MỘT SỐ KHÁI NIỆMTheo Điều 3, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng,một số thuật
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
PHỤ TRÁCH
GIÁM ĐỐC
Năm 2017
Trang 3MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC BẢNG iv
MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1
PHẦN I TỔNG QUÁT 3
1 Sự cần thiết phải thực hiện Dự án 3
2 Những căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sử dụng 4
2.1 Những văn bản cấp trung ương 4
2.2 Những văn bản cấp địa phương 6
2.3 Các tài liệu tham khảo, sử dụng 6
3 Khái quát về tài nguyên rừng 7
PHẦN II MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 9
1 Mục tiêu, yêu cầu 9
1.1 Mục tiêu tổng quát 9
1.2 Mục tiêu cụ thể 9
2 Yêu cầu 9
3 Giới hạn của Dự án 10
4 Nội dung thực hiện 10
5.1 Rà soát, thu thập kế thừa các tài liệu đã có 10
5.2 Điều tra, thu thập số liệu để định giá rừng 11
5.3 Xác định giá rừng 14
5.3.1 Giá rừng tổng quát của một lô rừng 14
5.3.2 Xác định giá trị trực tiếp (V1) 14
5.3.3 Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2) 16
5.3.3.1 Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân của gỗ 17
5.3.3.2 Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa 19
5.3.4 Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan (V3) 19
5.3.4.1 Đối với các diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan 19
5.3.4.2 Đối với các diện tích rừng chưa có kinh doanh cảnh quan 20
5.3.5 Xác định giá trị giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) 20
5.3.6 Xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật 22
5.3.7 Xác định giá cho thuê rừng 23
5.3.8 Xác định giá quyền sử dụng rừng 23
Trang 45.3.9 Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất 23
PHẦN III KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ RỪNG 24
1 Giá trị trực tiếp (V1) 24
1.1 Rừng tự nhiên 24
1.2 Rừng trồng 33
1.2.1 Rừng trồng dưới 5 năm 34
1.2.2 Rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên 36
2 Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2) 39
2.1 Rừng tự nhiên 39
2.2 Rừng trồng 47
3 Giá trị kinh doanh cảnh quan (V3) 48
4 Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) 50
PHẦN IV KẾT QUẢ CÁC LOẠI KHUNG GIÁ RỪNG 52
1 Khung giá rừng 52
2 Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng 60
3 Khung giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng 68
3.1 Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng 68
3.2 Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ 71
3.3 Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên 74
3.4 Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng 76
4 Khung giá cho thuê rừng 79
5 Hướng dẫn xác định giá rừng 80
5.1 Giá rừng 80
5.2 Giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng 82
5.3 Giá quyền sử dụng rừng 84
5.4 Giá quyền sở hữu rừng trồng 86
5.5 Giá cho thuê rừng 87
PHẦN V TỔ CHỨC THỰC HIỆN 89
1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 89
2 Trách nhiệm của Sở Tài chính 89
3 Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường 89
4 Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh 89
Trang 55 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện 89
6 Nghĩa vụ về tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê rừng 90
7 Điều kiện điều chỉnh giá các loại rừng 90
PHẦN VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91
2 Kiến nghị 91
Trang 6DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1 Tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên theo nhóm gỗ 24
Bảng 2 Đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên 25
Bảng 3 Khung giá trị lâm sản của rừng tự nhiên 25
Bảng 4 Khung chi phí khai thác của rừng tự nhiên 28
Bảng 5 Khung giá trị trực tiếp của rừng tự nhiên 30
Bảng 8 Giá trị trực tiếp rừng trồng dưới 5 năm 35
Bảng 6 Đơn giá bán tối thiểu gỗ của các loài cây trồng rừng 36
Bảng 7 Khung giá trị trực tiếp của rừng trồng từ 5 tuổi trở lên 37
Bảng 9 Lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng rừng tự nhiên 40
Bảng 10 Tổng lượng tăng trữ lượng các bon bình quân của các trạng thái rừng rừng tự nhiên 43
Bảng 11 Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân các trạng thái rừng tự nhiên 46
Bảng 12 Tổng lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên 48
Bảng 13 Giá cho thuê rừng tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên do Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý giai đoạn 2010-2016 49
Bảng 14 Biểu xác định hệ số điều chỉnh giá trị kinh doanh cảnh quan 49
Bảng 15 Giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân của các loại rừng 50
Bảng 16 Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân của các trạng thái rừng 50
Bảng 17 Khung giá rừng bình quân của các trạng thái rừng 52
Bảng 18 Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng 60
Bảng 19 Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng bình quân 68
Bảng 20 Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ bình quân 71
Bảng 21 Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên bình quân 74
Bảng 22 Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trồng bình quân 76
Bảng 23 Khung giá cho thuê rừng bình quân 79
Trang 7MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Theo Điều 3, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 48/2007/NĐ-CP
ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng,một số thuật ngữ trong Dự án này được hiểu như sau:
Giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định
hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữurừng sản xuất là rừng trồng
Giá quyền sử dụng rừng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong
khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một ha rừng phòng hộ,rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do
Nhà nước ban hành
Giá quyền sở hữu rừng trồng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng
trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một ha rừng sảnxuất là rừng trồng theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành
Giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền tính trên một ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự
nhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phổ biến trên thị trường giữangười cho thuê và người thuê trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng hoặc
giảm giá do đầu cơ, thay đổi quy hoạch, cho thuê trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyếtthống
Thu nhập thuần tuý từ rừng là số tiền mà chủ rừng thu được từ hoạt động khai
thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có)sau khi trừ chi phí đầu tư tạo rừng, thuế và các khoản chi phí hợp lý khác
Tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng là số tiền mà chủ rừng phải trả để được sử
dụng rừng vào mục đích khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái,nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nướcban hành
Tiền bồi thường cho chủ rừng khi Nhà nước thu hồi rừng là số tiền mà Nhà
nước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể đượchưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê còn lại từ khai thác lâm sản;
kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chếquản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành
Tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng là số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phải
bồi thường cho Nhà nước, bao gồm giá trị về lâm sản và giá trị về môi trường củarừng bị thiệt hại
Giá trị về lâm sản (giá trị trực tiếp) là giá trị của toàn bộ gỗ, củi và lâm sản
ngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá
Giá trị về môi trường (giá trị gián tiếp) trong khuôn khổ của Dự án này, giá trị
về môi trường của rừng được giới hạn trong các lợi ích về: Phòng hộ hạn chế xói mòn đất;Hấp thụ và lưu giữ các bon; Các hoạt động về kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái,nghiên cứu khoa học (nếu có)
Trang 8Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và
than gỗ, LSNG được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ
Các phương pháp xác định giá rừng: theo Chương II, Nghị định số
48/2007/NĐ-CP hướng dẫn có 3 phương pháp đó là: (i) phương pháp thu nhập; (ii) phương pháp chiphí; (iii) phương pháp so sánh Các phương pháp được định nghĩa cụ thể như sau:
Phương pháp thu nhập là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng
cụ thể căn cứ thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá với lãi suấttiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại có mứclãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá Phương pháp này được áp dụng để
xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự
nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
Điều kiện áp dụng: Khi có đủ thông tin để xác định được các khoản thu nhập thuần
tuý mang lại cho chủ rừng từ diện tích rừng cần định giá
Phương pháp chi phí là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ
thể căn cứ các khoản chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng và lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạnmột năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại có mức lãi suất cao nhất trên địabàn ở thời điểm định giá Phương pháp này được áp dụng để xác định giá quyền sở hữurừng sản xuất là rừng trồng
Điều kiện áp dụng: Khi có đủ thông tin để xác định được các khoản chi phí hợp
lý đã đầu tư tạo rừng đối với diện tích rừng cần định giá tính từ thời điểm đầu tư đến
thời điểm định giá
Phương pháp so sánh là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ
thể thông qua việc phân tích các mức giá rừng thực tế đã chuyển nhượng quyền sở hữurừng trồng, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng rừng trên thị trường hoặc giá giaodịch về quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng (giữa Nhà nước và chủ rừng) củadiện tích rừng cùng loại, tương tự về trạng thái rừng,trữ lượng rừng; chất lượng lâm sản
để so sánh với diện tích rừng cần định giá
Trang 9PHẦN I TỔNG QUÁT
1 Sự cần thiết phải thực hiện Dự án
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển nằm ở cực Nam Trung Bộ, có nhiều dạng địa hình
khác nhau như đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển Điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt,
nóng, khô hạn và lượng mưa thấp nhất trong cả nước (trung bình 700 - 1.000 mm/năm),
đất đai nghèo dưỡng chất, khả năng giữ nước kém Nhiều khu vực trong tỉnh thuộc vùng
khô hạn, bán khô hạn và đang phải đối mặt với nguy cơ sa mạc hoá rất cao
Những điều kiện tự nhiên bất lợi làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực củahạn hán vào mùa khô, thể hiện rõ ở đợt hạn hán khốc liệt kéo dài từ năm 2014 - 2015 gâythiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dântrong tỉnh Mùa mưa nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh thường xảy ra lũ lụt ở vùng núi vàngập lụt ở các vùng hạ lưu do địa hình dốc, chia cắt mạnh và khả năng giữ nước của đấtkém (trận lũ 30/10 - 02/11/2010 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cả người và tài sản) Trong
điều kiện tự nhiên như vậy, vai trò của rừng trong việc điều hoà nguồn nước, phòng hộđầu nguồn giảm thiểu tác hại của lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn tình trạng sa mạc hoá càng trở
nên quan trọng Do vậy, tỉnh luôn quan tâm bảo vệ và phát triển rừng
Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, diện tích rừng của mỗi quốc giangày càng thu hẹp Việc bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên với mục đích sửdụng là rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn trở nên rất cần thiết Mặt khác, du lịch sinh
thái đang ngày càng phát triển trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội Việc bảo vệ các khu
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phát huy các giá trị của rừng cho du lịch sinh thái là nhucầu cấp bách hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng
Năm 2004, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được ban hành đã quy định các nộidung liên quan đến giá rừng, tại các Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 35 Năm 2007,
Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/2007/NĐ-CP Năm 2008, Bộ Nông nghiệp vàPTNT với Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC về
việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về
nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng Đây là các cơ sở pháp lý cho việc
định giá rừng ở tỉnh Ninh Thuận
Trong cơ chế thị trường, việc bảo vệ và phát triển rừng phải gắn với phát triển kinh
tế xã hội Tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chínhphủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng ngay sau khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP được banhành Tuy vậy, định giá rừng vẫn chưa được thực hiện Theo định hướng xã hội hóa nghềrừng, việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ phát triển rừng gắn với pháp triểnkinh tế-xã hội là rất cần thiết Để thực hiện chủ trương này, một trong các hoạt động trọng
tâm là định giá rừng
Giá rừng là cơ sở để tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sửdụng rừng; tính giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giaorừng không thu tiền sử dụng rừng Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không
thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng Tính tiền bồi thường khiNhà nước thu hồi rừng; Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu
rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp; Tính tiền bồi thường đối với người cóhành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước;
Trang 10Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Do vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021, đã giao cho SởNông nghiệp và PTNT chuẩn bị xây dựng nghị quyết về khung giá các loại rừng và giácho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Hoạt động này đã được ghi trong Kế hoạch
số 554/KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc triểnkhai chuẩn bị nội dung các Nghị quyết trình tại các kỳ họp năm 2017 Chi Cục Kiểm lâmtỉnh Ninh Thuận đã có tờ trình số 222/TTr-CCKL ngày 09 tháng 3 năm 2017 về việc xinchủ trương điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng dự án và thời gian tham mưu các Nghị quyếtcủa Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017
Nhằm tăng cường cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng ngày càng tốt hơnnhất thiết phải xác định được giá các loại rừng làm căn cứ để trình cho cấp có thẩm quyền
phê duyệt các kế hoạch về quản lý và sử dụng rừng như:
- Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng; tính giáquyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền
sử dụng rừng theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004
- Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền
sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và Pháttriển rừng năm 2004
- Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định tại Điều 26 LuậtBảo vệ và Phát triển rừng năm 2004
- Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của
Nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004
- Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ vàphát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước
- Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và cấp bách trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đãgiao cho Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm) phối hợp với đơn vị tư vấn làPhân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam bộ lập Dự án xây dựng khung giá các loại rừng
và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
2 Những căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sử dụng
2.1 Những văn bản cấp trung ương
- Luật Giá ngày năm 2012;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo
vệ và Phát triển rừng;
- Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và
phương pháp xác định giá các loại rừng;
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chi trả dịch vụ
môi trường rừng;
Trang 11- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến táisinh rừng và bảo vệ rừng;
- Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao nâng suất, chất lượng và giá trịrừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020;
- Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về việc Ban hành Quy định thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuônkhổ thực hiện Chương trình UN – REDD Việt Nam giai đoạn II;
- Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của liên Bộ: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số
48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc vàphương pháp xác định giá các loại rừng;
- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
- Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên;
- Thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựngcông trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng;
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâmsản
- Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản
phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
- Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản
Trang 12- Văn bản số 4233/BNN-TCLN ngày 21/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn về việc thẩm định phương án Quản lý rừng bền vững của Công ty Lâmnghiệp Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
2.2 Những văn bản cấp địa phương
- Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận
về việc phê duyệt giá thuê rừng tại Vườn Quốc gia Núi Chúa
- Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013 của UBND tỉnh Ninh Thuận vềphê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm
- Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh NinhThuận về việc phê duyệt chi phí khai thác và giá bán gỗ tận dụng tại khu vực thựchiện dự án Nghiên cứu triển khai và đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sảnxuất nông nghiệp sạch ít phát thải nhà kính trên địa bàn xã Phước Tiến huyện BácÁi
- Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh NinhThuận về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống để phục vụ các
chương trình, dự án phát triển rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh
- Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh vềviệc ban hành bảng giá hoa màu, cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh NinhThuận về việc phê duyệt đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí lập Dự án xâydựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Kế hoạch số 554/KH-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việctriển khai chuẩn bị nội dung các Nghị quyết trình tại các kỳ họp năm 2017, Hội
đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021
- Tờ trình số 222/TTr-CCKL ngày 09/3/2017 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh NinhThuận về việc xin chủ trương điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng dự án và thời gian
tham mưu các Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017
2.3 Các tài liệu tham khảo, sử dụng
- Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2016
- Tài liệu hướng dẫn Định giá rừng Việt Nam
- Đề án định giá rừng tỉnh Bình Thuận
- Đề án định giá rừng tỉnh Bình Phước
- Đề án định giá rừng tỉnh Kiên Giang
Trang 13- Đề án định giá rừng tỉnh Lâm Đồng.
- Báo cáo, số liệu, bản đồ từ kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016, thuộc
Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” theo Quyết
định số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ
- Dự án Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020
- Các kết quả điều tra, thống kê rừng của tỉnh Ninh Thuận thực hiện trong 2 năm gần
đây
3 Khái quát về tài nguyên rừng
Theo báo cáo Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận (Dự án Tổng điều tra, kiểm
kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016) của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
năm 2016 Tài nguyên rừng tỉnh Ninh Thuận khái quát như sau:
a Về diện tích
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 202.484,5 ha, chiếm 60,3% tổng diệntích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch 3 loạirừng là 197.884,8 ha và diện tích có rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 4.599,7 ha Diện
tích đất có rừng 142.079,6 ha, chiếm 70,2% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh và chiếm
42,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung nhiều nhất tại các huyện Bác Ái, Ninh
Sơn, Thuận Nam Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh chưa tính rừng trồng chưa thành rừng và cây
trồng phân tán là 42,3%
- Theo chức năng, mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng của 2 Vườn Quốc gia Núi
Chúa và Vườn Quốc gia Phước Bình là 41.811,6 ha, rừng phòng hộ 116.462,5 ha, rừng sản
xuất 39.610,8 và ngoài 3 loại rừng 4.599,7 ha
- Theo chủ quản lý: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận thuộc lâm phần quản
lý của 13 chủ rừng nhóm II, trong đó: Có 5 chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ códiện tích lớn nhất 82.937,6 ha (chiếm 41,0%); 2 chủ rừng là các Ban quản lý rừng đặcdụng có diện tích 41.811,6 ha (chiếm 20,6%); 2 chủ rừng là các doanh nghiệp nhà nước
có diện tích 55.688,6 ha (chiếm 27,5%); 2 chủ rừng là đơn vị lực lượng vũ trang có diệntích 616,2 ha (chiếm 0,3%); 1 doanh nghiệp tư nhân có diện tích 91,8 ha (chiếm 0,05%); 1
tổ chức khác có diện tích rất nhỏ 8,61 ha; còn lại do UBND xã quản lý 21.330,1 ha (chiếm10,5%)
- Theo loại đất loại rừng:
+ Rừng tự nhiên có diện tích 136.808,7 ha, chiếm tỷ lệ 67,6% diện tích đất lâmnghiệp của tỉnh, phân bố tập trung trên địa bàn huyện Bác Ái, Ninh Sơn và Thuận Nam.Các trạng thái của rừng tự nhiên nhiều là rừng rụng lá phục hồi, rừng thường xanh phục hồi,rừng thường xanh trung bình và rừng rụng lá nghèo
+ Rừng trồng có diện tích 7.310,2 ha (trong đó rừng trồng thành rừng là 5.127,7 ha
và rừng trồng chưa thành rừng là 2.182,5 ha) phân bố trên địa bàn 6/7 huyện của tỉnh Các
loại rừng trồng chính gồm có: Keo, Neem, Trôm, Thông
+ Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 60.404,9 ha chiếm 29,8%diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh, phân bố trên địa bàn 6/7 huyện của tỉnh Tập trung nhiều
ở huyện Bác Ái, Thuận Nam, Thuận bắc Chủ yếu là rừng tự nhiên phục hồi từ đất trống có
cây gỗ tái sinh trước đây
Trang 14b Về các trạng thái rừng tự nhiên và rừng trồng
Toàn tỉnh có 27 kiểu trạng thái rừng tự nhiên (tổng diện tích là 136.808,7 ha).
