Vì việc lắp pin vào máy, cắm xạc hay bật nguồn trong tình trạng có nước bên trong sẽ làm quá trình điện phân xảy ra nhanh chóng phá hủy các vi mạch bằng đồng cũng như làm chết các linh k
Trang 1NHẬT KÝ KỸ THUẬT VIÊN SỬA CHỮA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
===========================================================
(Phần 1)
1- Máy bị ngấm nước
Khi máy điện thoại di động của bạn bị rơi xuống nước hoặc bị nước thấm vào:
Bạn phải nhanh chóng tháo pin ra, không được bật nguồn lên xem thử máy có còn hoạt động hay không
Không được cắm xạc vào máy Vì việc lắp pin vào máy, cắm xạc hay bật nguồn trong tình trạng có nước bên trong sẽ làm quá trình điện phân xảy ra nhanh chóng phá hủy các vi mạch bằng đồng cũng như làm chết các linh kiện
Cách tốt nhất là hãy đem ngay máy đến trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để lau chùi và sấy, không nên tự ý tháo máy ra xem thử
2- Máy bị rơi
Khi máy bị rơi hoặc va đập mạnh sẽ gây ra tình trạng bung các mối hàn, và board mạch có thể bị vặn cong, các chấu tiếp xúc pin hay ăngten bị bung ra Do đó, sau khi máy bị rơi có thể dẫn đến tình trạng chập chờn hoặc thường bị treo máy Vì vậy, bạn nên đem máy tới trung tâm bảo hành, sửa chữa để các kỹ thuật viên kiểm tra Không nên tự sửa chữa máy sẽ dẫn tới tình trạng hư hỏng nặng hơn
3- Máy báo Enter PIN hay Enter PUK (nhập mã PIN hay nhập mã PUK)
Khi máy trong chế độ bảo vệ SIM thì mỗi lần bật máy, bạn sẽ thấy máy yêu cầu chủ máy nhập mã PIN Bạn hãy chắc chắn mình biết chính xác số PIN của SIM cũng như nhập cẩn thận Mã PIN này chỉ cho phép bạn nhập sai 3 lần Sau 3 lần sai, máy sẽ chuyển sang chế
độ bảo vệ cao hơn và sẽ yêu cầu bạn nhập mã PUK Nếu không biết mã PUK, bạn có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone) Đừng bao giờ thử cố gắng nhập mò PUK vì sau 10 lần nhập sai, SIM card của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn, phải mua SIM mới Khi bị hủy, máy sẽ báo SIM blocked
4- Máy bị lỗi khi gọi đi và gọi đến
Nếu mỗi lần gọi, máy báo không hỗ trợ, bạn nên xem lại tín hiệu sóng nếu tín hiệu đủ mạnh và SIM bạn còn gọi được hay không? Có thể gọi trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone) để hỏi thông tin về SIM của mình về hướng chặn gọi đến, chặn gọi đi Hãy kiểm tra chế độ Giấu số gọi đi Và chuyển nó về chế độ Mặc định mạng
Nếu máy của bạn không thể nhận được cuộc gọi, hãy gọi 145(VMS/ MobiFone) hay 151 (VinaPhone) để kiểm tra tình trạng SIM , kiểm tra tín hiệu sóng trên điện thoại Hủy bỏ hết các giá trị Chặn Nếu vẫn tình trạng cũ, bạn chỉ còn có nước mang cái “mô-bai” của mình đến trung tâm bảo hành
5- Phân tích pan "Đèn sáng mãi không tắt"
Gần đây thấy nhiều anh em than phiền về bệnh này, nhiều người làm được, nhiều người không Anh em tham gia, chia sẻ, cũng chỉ có rất ít người chỉ đúng hướng, đúng nguyên lý (Mới phải xóa mấy bài, chỉ trỏ lung tung, sai nghiêm trọng, VD như thay con LED bàn phím )
Trang 2 Bản thân là 1 bậc thày về Điện tử - Mobile, lý thuyết cơ bản, nguyên lý mạch điện và cũng đồng thời là 1 người thợ cầm khò 31 days/ Tháng (Trừ tháng thiếu, và hôm nào cầm
Ly, Chai, hay Xỉn từ đêm hôm trước) nên hôm nay cố ngồi gõ cho nó đầu đuôi, cơ bản
