1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận địa 7 HKII

8 461 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 29,34 KB

Nội dung

Câu 3: Đồng bằng rộng lớn nhất Nam Mỹ là: Câu 4: Nguyên nhân chính khiến phía Tây Nam Mỹ khô hạn là: a.. - Phía Đông: + Sơn nguyên và hồ kiến tạo; + Khí hậu gió mùa xích đạo, phát triển

Trang 1

TRẮC NGHIỆM Bài 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI.

Câu 1: Xét về tự nhiên, kinh tế – xã hội, Châu Phi chia thành mấy khu vực?

Câu 2: Môi trường lớn nhất ở Bắc Phi là:

a Xích đạo ẩm b Hoang mạc c Địa Trung Hải d Nhiệt đới Câu 3: Dân cư Bắc Phi chủ yếu thuộc chủng tộc:

a Môn-gô-lô-it b Nê-grô-it c Ơ-rô-pê-ô-it d Ô-xtra-lô-it

Câu 4: Khu vực Bắc Phi có những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng:

a Vạn lý trường thành b Kim tự tháp

c Chùa một cột d Đền thờ Pathenong

Câu 5: Dân cư Trung Phi chủ yếu thuộc chủng tộc:

a Nê-grô-it b Môn-gô-lô-it c Ơ-rô-pê-ô-it d Ô-xtra-lôlit

Bài 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (tt).

Câu 1: Dãy núi lớn ở Nam Phi là:

a Đrêkhenbec b Atlat c Đông Phi d Công gô

Câu 2: Loại khoáng sản rất có giá trị trữ lượng lớn ở Nam Phi là:

Câu 3: Ở Nam Phi có mấy tộc người sinh sống ?

Câu 4: Nam Phi là khu vực giàu khoáng sản nhưng vẫn nghèo là do:

a Chưa khai thác b Bị xâm lược

c Xung đột sắc tộc b Phân biệt chủng tộc

Bài 34: THỰC HÀNH SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI.

Câu 1: Khu vực có nhiều quốc gia thu nhập trên 2500 USD là:

a Bắc Phi b Trung Phi c Nam Phi d 3 KV bằng nhau Câu 2: Quốc gia nghèo nhất Châu Phi và thế giới là:

Câu 3: Khu vực có nhiều quốc gia thu nhập thấp nhất Châu Phi là:

a Trung Phi b Nam Phi c Bắc Phi d 3 KV bằng nhau Câu 4: Nguyên nhân làm cho ba khu vực phát triển khác nhau là:

a Trình độ b Tài nguyên c Chính trị d Tất cả các ý trên

Chương VII.Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MỸ.

Câu 1: Xét về diện tích, Châu Mỹ xếp hàng thứ mấy thế giới?

Câu 2: Xét về độ dài, Châu Mỹ đứng hàng thứ mấy thế giới?

Câu 3: Dòng sông được mệnh danh “ Vua của các dòng sông” nằm ở Châu Mỹ là:

a S.Mixixipi b S.Amzon c S.Parana d S.Ôrrinoco

Câu 4: Chủng tộc có mặt sớm nhất ở Nam Mỹ là:

a Môn-gô-lô-it b Nê-grô-it c Ơ-rô-pê-ô-it d Ô-xta-lô-it

Câu 5: Người gốc phi đến với Châu Mỹ vì lý do:

a Di dân buôn bán b Đi tìm nguồn tài nguyên mới

c Bị bắt làm nô lệ d Xuất khẩu lao động

Bài 36: THIÊN NHIÊN BẮC MỸ.

Câu 1: Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình chính?

Câu 2: Dãy núi cao, đồ sộ nhất Bắc Mỹ là:

Câu 3: Nguyên nhân làm cho Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do:

Trang 2

a Địa hình b Vĩ độ c Hướng gió d Thảm thực vật Câu 4: Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ là:

a Hàn đới b Ôn đới c Nhiệt đới d Núi cao

Bài 37: DÂN CƯ BẮC MỸ.

Câu 1: Dân cư Bắc Mỹ phân bố như thế nào?

a Rất đều b Đều c Không đều d Rất không đều

Câu 2: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mỹ là:

a Alaxca – Bắc Canada b Bắc Canada – Tây Hoa kỳ

c Tây Hoa kỳ – Mê-hi-cô d Mê-hi-cô – Alaxca

Câu 3: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ gắng liền với quá trình:

a Di dân b Chiến tranh c Công nghiệp d Tác động thiên tai Câu 4: Vấn đề đáng quan tâm nhất ở các đô thị Bắc Mỹ hiện nay là:

a Quá đông dân b Ô nhiễm môi trường c Ách tắc giao thông d Thất nghiệp

Bài 38: KINH TẾ BẮC MỸ.

Câu 1: Nền nông nghiệp ở Bắc Mỹ là nền nông nghiệp:

a Rộng lớn b Ôn đới c Hàng hóa d Công nghiệp

Câu 2: Quốc gia có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp ít nhất là:

a Canada b Hoa kỳ c Mê-hi-cô d Ba nước bằng nhau Câu 3: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ còn nhiều hạn chế :

a Giá thành cao b Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học

c Ô nhiễm môi trường d Tất cả các ý trên

Câu 4: Sự phân hóa nông sản ở Bắc Mỹ là do tác động của:

a Địa hình b Khí hậu c Kinh tế d Tất cả các ý trên

Bài 39: KINH TẾ BẮC MỸ (tt).

Câu 1: Ngành CN nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là CN hàng đầu TG?

a Hàng không b Vũ trụ c Nguyên tử d Cơ khí

Câu 2: Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mỹ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là:

a Nông nghiệp b Công nghiệp c Dịch vụ d Ba lĩnh vực bằng nhau Câu 3: Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là:

a Canada b Hoa kỳ c Mê-hi-cô d Ba nước bằng nhau Câu 4: Hãng máy bay Bôing là hãng máy bay của:

a Canada b Hoa kỳ c Mê-hi-cô d Ba nước hợp tác

Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ.

Câu 1: Quốc gia có diện tích hẹp ngang nhất ở Trung và Nam Mỹ là:

Câu 2: Dãy núi cao, đồ sộ nhất Nam Mỹ là:

a Andet b Coocdie c Atlat d Himalaya

Câu 3: Đồng bằng rộng lớn nhất Nam Mỹ là:

Câu 4: Nguyên nhân chính khiến phía Tây Nam Mỹ khô hạn là:

a Núi cao b Ngược gió c Gần dòng biển lạnh d Tất cả

Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ (tt).

Câu 1: Khí hậu Trung và Nam Mỹ có bao nhiêu kiểu môi trường?

a Ba kiểu b Bốn kiểu c Năm kiểu d Sáu kiểu Câu 2: Kiểu môi trường chiếm diện tích lớn nhất ở Nam Mỹ là:

a Xích đạo b Cận xích đạo c Ôn đới d Núi cao Câu 3: Thiên nhiên ở Trung và Nam Mỹ có các sự phân hóa:

a Bắc – Namb Tây – Đông c Theo độ cao d Tất cả

Câu 4: Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mỹ là do tác động của:

a Địa hình b Vĩ độ c Khí hậu d Tất cả

Trang 3

Bài 43: DÂN CƯ – XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MỸ.

Câu 1: Người gốc ở Nam Mỹ là:

a Anh điêng b Exkimo c Nêgroit d Ơ-rô-pê-ô-it

Câu 2: Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ hiện nay là:

a Anh điêng b Exkimo c Người gốc Âu d Người lai Câu 3: Trung và Nam Mỹ dẫn đầu về sự phát triển nào?

Câu 4: Vấn nạn lớn nhất về đô thị ở Nam Mỹ là:

a Thất nghiệp b Ô nhiễm môi trường

c Mất mĩ quan đô thị d Xung đột sắc tộc

Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MỸ.

Câu 1: Nền NN Trung và Nam Mỹ chậm phát triển là do:

a Công cụ thô sơ b Trình độ sản xuất thấp

c Chế độ chiếm hữu ruộng đất d Khí hậu khắc nghiệt

Câu 2: Kinh tế Nam Mỹ chậm phát triển, nguyên nhân chính là do:

a Đông dân b Khí hậu khắc nghiệt

c Bị xâm lược d Xung đột tộc người

Câu 3: Giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ruộng đất ở Nam Mỹ là:

a Cải cách ruộng đất b Khai hoang

c Mua lại đất đại điền chủ d Tất cả các ý trên

Câu 4: Nền NN của các nước Trung và Nam Mỹ mang tính:

a Đa canh b Chuyên canh c Độc canh d Xen canh

Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MỸ (tt).

Câu 1: Ngành CN có điều kiện phát triển nhất ở Trung và Nam Mỹ là:

a Khai khoáng b Dệt may c Cơ khí d Thực phẩm

Câu 2: Nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Nam Mỹ chậm phát triển là:

a Bất ổn chính trị b Nghèo tài nguyên

c Nợ nước ngoài d Chiến tranh

Câu 3: Vấn đề đáng lo ngại nhất ở Trung Và Nam Mỹ hiện nay là:

a Nghèo đói b Ô nhiễm môi trường c Rừng bị thu hẹp d Xung đột Câu 4: Một việc làm hiệu quả để Nam Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế là:

a Tăng cường xuất khẩu b Tăng cường khai khoáng

c Hợp tác trong khu vực d Hợp tác quốc tế

Trang 4

TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày sự khác nhau về tự nhiên giữa phía đông và phía tây khu vực Trung Phi Trả lời.

- Phía Tây:

+ Địa hình: chủ yếu là các Bồn địa

+ Khí hậu xích đạo ẩm và nhiệt đới phát triển rừng rậm xanh quanh năm và rừng thưa xavan

- Phía Đông:

+ Sơn nguyên và hồ kiến tạo;

+ Khí hậu gió mùa xích đạo, phát triển xavan công viên, rừng rậm ở sườn đón gió

Câu 2: Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Nam Phi ? Nêu sự khác nhau về dân cư 3 khu vực Châu Phi.

Trả lời

Đặc điểm

- Có thành phần chủng tộc đa dạng, đông nhất là Nê g rô ít, Ơ rô pê ô ít và người lai - - Ngoài ra trên đảo Ma đa ga xca có người Man gát thuộc chủng tộc Môn gô lô ít

- Dân cư chủ yếu theo thiên chúa giáo

Khác nhau

- Dân cư bắc Phi chủ yếu là người Ả rập và Béc Be thuộc chủng tộc Ơ rô pê ô ít

- Trung Phi chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc Nê g rô ít

- Nam Phi có thành phần chủng tộc đa dạng

Câu 3 : So sánh đặc điểm kinh tế 3 vực Châu Phi.

Trả lời

Khu vực Đặc điểm chính của nền kinh tế

Băc Phi Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch

Trung Phi chậm phát triển ,chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai

thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu

Nam Phi Các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển

nhất là cộng hoà Nam Phi còn lại là những nước công nghiệp lạc hậu

Câu 4: Trình bày đặc điểm kinh tế của CH Nam Phi.

Trả lời

- Cộng hòa Nam Phi là nước có nền kinh tế phát triển nhất

- Các ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác khoáng sản để xuuats khẩu và khai thác kim loại quý: Vàng ,kim cương, U ra ni um

_ Nông nghiệp : Các sản phẩm nông nghiệp chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu , chủ yếu là hoa quẩ cận nhiệt đới

Câu 5: Trình bày vị trí địa lý và giới hạn của Châu Mĩ

Trả lời

- Châu Mĩ nằm hoàn toàn toàn ở nửa cầu tây

- Trải dài từ vùng cực Bắc đến cận cực Nam

- Phía bắc giáp Bắc Băng Dương

-Phía tây giáp Thái Bình Dương

- Phía đông giáp Đại Tây Dương

- Diện tích 42 tiệu Km2, Ngăn cách với Châu Á bởi eo biển hẹp ,bao gồm lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ

Trả lời:

Câu 6:Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ Giải thích sự phân hoá đó.

- Theo chiều bắc - nam Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới

Trang 5

- Theo chiều kinh tuyến: lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô

- Nguyên nhân:

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây

Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí

từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ

và lượng mưa khi lên cao

Câu 7: Những nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình

độ cao? Kể tên một số nông sản chính của Bắc Mĩ?

