1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đê thi thử vào ĐHCĐ 2009 môn Sinh 224

5 282 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Đề thi thử Đại học, Cao đẳng năm 2009 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Trường THPT Lê Lai THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN THI: Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút Đề thi có 50 câu trắc nghiệm; gồm 5 trang Câu 1: Cơ chế gây đột biến đa bội của Cônsixin là: A. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc. B. Đình chỉ hoạt động nhân đôi của các NST. C. Tách sớm tâm động của các NST kép. D. Ngăn cản không cho màng tế bào phân chia. Câu 2: Quá trình tổng hợp ARN trong nhân cần thiết cho: A. Hoạt động nhân đôi của ADN C. Hoạt động dịch mã trong tế bào chất B. Hoạt động phân bào giảm nhiễm D. Hoạt động phân bào nguyên nhiễm Câu 3: Hiện tượng lặp đoạn NST sẽ dẫn đến: A. Gây chết cho sinh vật. B. Làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. C. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất vật chất di truyền. D. Làm tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể có kích thước lớn hơn. Câu 4: Quần thể chuột đồng rừng thưa và quần thể chuột đồng đất canh tác là 2 quần thể: A. Dưới loài B. Hình thái C. Địa lí D. Sinh thái Câu 5: Cơ thể 2n ở kì sau I của giảm phân có 1 cặp NST không phân li sẽ tạo ra những loại giao tử: A. n +1 và n – 1. B. 2n và n. C. 2n và 0. D. 2n +1 và 2n – 1. Câu 6: Để đề xuất thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính, M. Kimura dựa trên những nghiên cứu về: A. Cấu trúc ADN và NST. C. Cấu trúc các phân tử prôtêin. B. Cấu trúc của NST. D. Cấu trúc các phân tử ADN. Câu 7: Các yếu tố quyết định sự khác biệt trong cấu trúc các loại ARN là: A. Số lượng, thành phần các loại ribônuclêôtit trong cấu trúc B. Số lượng, thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN C. Thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit D. Cấu trúc không gian của ARN Câu 8: Ở một loài thực vật giao phấn, A quy định thân cao, a thân thấp; B hoa màu đỏ, b hoa màu trắng; D hạt trơn, d hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, các gen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen. Số loại kiểu hình ở F 1 là: A. 8 B. 16 C. 27 D. 9 Câu 9: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ ở con lai xa là: Câu 10: Nhóm sinh vật nào có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa: A. Địa y, quyết. C. Thực vật hạt trần. B. Thực vật thân bò có hoa. D. Thực vật thân cỏ có hoa Câu 11: Mùa đông ruồi, muỗi phát triển ít chủ yếu là do: A. Ánh sáng yếu B. Dịch bệnh nhiều C. Thức ăn thiếu D. Nhiệt độ thấp Câu 12: Nội dung cơ bản của quy luật phát sinh sinh vật là: A. Trong quá trình phát triển phôi, mỗi loài đều diễn lại tất cả những giai đoạn chính mà loài đã trải qua trong lịch sử phát triển của nó. B. Sự giống nhau trong phôi khác của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về GV: Ngô Công Cảnh – THPT Lê Lai A. Sự khác biệt trong chu kì sinh sản bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật. B. Hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhuỵ của loài kia ở thực vật, hoặc tinh trùng của loài này không sống được trong đường sinh dục của loài kia. C. Tất cả các giải thích trên. D. Bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau gây ra trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử ở con lai. Mã đề 101- Trang 1/5 Mã: 101 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng năm 2009 nguồn gốc chung của chúng. C. Sự phát triển các thể lập lại một cách rút gọn sự phát triển của loài. D. Toàn bộ sinh giới đa dạng và phức tạp ngày nay đều có một nguồn gốc chung. Câu 13: Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tuỳ thuộc vào: A. Tổ hợp gen và loại tác nhân gây đột biến. C. Tổ hợp gen và môi trường. B. Môi trường và loại đột biến. D. Loại đột biến và tổ hợp gen. Câu 14: Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính là: A. Giải thích được một số bệnh, tật di truyền liên quan đến NST giới tính như bệnh mù màu, máu khó đông… B. Chủ động sinh con theo ý muốn. C. Giải thích được một số bệnh di truyền liên quan đến NST giới tính và có thể phân biệt được đực cái sớm. D. Có thể sớm phân biệt được cá thể đực, cái nhờ các gen liên kết với giới tính. Câu 15: Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất để phân biệt hai loài vi khuẩn thân thuộc: A. Tiêu chuẩn hình thái. C. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh B. Tiêu chuẩn di truyền và tiêu chuẩn hình thái D. Tiêu chuẩn di truyền. Câu 16: Kết quả của diễn thế sinh thái là: A. Tăng sinh khối. C. Thay đổi cấu trúc quần xã. B. Thiết lập mối cân bằng mới. D. Tăng số lượng quần thể. Câu 17: Diễn thế sinh thái diễn ra một cách mạnh mẽ nhất do sự tác động của: A. Sinh vật trong quần xã C. Con người B. Nhân tố vô sinh D. Thiên tai Câu 18: Sự hình thành loài mới theo quan điểm của Đacuyn là: A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung. C. Quá trình biến hệ gen hở của quần thể thành hệ gen kín của loài. D. Là quá trình lịch sử cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. Câu 19: Khi cho lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thu được F 1 , cho F 1 tiếp tục giao phối với nhau. ở F 2 thu được kết quả kiểu hình của các phép lai khác nhau như sau: Phép lai 1 (I): 9 : 7 Phép lai 2 (II): 9 : 6 : 1 Phép lai 3 (III): 12 : 3 : 1 Phép lai 4 (IV): 13 : 3 Phép lai 5 (V): 15 : 1 Phép lai 6 (VI): 9 : 3 : 4 Phép lai 7 (VII): 9 : 3 : 3 : 1 Khi cho F 1 ở các phép lai trên lai phân tích. Kết quả sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 trong các trường hợp: A. I, II, III. B. II, III, VII. C. III, IV, VI. D. I, IV, V. Câu 20: Định luật Hacdi – Vanbec có tác dụng hạn chế là vì: A. Trên thực tế các thể đồng hợp, dị hợp có sức sống và giá trị thích nghi khác nhau. B. Trên thực tế quá trình đột biến và quá trình chọn lọc tự nhiên không ngừng xảy ra. C. Trên thực tế, các thể đồng hợp và dị hợp có sức sống và giá trị thích nghi khác nhau; quá trình đột biến và CLTN xảy ra không ngừng D. Luôn có sự ổn định tần số tương đối của các alen. Câu 21: Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do: A. Sự thống nhất tỉ lệ sinh - tử C. Tự điều chỉnh B. Quần thể khác điều chỉnh nó D. Có hiện tượng ăn lẫn nhau Câu 22: Phương pháp gây đột biến bằng tia tử ngoại được dùng để xử lí GV: Ngô Công Cảnh – THPT Lê Lai Mã đề 101- Trang 2/5 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng năm 2009 A. Bầu noãn. C. Đỉnh sinh trưởng của thân, cành. B. Hạt khô. D. Bào tử, hạt phấn. Câu 23: Sự sống từ dưới nước có điều kiện di cư lên cạn là nhờ: A. Hoạt động quang hợp của thực vật có diệp lục tạo ra ôxi phân tử và từ đó hìình thành lớp ôzôn làm màn chắn tia tử ngoại. B. Hoạt động quang hợp của thực vật có diệp lục tạo ra ôxi phân tử. C. Hình thành lớp ôzôn làm màn chắn tia tử ngoại. D. Xuất hiện thực vật có hoa hạt kín. Câu 24: Nguyên nhân, cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là: 1. Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong phát sinh giao tử. 2. Hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử. 3. Tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh 4. Sự tương tác giữa các gen trong hợp tử. 5. Cấu trúc ADN, NST bị biến đổi. A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 2, 3 C. 1, 3. D. 1, 2, 3, 4 Câu 25: Các nuclêôtit trên mạch 1 của gen được kí hiệu: A1, T1, G1, X1. Các nuclêôtit trên mạch 2 của gen được kí hiệu: A2, T2, G2, X2. Biểu thức nào sau đây là đúng: A. A1+T1+G1+G2=100% N1 B. A1+T1+G1+X2=100% N2 C. A1+T1+G1+X1=50% số nuclêôtit của một mạch D. A1+T2+G1+X1=100% N1 Câu 26: Người ta có thể sử dụng đối tượng nào sau đây làm tế bào nhận để sản xuất các chế phẩm sinh học nhờ kĩ thuật di truyền? A. Nấm men. C. Plasmit. B. Vi khuẩn E. Coli. D. Vi khuẩn E. Coli và Nấm men. Câu 27: Vùng chuyển tiếp giữa các quần xã thường có số lượng loài phong phú là do: A. Diện tích rộng C. Sự định cư của các quần thể tới vùng đệm B. Môi trường thuận lợi D. Ngoài các loài vùng rìa còn có loài đặc trưng. Câu 28: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là: A. Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại, dần dần hình thành nòi mới. B. Tích luỹ những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới. C. Nhân tố gây ra sự phân li tính trạng tạo ra nhiều nòi mới. D. Nhân tố gây ra sự biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật Câu 29: Ở các chỗ trống được đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4 là 1 trong các số sau: 3', 5' để mô tả chiều hoạt động của quá trình sao mã: Chiều sao mã --> Gen (1) ( .) A T G X T T A X ( .) (2) mARN (3) ( .) U A X G A A U G ( .) (4) A. (1) 3'; (2) 5'; (3) 5'; (4) 3' C. (1) 5'; (2) 3'; (3) 3'; (4) 5' B. (1) 3'; (2) 5'; (3) 3'; (4) 5' D. (1) 3'; (2) 3'; (3) 5'; (4) 5' Câu 30: Plasmit là: A. Một phân tử ADN dạng vòng có trong một số bào quan trong TBC của vi khuẩn như ti thể, lạp thể B. Một bào quan có mặt trong tế bào chất của tế bào. C. Một cấu trúc di truyền trong ti thể hoặc lạp thể. D. Một cấu trúc di truyền có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn. Câu 31: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là: A. Di cư, nhập cư. C. Sinh - tử. B. Khống chế sinh học. D. Dịch bệnh. GV: Ngô Công Cảnh – THPT Lê Lai Mã đề 101- Trang 3/5 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng năm 2009 Câu 32: Để nâng cao tính chính xác và hiệu quả chẩn đoán bệnh di truyền. Người ta thường kết hợp phương pháp nghiên cứu tế bào với phương pháp: A. Nghiên cứu phả hệ. C. Lai tế bào. B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Gây đột biến. Câu 33: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về cơ chế sinh tổng hợp prôtêin? A. Trong quá trình giải mã ribôxôm dịch chuyển trên mARN từ đầu 3' đến 5' và chuỗi pôlipeptit được hình thành sẽ bắt đầu bằng nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacbôxyl. B. Sự kết hợp giữa bộ ba kết thúc, quá trình sinh tổng hợp prôtêin sẽ dừng lại, chuỗi pôlipeptit sẽ được giải phóng, tARN cuối cùng được giải phóng dưới dạng tự do và ribôxôm trở lại tế bào chất dưới dạng hai tiểu phần lớn và bé. C. Trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit phản ánh đúng trình tự của các mã bộ ba trên mARN. D. Sự kết hợp giữa bộ ba mã sao và bộ ba đối mã theo nguyên tắc bổ sung giúp axit amin tương ứng gắn chính xác vào chuỗi pôlipeptit. Câu 34: Theo Đacuyn, nguyên nhân cơ bản của tiến hoá là: A. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể. B. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính. C. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong thời gian dài. D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 35: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen này nằm trên một cặp NST thường. Khi cho lai 2 cơ thể có kiểu gen . Trong trường hợp xảy ra hoán vị 2 bên, số loại kiểu gen ở là: A. 4 B.7 C. 8 D. 9 Câu 36: Người ta phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền dựa vào: A. Có dự đoán được kết quả hay không. B. Có biến đổi trong vật chất di truyền hay không. C. Sự biến đổi kiểu hình và có sự biến đổi trong vật chất di truyền hay không. D. Sự biến đổi kiểu hình. Câu 37: Loại biến dị nào sau đây sẽ làm xuất hiện kiểu gen mới? A. Biến dị đột biến. C. Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. B. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 38: Phát biểu nào sau đây không phải là ý nghĩa của hoán vị gen? Câu trả lời của bạn: A. Duy trì sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng trong nhóm gen liên kết B. Ứng dụng lập bản đồ di truyền. C. Các gen quý nằm trên các NST khác nhau có thể tổ hợp với nhau thành nhóm gen liên kết mới. D. Làm tăng các biến dị tổ hợp. Câu 39: Ý nghĩa không phải của định luật Hacđi – Vanbec là: Câu trả lời của bạn: A. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. B. Phản ánh trạng thái động của quần thể. C. Giải thích được tại sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định trong thời gian dài. D. Từ tỉ lệ kiểu hình suy ra tỉ lệ các kiểu gen và tần số tương đối của các alen. câu 40: Sự biến động của quần xã là do A. Môi trường biến đổi C. Sự phát triển quần xã B. Đặc tính của quần xã D. Tác dụng của con người Câu 41: Khi tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu: A. Sinh trưởng phát triển chậm. C. Có năng suất giảm, nhiều cây bị chết. GV: Ngô Công Cảnh – THPT Lê Lai Mã đề 101- Trang 4/5 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng năm 2009 B. Chống chịu kém. D. Chống chịu kém, sức sống giảm, năng suất thấp Câu 42: Trong một quần thể tự phối, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 100% Aa thì tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ thứ 3 (F 3 ) là: A. 75% B. 12,5% C. 50% D. 25% câu 43: Ở một loài thực vật giao phấn, A quy định thân cao, a thân thấp; B hoa màu đỏ, b hoa màu trắng; D hạt trơn, d hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen. Tỉ lệ các loại kiểu hình ở F 1 là: A. B. C. D. Câu 44: Nếu cặp sinh đôi có cùng giới tính và cùng không mắc bệnh thì cách để nhận biết họ là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng là: Câu trả lời của bạn: A. Phải dùng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh kết hợp nghiên cứu cùng một lúc một số tính trạng khác nữa. B. Không phải các phương pháp trên. C. Phải dùng phương pháp phả hệ. D. Phải dùng phương pháp nghiên cứu tế bào. Câu 45: Cho cây F 1 dị hợp tử lai phân tích được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ: 7% cây quả tròn, hoa tím. 18% cây quả tròn hoa trắng. 43% cây quả dài, hoa tím. 32% cây quả dài, hoa trắng. Biết rằng hoa tím trội hơn so với hoa trắng. Các tính trạng này chịu tác động của quy luật di truyền: A. Tương tác gen và hoán vị gen C. Tương tác gen. B. Hoán vị gen. D. Liên kết gen. Câu 46: Một phân tử mARN để cho 10 ribôxôm trượt qua không lặp lại đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3990 axit amin tự do. Ribôxôm thứ nhất trượt qua hết phân tử mARN mất 40 giây, ribôxôm cuối cùng trượt qua hết phân tử mARN đó chậm hơn so với ribôxôm thứ nhất 8,1 giây. Khoảng cách trung bình giữa các ribôxôm kế tiếp nhau bằng: A. 71,4 A 0 . B. 81,6 A 0 . C. 91,8 A 0 . D. 102 A 0 . Câu 47: Tổ chức sống nào dưới đây bao gồm cả yếu tố vô sinh A. Quần thể B. Hệ sinh thái C. Quần xã D. Loài Câu 48: Sự hình thành loài mới theo Lamac là: A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng. B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. C. Quá trình biến hệ gen hở của quần thể thành hệ gen kín của loài. D. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng xuất phát từ một nguồn gốc chung. Câu 49: Ở một loài thực vật A quy định hoa màu đỏ, a quy định hoa màu trắng. Khi người ta cho lai các cơ thể có kiểu gen : P AAaa x Aa Trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ F 1 sẽ là: A. 36 đỏ : 1 trắng. B. 11 đỏ : 1 trắng C. 35 đỏ : 1 trắng. D. 12 đỏ : 1 trắng. Câu 50: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu khi nghiên cứu về di truyền học ở người: B. Sinh sản chậm, ít con. A. Bộ nhiễm sắc thể có số lượng lớn (2n = 46) D. Yếu tố xã hội. C. Sinh sản chậm, ít con và bộ NST có số lượng lớn (2n = 46) GV: Ngô Công Cảnh – THPT Lê Lai Mã đề 101- Trang 5/5 . Đề thi thử Đại học, Cao đẳng năm 2009 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Trường THPT Lê Lai THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN THI: Sinh. nhập cư. C. Sinh - tử. B. Khống chế sinh học. D. Dịch bệnh. GV: Ngô Công Cảnh – THPT Lê Lai Mã đề 101- Trang 3/5 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng năm 2009 Câu

Ngày đăng: 29/08/2013, 05:11

w