1 chút về bệnh này, trên các dòng máy nói chung, và dòng main 1110i 1600, nói riêng! Xin phân tích ngay trên main 1110i luôn, (cho đỡ "Lạc chủ đề", các mod ban chết! ) Hy vọng giúp các bạn mới vào nghề, không có điều kiện đi học cơ bản, hoặc đi học, nhưng Hay trốn học! có điều kiện hiểu thật sâu, thật chắc về mạch này
Về mạch đèn chiếu sáng LCD, Keypad (Thuộc khối UI - User Interface) của 1110i, bao gồm chủ yếu các linh kiện sau:
N2400 là IC tạo dao động, Swiching và tích hợp cả bộ nắn 1 chiều trong nó (với nhiều máy Nokia đời cũ, Diode nắn 1 chiều không nằm trong IC đèn, mà mắc ngoài)
L2400 là cuộn dây, dạng biến áp rung, kết hợp với mạch Swiching trong N2400 để tạo tăng áp cho hệ thống Led chiếu sáng (Với dòng máy này, mạch gồm 3 Led mắc nối tiếp, 1 trên vỉ phím, và 2 led trên LCD)
V2401 là Transitor Contact, làm việc như 1 Contact điện tử, đóng, cắt áp active cho N2400 hoạt động (Enable) hoặc nghỉ (Disable)
C2400 Tụ lọc tăng áp (7,5v theo lý thuyết)
R2400 Điện trở thoát mass cho mạch Led (Toàn bộ dòng tiêu thụ trên cả 3 led sẽ đổ qua R này, về GND) Sơ lược về nguyên lý hoạt động của mạch như sau: (Chỉ phân tích theo cách dễ hiểu, không đề cập dạng xung, tần số đóng cắt trong IC đèn N2400)
Khi mở nguồn, hoặc đang ở chế độ chờ mà 1 key được bấm (Không khoá Phím) hoặc có cuộc gọi, tin nhắn tới, cắm xạc tại chân J2 (KDLight) của D2200 (UEM) có mức áp Hight Áp này được đưa tới chân B của V2401 (Transtor Contact) khiến transtor này dẫn
Áp Vflash = 2,8v từ UEM được cấp sẵn vào chân Emiter của transitor này được nối thông qua mối nối E-C của transitor đưa tới chân A2 (ENnable) của IC đèn N2400
Tại chân C của V2401 có R2409 = 10K chống xung, dập áp dò Khi đó, N2400 đã được cấp nguồn nuôi đầy đủ, nếu các mạch kết hợp của IC tốt => IC này hoạt động, tạo tăng áp
=> Nắn 1 chiều ngay trong IC ra chân C1 (Vled Out) => Được lọc phẳng bởi C2400 và cấp lên chân 6 LCD Conector (Vled+ 7,5v), dòng điện chạy qua 2 Led trong LCD, ra chân 7 của Conector, qua tiếp V2400 (Led bàn phím) và thoát mass trên R2400 sẽ khiến toàn bộ mạch đèn phát sáng, cho đến khi lệnh active trên chân J2 của UEM mất (Trở về mức Low
= 0V)
6- Như vậy, nếu đèn luôn sáng, chúng ta có thể nhận xét rằng
1- Áp Active từ chân J2 của UEM luôn có (Do chạm chập với 1 đường nào đó luôn có áp trong gầm IC hay trên tuyến mạch từ J2 gầm UEM tới chân B của V2401, hoặc do chính bản thân UEM chập chân này) khiến V2401 luôn đóng
2- V2401 Chập, khiến Vflash = 2,8v luôn có tại chân A2 của N2400 => IC này luôn ở chế
độ Enable => Tăng áp luôn có, do N2400 luôn chạy
Download Phần mềm ứng dụng, tài liệu về Điện thoại di động miễn phí tại:
www.cps.net.vn
Trang 3 3- Bản thân N2400 có hiện tượng chập chạm chân EN khiến mạch dao động đa hài và mạch Swiching trong IC luôn hoạt động => Luôn có tăng áp trên C1 của IC
Căn cứ vào nguyên lý hoạt động và phân tích hiện tượng trên => Cách xử lý nhanh nhất bệnh này là:
