ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN VĂN LONG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN LONG
PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN LONG
PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
Ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHẠM HỒNG QUANG
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Được thựchiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Phạm Hồng Quang
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, được tổng hợp từ quá trìnhkhảo sát, đánh giá Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Long
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi luônnhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè vàđồng nghiệp
Với tình cảm chân thành, sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giámhiệu, Khoa Quản lý giáo dục, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học trường Đạihọc sư phạm Thái Nguyên; cảm ơn các trường tiểu học trên địa bàn huyệnMường Chà tỉnh Điện Biên, cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ, dìu dắt tôi trongsuốt quá trình học tập, nghiên cứu
Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tớiGS.TS Phạm Hồng Quang - Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn, động viêntôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn
Mặc dù hết sức cố gắng nỗ lực nhưng luận văn cũng không thể tránhkhỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy
cô giáo, sự tham gia góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp bạn bè để luận văn đượchoàn thiện hơn, bản thân tôi cũng nhận thức rõ hơn vấn đề đang nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Người viết Nguyễn Văn Long
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
6 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 3
7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
8 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
6 1.1 Các khái niệm cơ bản 6
1.1.1 Môi trường và môi trường giáo dục 6
1.1.2 Môi trường làm việc 8
1.1.3 Môi trường làm việc tích cực và động lực làm việc của giáo viên trong trường tiểu học 11
1.2 Xây dựng môi trường làm việc tích cực trong trường tiểu học
14 1.2.1 Xây dựng kế hoạch chiến lược, có sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi, được chia sẻ rộng rãi trong tập thể nhà trường, học sinh và xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 15
1.2.2 Xây dựng truyền thống, thương hiệu nhà trường 16
Trang 61.2.3 Tạo động lực làm việc cho cán bộ, giáo viên và nhân viên 17
Trang 71.2.4 Xây dựng các mối quan hệ trong trường tiểu học 181.2.5 Quản lý phân công lao động đảm bảo sự hài hòa và hợp tác trong trường tiểu học 191.2.6 Vai trò của Hiệu trưởng với nhiệm vụ phát triển môi trường làm việc của giáo viên và việc xây dựng văn hóa trong quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học 20
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường làm việc tích cựctrong các trường tiểu học 251.3.1 Yếu tố khách quan 251.3.2 Yếu tố chủ quan 27
Chương 2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA GIÁO
VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 32
2.1 Khái quát sơ bộ về thực trạng giáo dục tiểu học huyện Mường Chà,tỉnh Điện Biên 322.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 332.3 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học vùng khókhăn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên về môi trường làm việc 342.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về môi trường làm việc vàcác thành phần cấu tạo nên môi trường làm việc 342.3.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quantrọng của môi trường làm việc đối với hoạt động dạy và học 362.3.3 Đánh giá của giáo viên về ảnh hưởng của môi trường làm việc đếngiáo viên và học sinh 382.3.4 Nhận thức của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của môi trường làmviệc đối với cán bộ quản lý 402.3.5 Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về vai trò của hiệu trưởngtrong việc cải thiện môi trường làm việc 41
Trang 82.4 Thực trạng môi trường làm việc ở các trường tiểu học vùng khó khăn
được khảo sát 43
2.4.1 Thực trạng môi trường vật chất ảnh hưởng đến hoạt động dạy học 43
2.4.2 Thực trạng bầu không khí tâm lí (môi trường tinh thần) trong trường
46 2.4.3 Thực trạng các biện pháp phát triển môi trường làm việc 51
2.4.4 Thực trạng về mối quan tâm của chính quyền địa phương 53
2.4.5 Đánh giá mức độ thực hiện việc cải thiện môi trường làm việc của nhà trường 55
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 58
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 58
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống 58
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 58
3.1.3 Đảm bảo tính mục đích 58
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi 59
3.2 Các giải pháp phát triển môi trường làm việc tích cực cho giáo viên tiểu học tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 59
3.2.1 Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong trường học 59
3.2.2 Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về môi trường làm việc của giáo viên tiểu học huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 62
3.2.3 Phát triển văn hóa quản lý nhà trường của Hiệu trưởng trường tiểu học
65 3.2.4 Tạo động lực làm việc cho đội ngũ trong trường học 70
3.2.5 Huy động các nguồn lực của cộng đồng nhằm phát triển bền vững môi trường giáo dục
Trang 93.2.6 Xây dựng truyền thống, thương hiệu của nhà trường 77
Trang 103.3 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 78
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 78
3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm: Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm 56 cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học tại 3 trường: TH Sa Lông, TH Huổi Lèng, TH số 1 Na Sang để xin ý kiến về các giải pháp đề tài đề xuất 78
3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL và GV về môi trường làm việc 35
Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của môi trường làm việc 37
Bảng 2.3 Đánh giá của giáo viên về ảnh hưởng của môi trường làm việc tích cực đến giáo viên 38
Bảng 2.4 Đánh giá của giáo viên về ảnh hưởng của môi trường làm việc tích cực đến học sinh 39
Bảng 2.5 Ảnh hưởng của môi trường làm việc tích cực đối với cán bộ quản lý 41
Bảng 2.6 Nhận thức của CBQL về vai trò của hiệu trưởng trong việc cải thiện môi trường làm việc 42
Bảng 2.7 Nhận thức của giáo viên về vai trò của Hiệu trưởng 42
Bảng 2.8 Cơ sở vật chất hiện có của các trường được khảo sát 43
Bảng 2.9 Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học 44
Bảng 2.10 Mức độ sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học
