1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề đại học tham khảo 20

4 185 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2009 SỐ 20 Họ và tên:………………………………… lớp:……………… Số câu đúng:…… .…Điểm:……… Trả lời: 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Câu 1. Ý nào không đúng với các công đoạn của công nghệ tế bào ? A. Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể B. Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh C. Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích tế bào thành mô sẹo D. Nuôi cấy tế bào thành mô sẹo Câu 2. Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc NST thấy rõ nhất là A. quan sát kiểu hình B. phát hiện thể đột biến C. quan sát tế bào lúc phân chia D. nhuộm băng NST Câu 3. Vì sao nói đột biến là nhân tố tiến hoá cơ bản ? A. Vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số các alen trong quần thể B. Vì cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá C. Vì tần số đột biến gen là khá lớn D. Vì là cơ sở để tạo ra biến dị tổ hợp Câu 4. Trình tự xuất hiện các dạng vượn người hoá thạch nào dưới đây là đúng ? A.Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Homo habilis. B. Ôxtralôpitec, Homo habilis, Đriôpitec. C. Đriôpitec, Homo habilis, Ôxtralôpitec D. Homo habilis, Ôxtralôpitec, Đriôpitec. Câu 5. Phương pháp cơ bản được sử dụng trong chọn giống vật nuôi là ? A. lai hữu tính B. cải tạo giống địa phương C. nuôi thích nghi các giống nhập nội D. tạo giống ưu thế lai Câu 6. Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã ? A. Thành phần loài trong quần xã B. Sự phân bố các loài trong quần xã C. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài D. Các loài trong quần xã luôn đối địch nhau Câu 7. Thứ tự đúng của các đại địa chất là A. Đại cổ sinh, đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại tân sinh B. Đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh C. Đại cổ sinh, đại trung sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại tân sinh D. Đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh Câu 8. Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để: A. củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần B. kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần C. tạo giống mới D. tạo ưu thế lai Câu 9. Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN(cho và nhận) được nối với nhau bởi enzim: A. ADN – pôlimeraza B. ADN – restrictaza C. ADN – ligaza D. ARN - pôlimeraza Câu 10. Đièu nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trỉnh tiến hoá ? A. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của cơ thể B. Luôn tạo ra được tổ hợp gen thích nghi C. Phổ biến hơn đột biến NST D. Mặc dùn đa số là có hại nhưng trong điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi. Câu 11. Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau giảm phân II thì tạo ra các loại giao tử nào ? A. AA, Aa, A, a B. Aa, O C. Aa, O D. AA, O Lª Kh¾c Thôc – THPT T©n Kú 1 Câu 12. Quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp bằng cách A. làm cho đột biến phát tán trong quần thể B. góp phần tạo ra tổ hợp gen thích nghi C. trung hoà tính có hại của đột biến D. tạo ra vô số biến dị tổ hợp Câu 13. Theo Lamac, các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do A. trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn lại các dạng thích nghi nhất. B. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời, do đó không có dạng nào bị đào thải. C. đặc điểm cấu tạo biến đổi theo nguyên tắc cân bằng dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh D. sinh vật vốn có khả năng thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh Câu 14. Chọn lọc nhân tạo là quá trình A. đào thải những biến dị bất lợi cho con người B. tích luỹ biến dị có lợi cho con người C. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và bản thân sinh vật D. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho con người Câu 15. Điều nào không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh ? A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp B. Đảm bảo sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể D. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng trong quần thể Câu 16. Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng nghiên cứu di truyền ở người ? A. Phương pháp lai phân tích B. Phương pháp phả hệ C. Phương pháp di truyền tế bào D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh Câu 17. Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp hạt dài thu phấn với nhau được F 1 . Tiếp tục cho F 1 tự thụ phấn, ở F 2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Cho biết nếu hoán vị gen xảy ra thì tần số hoán vị gen dưới 50%. Sự di truyền của hai tính trạng trên bị chi phối bởi quy luật nào ? A. Hoán vị gen xảy ra một bên B. Hoán vị gen xảy ra hai bên C. Liên kết hoàn toàn D. Phân li độc lập Câu 18. Loại đột biến nào được phát sinh do tác nhân đột biến xen vào mạch khuôn khi ADN tự nhân đôi? A. Chuyển đổi vị trí 2 cặp nu cho nhau B. Thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác C. Mất một cặp nu D. Thêm một cặp nu Câu 19. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A. phát hiện vai trò sáng tạo của CLTN và CLNT B. giải thích được sự hình thành loài mới C. đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này D. giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi Câu 20. Để tạo được một giống tốt người ta thường tiến hành A. nhân giống trực tiếp đột biến có lợi B. dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá và chọn lọc qua nhiều thế thệ C. nhân giống trực tiếp các biến dị tổ hợp có lợi D. dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá và chọn lọc qua một thế thệ Câu 21. Ý nghĩa nào dưới đây không phải của định luật Hacđi – Vanbec ? A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể tồn tại trong thời gian dài B. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần tương đối các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình C. Từ tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn có thể suy ra tần số tương đôi alen lặn tương ứng D. Phản ánh trạng thái động của quần thể Câu 22. Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần thể người ? A. Tỉ lệ giới tính 1 : 1 B. Thành phần nhóm tuổi C. Mức sinh sản và tử vong D. Kinh tế - xã hội Câu 23. Ở người bệnh bạch tạng do gen d gây ra. Những người bạch tạng được gặp với tỉ lệ 1/20000. Tỉ lệ những người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu ? A. 1,2 % B. 1% C. 1,4% D. 1,6% Lª Kh¾c Thôc – THPT T©n Kú 2 Câu 24. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưu bóng ? A. Phiến lá dày B. Lá cây có màu xanh thẩm. Hạt lục lạp có kích thước lớn C. Lá nămg ngang D. Thân cây có vỏ mỏng, màu thẩm Câu 25. Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình phiên mã không thực hiện được ? A. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc B. Đột biến ở mã mở đầu C. Đột biến ở mã kết thúc D. Đột biến bộ ba giữa gen Câu 26. Dạng đột biến nào làm tăng số lượng gen nhiều nhât ? A. Lặp đoạn trong một NST B. Chuyển đoạn tương hỗ C. Chuyển đoạn không tương hỗ D. Sát nhập NST này vào NST khác Câu 27. Trong lai tế bào người ta nuôi cấy 2 dòng tế bào A. sinh dưỡng khác loài B. sinh dưỡng và sinh dục khác loài C. sinh dục khác loài D. xôma và sinh dục khác loài Câu 28. Phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở nhóm sinh vật nào ? A. Vi sinh vật và động vật B. Thực vật và động vật C. Thực vật và vi sinh vật D. Thực vật, động vật và vi sinh vật Câu 29. Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn ? A. Thể không nhiễm B. Thể hai nhiễm C. Thể một nhiễm D. Thể ba nhiễm Câu 30. Một đột biến gen được hình thành phải trải qua A. 4 lần tự sao của ADN B. 3 lần tự sao của ADN C. 2lần tự sao của ADN D.1lần tự sao của ADN Câu 31. Liên kết phôtphođieste được hình thành giữa hai nu xảy ra giữa các vị trí cacbon A. 2’ của nu trước và 5’ của nu sau B. 5’ của nu trước và 5’ của nu sau C. 4’ của nu trước và 5’ của nu sau D. 3’ của nu trước và 5’ của nu sau Câu 32. Tiêu chuẩn phân biệt nào là phổ biến nhất để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc ? A. Tiêu chuẩn hình thái B. Tiêu chuẩn địa lí – sih thái C. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh D. Tiêu chuẩn di truyền Câu 33. Cơ sở di truyền học của Luật hôn nhân gia đình : cấm kết hôn trong họ hàng gần vì A. gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp lặn B. gen trội có hại có điều kiện biểu hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp C. ở thế hệ sau xuất hiện ưu thế lai D. ở thế hệ sau xuất hiện phân li kiểu hình Câu 34. Vì sao thể đa bội ở động vật thường hiếm gặp ? A. Vì quá trình thụ tinh luôn diễn ra giữa các giao tử bình thường B. Vì quá trình giảm phân diễn ra bình thường C. Vì cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản D. Vì quá trình diễn ra bình thường Câu 35. Đột biến NST từ 48 ở vượn người con 46 ở người liên quan đến dạng đột biến cấu trúc NST nào? A. Chuyển đoạn tương hỗ B. Chuyển đoạn không tương hỗ C. Lặp đoạn trong một NST D. Sát nhập NST này vào NST khác. Câu 36. Lai xa được sử dụng phổ biến trong A. chọn giống vi sinh vật B. chọn giống cây trồng C. chọn giống vật nuôi D. chọn giống VSV và vật nuôi Câu 37. Phương pháp chọn giống chủ yếu ở động vật là A. giao phối B. gây đột biến nhân tạo C. lai tế bào D. lai phân tử Câu 38. Dạng đột biến nào sau đây là đột biến sai nghĩa ? A. Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nu làm thay đổi các axit amin B. Đột biến thay thế 1 cặp nu không làm thay đổi axit amin C. Đột biến gen làm xuất hiện mã kết thúc D. Đột biến thay thế 1 cặp nu làm thay đổi axit amin Câu 39 . Người ta vận dạng đột biến nào để loại nhưng gen có hại ? A. Mất đoạn B. Thêm đoạn C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn Lª Kh¾c Thôc – THPT T©n Kú 3 Câu 40. Các nhân tố chủ yếu chi phối trong quá trình hình thành dặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật? A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, biến động di truyền B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và cơ chế cách li C. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên D. Quá trình đột biến, quá trình CLTN và biến động di truyền Câu 41. Cấu trúc di truyền quần thể tự phối A. chủ yếu ở trạng thái di hợp B. đa dạng về kiểu gen C. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau D. tăng thể đồng hợp và giảm thể dị hợp Câu 42. Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai trong phương pháp lai tế bào người ta sử dụng A. virus Xenđê B. keo hữu cơ pôliêtilen glicol C. hoocmôn thích hợp D. xung điện cao áp Câu 43. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ nội phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào ? A. 30AA : 12 aa B. 28Aa : 14 aa C. 30Aa : 12 aa D. 31AA : 11 aa Câu 44. Diễn thế sinh thái là A. quá trình biến đổi quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường. B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường C. quá trình biến đổi tuàn tự của quần xã qua cac giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường D. quá trình biến đổi tuần tự của quấn xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc Câu 45. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là A. phân hoá khả ănng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể B. quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể, định hướng quá trình tiến hoá C. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo một hướng xác định D. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất Câu 46. Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Giura ? A. Hạt trần tiếp tục phát triển B. Xuất hiện chim thuỷ tổ C. Xuất hiện cây hạt kín D. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế Câu 47. So với thể dị bội thì thể đa bội có giá trị thực tiễn hơn vì A. ổn định hơn về giống B. cơ quan sinh dưỡng lớn hơn C. khả năng nhân giống nhanh hơn D. khả năng tạo giống tôt hơn Câu 48. Phương pháp chủ động tạo biến dị trong chọn giống cổ điển là A. lai giống B. gây đột biến nhân tạo C. chọn các cá thể biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên D. tạo ưu thế lai Câu 49. Trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất chưa có A. C 2 N 2 , CO B. H 2 O C. CH 4 và NH 3 D. O 2 và N 2 Câu 50. Phát biểu nào dưới đây là không đúng với chọn lọc gián đoạn ? A. Khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất, số đông các cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều kiện bất lợi bị đào thải B. Chọn lọc diễn ra theo một số hướng, trong mỗi hướng hình thành nhómcá thể thcíh nghi với hướng chọn lọc C. Kết quả quần thể ban đầu là phân hoá thành nhiều kiểu hình D. Bảo tồn thể dị hợp Lª Kh¾c Thôc – THPT T©n Kú 4 . đại tân sinh C. Đại cổ sinh, đại trung sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại tân sinh D. Đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại. của các đại địa chất là A. Đại cổ sinh, đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại tân sinh B. Đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung

Ngày đăng: 29/08/2013, 04:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w