Tiết 13 Sự tích Hồ Gươm

5 2.6K 2
Tiết 13 Sự tích Hồ Gươm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 4 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Tiết 13 NS: A.Mục tiêu bài học: Giúp HS Hiểu được nội dung,ý nghĩa của truyện sự tích Hồ Gươm,vẻ đẹp của một số hình ảnh chính trong truyện. Kể được truyện nầy. B.Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu văn bản. Soạn giáo án,chuẩn bị tranh ảnh về Lê Lợi , Hồ Gươm để minh hoạ. HS: Đọc kỹ văn bản; tập kể ở nhà;soạn bài theo hệ thống câu hỏi. C.Lên lớp: HĐ1 I.Ổn định : (1’) II.Kiểm tra bài cũ: (5’) Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng? Nêu ý nghĩa của truyyện? HĐ2 III.Bài mới: (35’) *Giới thiệu: (2’) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn nửa đầu thế kỉ XV kéo dài trong 10năm. Bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn (Thanh Hoá) và kết thúc là việc nghĩa quân đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. Lê Lợi là thủ lĩnh, là người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn. Nhân dân ghi nhớ công ơn của Lê Lợi không chỉ bằng những đền thờ, tượng đài, lễ hội mà cả bằng những sáng tác nghệ thuật dân gian. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. Truyện này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần. (2 phần) ( Đ1: Từ đầu đến “Đất nước”. Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm Thần. Đ2: Phần còn lại. Long Quân đòi gươm) Phần 1: GV chia các đoạn nhỏ cho HS đọc-GV nhận xét, hướng dẫn cho HS về cách đọc- Chú ý chú thích 1,3,4,6,12. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. - Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm Thần? (Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến xương tuỷ. Ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non I.Đọc-chú thích: II.Tìm hiểu văn bản: yếu, nhiều lần bị thua. Đức long Quân thấy vậy quyết định cho nghĩa quân mượn gươm Thần. - Lê Lợi đã nhận gươm Thần như thế nào? (HS kể trình tự…chàng đánh cá Lê Thận…) Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi thấy ánh sáng lạ …Lê Thận nâng gươm lên đầu… - Nêu ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm? (Lưỡi gươm dưới nước ,chuôi gươm trên rừng, khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông đến vùng rừng núi cũng đánh giặc. Các bộ phận cuả thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì “vừa như in”. Nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng cùng chung giết giặc. Lê Lợi được chuôi gươm . Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi. Nhân dân, dân tộc đã giao gươm cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trách nhiệm đánh giặc. - GV gọi HS đọc phần đọc thêm “Ấn kiếm Tây Sơn” để thấy rõ ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần. Em hãy tìm những chi tiết trong văn bản thể hiện sức mạnh của gươm Thần? ( Nêu hoàn cảnh Long Quân cho đòi gươm. Đất nước đã đuổi được giặc Minh-Chủ tướng Lê Lợi đã lên ngôi vua và nhà Lê đã dời đô về Thăng Long). - Cảnh đòi gươm và trao gươm lại như thế nào? (Nhân dịp vua lê ngự thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng sau khi đuổi hết giặc Minh. Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm. Khi thuyền vua đến giữa hồ, rùa vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm bên mình động đậy. Rùa tiến đến thuyền vua đòi gươm “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân”. Vua Lê trao gươm, rùa đớp lấy lặn xuống, để lại cho hồ Tả Vọng cái tên lịch sử hồ Hoàn Kiếm. - Nêu ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm? (ca ngợi tính chất chính nghĩa toàn dân. Đề cao suy tôn nhà Lê. Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm.) * Ý nghĩa: Bằng những chi tiết kỳ ảo, giàu ý nghĩa truyện; ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và ca ngợi chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Nhiều truyền thuyết Việt Nam có hình ảnh rùa vàng .Theo em hình tượng ruầ vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì? HĐ 3:HS đọc ghi nhớ. -Vì sao nhân dân không để Lê Lợi trực tiếp tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? - Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng trả gươmHồ Gươm. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào? Lam Sơn chống quân giặc Minh xâm lược ở đầu thế kỷ XV. Truyện cũng giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. *Luyện tập: HS đọc phần đọc thêm. HĐ3 IV.Hướng dẫn về nhà: (2’) Học thuộc ghi nhớ Soạn bài tập “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”. Tuần 4 C HỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Tiết 14 NS: 20/9/2007 A.Mục tiêu bài học: Giúp HS Nắm được chủ đề và dần bài của bài văn tự sự.Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. Tập viết mở bài cho bài văn tự sự. B.Chuẩn bị: GV: HS: C.Tiến trình: I.Ổn định: (1’) II.Kiểm tra bài cũ: (5’) Nhân vật trong văn tự sự phải như thế nào? III.Bài mới: (38’) *Giới thiệu bài: (2 ’- ) Muốn làm hoàn chỉnh một bài văn tự sự các em cần hiểu rõ chủ đề và dàn bài. Vậy chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự như thế nào? Em cùng cô đi vào bài sẽ rõ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gọi HS đọc bài văn - Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước cho chú bé con nhà nông bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc? (chữa bệnh cứu người không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh). -Vậy chủ đề của bài văn là gì? Câu văn nào biểu hiện chủ đề đó? (ông là một người hết lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh) Ba nhan đề: - Tuệ Tĩnh và hai người bệnh . - Tấm lòng thương người của Tuệ Tĩnh . - Y đức của Tuệ Tĩnh. Em chọn nhan đề nào? Vì sao? (nhan đề thứ ba Vì nhan đề nầy nói lên đạo đức và tài năng của người thầy thuốc) -Qua bài tập,em hiểu chủ dề của bài văn tự sự là gì? I.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự: 1.Đọc bài văn trong sgk *Chủ đề: Ca ngợi yđức của Tuệ Tĩnh. Chủ đề của bài văn tự sự là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. - Bài văn có mấy phần? Đó là những phần nào? Mỗi phần được giới hạn từ đâu đến đâu? Dàn bài bài văn tự sự gồm có mấy phần?Nêu nhiệm vụ của mỗi phần. * HS đọc Ghi nhớ - Hướng dẫn hs luyện tập. HS đọc truyện Phần thưởng. Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương,chế giễu vấn đề gì? - Câu văn nào thể hiện chủ đề nầy? (Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần 50 roi) - Hãy chỉ ra phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn? Qua 2 truyện em thấy có gì giống và khác? (Giống:có 3 phần-Khác chủ đề) -Truyện : Phần thưởng có chi tiết nào thú vị nhất? (chi tiết ban phần thưởng bằng roi) HS đọc truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm và nhận xét phần mở bài, kết bài của câu chuyện. (Mở bài STTT => nêu tình huống. Sự tích Hồ Gươm => nêu sự việc kết thúc. Dàn bài: 3 phần * Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc *Thân bài: Kể diễn biến sự việc * Kết bài:Kể kết cục sự việc II. Luyện tập: a.Chủ đề: Biểu dương sự thông minh,tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo. đồng thời muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại tham ô. V.Hướng dẫn về nhà: Học thuộc ghi nhớ. Soạn phần bài tập “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” . Tuần 4 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Tiết 13 NS: A.Mục tiêu bài học: Giúp HS Hiểu được nội dung,ý nghĩa của truyện sự tích Hồ Gươm, vẻ đẹp của một số. tiếp tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? - Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng trả gươm ở Hồ Gươm. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa

Ngày đăng: 29/08/2013, 00:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan