TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀTHITHỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 PHAN NGỌC HIỂN - CÀ MAU Môn thi : LỊCH SỬ - KHỐI C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Nêu những thắng lợi lòch sử tiêu biểu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến nay ? Nguyên nhân cơ bản của những thắng lợi đó là gì ? Câu II (2,0 điểm) Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1925 ? Tác dụng của quá trình hoạt động đó đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) ? Câu III (2,0 điểm) Chủ trương, sách lược và phương pháp đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1936 - 1939 và thời kì 1939 - 1945. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Nêu những nội dung chính của đường lối cải cách Trung Quốc và những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 – 2000 ? Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) So sánh các chiến lược phát triển kinh tế hướng nội và hướng ngoại của nhóm nước sáng lập ASEAN theo nội dung sau : thời gian, mục tiêu, thành tựu, hạn chế ? .Hết . Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thò không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 đ) a. Những thắng lợi tiêu biểu : - Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, mở ra bước ngoặt lòch sử vô cùng quan trọng trong lòch sử của dân tộc ta. - Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc : kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghóa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. - Chiến dòch Điện Biên Phủ thắng lợi 1954, buộc thực dân Pháp ký hiệp đònh Giơnevơ, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ, đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghóa xã hội. - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đánh bại âm mưu xâm lược của Mỹ ở miền Nam, đưa cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghóa xã hội. - Công cuộc đổi mới đất nước được đề ra từ ĐH lần thứ VI của Đảng (1986), khắc phục những khó khăn, sửa chữa những sai lầm, đưa đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng, đẩy sự nghiệp cách mạng XHCN tiến lên. b. Nguyên nhân thắng lợi : - Nhân dân ta đoàn kết một lòng, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu kiên cường vì độc lập tự do. Truyền thống đó được phát hay cao độ trong thời kỳ cách mạng do Đảng lãnh đạo. - Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tòch Hồ Chí Minh sáng lập, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại diện tiêu biểu cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ là nhân tố quyết đònh hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Câu II (2,0 đ) Sau 8 năm bôn ba khắp thế giới, giữa năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp, vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lí tưởng : Tự do – Bình đẳng – Bác ái. - 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghò Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp và các nước Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của nhân dân An Nam. - Tháng 07/1920, Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc đòa của V.I.Lênin, khẳng đònh con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam – con đường cách mạng vô sản. - 25/12/1920, tham dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tours, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đây, Nguyễn Ai Quốc đã từ chủ nghóa dân tộc đến với chủ nghóa cộng sản, từ chiến só chống chủ nghóa thực dân thành chiến só quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Người đã tích cực hoạt động, nghiên cứu lí luận về con đường cách mạng thuộc đòa để truyền bá vào Việt Nam. - 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc đòa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghóa thực dân, ra báo “Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội. Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). - 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghò Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924) - 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. - Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để truyền bá chủ nghóa Mác – Lênin về trong nước. Những hoạt động của Nguyễn Ai Quốc từ năm 1919 – 1925 có tác dụng chuẩn bò về tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Câu III (2,0 đ) a. Thời kì 1936 - 1939 - Căn cứ vào điều kiện của thời kỳ 1936-1939, Hội nghò Ban chấp hành Trung ương tháng 7-1936, Hội nghò xác đònh: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc đòa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. - Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Hội nghò chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Đến tháng 3-1938, Mặt trận TNND phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận TNDC Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương). b. Thời kì 1939 - 1945 - Căn cứ vào điều kiện của thời kỳ 1939-1945, Hội nghò Ban chấp hành Trung ương tháng 11.1939, tháng 11-1940 và tháng 5-1941 xác đònh Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghò chủ trương tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ đòa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. - Về phương pháp đấu tranh, Đảng chuyển từ đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương (11-1939) thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương. Đến tháng 5-1941, quyết đònh thành lập Việt Nam độc lập đồng Minh thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương . PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Câu IV.a. (3,0 đ) a. Đường lối cải cách: - Tháng 12/1978, đảng công sản Trung Quốc vạch ra đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và từ 1987 nâng lên thành “Đường lối chung”. - Nội dung: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường XHCN, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, chủ nghóa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông); tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thò trường XHCN, nhằm hiện đại hoá và xây dựng CNXH mạng đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. b. Thành tựu: - Sau 20 năm (1979-1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm trên 8%, năm 2000 GDP vượt qua ngưỡng 1000 tỉ USD. - Khoa học – kó thuật, văn hóa và giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật: năm 1964; thư thành công bom nguyên tử; ngày 15/10/2003, phóng tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành Dương Lợi Vó bay vào không gian vũ trụ. - Đối ngoại : Bình thường hoá và khôi phục quan hệ với Liên Xô, Việt nam, Mông Cổ, thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7/1997) và Ma Cao (12/1999). Mở rộng quan hệ hữu nghò hợp tác với nhiều nước trên thế giới, có nhiều đóng góp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Do đó, đòa vò của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. c. Ý nghóa: - Chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách đất nước Trung Quốc, làm tăng cường sức mạnh và vò thế quốc tế của Trung Quốc. - Là bài học quý cho những nước đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, trong đó có Việt Nam. Câu IV.b. (3,0 đ) Sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đã bước vào con đường phát triển kinh tế và tùy vào điều kiện của mình các nước đã thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau. Đối với nhóm các nước sáng lập ASEAN (Thái Lan, Indonexia, Mailaixia, Singapo và Philippin) thực hiện 2 chiến lược phát triển kinh tế: Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nôi) và chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại): Chiến lược Vấn đề Hướng nội Hướng ngoại Thời gian Những năm 50 – 60 của thế kỷ XX Những năm 60 – 70 của thế kỷ XX trở đi. Mục tiêu Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Khắc phục những hạn chế của chiến lược hướng nội, thúc đẩy nền kinhh tế tiếp tục phát triển nhanh. Nội dung Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội đòa, thay thế hàng nhập khẩu, lấy thò trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và kó thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. Thành tựu Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp. Làm cho bộ mặt kinh tế – xã hội các nước này biến đổi to lớn. Tỉ trọng công nghiệp lớn hơn nông nghiệp, mậu dòch đối ngoại tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Đặc biệt là Singapo trở thành “con rồng kinh tế” củaChâu Á. Hạn chế Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ; chi phí cao dẫn tới làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội. Phụ thuộc vào vốn và thò trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lí, xảy ra khủng hoảng kinh tế – tài chính lớn (1997 – 1998) song đã khắc phục được. ------------------------------ . TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 PHAN NGỌC HIỂN - CÀ MAU Môn thi : LỊCH SỬ - KHỐI C Thời gian làm bài: 180. cứu lí luận về con đường cách mạng thu c đòa để truyền bá vào Việt Nam. - 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thu c đòa ở Paris để đoàn kết các lực