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG); Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngthường xanh nghèo (TXN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo
kiệt (TXK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi (TXP);
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (RLG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng rụng lá trung bình (RLB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo(RLN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (RLK); Rừng gỗ tự
nhiên núi đất lá rộng rụng lá phục hồi (RLP);
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (LKG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trungbình (LKB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (LKN); Rừng gỗ tự nhiên núi
đất lá kim nghèo kiệt (LKK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim phục hồi (LKP);
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim giàu (RKG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng lá kim trung bình (RKB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo(RKN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo kiệt (RKK); Rừng gỗ tự
nhiên núi đất lá rộng lá kim phục hồi (RKP);
- Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo (TXDN); Rừng gỗ tự nhiên
núi đá lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXDK); Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộngthường xanh phục hồi (TXDP);
- Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (LOO); Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất(HG1); Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (HG2) và Rừng hỗn giao tự
nhiên núi đá (HGD)
Những loài cây trồng
Cũng theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, những loài cây trồng chính trên địa bàn
đất lâm nghiệp của tỉnh là Điều (3.287,3 ha); Neem (1.702,5 ha); Keo (1.430,6 ha); Thông
(290,2 ha); Trôm (261,9); Neem+Keo (222,5 ha); Cao su (132,9 ha); Bạch đàn (99,6 ha);Mít (91,0 ha); Phi lao (41,4 ha); Nhãn (29,5); Xà cừ (14,4 ha); Những loài cây có diệntích nhỏ dưới 10 ha là: Điều+Xoài (9,9 ha); Thanh thất (8,8 ha); Cóc hành (2,6 ha);
Điều+Mít (1,7 ha); Keo+Bạch đàn (1,6 ha); Dừa (1,2 ha); Xoài (0,4 ha)
Trang 15PHẦN II MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1 Mục tiêu, yêu cầu
1.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định giá trị các loại rừng phù hợp với điều kiện thực tiễn trên cơ sở khung
pháp lý hiện hành của Nhà nước để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tàinguyên rừng thông qua các chương trình hoạt động như: giao rừng, cho thuê môi trườngrừng, thu hồi rừng, góp vốn, chuyển nhượng, bồi thường thiệt hại rừng là cơ sở để đạt
được mục tiêu quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
1.2 Mục tiêu cụ thể
a Xác định giá quyền sử dụng rừng đặc dụng gồm giá trị kinh doanh cảnh quan,nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưugiữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất
b Xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ gồm (i) giá trị trực tiếp (nếu có) là gỗ,củi, lâm sản ngoài gỗ; và (ii) giá trị gián tiếp là giá trị kinh doanh cảnh quan,nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưugiữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất
c Xác định giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm (i) giá trị trực tiếp(nếu có) là gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ; và (ii) giá trị gián tiếp là giá trị kinh doanhcảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấpthụ và lưu giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất
d Xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là giá trị trực tiếp gồm gỗ,củi, lâm sản ngoài gỗ (nếu có)
e Đánh giá được giá trị sử dụng của từng khu rừng (giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị
- Về phương pháp xác định giá các loại rừng thực hiện đúng theo quy định tại Nghị
định số 48/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số
65/2008/TTLT-BNN-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loạirừng
- Mặt khác, lồng ghép giá trị bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòngsông, lòng suối (trong Dự án này gọi là giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất) với
Trang 16giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP củaChính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Triệt để kế thừa các tài liệu điều tra kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016 đểtiết kiệm thời gian và kinh phí trong quá trình định giá rừng
- Quy trình thực hiện dự án xây dựng giá rừng đảm bảo được tính pháp lý, tính khoahọc và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
3 Giới hạn của Dự án
Trong khuôn khổ của Dự án chỉ tính giá trị của cây rừng và một số chức năngphòng hộ và bảo vệ cảnh quan của rừng Việc tính toán các giá trị trực tiếp (gồm giá trịlâm sản và lâm sản ngoài gỗ) được dựa trên các văn bản, quy định hướng dẫn của Chínhphủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Ninh Thuận và của các cơquan có thẩm quyền Các giá trị gián tiếp của rừng được xác định thông qua các mô hìnhtoán học và kết quả nghiên cứu đã có, trong Dự án này không nhằm nghiên cứu các môhình, phương trình tương quan mới
Đối với việc xác định giá rừng trồng: Chỉ giới hạn xác định giá của một số loài cây
lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công thức trồngrừng và một số năm trồng đại diện phổ biến trên địa bàn tỉnh Trong Dự án này không xác
định giá của các loài cây trồng phi lâm nghiệp khác trên đất lâm nghiệp, do đây là những
loài cây có giá trị kinh tế cao, giá trị bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của thị trường, giá
cả không ổn định (như Nhãn, Xoài, Mít, Dừa )
Đối với giá trị gián tiếp của rừng được tính toán trong Dự án bao gồm: (i) giá trị
phòng hộ hạn chế xói mòn đất; (ii) giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon; (iii) giá trị kinhdoanh cảnh quan
4 Nội dung thực hiện
a Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan
b Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon,
c Xác định giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất
d Xác định giá trị trực tiếp là gỗ, củi,
e Xác định giá trị lâm sản ngoài gỗ (lồ ô, tre, le );
f Xây dựng cơ sở dữ liệu để tính giá trị tổng quát của từng trạng thái rừng
g Xây dựng khung giá của từng trạng thái rừng, khung giá quyền sử dụng rừng, tiềnthuê rừng, tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gâythiệt hại về rừng
5.1 Rà soát, thu thập kế thừa các tài liệu đã có
- Rà soát, thu thập các tài liệu (văn bản, báo cáo, số liệu, bản đồ…) có liên quan
đến công tác định giá rừng
- Thu thập, kế thừa số liệu, báo cáo, bản đồ, diện tích rừng, số liệu thống kê diệntích; trữ lượng rừng theo các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã); theo các đơn vị chủ
Trang 17rừng; theo 3 loại rừng (như bản đồ, số liệu từ kết quả kiểm kê rừng năm 2016, và kết quảquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh).