Trả lời:

* Những nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng

- Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến: áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi thích nghi với điều kiện sống, cho năng suất cao

- Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hoá cao

* Tên một số nông sản chính của Bắc Mĩ: Lúa mì, ngô, bông vải, cam , chanh, nho, bò , lợn,

Câu 8: Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.

- Sự phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân bố từ Bắc xuống Nam

+ Phía Bắc Canađa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì

+ Xuống phía Nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa

+ Ven vịnh Mêhicô trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía…), cây ăn quả

- Phân bố sản xuất theo hướng từ Tây sang Đông

+ Phía Tây khí hậu khô hạn trên các vùng núi và cao nguyên: chăn nuôi

+ Phía Đông khí hậu cận nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và vành đai chăn nuôi trên sơn nguyên Mê hi cô ngoài chăn nuoi gia súc còn trồng ngô và cây ăn quả nhiệt đới

Câu 9: Nêu đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ Tại sao trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút?

Trả lời:

* Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:

- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa

Công nghiệp Hoa Kì :

- Đứng đầu thế giới, có đủ các ngành chủ yếu

- Công nghiệp chế biến chiếm ưu thế

- Trước đây phát triển ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, hóa chất, dệt ,…ở phía nam Hồ Lớn , ven Đại Tây Dương

- Gần đây phát triển ngành công nghệ cao : điện tử , hàng không vũ trụ, …ở phía nam Hồ Lớn, ven Thái Bình Dương

Công nghiệp Canađa:

- Gồm khai khoáng, luyện kim, lọc dầu , chế tạo xe lửa , hóa chất , công nghiệp gỗ , sản xuất giấy , thực phẩm ở ven Hồ Lớn và Đại Tây Dương

Công nghiệp Mêhicô:

- Khai thác dầu khí , quặng kim loại màu , hóa dầu , thực phẩm ….ở Mê hi cô Xity và ven vịnh Mê

hi cô

* Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút vì:

Trang 6

- Khủng hoảng kinh tế liên tiếp 1970- 1973, 1980 – 1982.

- Sức cạnh tranh kém hiệu quả với một số nước trên thế giới, với một số ngành CN khai thác, đặc biệt ngành công nghệ cao

Câu 10: Đặc điểm đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với đô thị hoá ở Bắc Mĩ? Kể tên một

số siêu đô thị của Trungvà Nam Mĩ.

Trả lời:

* Đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với đô thị hoá ở Bắc Mĩ:

- Nguyên nhân: Di dân tự do ( dân số tăng nhanh, tìm kiếm việc làm, do thiên tai)

- Tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng không phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội

* Một số siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ: Xao pao lô, Bu ê nôt Ai ret, Li ma, Ri ô đê Gia nê rô, Xan tia gô, Bô gô ta

Câu 11:Đặc điểm phân bố dân cư Bắc Mỹ.

- Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giữa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam

- Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 tiếp đến là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ, chỉ có dải đồng bằng hẹp ven biển Thái Bình Dương là có mật độ cao hơn 11-50 người/ km2

- Mật độ dân số cao nhất là phía đông Hoa Kỳ( mật độ 51-100 người /km2), đặc biệt dải đất ben bờ

từ dãi đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây dương.Mật độ dân số trên 100 người/km2

- ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị

- Trong các năm gần đây , phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây, do sự phát

triển mạnh các ngành công nghiệp mới.

Câu 12: Sự khác biệt về khí hậu , dân cư giữa lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ.

a- Khí hậu:

- Phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ nằm trong môi trường đới ôn hoà, đại bộ phận diện tích lãnh thổ có khí hậu ôn đới

- Phần lớn lãnh thổ Nam Mỹ nằm trong môi trường đới nóng, khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn ở Nam Mỹ

b- Dân cư:

-Bắc Mỹ : Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it chiếm tỷ lệ lớn ( hơn ¾ dân số Bắc Mỹ ), ngôn ngữ chính : tiếng Anh ( Hoa Kỳ, Canada ) , tiếng Tây Ban Nha ( Mehico )

-Nam Mỹ: Người lai chiếm đa số, ngôn ngữ chính tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha

Câu 13 Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ

Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:

+ Hệ thống Cooc- đi – e ở Phía tây: Là trong những miền núi lớn trên thế giới nằm ở rìa phía

tây của lục địa, chạy theo hướng Bắc- Nam dài 9000 km cao trung bình từ 3000- 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song ,xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa

Miền núi Cooc-đi-e có nhiều khoáng sản ( đồng,vàng bô-xít …)

+ Miền đồng bằng Ở giữa :

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc , thấp dần phía nam và đông nam

- Có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ) , sông ngòi ( Mi-xi-xi-pi), nhiều than sắt,dầu khí

+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông :

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do và dãy núi cổ A-pa-lát, độ cao trung bình dưới 1500 mét

- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn

Câu 14.Sự giống và khác nhau giữa cấu trúc địa hình Nam Mỹ và cấu trúc địa hình Bắc Mỹ :

* Giống nhau về cấu trúc địa hình chia làm 3 phần: núi trẻ, đồng bằng, núi già và sơn nguyên

* Khác nhau:

- Phía đông : Bắc Mỹ có núi già A-pa-lát, Nam Mỹ là sơn nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Brasil

- Ở giữa :

Trang 7

+ Đồng bằng Bắc Mỹ cao ở phía bắc , thấp dần về phía nam.

+ Đồng bằng Nam Mỹ là 1 chuỗi các đồng bằng, cao dần về phía dãy an đét

- Phía tây :

+Hệ thống Coóc-đi-e gồm núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa diện tích Bắc Mỹ

+ Hệ thống An-đét ở Nam Mỹ cao hơn nhưng chỉ chiếm một diện tích không lớn

Câu 15: Hãy giải thích tại sao lại có hoang mạc ở dải đất phía tây An-đét ?

- Có hoang mạc ở dãi đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru

- Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ Không khí ẩm từ biển

đi vào đất liền , đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển

Câu 16:Nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Nam Mĩ có ba khu vực địa hình

Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ

Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao

nguyên Trung An-đet Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp

Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp nhiều đầm lầy Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ

Phía đông là các sơn nguyên Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp

Câu 17:Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ.

Do khí hậu Trung và Nam Mĩ phân hóa đa dạng nên các môi trường tự nhiên cũng phân hóa đa dạng: theo chiều từ Bác xuống Nam , Tây – Đông và theo độ cao

- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn, thực động vật rất phong phú

- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti

- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin; -Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét

- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét

- Bán hoang mạc ôn đới phát triển.trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét

Câu 18: Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ, hậu quả.

- Sự bất hợp lí:

+ Các đại điền trang chỉ chiếm 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi

+ Phần lớn nông dán lại không có ruộng, phải đi làm thuê

- Hậu quả : ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp Trong khi xuất khẩu các nông sản nhiệt đới nhưng lại phải nhập lương thực. 

Câu 19: Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

Trang 8

A-ma-dôn đang được coi là lá phổi xanh của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá, nếu không đặt vấn đề bảo vệ mà khai thác thiếu khoa học sẽ làm môi trường A-ma-dôn bị huỷ hoại, điều này không những ảnh hưởng tới khí hậu khu vực mà ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu

Câu 20 Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ.

Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm

Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng Đa số các

xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ

Ở các nước trong vùng biển Ca-ri-bê, ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả

Câu 21: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ?

— Trước thế kỉ XV, ở châu MT chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít ' (người Anh-điêng và người E-xki-mô)

— Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc:

+ ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang);

+Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ);

+ Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang);

+ Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai)

Câu 22 Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ ?

- Thành lập năm 1993 gồm 3 nước Hoa Kì ,Can na đa và Mê hi cô

- Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

- Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô

- Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô -Mở rộng thị trường nội địa

Câu 23 Khối thị trường chung nam mĩ Mec-cô-xua:

- Thành lập năm 1991, ban đầu gồm 4 nước Braxin, Ác hen ti na, U ru goay, Pa ra guay

- Mới kết nạp hêm Chi lê và Bô li via

- Mục tiêu: tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa

Kì Tháo dỡ hàng rào thuế quan

- Thành tựu: Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối tiến tới thành lập thị trường chung liên Mĩ

Ngày đăng: 22/04/2019, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w