Cách ly V2401 => Nếu hết bệnh => Hư hỏng thuộc khối Contact hoặc Active => Đo áp tại chân B của v2401 (Khi mở máy hoặc khi bấm phím) => Nếu vẫn thấy điện áp tại đây có sự đóng, ngắt (theo khoảng thời gian mà đèn sáng, tắt nếu máy bình thường) => UEM và mạch từ UEM tới B của V2401 OK => Hư hỏng do Contact (Cụ thể là transitor V2401 và mạch của nó) Ở đây, các bạn lưu ý 1 số model có thể Set thời gian sáng cho đèn màn hình => Khoảng thời gian thay đổi giữa 2 chế độ sẽ khác nhau
Nếu áp tại chân B của v2401 luôn có, cho dù đã nhấc transitor này ra => Lệnh active từ UEM luôn có (Hỏi sao đèn nó không luôn sáng ) => Có sự chập chạm tuyến từ J2 của UEM tới B của v2401, và thường thì IC nguồn (UEM) bị chập chân khi đóng lại, hoặc Die (Chập ngay trong khối này của IC) => Quất ngược về UEM
Nếu khi cách ly 2 khối (Tháo V2401), đèn vẫn luôn sáng => Chập do khối IC đèn, mạch tăng áp => Thường thì nhấc IC đèn ra, đo tại chân A2 là xác định được Nếu A2 luôn có áp => Chập trên main (Ít gặp) còn nếu không có => Chập A2 ngay trong N2400 khiến A2 luôn có áp mở => Thay N2400
Tóm lại Đèn luôn sáng (Bình thường, không bị câu kéo) = Luôn có tăng áp (Vled Out trên C1 - N2400 hay đầu C2400) chỉ có thể do 2 trường hợp trên gây ra Bằng phương pháp cách ly, đo đạc, chỉ trong vòng vài phút là các bạn có thể xác định chắc chắn hư hỏng do khối nào, và có hướng giải quyết chính xác, có cơ sở lý thuyết cơ bản Còn làm như thế nào, thành công bao nhiêu % phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng, tay nghề, linh kiện, thiết
bị của bạn! Và 1 phần, còn phụ thuộc vào Khách hàng của bạn nữa Chúc các bạn ngày 1 vững vàng "tay súng", hiểu sâu hơn, làm tốt hơn, có cơ sở hơn trong nghề nghiệp!
7- Tổng hợp các lỗi nằm ở chân BSI (Các máy bị rớt nước)
Hiện Tượng 1: Khi ta Ghim Sạc vào thì máy điện thoại báo Stop hay máy báo Không hộ
trợ bộ Sạc
Hiện Tượng2: Khi ta bỏ pin vào máy Màn hình hiển thị hàng chữ Local Mode hay mở
Nguồn không lên
Hiện Tượng3: Mở Nguồn không lên Nhưng dùng đồng hồ cấp Nguồn thử thì tốt.
Để khắc phục các hiện tượng trên ta cần mở sơ đồ tìm chân BSI thay các linh kiện Tụ, Điện Trở theo sơ đồ của nhà sản xuất nha (Nhớ thay đúng chỉ số đó)
8- Phương pháp xử lý liệt phim END Nokia 6233
Sở dĩ tôi đặt cái tiêu đề như thế là bởi vì đây có thể được xem là một trong những pan khá phổ biến mà chúng ta thường gặp trên dòng nokia 6233 mà thường nó chỉ liệt mỗi phím END "end call"
Thật ra thì nó cũng chả có gì hot hay mới mẽ gì, tuy nhiên chúng ta cũng thường thấy trên các 4rum đều có các thread thảo luận về vấn đề khá "kinh điển" này Hôm nay xin mạn phép được trình bày cụ thể phương pháp xử lý pan này cụ thể như sau:
a- Thư nhất: phải loại trừ khả năng mạch phím có vấn đề (mạch phím trên phải ok)
b- Thứ hai: chung ta phải xác định chính xác gần như tuyệt đối là nguyên nhân xuất phát từ
đâu? và tóm tắt lại nó thường nằm ở 3 tình huống sau đây:
Trang 4 Lỗi IC phím mà cụ thể là con Z2581
Lỗi Rap (hơi hiếm gặp)
Đứt đường từ Rap ->chân E4 ic phím (máy rớt là thường bị đứt đường này)
Để giải quyết pan này nhanh gọn lẹ thì trước tiên nhấc ic phím Z2581 ra và dùng đồng hồ
đo từ chân số 9 socket phím vào chân A4 ic để xác định đầu cuối có bị đứt không nếu ok thì làm bước tiếp theo là đo tổng trở tại chân E4 của ic này để xác định xem có hở chân Rap hay đứt đường không? nếu tổng trở ok thì có lẽ hơi nhàn, thay ic phím chắc là có lúa