- Bản đồ, số liệu các loại về: hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, quy hoạch ba loạirừng, nền địa hình, ranh giới các loại…
- Số liệu về tài nguyên rừng (diện tích, trữ lượng, giá trị đa dạng sinh học, tăng
trưởng của rừng, loài cây trồng rừng)
5.2 Điều tra, thu thập số liệu để định giá rừng
a Điều tra thu thập số liệu doanh thu và chi phí về kinh doanh cảnh quan
+ Đối với những diện tích rừng đã kinh doanh cảnh quan
Đối tượng điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng và các
cơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp có kinh doanh cảnh quan rừng (tập trung chủ yếu là
các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên)
Điều tra, thu thập số liệu về doanh từ hoạt động kinh doanh cảnh quan (tiền bán vé
của phần cảnh quan môi trường), nghỉ dưỡng, giải trí (nếu có); Doanh thu từ các hoạt
động nghiên cứu khoa học (nếu có); Doanh thu từ các dịch vụ khác của rừng mà chủ rừngthu được (nếu có)
Các thông tin cần thu thập số liệu về chi phí đối với hoạt động kinh doanh cảnhquan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: in vé, quảng cáo, nhân công, chi phíquản lý, trồng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trìnhphục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh cảnh quan; chi phí đối với nghiên cứu khoahọc (nếu có); thuế, phí và các chi phí hợp lý khác (nếu có)
Các khoản chi phí trên được tính theo các quy định của Nhà nước, mức nhân công
theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại thời điểm định
giá; các khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước hoặc theo giá thực tế tại thị
trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm)
Xác định lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tạiNgân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá được
tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng
thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhấttrên địa bàn ở thời điểm định giá
Số liệu điều tra thu thập trong 3 năm liền kề (từ năm 2014-2016)
+ Đối với những diện tích rừng chưa kinh doanh cảnh quan nhưng có tiềm năng kinh doanh cảnh quan
Tham khảo và kế thừa quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013, theo đó đã dự kiến quy hoạch các khu vực có tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái
Đối tượng điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng và các
cơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp chưa kinh doanh cảnh quan rừng (thuộc các ban
quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên) Để xác định giácho thuê rừng cần thu thập số liệu về các tiêu chí sau:
Trang 18Vị trí địa lý, địa hình, địa vật của khu rừng;
Tài nguyên rừng, trạng thái rừng, chất lượng rừng;
Công trình kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng đã được
đầu tư; hệ số sử dụng đất để xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh
cảnh quan;
Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống giao thông, các di tích văn hoá, lịch sử
và các điều kiện khác trong vùng có diện tích rừng cho thuê;
Thu thập số liệu về giá đã cho thuê rừng vào mục đích kinh doanh cảnh quan,nghiên cứu khoa học ở những vùng có điều kiện tương tự
b Điều tra thu thập số liệu về doanh thu và chi phí về gỗ củi, lâm sản phụ đối
với các đơn vị có rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
Việc xác định giá trị gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ (nếu có), cần điều tra thu thập cácthông tin sau:
- Trữ lượng gỗ, LSNG của rừng: kế thừa hệ thống các ô tiêu chuẩn được điều tra
năm 2015-2016 thuộc dự án Điều tra, kiểm kê rừng để tính toán trữ lượng gỗ,
LSNG, tỷ lệ % nhóm gỗ của các trạng thái rừng
- Tăng trưởng bình quân năm của rừng tính từ thời điểm định giá đến năm được khai
thác theo quy trình
- Số năm cần để đạt được trữ lượng khai thác
- Cường độ được phép khai thác
- Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại năm được khai thác theo quy trình Việc xác địnhtrữ lượng, sản lượng gỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm củarừng hoặc trên cơ sở so sánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác
- Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thời
điểm định giá
- Doanh thu từ việc bán gỗ, củi (nếu có), lâm sản ngoài gỗ khai thác tại năm đượckhai thác theo quy trình (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao)
- Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi (nếu có), lâm sản
ngoài gỗ đến bãi giao tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng
- Chi phí hàng năm bảo vệ; chăm sóc rừng (nếu có) tính từ năm định giá đến nămđược khai thác theo quy trình
- Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có)
- Xác định lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Thu thập số liệu về chi phí hàng năm cho khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi,lâm sản phụ đến bãi giao từ năm định giá đến năm khai thác
Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản phụ trên thị trường tại bãi giao ở thời điểmđịnh giá
Trang 19Địa điểm điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng rừng
phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc tại các cơ sở chế biến, thu mua trên địabàn
c Điều tra thu thập số liệu định giá rừng trồng
Để xác định giá quyền sở hữu rừng trồng cần điều tra thu thập các số liệu sau:
- Trữ lượng gỗ của rừng tại thời điểm định giá
- Tăng trưởng bình quân năm của rừng từ năm định giá đến năm khai thác theo tuổi
thành thục công nghệ (sau đây gọi chung là tuổi khai thác)
- Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại tuổi khai thác Việc xác định trữ lượng, sản lượng
gỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm của rừng hoặc trên cơ sở sosánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác
- Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thời
điểm định giá
- Doanh thu hàng năm từ việc bán gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ khai thác được tại tuổi
khai thác (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao)
- Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ đến
bãi giao tính từ năm định giá đến tuổi khai thác
- Chi phí hàng năm bảo vệ; chăm sóc rừng (nếu có) tính từ năm định giá đến tuổi
khai thác
- Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có)
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm quy định
d Điều tra thu thập số liệu để tính giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất
Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất, được xác định bởi các tổn thất tránh được
do khả năng của rừng về chống xói mòn và do đó giảm sự bồi lắng các hồ chứa nước chosản xuất thủy điện/thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người Để tính giátrị phòng hộ hạn chế xói mòn đất cần điều tra, thu thập các thông tin sau đây:
- Bản đồ ranh giới phạm vi các lưu vực; bản đồ cấp độ dốc, đất, đai cao.