45 Bảng 2.11 Thực trạng về bầu không khí tâm lý trong nhà trường 47
Bảng 2.12 Mối quan hệ tương tác giữa các giáo viên trong trường 48
Bảng 2.13 Thực trạng về những biểu hiện tiêu cực trong các mối quan hệ giữa đồng nghiệp trong trường 49
Bảng 2.14 Thực trạng về tinh thần thái độ của tập thể giáo viên 50
Bảng 2.15 Thực trạng các biện pháp tạo môi trường làm việc cho giáo viên 51
Bảng 2.16 Thực trạng các biện pháp cải thiện môi trường làm việc của tổ chuyên môn 52
Bảng 2.17 Mức độ quan tâm của chính quyền và các đoàn thể địa phương đối với nhà trường tiểu học
54 Bảng 2.18 Mức độ phát triển môi trường làm việc của nhà trường 56
Bảng 3.1 Bảng yêu cầu về các ứng xử trong trường tiểu học 61
Bảng 3.2 Bảng yêu cầu về phát triển văn hóa quản lý của Hiệu trưởng 67
Trang 13Bảng 3.3 Bảng kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp 79Bảng 3.4 Bảng kết quả khảo nghiệm ở mức độ khả thi của giải pháp 80
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì cóliên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao nănglực công tác của mỗi người Môi trường làm việc là một trong những yếu tốảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi cá nhân và của cơquan, tổ chức, đơn vị Môi trường làm việc bao gồm có môi trường bên trong
và môi trường bên ngoài Môi trường làm việc đối với cán bộ, công chứcđược tiếp cận là môi trường bên trong, bao gồm: mối quan hệ giữa lãnh đạođối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên trong một cơ quan, tổ chức,đơn vị, cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách
Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết số 29-NQ/TWngày 4 tháng 11 năm 2013, nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổimới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phản ánh sự quyết liệt của cả
hệ thống chính trị đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo
Tại huyện Mường Chà - Tỉnh Điện Biên chất lượng, hiệu quả giáo dụccòn thấp so với yêu cầu của xã hội Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều hạnchế Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, sốlượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triểngiáo dục, thiếu tâm huyết với nghề nghiệp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đếntồn tại trên, song một trong những nguyên nhân là do môi trường làm việc chocán bộ, giáo viên chưa đảm bảo; các chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục
và đào tạo chưa phù hợp; cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là
ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Đây là những thực trạng cầnphải giải quyết Trong thực tế nếu ở đâu cơ quan, đơn vị mà môi trường làmviệc không tốt thì sẽ dẫn đến chất lượng, hiệu quả làm việc yếu kém và khôngtheo mong muốn của nhà quản lý
Trang 15Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng môitrường làm việc là điều kiện cần thiết để giáo viên phát huy động lực của cánhân, chuyên tâm với nghề, hết lòng vì hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.Môi trường làm việc tốt giúp giáo viên khắc phục mọi khó khăn trong cuộcsống đời thường để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất Chính vì thế, việcnghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng môi trường làm việc của giáo viên và tìm
ra các giải pháp phát triển môi trường tạo động lực cho giáo viên có điều kiệnnâng cao được chuyên môn nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cốnghiến hết mình vì học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thông mới Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn
đề tài nghiên cứu: “Phát triển môi trường làm việc tích cực cho giáo viên tiểu học huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về môi trường làm việc củagiáo viên tiểu học huyện Mường Chà và đề xuất các giải pháp phát triển môitrường làm việc tích cực cho giáo viên tiểu học nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Môi trường làm việc tích cực cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầuchương trình giáo dục phổ thông mới
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp phát triển môi trường tạo động lực làm việc cho giáo viêntiểu học huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng môi trường làm việc tích cực chogiáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới Từ
đó đề xuất một số biện pháp phát triển môi trường tạo động lực làm việc tíchcực cho giáo viên tiểu học huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
Trang 164.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát 8/16 trường tiểu học thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
4.3 Giới hạn khách thể điều tra
Đề tài nghiên cứu tổng số 281 người (trong đó 30 CBQL, 251 GV)
5 Giả thuyết khoa học
Môi trường làm việc việc cho giáo viên tiểu học huyện Mường Chà, tỉnhĐiện Biên trong những năm qua còn nhiều bất cập, hạn chế Một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là do nhận thức của công tác quản lý, chỉđạo Nếu có được các biện pháp phát triển môi trường làm việc tích cực chogiáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện một cách phù hợp, thốngnhất thì sẽ tạo được động lực làm việc tích cực cho giáo viên, giúp cho hoạtđộng giáo dục sẽ đạt được hiệu quả tốt, đáp ứng yêu cầu chương trình giáodục phổ thông mới
6 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Phát triển môi trường làm việc tích cực cho giáo viên tiểu học huyện Mường
Chà, tỉnh Điện Biên gắn liền với phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
Phát triển môi trường làm việc tích cực cho giáo viên tiểu học huyệnMường Chà, tỉnh Điện Biên gắn liền với hoạt động quản lý trường tiểu học vàchế độ chính sách đối với giáo viên tiểu học vùng khó khăn
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phốihợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 176.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, kháiquát hoá lý thuyết từ các nguồn tài liệu về quản lý, quản lý giáo dục, quản lýnhà trường, môi trường để xác định khung lý luận cho đề tài
6.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát;Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thựctiễn
6.2.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ
Phương pháp thống kê; Phương pháp chuyên gia
7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
8 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng môi trườnglàm việc tích cực trong trường tiểu học
- Phân tích, điều tra thực trạng môi trường làm việc tại các trường tiểuhọc huyện Mường Chà - tỉnh Điện Biên
- Đề xuất một số giải pháp phát triển môi trường giáo dục tiểu học đểgiáo viên làm việc có hiệu quả tại các trường tiểu học huyện Mường Chà đểnâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường trong thời gian tới
Trang 189 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển môi trường làm việc tích cực cho
giáo viên tiểu học, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương 2: Thực trạng môi trường làm việc của giáo viên tiểu học huyện
Mường Chà - tỉnh Điện Biên
Chương 3: Các giải pháp phát triển môi trường làm việc tích cực cho
giáo viên tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu chương trìnhgiáo dục phổ thông mới
Trang 19Môi trường sống của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên
và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềmtin ), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các nguồn tàinguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình Nhưvậy, môi trường sống của con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và
phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”[37] Theo tác giả Phạm Hồng Quang, trong sách "Môi trường giáo dục" đã xác định “Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả những yếu tố tự nhiên và xã hội có liên quan mật thiết với nhau đang bao quanh con người, có ảnh hưởng và tác động đến mọi hoạt động sống của con người như tài nguyên thiên nhiên, ánh sáng, cảnh quan, không khí, nước, độ ẩm, quan hệ xã hội Nói chung môi trường là tất cả mọi thứ xung quang chúng ta, giúp chúng ta có cơ sở để tồn tại và phát triển” [26, Tr,11] Theo “Từ điển Văn hoá Giáo dục Việt Nam” thì khái niệm môi trường được hiểu là “toàn bộ những nhân tố bao quanh con người hay sinh vật và tác động lên cuộc sống của nó” [17] Môi trường sống
của con người theo chức năng được chia thành các loại như môi trường tựnhiên, Môi trường kinh tế- xã hội, môi trường nhân tạo
Môi trường tự nhiên bao gồm những nhân tố khách quan ví dụ như đấtđai, thực vật, ánh sáng, không khí
Môi trường kinh tế - xã hội bao gồm những nhân tố như quan hệ giữangười với người như luật lệ, quy định, cam kết, các hiệp hội, các tổ chức đoàn
Trang 20thể, gia đình, họ hàng, bầu không khí Môi trường kinh tế- xã hội là tổng thểcác mối quan hệ giữa con người với con người Đó là những luật lệ, thể chế,cam kết, quy định, quy ước, các chuẩn mực đạo đức ở các cấp khác nhau.
Môi trường nhân tạo là tất cả những thứ có người tạo ra ví dụ như nhưnhà cửa, các phương tiện, thiết bị, khuôn viên
Môi trường theo nghĩa hẹp hơn, không xét tới tài nguyên thiên nhiên,
mà chỉ xét những yếu tố trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống conngười, sự hình thành và phát triển nhân cách, sức khỏe, kỹ năng sống, ứng xử,giao tiếp, nhận thức về xã hội, nhận thức về nhân sinh quan, thế giới quan,điều kiện làm việc và học tập Tóm lại, môi trường là tất cả những gì cóxung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển
* Môi trường giáo dục:
Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vật chất và tinh thần mà trong đócon người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằmtác động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đãđịnh Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đốithành môi trường xã hội gồm môi trường gia đình, môi trường nhà trường vàmôi trường tự nhiên Nếu nghiên cứu theo một góc độ khác, môi trường giáodục là tập hợp các hoạt động xã hội của cá nhân với không gian, các phươngtiện và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạtkết quả cao nhất Từ điển bách khoa Việt Nam có định nghĩa về môi trường
giáo dục: "Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó giáo dục
và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học" Theo tác giả Phạm Hồng Quang, trong sách "Môi trường giáo dục", cho rằng: “Nhìn từ một phương diện khác, Môi trường giáo dục còn là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần
mà trong đó con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định” [26,Tr17] Trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách con người, môi trường xã hội trong đó có gia đình, nhà trường, bạn bè…
có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất
Trang 21của con người cùng không thể phát triển được Sự hình thành và phát triển nhâncách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất định, môi trường góp phầntạo nên động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động, giao lưu của cá nhân
mà nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội của loài người đểhình thành nhân cách của mình Trong quá trình giáo dục học sinh cần tổ chứccác hoạt động gắn liền với thực tiễn cuộc sống, phát huy ảnh hưởng tốt, nhữngmặt tích cực của môi trường xung quanh, hạn chế, khắc phục các ảnh hưởng tácđộng tiêu cực đối với học sinh Tạo điều kiện để học sinh tham gia trong hoạtđộng thực tiễn ở môi trường nhất định, cải tạo môi trường, nhân cách của các
em sẽ dần được hình thành và phát triển
1.1.2 Môi trường làm việc
Tác giả Lý Thị Kim Bình trong “Môi trường làm việc là điều kiện để cán
bộ, công chức phát huy khả năng công tác” đã thể hiện trong quan điểm của mình là: “Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì
có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức”[2].
Môi trường làm việc đối với cán bộ, công chức được tiếp cận là môitrường bên trong, bao gồm cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mốiquan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viêntrong một cơ quan, tổ chức, đơn vị Môi trường làm việc tốt là một trongnhững yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chứccũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổchức, đơn vị Xây dựng môi trường làm việc tốt là một trong những nộidung, nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, tổ chức hay đơn vị phải quan tâm thựchiện; có môi trường làm việc tốt thì mỗi cá nhân cán bộ, công chức mới cóđiều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiệnnhiệm vụ của đơn vị Bên cạnh đó, cơ quan, đơn vị cần tạo những điều kiệncần thiết để cán bộ, công chức tiếp cận với môi trường bên ngoài về trình độcông nghệ, khoa học - kỹ thuật… nhằm theo kịp với tình hình kinh tế, xã hộiđang ngày một phát triển
Trang 22Môi trường làm việc là sự kết hợp yếu tố con người và các phương tiệnvật chất để giúp con người làm việc đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả Môitrường làm việc được nhìn nhận theo hai khía cạnh: vật chất và phi vật chất Vềphương diện vật chất là những điều kiện thực tế mà chúng ta đang làm việctrong đó đóng một vai trò quan trọng như: ánh sáng, không khí, thiết bị được sửdụng tại công sở Khung cảnh làm việc là một trong những yếu tố tự tạo nằmtrong phương diện vật chất của môi trường Về phương diện phi vật chất là: bầukhông khí tâm lý, truyền thống tổ chức, văn hóa công sở, phong cách lãnhđạo…Các yếu tố trên kết hợp lại hình thành môi trường làm việc.