Trường hợp bị mất tổng trở thì phải nhổ con Rap lên để đo từ chân AA15 ra chân E4 ic phím xem mạch còn ok hay đứt ngầm rồi? (xem ảnh minh hoạ bên dưới)
Nếu mạch con ok thì lật bụng con rap lên vệ sinh kỹ chân AA15 và đo tổng trở chân này trên Rap xem nó có còn không hay đứt rồi ? (tham khảo hình kèm theo bên dưới và tôi đã đánh dấu sẳn chân B21 là mass và AA15 sẳn cho các bạn để dễ dàng đo đạt)
Tìm hiểu và ghi danh tại Hệ thống đào tạo Công ty CPS Việt Nam
Trụ sở chính: Tòa nhà 110A Chu Văn An, P.26, Q Bình Thạnh, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.3355
Quận 6 – 11: 708 Hồng Bàng, Phường 01, Quận 11, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.3399
Quận 10: 129 Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.7799
Q.Tân Bình: 419 Cộng Hòa, Phường 15, Q Tân Bình, Tp.HCM ĐT: (08) 6272.2727
Q.Bình Thạnh: 339 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM; ĐT: (08) 3501.5566
Tp.Cần Thơ: 139 Trần Hưng Đạo, Q Ninh Kiều, Tp Cần Thơ; ĐT:(0710)350.8080
Bình Dương: 429 Đại lộ Bình Dương, TX Thủ Dầu Một, Bình Dương; ĐT: (0650)3837.837
ĐÀO TẠO KỸ THUẬT SỬA CHỮA
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CHUYÊN NGHIỆP
Đường dây nóng: 0983.450545 – Website: www.cps.vn
Trang 5 Nếu trên Rap vẫn có tổng trở tốt thì làm chân đóng lại và đo lại lần nửa tại chân E4 con Z2581 xem nó đã ăn chân tốt chưa rồi hãy đóng ic phím trở lại
Nếu như đo trên rap tại chân AA15 mà mất tổng trở thì "thua " vì con Rap tèo đường đấy rồi và phải thay cặp thôi
Một khi đã xác định chính xác là nguyên nhân xuất phát từ đâu thì việc khắc phục rất nhàn
và có thể nói là chắc ăn chúc các bạn xử lý thành công khi gặp phải pan này
9- Cách khắc phục bệnh 7610 không nhận Sim
Trang 6 Sim là một thẻ nhớ hoạt động theo cơ chế cắm vào là chạy do được thiết kế theo nguyên lý thám sát bằng xung được bắt đầu từ VSIM VSIM ở NOKIA 7610 được cấu thành từ 2 thành phần DC 3vôn và AC 3,25 Mhz Sau khi hệ thống được cấp nguồn, nếu chưa lắp SIM, CPU điều khiển AC phóng ra theo thời hằng quy ước
Nếu ta lắp SIM vào, AC lập tức biến đổi hồi tiếp báo hiệu sự hiện diện của SIM Lúc này CPU điều khiển tiếp chíp nguồn SIM phóng ra áp DC theo mức tăng dần đến chừng nào SIM tiếp nhận được xung phục nguyên và hồi tiếp được xung nhịp về IC mã SIM, dữ liệu SIM được “vận chuyển” về CPU thì điện áp DC cung cấp năng lượng cho SIM mới được CPU cố định tại mức 3VDC để đưa SIM vào chế độ làm việc Nhưng vì lý do gì đó mà SIM không gửi được dữ liệu về ( hoặc do thất thoát dữ liệu và xung 3,25 Mhz, hoặc mạch dẫn bị đứt, IC mã SIM hỏng…) thì CPU sẽ ra lệnh cắt áp DC của VSIM-Màn hình hiện lỗi SIM
Nếu sau khi cho SIM vào ổ và chắc chắn mạch dẫn tốt bạn cố gắng kiểm tra nhanh VSIM, nếu yếu hoặc không có bạn cần lưu ý đến bộ ổn xung vì chúng luôn hoạt động trong trạng thái dư nhiệt nên thường biến tính nhanh.Cụ thể ở máy 7610 bạn bỏ R310 (loại IC kính) và câu tắt đường dẫn theo ảnh chụp dưới đây.Đa số máy sẽ hoạt động ngay,còn nếu không bạn phải làm lại chân IC nguồn thì mới hết bệnh Chú ý là sau khi câu tắt bạn nên thay thế các mối nối tắt bằng các điện trở có trị số từ 10 đến 30 ÔM.Nếu không chỉ sau thời gian ngắn hoặc sẽ hỏng SIM hoặc sẻ hỏng IC mã SIM trong IC nguồn