- Số liệu về lượng mưa bình quân của các trạng khí tượng thủy văn liên quan đến
địa bàn của tỉnh Ninh Thuận;
- Bản đồ đất của tỉnh Ninh Thuận;
- Bản đồ thảm thực vật của tỉnh Ninh Thuận;
- Đơn giá nạo vét các hồ chứa tính bằng đồng/m3
- Định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng
e Điều tra thu thập số liệu để tính giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon
Đối với rừng tự nhiên: Thu thập, tổng hợp các tài liệu để tính sinh khối của rừng.
Bao gồm: sinh khối trên mặt; sinh khối ở dưới mặt đất; sinh khối cây mục, cây chết Xác
định trữ lượng các bon của rừng; xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng tính
trung bình cho mỗi ha của từng trạng thái rừng tự nhiên
Trang 20Đối với rừng trồng: Tuỳ theo từng loài cây cụ thể để tính trữ lượng các bon trong
sinh khối rừng trong ô tiêu chuẩn/1 ha dựa vào đường kính ngang ngực và tỷ trọng trungbình của gỗ theo các kết quả nghiên cứu đã có
5.3 Xác định giá rừng
5.3.1 Giá rừng tổng quát của một lô rừng
Giá rừng của một lô rừng cụ thể được xác định theo công thức (1)
Trong đó:
GR: Giá rừng của lô rừng (triệu đồng)
S: Diện tích của lô rừng (ha)
V: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha) được xác định theo công thức (2)
V = V 1 + V 2 + V 3 + V 4 (2)
Trong đó:
V 1: Giá trị trực tiếp bình quân (triệu đồng/ha)
V 2: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (triệu đồng/ha)
V 3: Giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân (triệu đồng/ha)
V 4: Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân (triệu đồng/ha)
5.3.2 Xác định giá trị trực tiếp (V 1 )
a Đối với rừng tự nhiên
Áp dụng phương pháp thu nhập để xác định giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự
nhiên trên địa bàn tỉnh
Việc xác định giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được căn cứ vào trữ
lượng gỗ cây đứng theo nhóm gỗ và trữ lượng tre nứa; quy định về giá tối thiểu gỗ, củi, tre
nứa và các chi phí cần thiết Do đó, giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được tínhtheo công thức (3)
V 1 = V cp + V td + V cu + V tn (3)
Trong đó:
V 1: Giá trị trực tiếp bình quân (triệu đồng/ha)
V cp: Giá trị gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha)
V td: Giá trị gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha)
V cu: Giá trị củi bình quân (triệu đồng/ha)
V tn: Giá trị tre nứa bình quân (triệu đồng/ha)
Phương pháp tính cụ thể như sau:
+ Xác định sản lượng gỗ chính phẩm, gỗ tận dụng và củi
Trang 21Căn cứ Điều 6 của Thông tư số 87/2009/BNNPTNT thì tỷ lệ lợi dụng gỗ thân (gỗ
chính phẩm) tối thiểu là 55% và tỷ lệ lợi dụng gỗ cành, ngọn (gỗ tận dụng) tối thiểu là
- M cp: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân (m3/ha)
- M td: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân (m3/ha)
- M cđ: Trữ lượng gỗ cây đứng bình quân (m3/ha)
- M cu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha)
- k: Hệ số quy đổi từ m3 sang ster (theo Điều 4 của Thông tư số
01/2012/TT-BNNPTNT thì k là 1,43)
+ Giá trị của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng
Giá trị của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng được xác định sau khi lấy giá bán tốithiểu trừ đi chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyển
Giá bán tối thiểu về gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng phụ thuộc nhóm gỗ, do đó:
* Giá bán gỗ chính phẩm bình quân được tính theo công thức (7)
Trong đó:
V cp: Giá bán gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha)
V cpi: Giá bán gỗ chính phẩm tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3)
M cpi: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân của nhóm gỗ i (m3/ha)
* Giá bán gỗ tận dụng bình quân được tính theo công thức (8)
Trong đó:
V td: Giá bán gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha)
V tdi: Giá bán gỗ tận dụng tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3)
M tđi: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân của nhóm gỗ i (m3/ha)
+ Giá trị của củi
Đối với giá bán tối thiểu của củi được tính đồng giá với mọi loại củi thuộc các
nhóm gỗ và kính thước khác nhau, giá trị bình quân của củi được tính theo công thức (9)
Trang 22V cu = (M cu x V cui ) /1.000.000 (9)
Trong đó:
- V cu: Giá trị bình quân của củi (triệu đồng/ha)
- M cu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha)
- V cui: Giá bán tối thiểu của củi (đồng/ster)
+ Giá trị của tre nứa
Giá trị bình quân của tre nứa được tính theo công thức (10)
V tn = (M tn x V tnua )/1.000.000 (10)
Trong đó:
- V tn: Giá trị bình quân của tre nứa (triệu đồng/ha)
- M tn: Sản lượng tre nứa bình quân (cây/ha)
- V tnua: Giá bán tối thiểu của tre nứa (đồng/cây)
+ Các chi phí khai thác: bao gồm chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyển
lâm sản ra tới bãi gỗ
b Đối với các loại rừng trồng
Phương pháp thu nhập được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của các
trạng thái rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên căn cứ trữ lượng gỗ cây đứng; các quy định vềgiá tối thiểu gỗ, củi và các chi phí cần thiết
Phương pháp chi phí được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của các
trạng thái rừng trồng dưới 5 năm Giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng dưới 5 năm
được tính bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng bao gồm trồng rừng, chăm sóc, quản lý
bảo vệ rừng và các chi phí khác (nếu có) từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giárừng Các khoản chi phí này được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước, mức
nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại
thời điểm định giá; khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước thì tính theo giáthực tế tại thị trường địa phương tương ứng với từng thời điểm Giá trị trực tiếp bình quâncủa rừng trồng chưa có trữ lượng được tính theo công thức (11)
Trong đó:
- là chi phí đã tạo rừng trong năm thứ i tính từ năm bắt đầu tạo rừng đến năm định
giá (triệu đồng/ha);
- i = 1 (năm bắt đầu tạo rừng), 2, 3, , a (năm định giá);
- r là lãi suất tiền gửi tiết kiệm (tính bằng số thập phân) kỳ hạn 1 năm quy định tại
Điểm b, Khoản 2, Mục I của Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC
5.3.3 Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V 2 )
Giá trị về lưu giữ các bon là giá trị về các bon tăng thêm khi thực hiện các hoạt
động bảo vệ, phục hồi rừng so với năm trước đó
Trang 23Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (V2) của các trạng thái rừng tự nhiên
và rừng trồng được theo công thức (12)
V 2 = V c + V ctnua (12)
Trong đó:
V 2: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (triệu đồng/ha)
V c: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ bình quân (triệu đồng/ha)
V ctnua: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa bình quân (triệu đồng/ha)
5.3.3.1 Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân của gỗ
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (viết tắt là FAO) và
hướng dẫn định giá rừng, việc xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng được
thực hiện theo phương pháp như sau:
a Xác định sinh khối của gỗ
Sinh khối của gỗ (B) được tính toán dựa trên trữ lượng gỗ của rừng, phương pháptính sinh khối của gỗ (tấn khô/ha) được xác định như sau:
Trong đó: M là trữ lượng gỗ của lâm phần (m3/ha)
d là tỷ trọng trung bình của gỗ Đối với các trạng thái rừng tự nhiên lấy d là
0,550 Đối với các trạng thái rừng trồng thì xác định d của từng loài cây từ cơ sở dữ liệu
tỷ trọng gỗ của thế giới1 Cụ thể như sau:
- Đối với rừng gỗ trồng cây Bạch đàn thì d là 0,800
- Đối với rừng gỗ trồng cây Cao su thì d là 0,390
- Đối với rừng gỗ trồng cây Cóc hành thì d là 0,620
- Đối với rừng gỗ trồng cây Đâng thì d là 0,840
- Đối với rừng gỗ trồng cây Điều thì d là 0,468
- Đối với rừng gỗ trồng cây Keo thì d là 0,680
- Đối với rừng gỗ trồng cây Lim thì d là 0,565
- Đối với rừng gỗ trồng cây Mắm thì d là 0,605
- Đối với rừng gỗ trồng cây Neem thì lấy d là 0,620
- Đối với rừng gỗ trồng hỗn giao Neem và Keo thì lấy d là 0,650
1 Nguồn tham khảo tại website http://datadryad.org/repo/handle/10255/dryad.235
Trang 24- Đối với rừng gỗ trồng cây Phi lao thì d là 0,804.
- Đối với rừng gỗ trồng cây Thanh thất thì d là 0,305
- Đối với rừng gỗ trồng cây Thông thì d là 0,466
- Đối với rừng gỗ trồng cây Trôm thì d là 0,448
- Đối với rừng gỗ trồng cây Xà cừ thì lấy d là 0,520
BEF là hệ số chuyển đổi sinh khối
Hệ số BEF được xác định theo khuyến nghị của FAO2, cụ thể như sau:
- Đối với các trạng thái rừng có cây gỗ lá rộng thì
BEF = EXP[3,213-0,506 x LN (Bs)] với Bs < 190 tấn khô/ha
hay BEF = 1,74 với Bs ≥ 190 tấn khô/ha
- Đối với các trạng rừng chỉ có cây gỗ lá kim thì BEF là 1,3
BGB: sinh khối dưới mặt đất (tấn khô/ha), được xác định theo công thức (16)
DWB: sinh khối cây mục, cây chết (tấn khô/ha) và được xác định theo công thức
(17)
b Xác định trữ lượng các bon của gỗ
Trữ lượng các bon của gỗ (tấn CO2e/ha), được xác định bởi công thức (18)
c Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ
Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ được tính bằng công thức (21)
V c = M c x P c (21)
Trong đó:
+ V clà giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ (triệu đồng/ha)
+ M clà trữ lượng các bon trong sinh khối gỗ (tấn CO2e/ha)
2
Nguồn tham khảo tại website: http://www.fao.org/docrep/W4095E/w4095e06.htm#3.1.3biomass expansion factor (bef)).