Môi trường vật chất: Bố trí văn phòng, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng,khoa học, hợp lý, thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chung và của các thànhviên trong cơ quan; điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm được yêu cầu của côngviệc: diện tích phòng làm việc, môi trường làm việc không bị ô nhiễm, trangthiết bị máy móc phục vụ cho công việc, cây xanh, điều hòa nhiệt độ… Hiệnnay, những yếu tố này chỉ được bảo đảm ở các cơ quan nhà nước tại các đô thị
và một số cơ quan Công nghệ thông tin được sử dụng trong công sở tạo điềukiện mở rộng tầm nhìn, học hỏi của cán bộ, công chức, là cơ sở để xây dựngchính phủ điện tử Tuy nhiên, các công sở vẫn còn thực trạng quy hoạch xâydựng manh mún, nhỏ lẻ chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hộihiện nay
Môi trường văn hóa xã hội và tâm lý: Là hệ thống những giá trị hìnhthành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin, giá trị về thái độcủa các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trongcông sở và hiệu quả hoạt động của nó trong thực tế Môi trường văn hóa - tâm
lý được hình thành trong các mối quan hệ giữa cán bộ, công chức trong côngviệc; các chuẩn mực xử sự, nghi thức tiếp xúc hành chính; phương pháp giảiquyết các xung đột trong tổ chức; hệ thống các quy chế và sự thực hiện quychế; phong cách lãnh đạo, bầu không khí tâm lý trong tổ chức, truyền thống của
tổ chức…
Trang 23Môi trường pháp lý: Cơ quan hành chính nhà nước được thành lập trên
cơ sở luật pháp và dưới sự điều hành, quản lý trực tiếp của Nhà nước để tiếnhành hoạt động trong một lĩnh vực nhất định Hoạt động của các cơ quan
Trang 24hành chính nhà nước cần phải chấp hành đúng pháp luật, thực hiện theo cácquy chế được nhà nước cho phép Các chế độ chính sách mang tính vĩ mô vàtính vi mô tác động trực tiếp tới động lực làm việc của người lao động nóichung và động lực làm việc của giáo viên nói riêng Nội quy, quy chế hoạtđộng của nhà trường và quy chế chuyên môn tác động tới giáo viên trongquá trình làm việc.
Môi trường vật chất, môi trường tinh thần và môi trường xã hội trong cáctrường tiểu học là các yếu tố có tác động rất lớn đến quá trình dạy học của giáoviên và quá trình học tập của học sinh Môi trường vật chất là không gian diễn
ra quá trình dạy học gồm có đồ dùng dạy học như bảng, sách vở, nhiệt độ, ánhsáng, âm thanh, không khí; môi trường tinh thần, môi trường xã hội là thái độ
và hành vi ứng xử thể hiện sự tôn trọng của nhà quản lý đối với giáo viên, giáoviên với đồng nghiệp, giáo viên với học sinh, các tập thể giáo dục trong trườngđối với giáo viên; mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, học sinh với họcsinh, giữa nhà trường, gia đình và xã hội, mối quan hệ giữa cán bộ quản lý giáodục và giáo viên trong nhà trường Như vậy có thể nói, môi trường làm việc cóảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng giảng dạy của giáo viên nóiriêng và kết quả học tập của học sinh và sự hình thành nhân cách của học sinhnói chung Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, việc cải thiện môitrường làm việc càng có ý nghĩa hết sức quan trọng để đáp ứng yêu cầu mớinhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực sự
Từ các cơ sở lý luận về môi trường làm việc [3], văn hóa nhà trường, môi
trường làm việc trong nhà trường gồm có các thành tố cơ bản sau đây [16],[33]:
- Phải có một nhà trường với hai thành tố cơ bản trong nhà trường là môitrường vật chất trong nhà trường và môi trường văn hóa trong nhà trường Môitrường làm việc trong nhà trường là môi trường làm việc dành cho cán bộ, giáoviên, nhân viên trong nhà trường với mục đích cao nhất là vì sự phát triển củangười học Trong đó: Môi trường vật chất trong nhà trường: Mặt bằng, khuôn
Trang 25viên, sân chơi bãi tập, trường lớp học, nhà làm việc, phòng thiết bị, thư viện,phòng học bộ môn, phương tiện, thiết bị, công cụ dạy học, có nguồn lực tài
Trang 26chính, có đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có học trò được biên chếthành các lớp, đủ điều kiện để tổ chức tốt và duy trì các hoạt động giáo dục,dạy và học trong nhà trường; môi trường văn hóa tinh thần trong nhà trường:Nhà trường có bầu không khí các mối quan hệ, có cảnh quan môi trường họcđường, truyền thống nhà trường, các giá trị văn hóa, chế độ chính sách, lô gô,khẩu hiệu, các thông điệp, tình cảm, niềm tin của các thành viên với nhàtrường, với lãnh đạo, với đồng nghiệp…
Trong nhà trường có đội ngũ quản lý và phương pháp quản lý nhà trườngphù hợp; Có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có nhân cách cóứng xử văn hóa đẹp để cảm hóa và làm gương cho học trò; Có học trò gươngmẫu trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, có động cơ và thái độ học tập đúngđắn, học để lập thân, lập nghiệp
- Trong nhà trường diễn ra các hoạt động giáo dục và các hoạt động dạy học
- Trong nhà trường có các hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và văn hóaquản lý của Hiệu trưởng
- Sản phẩm của môi trường làm việc trong nhà trường là đào tạo nhữnglớp người mới đã được quy định trong luật giáo dục ở Điều 2, Luật giáo dục
2005 là: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [29, Tr.1].
