De thi thu DH 2009 (so 2)

6 323 0
De thi thu DH 2009 (so 2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 PHAN NGỌC HIỂN - CÀ MAU Môn thi : LỊCH SỬ - KHỐI C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Trình bày những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc đòa lần thứ hai của thực dân Pháp ? Câu II (2,0 điểm) Trình bày ngắn gọn nội dung Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng cộng sản Việt Nam. Tính đúng đắn và sáng tạo được thể hiện như thế nào ? Câu III (2,0 điểm) Điều kiện lòch sử nào đã đòi hỏi cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1939 – 1945 phải đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu ? PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Trình bày khát qt những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1945 – 2000 ? .Hết . Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thò không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 đ) a. Những chuyển biến mới về kinh tế : - Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế. - Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộâ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu. - Đông Dương là thò trường độc chiếm của tư bản Pháp. b. Sự chuyển biến các giai cấp ở Việt Nam : - Giai cấp đòa chủ: Tiếp tục phân hóa, một bộâ phận trung, tiểu đòa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai. - Giai cấp nông dân: Bò đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. - Tư sản dân tộc Việt Nam: Có khuynh hướng dân tộc và dân chủ, giữ vai trò đáng kể trong phong trào dân tộc. - Giai cấp tiểu tư sản thành thò: Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. - Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người. Ngoài đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, công nhân Việt Nam có truyền thống yêu nước, sớm chòu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng trở thành lực lượng mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến. * Tóm lại: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức. Câu II (2,0 đ) a. Nội dung Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt : - Tại Hội nghò thành lập ĐCS VN (3/2/1930), các đại biểu đã thảo luận và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn i Quốc soạn thảo. Đây là Cương lónh cách mạng đầu tiên của Đảng: + Xác đònh đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ đòa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. + Nhiệm vụ cách mạng : Đánh đổ bọn đế quốc Pháp, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên chính phủ công nông binh… + Lực lượng cách mạng : Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu đòa chủ và tư bản An Nam thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời liên lạc với các dân tộc bò áp bức và vô sản thế giới. + Lãnh đạo cách mạng : Khẳng đònh sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiền phong của giai cấp công nhân, lấy chủ nghóa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng là nhân tố quyết đònh thắng lợi của cách mạng Việt Nam. + Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, phải đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bò áp bức và giai cấp vô sản quốc tế, nhất là giai cấp công nhân Pháp. b. Tính đúng đắn và sáng tạo : - Cương lónh chính trò đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn i Quốc soạn thảo là Cương lónh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo : + Tính khoa học và đúng đắn : Ngay từ đầu, Đảng cộng sản Việt Nam đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là con đường kết hợp và giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Đường lối này đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và giành thắng lợi hoàn toàn. + Tính sáng tạo : Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng cốt lõi. Cương lónh đã thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù. Điều này rất đúng với hoàn cảnh một nước thuộc đòa như Việt Nam. Mặc dù còn vắn tắt, nhưng Cương lónh đầu tiên của Đảng đã vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam. Cương lónh thể hiện sự nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lỗi của cương lónh này. Câu III (2,0 đ) - Vấn đề giải phóng dân tộc đến thời kỳ 1939 – 1945 có điều kiện đặt ra một cách cấp bách, trở thành vấn đề nổi lên hàng đầu trong chủ trương chỉ đạo chiến lược mới của Đảng (đề ra từ HN 6 đến HN 8) thì hoàn chỉnh: - Những điều kiện đó là : + Chiến tranh thế giới thứ hai bùng bổ (1939 -1945) bùng bổ. Nước Pháp tham chiến. Bọn phát xít Đức tấn công xâm lược nhiều nước ở Châu u, tấn công Liên Xô (6/1941). Nhân dân Liên Xô phải tiến hành cuộc kháng chiến chống phát xít, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghóa và liên tiếp giành thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc đấu tranh giải phóng khỏi ách đế quốc, giải phóng dân tộc. + Nước Pháp tham gia chiến tranh chống phát xít nhưng bọn phản động lên cầm quyền ở Pháp đã đầu hàng. Thực dân Pháp ở Đông Dương thừa dòp đó, tấn công cách mạng, nhưng khi Nhật vào Đông Dương thì đầu hàng Nhật. Tất cả những sự kiện trên đã bộc lộ bản chất của thực dân Pháp, vừa phản động, vừa hèn nhát trước nhân dân Đông Dương. + Pháp – Nhật ở Đông Dương cấu kết với nhau thống trò nhân dân Đông Dương, đặt nhân dân Đông Dương vào tình cảm “một cổ chòu hai tròng”. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp – Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Trong lúc này khẩu hiện của Đảng ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho dân tộc Đông Dương ra khỏi ách thống trò của phát xít Pháp – Nhật. -Vì vậy, Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, tòch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản bội quyền lợi dân tộc đem chia cho nông dân nghèo. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Câu IV.a. (3,0 đ) - Xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt : + Một là, trật tư hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành. + Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. + Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mó một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực để Mỹ làm bá chủ thế giới. + Bốn là, sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn đònh với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài. - Bước sang thế kỷ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hy vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. - Với xu thế của thế giới từ cuối thế kỷ XX – đầu XXI, ngày nay các quốc gia – dân tộc vừa đứng trước những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt : Thời cơ : mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính .Thách thức : sự cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế, nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc - Liên hệ với công cuộc đổi mới của nước ta : + Tập trung sức phát triển kinh tế với đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Tích cực mở cửa, hội nhập thế giới. Nước ta đã có quan hệ hữu nghò và hợ tác với nhiều nước, nhất là với hầu hết các cường quốc như Mó, Pháp, Anh, Trung Quốc, Đức, n Độ, Nhật Bản, Nga… + Nước ta hết sức coi trọng hòa bình và ổn đònh của đất nước cũng như cộng đồng thế giới, lên án chủ nghóa li khai, chủ nghóa khủng bố quốc tế cũng như mọi hành động đe dọa, xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia. + Tham gia các tổ chức, các liên minh chính trò, kinh tế khu vực và quốc tế. Câu IV.b. (3,0 đ) a. 1945 – 1973 : - Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Mặc dù các chiến lược cụ thể mạng những tên gọi khác nhau, nhưng chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu: + Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghóa xã hội trên thế giới. + Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ thế giới. + Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh của Mỹ. - Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên, chính sách cơ bản của Mỹ là dựa vào sức mạnh, trước hết là sức mạnh qn sự và kinh tế. - Mỹ khởi xướng Chiến tranh lạnh trên phạm vi thế giới, dẫn đến tình trạng đối đầu cang thẳng với Liên Xô và các nước XHCN. Mỹ còn trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nhiều cuộc chiến tranh ở nhiều nơi trên thế giới như chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975)… b. 1973 – 1991 : - Sau khi thất bại ở Việt Nam, Mỹ vẫn tiếp tục triên khai chiến lược tồn cầu và theo đuổi chiến tranh lạnh, đề ra chiến lược “đối đầu thực tiếp” thời TT Rigân. Mỹ tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào cơng việc quốc tế ở hầu hết các địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới. - Từ giữa những năm 80, Mỹ và Liên Xơ điều chính chính sách đối ngoại và hòa hỗn càng chiếm ưu thế trên thế giới. - Tháng 12/1989, Mỹ và Liên Xơ chính thức tun bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Mỹ có tác động lớn đến q trình tan rã và sụp đổ của CNXH ở Liên Xơ và Đơng Âu. c. 1991 – 2000: - Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới chưa định hình, ở thập niên 90, Mỹ triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba trụ cột chính là : Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao; tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mỹ; sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. - Dựa vào sự vượt trội về kinh tế, tài chính, khoa học-kó thuật và quân sự, trong thời gian gần đây, các giới cầm quyền Mỹ đã ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mỹ hoàn toàn chi phối và lãnh đạo. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mỹ vẫn có khoảng cách không nhỏ. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy nước Mỹ cũng dễ bò tổn thương và chủ nghóa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ khi bước vào thế kỷ XXI. ------------------------------ . TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 PHAN NGỌC HIỂN - CÀ MAU Môn thi : LỊCH SỬ - KHỐI C Thời gian làm bài: 180. kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thu n trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thu n giữa nhân dân ta với thực dân Pháp

Ngày đăng: 28/08/2013, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan