phải tuân theo cácquy định khi làm công việc phát sinh nhiệt Dưới đây là các quy định chi tiết về tráchnhiệm của các cán bộ Chi nhánh DMC-ITS:

II.2.1 Trách nhiệm của chỉ huy công trường và người quản lý chính

Là người chịu trách nhiệm chính với các sự cố hay tai nạn liên quan đến công việcnóng Chỉ huy công trường/người quản lý chính có trách nhiệm đảm bảo sự đẩy đủ và sẵnsàng của các nguồn lực cần thiết, các trang thiết bị ứng phó sự cố và tai nạn cần thiết dưới

sự quản lý của họ

Chỉ huy công trường và người quản lý chính có trách nhiệm chỉ đạo các giám sátkhác thực hiện các công tác phòng chống xử lý tại nạn

II.2.2 Trách nhiệm của người quản lý HSE

- Kiểm tra sự thực hiện của các kế hoạch an toàn trong công việc phát sinh nhiệt theocác form mẫu: hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng tùy thuộc vào khu vực làm việc

và các dự án cụ thể tại các vị trí, hạng mục có khả năng xảy ra sự cố, tai nạn

- Định hướng những hoạt động phù hợp với các quy định và kế hoạch an toàn đã đề ra

- Đảm bảo đội ứng phó sự cố khẩn cấp được đào tạo và có chứng chỉ phù hợp với côngviệc Sao cho đội ứng phó xử lý khẩn cấp có thể xử lý được các sự cố, tai nạn nhỏ

- Có trách nhiệm báo cáo với chủ nhiệm dự án và các lãnh đạo trực tiếp khi xảy ra các

sự cố, tai nạn Xây dựng và đưa ra được các phương án ứng phó sự cố

- Có trách nhiệm tổ chức điều tra sự cố, tai nạn và báo cáo chủ nhiệm dự án & lãnhđạo trực tiếp xử lý

Trang 6

II.2.3 Trách nhiệm của nhà thầu phụ và người lao động

- Các nhà thầu phụ có trách nhiệm tuân thủ các quy định, kế hoạch an toàn trong côngviệc phát sinh nhiệt của dự án & của Chi nhánh DMC-ITS

- Các nhà thầu phụ có trách nhiệm xây dựng quy trình làm việc an toàn trong côngviệc phát sinh nhiệt cho mỗi khu vực mà mình trực tiếp quản lý Xây dựng các nộiquy An toàn vệ sinh lao động trước khi thực hiện công việc dự án

- Các nhà thầu phụ có trách nhiệm báo cáo ngay lập tức tất cả sự cố và tai nạn liênquan đến công việc phát sinh nhiệt cho người chịu trách nhiệm của Chi nhánh DMC-ITS, không được chậm trễ

- Đảm bảo cho những người lao động được đào tạo an toàn công việc phát sinh nhiệtđầy đủ (công việc hàn, cắt )

III Định nghĩa - Thuật ngữ - Từ viết tắt

III.1 Các định nghĩa-khái niệm

III.1.1 Định nghĩa và phân loại công việc phát sinh nhiệt

Công việc phát sinh nhiệt là công việc tạm thời hoặc cố định, phát sinh ra ngọn lửatrần, tia lửa hoặc nhiệt Các công việc phát sinh nhiệt bao gồm:

- Các công việc liên quan đến hàn: hàn điện, hàn bằng khí nén, hàn laser

- Các công việc liên quan đến cắt, mài: cắt, mài bằng điện, cắt bằng khí nén

III.1.2 Công việc phát sinh nhiệt trong không gian hạn chế và công việc phát sinh nhiệt dưới mặt nước

- Công việc phát sinh nhiệt trong không gian hạn chế bao gồm các công tác: hàn, cắt

và mài Như chúng ta đã biết, KGHC là một môi trường làm việc rất đặc biệt và nguyhiểm đối với người lao động Trong không gian hạn chế tồn tại các mối nguy như:Thiếu oxy, thiếu ánh sáng, có các khí độc và khí gây cháy, không gian chật hẹp, tiếng

ồn, bức xạ nhiệt Chính vì vậy, khi thực hiện các công tác trong KGHC, ngoài côngtác an toàn PCCC ra thì cần phải thực hiện nhiều công tác an toàn phụ trợ khác Cácquy định an toàn khi thực hiện công việc phát sinh nhiệt trong KGHC sẽ được nêuchi tiết tại mục VI.1.2 của tài liệu này

- Công việc phát sinh nhiệt dưới nước: chủ yếu là công tác hàn các đường ống dẫnnhiên liệu, dầu mỏ, khí đốt dưới biển Ngoài ra còn có các công tác hàn sửa chữa các

Trang 7

tàu vận tải công suất lớn Công việc hàn dưới mặt nước là công việc đặc thù phải cónhững điều kiện an toàn đặc biệt đi kèm.

III.2 Các thuật ngữ và chữ viết tắt

- KGHC: Không gian hạn chế

- PCCC: Phòng cháy chữa cháy

- QĐ-TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

- TT-BCT: Thông tư của Bộ Công thương

- NĐ-CP: Nghị định Chính phủ

- HSE: Health/Safety/Environment-An toàn/sức khỏe/môi trường

- TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam

- QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

IV Các tài liệu liên quan

- Luật PCCC và các văn bản dưới luật liên quan: Nghị định, thông tư, TCVN, QCVN

- Luật An toàn, vệ sinh, lao động 2015

- NĐ số 44/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh Laođộng về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinhlao động và quan trắc môi trường Lao động

- TT số 41/2013/TT-BLĐTBXH: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn laođộng đối với công việc hàn hơi

- TCVN 4245:1996- Yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng oxi, axetylen

- TCVN 6304:1997- Chai chứa khí đốt hóa lỏng - Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp

dỡ và vận chuyển

- TCVN 6713:2013- Chai chứa khí - An toàn trong thao tác

V Nguyên nhân, ảnh hưởng của tai nạn từ công việc phát sinh nhiệt và bài học kinh nghiệm

V.1 Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn, sự cố từ công việc phát sinh nhiệt

- Người lao động thực hiện công việc phát sinh nhiệt không được đào tạo đầy đủ kỹthuật làm việc, không có các chứng chỉ làm việc cần thiết, không được trang bị đầy

đủ bảo hộ lao động Ví dụ: người lao động không có chứng chỉ về đào tạo hàn vẫn

Trang 8

làm công tác hàn tại xưởng cơ khí Họ không được trang bị mo hàn và bao tay hàntrong lúc làm việc.

- Người lao động thực hiện công việc phát sinh nhiệt, mặc dù được đào tạo đầy đủnhưng không tuân thủ các quy định an toàn, quy trình an toàn, không đọc các hướngdẫn trước khi thực hiện công việc Ví dụ: Thợ hàn tại khu vực có vật liệu dễ cháykhông tuân thủ quy định an toàn về khoảng cách làm việc (tối thiểu 10,5m-35 feets),không sử dụng bạt chống cháy để che vật tư dễ cháy quanh khu vực hàn

- Khu vực làm việc các công việc phát sinh nhiệt không được giám sát đầy đủ Ví dụ:Người được phân công vị trí fire watch (người canh lửa) không có mặt tại thời điểmcông nhân đang làm công việc hàn, cắt

- Không có đủ phương tiện, phòng, chống, ứng cứu khẩn cấp khi tai nạn xảy ra Ví dụ:trong quá trình hàn, do sơ suất làm rỉ hàn bắn vào bao tải chứa rẻ lau dẫn đến cháy,tại vị trí làm việc không có bình cứu hỏa để khắc phục ngay lập tức

- Môi trường làm việc không đảm bảo để thực hiện các công việc phát sinh nhiệt Vídụ: Trong KGHC, không có đủ ánh sáng, nồng độ khí độc & khí gây cháy quá cao Trong điều kiện hàn dưới nước, thời tiết xấu, biển động mưa to, gió lớn Độ sâu làmviệc quá lớn, áp suất cao

- Các nguyên nhân chủ quan khác: chập điện do quá tải thiết bị phục vụ công việc,chập điện, quá tải máy phát điện, máy thổi khí

V.2 Các yếu tố nguy hiểm và ảnh hưởng từ công việc phát sinh nhiệt

V.2.1 Các yếu tố nguy hiểm trong công việc hàn, cắt, mài

- Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện như dây dẫn, tủ điện Sử dụngmáy hàn, cắt có công suất quá lớn, vượt so với công suất cấp điện của hệ thống điện.Điện giật ở mức độ nhẹ gây bỏng, choáng váng suy giảm sức khỏe tạm thời củangười lao động Trong trường hợp điện giật trong thời gian dài sẽ dẫn đến tử vong vànhững tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi: bỏng toàn thân, tê liệt hệ thần kinh,trụy tim

- Các bức xạ trong quá trình hàn hồ quang điện, nếu tiếp xúc trực tiếp đến mắt sẽ gâytổn thương nặng nề, có thể dẫn đến mù lòa Trong điều kiện làm việc lâu dài, nếukhông sử dụng mo hàn, kính hàn đạt tiêu chuẩn, người lao động sẽ bị suy giảm thị

Trang 9

lực và phải chịu nhiều bệnh nghề nghiệp liên quan đến mắt: Ung thư võng mạc, đụcthủy thể tinh

- Trong quá trình hàn, cắt bằng hồ quang điện có rất nhiều bụi kim loại và khí phátsinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động Các hạt bụi với kích thước càngnhỏ thì càng đi sâu vào hệ hô hấp và là nguyên nhân gây các bệnh về phổi Tùy vàotừng loại que hàn mà chúng ta có các thành phần chất khác nhau, dưới đây là ảnhhưởng của các bụi kim loại và khí sinh ra trong quá trình hàn:

Nhôm: Hít phải bột nhôm trong thời gian dài sẽ gây ra các tổn thương lên phổi.

Chuẩn Hoa Kì giới hạn dưới 5mg trên một mét khối

Antimon: Gây dị ứng rối loạn chuyển hóa protein và cacbonhidrat.

Asen: Tác nhân gây ung thư gây ra các tổn thương lên gan.

Amiang: Tác nhân gây ung thư phổi phổ biến.

Bari: Có tính độc cao gây ra các hiện tượng co giật.

Berili: Có tính độc cao, tiếp xúc có thể gây tử vong.

Cadimi: Có tính độc cao, là chất gây ung thư gây ra các vấn đề chầm trọng về sức

khỏe ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ thấp

Crom: Gây bệnh xơ phổi, Crom VI nghi ngờ là chất gây ung thư.

Coban: Gây ra các hiện tượng hen suyễn, dị ứng da.

Đồng: Gây sốt đau đầu mệt mỏi, một số hợp chất của đồng rất nguy hiểm.

Flo: Tiếp xúc với nồng độ lớn gây dị ứng khó chịu và ảnh hưởng lâu dài đến xương Sắt: Gây ra các vấn đề nghiêm trọng đến phổi mà không có các triệu chứng báo

trước

Chì: Gây đau đầu, rối loạn giấc ngủ, hệ tiêu hóa, thiếu máu và các gây ra các tổn

thương lên hệ thần kinh

Mangan: Gây dị ứng da, mắt, gây sốt đau đầu.

Thủy ngân: Ăn mòn da, mắt, gây đau dạ dày, tiêu chảy, tổn thương thận, suy hô hấp Molypden: Không chắc chắn có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nikel: Gây hiện tượng dị ứng da tiếp xúc.

Bạc: Gây ra các vấn đề về đường hô hấp.

Thiếc: Gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với phổi mà không có các triệu chứng

báo trước

Titan: Không chắc chắn có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vonfram: không chắc chắn có gây các ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trang 10

Vanadi: Gây tức ngực khó thở, viêm phế quản.

Thori: Là hợp kim có trong kim hàn TIG là nguyên tố phóng xạ, do đó hơi Thori rất

độc hại do đó cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hàm lượng Thori

Kẽm: Gây ra triệu chứng sốt, đau đầu nhưng nhanh hồi phục.

Argon-Heli: Chỉ gây ngạt nếu trong môi trường thiếu oxy.

CO2: Chỉ gây ngạt.