1.1.3 Môi trường làm việc tích cực và động lực làm việc của giáo viên trong trường tiểu học
Từ cơ sở lý luận về môi trường làm việc, thì môi trường làm việc tích cực
là môi trường có đủ các nguồn lực và các điều kiện cần thiết để duy trì đượcmọi hoạt động của tổ chức, có khả năng nâng cao năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được thời gian, các nguồn lực và phát triểnbền vững
Trang 27Môi trường làm việc tích trong trường học nói chung và các trường tiểuhọc nói riêng là môi trường được đảm bảo đầy đủ các yếu tố về môi trường vật
Trang 28chất (cở vật chất, cảnh quan môi trường, phương tiện, thiết bị, đội ngũ, nguồnlực tài chính phục vụ cho các hoạt động giáo dục…) và môi trường văn hóatinh thần (Các mối quan hệ, các quy tắc ứng xử, các giá trị văn hóa, bầu khôngkhí, tâm lý, chế độ chính sách ) Một môi trường giáo dục mà ở đó mọi thànhviên đều luôn mong muốn được cống hiến, được phát huy tính tự giác, chủđộng, tích cực, năng động và sáng tạo.
Do vậy để xây dựng môi trường làm việc tích cực trong trường học nóichung và trường tiểu học nói riêng trước hết cần phải bảo đảm điều kiện về cơ
sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các vănphòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Bên cạnh
đó, cần phải thực hiện tốt các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm củaĐảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, kỷluật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ Trong nội dung này cần quantâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ,công chức Cơ quan, đơn vị cần xác định đây là một trong những nhiệm vụquan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đơn vị Xây dựng mối quan
hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là một nội dung hết sức quan trọng Mối quan hệnày có nhiều nội dung những đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa,trông rộng, là người công tâm, có tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức
để có thể xây dựng đơn vị vững mạnh Song nội dung quan trọng hơn cả là việc
tổ chức, phân công, bố trí công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn
và năng lực công tác của mỗi cán bộ, công chức, tâm lý của người lãnh đạo làbiết lắng nghe, biết kìm chế, luôn gần gũi nhân viên, biết tạo điều kiện giúp đỡkhi nhân viên gặp khó khăn Xây dựng một tập thể đoàn kết Nội dung này đòihỏi lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên quan tâm, tạo cho mọi người ý thức làmviệc tập thể, biết quan tâm lẫn nhau cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và côngtác Phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong đơn vị để kịp thời giải quyết,thường xuyên để mọi người găn bó với nhau cùng phấn đấu
Trang 29Môi trường làm việc tích cực là điều kiện quan trọng, cần thiết để tạo nênyếu tố động lực làm việc, đó là điều kiện cơ bản để mọi hoạt động được diễn
ra Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điềm trong tài liệu
“Quản trị nhân lực” thì “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó” [24] Cũng theo đó, tác giả Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương, Phạm Thị
Bích Ngọc trong giáo trình “Hành vi tổ chức” cho rằng “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động”[36] Các yếu tố tạo động lực trong lao động; các yếu
tố thuộc về bản thân người lao động gồm hệ thống nhu cầu của người lao động:Nhu cầu về vật chất; Nhu cầu về tinh thần; Nhu cầu học tập để nâng cao trìnhđộ; Nhu cầu thẩm mỹ và giao tiếp xã hội; Nhu cầu công bằng xã hội Có thểnói, động lực trong lao động là sự nỗ lực, cố gắng từ chính bản thân mỗingười lao động mà ra Như vậy, mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm saotạo ra được động lực để người lao động có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhấtphục vụ cho tổ chức
Động lực làm việc của giáo viên tiểu học được tạo bởi từ các yếu tố bênngoài và bên trong mà cốt lõi là quá trình thỏa mãn nhu cầu của giáo viên trongmôi trường làm việc tại trường tiểu học: Nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinhthần, nhu cầu được tự khẳng định, được đào tạo, bồi dưỡng, được thăng tiến,được tôn trọng, được bảo vệ các quyền lợi chính đáng Động lực làm việc củagiáo viên tiểu học vùng khó khăn phụ thuộc một phần vào môi trường làm việccủa giáo viên Vì vậy muốn tạo được động lực làm việc cho giáo viên tiểu họcthực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục dạy học ở trường tiểu học vùngkhó khăn, nhà trường cần phải phát triển môi trường làm việc cho giáo viên,đảm bảo các chính sách về tiền lương, giờ lao động, hoạt động đào tạo bồidưỡng giáo viên để giáo viên viên phát triển, đồng thời phải tạo ra các mối
Trang 30quan hệ thân thiện chia sẻ trong mọi hoạt động của nhà trường để giáo viênnhận thấy được tôn trọng, được khẳng định mình, các yếu tố cơ sở vật chất, tàichính phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên.
Phát triển môi trường làm việc cho giáo viên nhằm tạo nên một môitrường làm việc cả về vật chất lẫn tinh thần, xã hội an toàn bình đẳng, có tácdụng tạo động lực cho giáo viên chuyên tâm với nghề, khắc phục mọi khó khăn
về kinh tế, khó khăn về tâm lý, xã hội, hoàn cảnh gia đình …để nâng cao chấtlượng giáo dục của nhà trường và phát triển bản thân Phát triển môi trường làmviệc cho giáo viên tiểu học vùng khó khăn cần phải quan tâm đến các yếu tố vậtchất sẵn có, tận dung tối đa có hiệu quả các yếu tố tâm lý, xã hội đặc thù nhằmgiúp giáo viên vượt qua những điều kiện khó khăn của nhà trường, các trở ngại
từ phía xã hội để chuyên tâm với nghề, phát triển bản thân và phát triển nhàtrường
Với những phân tích ở trên, phát triển môi trường làm việc tích cực lànhằm tạo ra môi trường vật chất, môi trường tinh thần và môi trường xã hội antoàn, thân thiện cho quá trình làm việc của người giáo viên, kích thích giáo viênchuyên tâm với nghề khắc phục mọi khó khăn nâng cao chất lượng giáo dục củanhà trường Do vậy việc tạo ra môi trường làm việc tích cực là yêu cầu nhiệm
vụ hết sức quan trọng, cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thông mới Như vậy có thể nói, môi trường làmviệc tích cực và động lực làm việc có mối quan hệ mật thiết Môi trường làmviệc tích cực đã tạo nên động lực làm việc của người lao động nói chung và củagiáo viên tiểu học nói riêng
1.2 Xây dựng môi trường làm việc tích cực trong trường tiểu học
Hoạt động quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học về xây dựng môitrường làm việc tích cực trong nhà trường là nhằm mục đích cuối cùng nângcao chất lượng dạy và học Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trongnhà trường là yếu tố căn bản và quyết định thành công mọi hoạt động giáo dục
Trang 31và các hoạt động dạy học, là trung tâm của môi trường làm việc tích cực, đượcthể hiện ở các thành tố cốt lõi sau:
Trang 321.2.1 Xây dựng kế hoạch chiến lược, có sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi, được chia sẻ rộng rãi trong tập thể nhà trường, học sinh và xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Muốn xây dựng được môi trường làm việc tích cực trong nhà trường,trước hết phải có kế hoạch chiến lược cho nhiệm vụ này Kế hoạch có thời hạntừ
5 đến 10 năm thể hiện những định hướng lớn mà nhà trường cần đạt được trongtương lai, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai và đặc biệt là các giảipháp mang tính chiến lược, đảm bảo cho nhà trường có sự phát triển vượt bậc
- Sứ mệnh: Tạo dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, an toàn,
có nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục toàn diện cao Nhà trường là nơimỗi học sinh đều có cơ hội được giáo dục, chăm sóc về mặt nhân cách, pháttriển tài năng, có năng lực tư duy sáng tạo, có khả năng giải quyết vấn đề khigặp khó khăn Mỗi học sinh sau khi ra trường, đều có khả năng tiếp cận và hòanhập với đời sống xã hội, biết tìm cơ hội cho mình về việc làm, thu nhập vàcống hiến cho dân tộc, quốc gia và nhân loại
- Tầm nhìn: Học sinh tiểu học sẽ trở thành những cá nhân có tư duy độc
lập, có thái độ lao động hợp tác tốt, tự trọng, trung thực, có ý chí vươn lên, luôntham gia tích cực vào học tập, và học tập suốt đời, có khả năng giải quyết đượcvấn đề khi gặp khó khăn trong học tập, lao động và cuộc sống; Học sinh có kỹnăng sống, hòa nhập được sự thay đổi của các môi trường khác nhau; Họcsinh có sức khỏe, có cảm xúc, có khả năng biến ước mơ, khát vọng trở thành sựthật, có năng lực để tiếp cận và sử dụng công nghệ tất cả đều nhằm nâng caolợi ích, danh dự của bản thân, gia đình, dân tộc, và quốc gia Học sinh chính là
sự khẳng định thương hiệu, uy tín của một nhà trường, của các thầy cô giáo, làđường đi đúng đắn để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vănminh
- Các giá trị cốt lõi của của trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục:
Trang 331 Giá trị 1: Chất lượng và tín nhiệm: Đặt mục tiêu trên hết là chất lượngdạy học, chất lượng giáo dục, đáp ứng sự tín nhiệm, tin tưởng của các bậc phụhuynh với Nhà trường; hiện thực hóa những kỳ vọng, mong muốn về tương lai
Trang 34vững chắc của thế hệ tiếp nối, sẵn sàng để các con hòa nhập trong một môitrường giáo dục mở, theo các tiêu chuẩn mới của nền giáo dục hiện đại.
2 Giá trị 2: Tuân thủ và sáng tạo: Tuân thủ chặt chẽ các Quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở chủ động, sáng tạo và đổi mới là nguyêntắc chỉ đạo các hoạt động của Nhà trường, nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt racủa xã hội trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế nói chung, và hộinhập giáo dục nói riêng
3 Giá trị 3: Hợp tác và chia sẻ: Để không ngừng nâng cao chất lượngdạy và học, đáp ứng các tiêu chí của giáo dục hiện đại, đòi hỏi phải có cách làmviệc đề cao sự hợp tác thường xuyên và mật thiết dưới nhiều hình thức ở nhiềucấp độ: hợp tác, chia sẻ trong nội bộ nhà trường; hợp tác, chia sẻ với các trườngbạn, với các bậc phụ huynh…
4 Giá trị 4: Tận tụy và trách nhiệm cao: Được các bậc phụ huynh ủythác, giao phó tương lai của thế hệ tiếp nối là niềm tự hào và trách nhiệm củanhững nhà giáo, những người quản lý, những cán bộ công nhân viên nhàtrường Yêu thương trẻ, tận tụy và trách nhiệm trong công việc
5 Giá trị 5: Sức mạnh đồng thuận và trí tuệ tập thể: Luôn coi trọng sựđồng thuận giữa tập thể lãnh đạo, giáo viên và cán bộ công nhân viên, coi trọngsức mạnh của trí tuệ tập thể Sự đồng thuận và trí tuệ tập thể là nguồn lực tolớn dẫn đến mọi thành công trong sự nghiệp phát triển nhà Mọi tình cảm, tráchnhiệm và sự nỗ lực của nhà trường đều xuất phát từ mong muốn học sinh đượcthụ hưởng quyền lợi học tập, được chăm sóc tối ưu, được phát triển và theo đónhà trường cũng ngày càng phát triển Những điều đó không chỉ bằng nhữnghành động cụ thể, mà còn bằng cả trái tim yêu thương…
1.2.2 Xây dựng truyền thống, thương hiệu nhà trường
Bên cạnh các yếu tố về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,đội ngũ, môi trường làm việc, thì việc xây dựng truyền thống, thương hiệu củanhà trường là một trong những yếu tố rất quan trọng, nhằm quản bá hình ảnhcủa trường, đồng thời thu hút người học đến trường
Trang 35Trên thế giới việc xây dựng truyền thống, thương hiệu nhà trường đượcquan tâm từ khá lâu và mang lại hiệu quả lớn trong giáo dục, còn ở Việt Namtrào lưu này mới xuất hiện trong những năm gần đây, tuy nhiên hoạt động nàycũng nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhàtrường, đặc biệt là việc thu hút người học.