10- Sửa lỗi thẻ nhớ (MMC) 7610
Download Phần mềm ứng dụng, tài liệu về Điện thoại di động miễn phí tại:
www.cps.net.vn
Trang 7Độ Pin Cmos cho N-Gage Classic và N-Ggae QD
Chào tất cả thần dân của Nokia Gage, hôm nay mình khắc phục 1 điểm yếu nữa cho N-Gage, đôi khi chúng ta thường xuyên tháo pin chính ra để (thay sim hoặc thẻ nhớ) là phải cài đặt ngày giờ lại, và những cuộc gọi nhỡ gọi đế nói chung là Log, và nhiều khi có vài số quan trọng mà mình chưa lưu kịp mất sạch rất bực bội, để khắc phục tình trạng này mình
sẽ độ lại pin Cmos cho N-Gage và sau là hình ảnh và các bước làm cũng khá đơn giản
Đồ chơi bao gồm: 1 đồng hồ VOM, 1 Pin 1.5v loại nhỏ (có thể tìm mua ở các tiệm sửa đồng hồ đeo tay ), 1 Socket Pin (bạn có thể tìm ở các main xác của Moto E398, E680 ),
1 mỏ hàn
Tìm hiểu và ghi danh tại Hệ thống đào tạo Công ty CPS Việt Nam
Trụ sở chính: Tòa nhà 110A Chu Văn An, P.26, Q Bình Thạnh, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.3355
Quận 6 – 11: 708 Hồng Bàng, Phường 01, Quận 11, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.3399
Quận 10: 129 Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.7799
Q.Tân Bình: 419 Cộng Hòa, Phường 15, Q Tân Bình, Tp.HCM ĐT: (08) 6272.2727
Q.Bình Thạnh: 339 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM; ĐT: (08) 3501.5566
Tp.Cần Thơ: 139 Trần Hưng Đạo, Q Ninh Kiều, Tp Cần Thơ; ĐT:(0710)350.8080
Bình Dương: 429 Đại lộ Bình Dương, TX Thủ Dầu Một, Bình Dương; ĐT: (0650)3837.837
ĐÀO TẠO KỸ THUẬT SỬA CHỮA
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CHUYÊN NGHIỆP
Đường dây nóng: 0983.450545 – Website: www.cps.vn
Trang 9 Đây là Pin Cmos mặc định trên máy, pin này đa phần bị hỏng nên không lưu được time, và nhà sản xuất hàn điện cố định trên main (nên việc thay thế cũng không được) tiếp theo hình mình sẽ tháo chúng ra
Hình xác định vị trí cực (-) (+)
Trang 10 Hình chúng ta hàn socket lên main
Hình bỏ pin xịn vào
Trang 11 Cuối cùng nó đã xong, QD bạn cũng làm giống vậy nhớ xác định vị trí (-) (+)
Có cái socket này thì bạn khỏi lo sau này hết pin thì mua pin khác bỏ vào rất nhẹ nhàn, tinh
tế hơn Sau khi độ pin mình đã xài hơn 1 tháng rồi khi tháo pin ra, khỏi phải sợ set time nữa
Tìm hiểu và ghi danh tại Hệ thống đào tạo Công ty CPS Việt Nam
Trụ sở chính: Tòa nhà 110A Chu Văn An, P.26, Q Bình Thạnh, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.3355
Quận 6 – 11: 708 Hồng Bàng, Phường 01, Quận 11, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.3399
Quận 10: 129 Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.7799
Q.Tân Bình: 419 Cộng Hòa, Phường 15, Q Tân Bình, Tp.HCM ĐT: (08) 6272.2727
Q.Bình Thạnh: 339 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM; ĐT: (08) 3501.5566
Tp.Cần Thơ: 139 Trần Hưng Đạo, Q Ninh Kiều, Tp Cần Thơ; ĐT:(0710)350.8080
Bình Dương: 429 Đại lộ Bình Dương, TX Thủ Dầu Một, Bình Dương; ĐT: (0650)3837.837
ĐÀO TẠO KỸ THUẬT SỬA CHỮA
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CHUYÊN NGHIỆP
Đường dây nóng: 0983.450545 – Website: www.cps.vn