CO: Sinh ra do quá trình đốt cháy không hết gây ra các hiện tượng chóng mặt nhức

đầu do CO ngăn cản hồng cầu tiếp xúc oxy có thể gây ngất

Oxit nito: Chất khí sinh ra do nito tác động với oxy nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng

đến hệ hô hấp và tuần hoàn

Ozon: Sinh ra do tác động của tia cực tím lên oxy không khí Gây khó chịu ảnh

hưởng lâu dài lên phổi

Photgen: Chất hơi độc sinh ra do tác động của tia cực tím lên các dung môi clo, gây

tổn thương nghiêm trọng lên phổi Do đó cần tránh để các dung môi clo gần khu vựchàn

- Các tại nạn về bỏng khi thực hiện các công việc phát sinh nhiệt luôn luôn là một mốinguy thường trực với người lao động Bỏng có thể do tiếp xúc trực tiếp với mối hàn,cắt, tiếp xúc trực tiếp với que hàn đang cháy, các ảnh hưởng về bỏng còn nguy hiểmhơn nếu người lao động không trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động như găng tayhàn cắt, mo hàn, cắt, kính hàn

- Trong quá trình hàn cắt, các vảy hàn, cắt, tia lửa hàn tiếp xúc với các vật liệu dễcháy, các khí dễ cháy nổ sẽ dẫn đến các sự cố cháy nổ tại nơi làm việc

V.2.2 Công việc phát sinh nhiệt trong KGHC

Các mối nguy trong KGHC cho người làm việc nói chung và người làm công việcphát sinh nhiệt nói riêng:

- Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bêntrong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích);

- Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp củacon người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);

- Phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da;

- Không gian hạn chế chứa các chất dễ cháy nổ Các chất dễ cháy nổ này có thể tồn tạibên trong không gian hạn chế ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồnnhiệt có thể gây cháy, nổ;

Trang 11

- Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vàokhông gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong không gian hạn chế do biện phápngăn cách, cô lập không đảm bảo;

- Tiếng ồn bên trong không hạn chế vượt quá ngưỡng cho phép;

- Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi trong không gian hạn chế gây va đập,thương tích cho người bên trong;

- Bức xạ;

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp;

- Nguồn điện không thể kiểm soát dẫn đến giật điện;

- Tầm nhìn hạn chế có thể gây thương tích, va đập cho người bên trong không gianhạn chế;

V.2.3 Công việc phát sinh nhiệt bên dưới mặt nước

Công việc phát sinh nhiệt bên dưới mặt nước chủ yếu là hoạt động hàn hồ quang sửachữa các tàu biển cỡ lớn, hàn sửa chữa hoặc kết nối đường ống dẫn dầu, khí đốt, nhiên liệudưới đáy biển Vì đặc thù làm việc dưới mặt nước nên công việc phát sinh nhiệt này có một

số mối nguy như:

- Điện giật do dây dẫn, thiết bị hàn bị hư hại, hở điện

- Áp suất nước quá cao ảnh hưởng đến hô hấp và sức khỏe của người lao động

- Trang bị bảo hộ lao động không đảm bảo kín tuyệt đối dẫn đến tổn thương cho người

sử dụng

- Thiếu oxy do sự cố thiết bị trợ thở bị tắc, chèn hoặc đứt, gẫy gập

V.3 Các bài học về công tác an toàn trong công việc phát sinh nhiệt

- Vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 30/10/2014, một vụ tai nạn lao động thương tâm bịđiện giật xảy ra tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn (tỉnh NinhThuận), làm cả hai vợ chồng là anh Lê Xuân Cường (37 tuổi) và chị Hà Thị Mai (31tuổi) tử vong Nguyên nhân là do Anh Cường trong lúc hàn lại khung mái nhà thìvướng vào dây điện hàn bị hở điện, dẫn đến điện giật, Chị Mai thấy vậy chạy lại cứuchồng nhưng do không hiểu biết nên cũng bị điện giật do chạm trực tiếp vào anhCường

Vụ chết đứng vì điện giật ở Phú Ninh, Tam Nông, Đồng Tháp xảy ra vào hôm 27/10khiến cho không ít người cảm thấy bàng hoàng Nạn nhân gặp nạn khi đang hàn

xì Nguyên nhân tai nạn là do trong lúc hàn, nạn nhân sở suất chạm tay vào dây hàn

bị hở điện dẫn đến bị điện giật tử vong

Ngày đăng: 22/04/2019, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w