1.2.3 Tạo động lực làm việc cho cán bộ, giáo viên và nhân viên
Phát huy được sự nhiệt tình, trách nhiệm, nỗ lực hết mình của mỗi cánhân trong thực thi nhiệm vụ
Mỗi nhiệm vụ khi được giao, nếu mỗi giáo viên đều nỗ lực luôn có ýthức phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất, luôn trăn trởtìm kiếm các giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ, biết tận dụng tất cả những
gì hiện có, khắc phục những khó khăn bằng nhiều cách làm khác nhau mớimong có kết quả tốt đẹp Người quản lý không thể giám sát mọi hoạt động củacấp dưới và chỉ có thể giám sát từ kết quả làm việc của cán bộ, giáo viên, nhânviên suy ra quá trình làm việc của họ
Sự nỗ lực, nhiệt tình của cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn tạo ra sự antâm tin tưởng lẫn nhau thúc đẩy đoàn kết nội bộ, phong trào thi đua trong nhàtrường, là điều kiện tốt để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động và chất lượngdạy và học
Có được yếu tố này hiệu trưởng phải luôn tin tưởng ở cấp dưới, khích lệđộng viên, lắng nghe để có những chỉ đạo phù hợp, đúng hướng, luôn tạo mọiđiều kiện để cán bộ giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
Khai thác tài năng tiềm ẩn, sức sáng tạo trong mỗi cán bộ quản lý, giáoviên, nhân viên trong các hoạt động của quá trình giáo dục, dạy học và xâydựng nhà trường
Mỗi cá nhân đều có năng lực sở trường của mình, trong điều kiện côngtác cụu thể nếu có những điều kiện thích hợp cùng với sự khích lệ họ có thể tạonên những kỳ tích, có những phát kiến thay đổi rất lớn đến cục diện chunghoặc, những sáng kiến kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn quá trình công tác.Đây là cách mà các tổ chức kế thừa, hoàn thiện và phát triển
Trang 36Hiệu trưởng cần biết khích lệ sự sáng tạo trong đội ngũ, tạo ra môitrường thuận lợi để ươm trồng tài năng Đội ngũ tài năng sẽ tạo ra học trò tàinăng, học trò tài năng sẽ thúc đẩy giáo viên nỗ lực và cống hiến, đồng thời tạinên niềm tin, tự trọng, danh dự và thương hiệu, uy tín.
1.2.4 Xây dựng các mối quan hệ trong trường tiểu học
a) Quan hệ giữa hiệu trưởng với giáo viên, nhân viên
Quan hệ giữa hiệu trưởng với giáo viên, nhân viên không chỉ thuần túy làcấp trên cấp dưới, mà đó còn là quan hệ đồng chí, đồng nghiệp, là cộng sự, làchỗ dựa tinh thần cho mỗi cá nhân
b) Quan hệ, ứng xử trong đồng nghiệp
Quan hệ ứng xử trong đồng nghiệp rất quan trọng, nó là mối quan hệ phổbiến nhất trong nhà trường, cũng là mối quan hệ dễ gây mất đoàn kết nội bộnhất
c) Quan hệ, ứng xử giữa giáo viên và học sinh
Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh rất quan trọng, nhân cách, trithức, phong thái của giáo viên cùng mối quan hệ thân thiện, gần gũi, sự cảmthông và chia sẻ với học trò sẽ cảm hóa học trò thành những người có lý tưởng,
có nhân cách, có nghị lực, có tài năng đó chính là sản phẩm của nhà giáo
d) Quan hệ, ứng xử giữa giáo viên và cha mẹ học sinh
Quan hệ ứng xử giữa giáo viên với cha mẹ học sinh thường là mối quan
hệ phối hợp giáo dục các em Trong đó giáo viên thường thông báo kết quả họctập, rèn luyện của các em, tính cách, quan hệ, một số hoạt động tư vấn về địnhhướng, sở thích, sở trường của các em giúp gia đình có những định hướng tốthơn cho các em sau này
Quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh còn được thể hiện ở sự phốihợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh Đối với yêu cầu
Trang 37chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học thì yêu cầu này lại càng cầnthiết.
Trang 381.2.5 Quản lý phân công lao động đảm bảo sự hài hòa và hợp tác trong trường tiểu học
Phát huy được ưu thế của tổ chức bằng lao động hợp tác, huy động trí lựctập thể, cộng đồng trách nhiệm
Tập thể được gắn kết bởi nhiệm vụ chung của cả tổ chức, sản phẩm đượctạo thành từ nhiều mảng nhiệm vụ ghép lại, mỗi người lại có những thế mạnhriêng và những hạn chế riêng của mình Nếu trong nhiệm vụ có sự hợp tác, bổkhuyết cho nhau, cộng tác với nhau, cộng đồng trách nhiệm thì hiệu suất nângcao, chất lượng sản phẩm, uy tín của trung tâm sẽ rất tốt
Để có được điều này, hiệu trưởng cần chú ý xây dựng thái độ làmviệc hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm, tư tưởng và nhận thức trong quátrình làm việc theo nhóm Năng lực cá nhân và thái độ lao động hợp tác,xây dựng phải được coi trọng song song, được thể hiện rõ trong đánh giá,xếp loại, quy hoạch cán bộ, đó được coi là một phẩm chất cần có của mộtcán bộ kế cận
Phát huy được ưu thế của khoa học, kỹ thuật và công nghệ bằng khảnăng làm chủ và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của đội ngũtrong các hoạt động nghiên cứu, học tập, quản lư, giảng dạy và các nhiệm
Hiệu trưởng cần chú trọng phát triển bằng chiến lược phát triển thôngqua đào tạo đội ngũ, giáo dục tư tưởng, có đánh giá năng lực cá nhân bằng khảnăng ứng dụng khoa học và công nghệ, có đầu tư thích đáng vào cơ sở vật chất,thiết bị, phương tiện thuận lợi cho sự phát triển
Trang 391.2.6 Vai trò của Hiệu trưởng với nhiệm vụ phát triển môi trường làm việc của giáo viên và việc xây dựng văn hóa trong quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học
1.2.6.1 Vai trò của Hiệu trưởng trường tiểu học với nhiệm vụ phát triển môi trường làm việc của giáo viên
Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtoàn bộ hoạt động của nhà trường Ngoài vai trò tổ chức, lãnh đạo trực tiếp hoạtđộng dạy học và hoạt động giáo dục, người hiệu trưởng còn có nhiệm vụ cảithiện môi trường dạy - học để tạo động lực cho giáo viên và học sinh hoạt động
có hiệu quả Hiệu trưởng làm việc với nhiều đối tượng khác nhau như các thànhviên của cộng đồng hay các nhà tài trợ bên ngoài nhằm tìm kiếm các nguồn hỗtrợ kinh phí và vật chất, khuyến khích đội ngũ tìm kiếm các nguồn hỗ trợ đểtăng thêm nguồn lực cho nhà trường nhằm tạo ra một môi trường làm việc antoàn và thân thiện để dạy và học có hiệu quả
Trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng trong các quyết định vềnhân sự, chương trình, tài chính… chỉ thực sự có hiệu quả cao khi hiệutrưởng biết chia sẻ quyền lực và trách nhiệm với cấp dưới và giáo viên nhằmbiến những yêu cầu mang tính bắt buộc thành nhu cầu thể hiện hành vi tựgiác của giáo viên và học sinh Yêu cầu mới đối với người hiệu trưởng phải
là người xuất sắc đồng thời cũng là người đi đầu trong việc cải thiện môitrường làm việc; biết chia sẻ tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường đến vớimọi giáo viên, biết huy động cán bộ, giáo viên vào việc lập kế hoạch và quản
lý nhà trường, biết vui với niềm vui của đồng nghiệp, nhận trách nhiệm với
sự thất bại của cấp dưới Đồng thời, người hiệu trưởng phải hướng các giátrị và niềm tin vào lợi ích của giáo viên và học sinh, đặt lợi ích của ngườihọc và chất lượng giáo dục lên vị trí hàng đầu; luôn có thái độ hợp tác đểnâng cao chất lượng và quảng bá thương hiệu của nhà trường Nhân tố nàyphải là trung tâm hợp tác, điểm nhấn của sự gắn kết các thành viên trong nhàtrường với nhau, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, tạo bầu không khí làm việc tíchcực, cởi mở, thân thiện trong nhà trường
Trang 40Người hiệu trưởng có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển môitrường làm việc bằng các biện pháp chỉ đạo như: xây dựng nề nếp dạy học, đổimới phương pháp dạy học, xây dựng quan hệ ứng xử thân thiện trong và ngoàitrường Với vai trò là thủ lĩnh tư tưởng, họ có vai trò quan trọng trong việc xâydựng tập thể sư phạm đoàn kết thân ái, tất cả vì học sinh Tư duy sáng tạo, nhâncách lớn của nhà quản lí có ảnh hưởng tích cực, có vai trò quan trọng trong việchình thành văn hóa nhà trường Người hiệu trưởng phải coi trọng việc đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn để phát triển đội ngũ; khuyến khích giáo viên tích cựchợp tác để nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời họ phải là tấmgương về tự học, phát triển chuyên môn liên tục thích ứng với yêu cầu mới củaquản lý trường học.
Như vậy, nhiệm vụ của hiệu trưởng nhà trường tập trung vào 3 nhómgiải pháp cần tiến hành đồng bộ: i) ban hành các chính sách tạo động lực; ii) tổchức triển khai thực hiện và điều chỉnh; iii) kiểm tra giám sát và đánh giá
1.2.6.2 Xây dựng văn hóa trong quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học
Văn hóa quản lý của hiệu trưởng là thể hiện nhận thức, phương pháp,phong cách làm việc, tầm nhìn của hiệu trưởng Văn hóa quản lý của hiệutrưởng chính là cốt lõi tạo nên văn hóa nhà trường Các quan điểm nói về vănhóa quản lý của hiệu trưởng như sau:
a) Quan điểm ứng xử của nhà trường với xã hội của hiệu trưởng
Nhà trường là nơi kết nối khoa học, tri thức của thế giới, xã hội và thựctiễn cuộc sống đến với người học nên nhà trường phải là một hệ thống mở, cầnluôn thích ứng với sự thay đổi, biến động của thế giới, của xã hội và thực tiễnnhà trường
Mở rộng quan hệ giữa nhà trường với xã hội là giúp cán bộ, giáo viên,nhân viên tăng tính thích nghi, năng động, sáng tạo, dễ dàng huy động sự ủng
hộ, đồng tình của xã hội, của cộng đồng với nhà trường
b) Hoàn thiện các chính sách tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học vùng khó khăn