Trang 25+ P clà giá bán tín chỉ các bon trên thị trường (triệu đồng/tấn CO2e)
5.3.3.2 Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa
a Xác định sinh khối của tre nứa
Sinh khối của tre nứa được tính toán dựa trên mật độ và đường kính bình quân củatre nứa Sử dụng phương trình tương quan theo kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Lâm(2013) để tính sinh khối của tre nứa (tấn khô/ha) và được xác định theo công thức (22)
Trong đó:
+ SK tnualà sinh khối của tre nứa (tấn khô/ha)
+ N là mật độ bình quân của tre nứa (cây/ha)
+ D 1,3là đường kính bình quân của tre nứa (cm) Lấy bình quân là 5 cm
b Xác định trữ lượng các bon của tre nứa
Trữ lượng các bon của tre nứa được tính toán dựa trên mật độ và đường kính bìnhquân của tre nứa Sử dụng phương trình tương quan theo kết quả nghiên cứu của PhạmGia Lâm (2013) để tính trữ lượng các bon của tre nứa (tấn CO2e /ha) và được xác địnhtheo công thức (23)
Trong đó:
+ M tnualà trữ lượng các bon của tre nứa (tấn CO2e/ha)
+ N là mật độ bình quân của tre nứa (cây/ha)
+ D 1,3là đường kính bình quân của tre nứa (cm) Lấy bình quân là 5 cm
c Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa
Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa được tính bằng công thức (24)
V tnua = M tnua x P c (24)
Trong đó:
+ V tnualà giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa tính bằng triệu đồng/ha
+ M tnualà trữ lượng các bon trong sinh khối tre nứa tính bằng tấn CO2e/ha
+ P clà giá bán tín chỉ các bon trên thị trường tính bằng triệu đồng/tấn CO2e
5.3.4 Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan (V 3 )
5.3.4.1 Đối với các diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hiện nay diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan
thuộc sự quản lý của Vườn Quốc gia Núi Chúa Do đó, Dự án đã vận dụng giá thuê rừngbình quân tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên do Vườn Quốc gia NúiChúa quản lý theo Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnhNinh Thuận
Trang 26Sau đó quy đổi về thời điểm định giá dựa vào chỉ số lạm phát hàng năm từ năm
2011 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Cục thống kê cung cấp
5.3.4.2 Đối với các diện tích rừng chưa có kinh doanh cảnh quan
Vận dụng, kham khảo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh NinhThuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013, theo đó đã xác định được các vị trí, dự án du
lịch sinh thái cảnh quan có tiềm năng Đây là những khu vực sẽ được ưu tiên và khi xác
định giá trị về cảnh quan
Vận dụng một số tiêu chí tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC đểxây dựng bảng hệ số điều chỉnh xác định giá trị cảnh quan đối với các diện tích rừng cònlại trên địa bàn tỉnh Dự án căn cứ vào vị trí địa lý, chia ra làm 3 vùng: Vùng ven biển;Vùng trung du ở nội địa và Vùng núi ở nội địa
5.3.5 Xác định giá trị giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V 4 )
Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) được xác định thông qua các chi phí nạo
vét đối với lượng đất xói mòn tránh được do rừng được duy trì và bảo vệ, được tính toán
theo công thức (26)
Trong đó:
+ V 4 là giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (triệu đồng/ha/năm);
+ N là đơn giá nạo vét các hồ chứa (triệu đồng/m3);
+ A là lượng đất xói mòn tránh được do rừng được duy trì, bảo vệ một ha rừng
(m3/ha/năm) A được xác định thông qua ứng dụng mô hình toán USLE và công nghệ GIS
để tính toán thông qua công thức (27)
A = (A 2 – A 1 ) x 1,05 (27)
Trong đó:
+ 1,05 là hệ số chuyển đổi từ tấn sang m3
+ A 1 là tổng lượng đất xói mòn xác định theo hiện trạng rừng tại thời điểm đánhgiá; là xói mòn đất tiềm năng có thêm sự tham gia hạn chế xói mòn đất của thảm thực vật.Ngoài chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, thảm thực vật rừng có ảnh hưởng trực tiếprất lớn đến hạn chế xói mòn đất theo hướng tích cực Đến nay đã có rất nhiều nghiên cứukhẳng định vai trò to lớn của thảm thực vật rừng trong việc hạn chế xói mòn đất, điều tiếtdòng chảy Tuỳ từng trạng thái rừng khác nhau mà khả năng hạn chế xói mòn đất cũngkhác nhau, trong Dự án này gọi là xói mòn thực tế (tấn/ha/năm); được xác định theo côngthức (28)
A 1 = R x K x L x S x C x P (28)
+ A 2 là tổng lượng đất xói mòn nếu toàn bộ diện tích rừng bị phá (thành đất trốngcây bụi) hoặc chuyển sang canh tác nương rẫy; là khả năng xói mòn đất phụ thuộc vào cácyếu tố tự nhiên, mức độ xói mòn đất tiềm năng của từng vị trí trên thực địa không đồngnhất, phụ thuộc vào những yếu tố quyết định đến xói mòn đất, trong đó quan trọng nhất là
Trang 27độ dốc, độ cao, đất và chế độ mưa, trong Dự án này gọi là xói mòn đất tiềm năng
(tấn/ha/năm); được xác định theo công thức (29)
A 2 = R x K x L x S (29)
Trong đó:
R là nhân tố xói mòn của mưa và dòng chảy (Rainfall and Run off Erosivity) Nó
đặc trưng cho sự tác động của mưa đến quá trình xói mòn đất, đây là thước đo sức mạnh
xói mòn của mưa và sức chảy tràn trên bề mặt đất Việc xác lập công thức tính toán nhân
tố R phụ thuộc vào từng khu vực nhất định do mỗi khu vực có sự khác nhau về lượng
mưa, sự phân bố, tính chất mưa, cường độ mưa…
Bản đồ nhân tố mưa của tỉnh Ninh Thuận được tính toán theo lượng mưa trungbình hằng năm và công thức tính R thông qua lượng mưa trung bình hàng năm P củaNguyễn Trọng Hà (1996) theo công thức (30)
R = 0,548257 x P – 59,9 (30)
Tiến trình xây dựng bản đồ nhân tố mưa (R) như sau:
K là nhân tố xói mòn của đất (Soil Erodibility), là thước đo độ xói mòn đất trong
điều kiện tiêu chuẩn trên một đơn vị thửa đất có chiều dài là 22,13 m có độ dốc 9% (50),
có cách làm đất canh tác giống nhau Yếu tố K thể hiện cả sự nhạy cảm ở xói mòn đất domưa và dòng chảy bề mặt, khi đo đạc dưới điều kiện đơn vị thửa đất chuẩn Những tính
chất đất chính ảnh hưởng tới nhân tố K là: Sa cấu đất, chất hữu cơ, cấu trúc và độ thấmcủa phẫu diện đất
L là nhân tố chiều dài sườn dốc, thể hiện sự tác động của chiều dài sườn đến sự xói
mòn đất Nó là tỷ số giữa sự mất đất ở những loại đất giống nhau có độ dốc giống nhau cóchiều dài sườn khác nhau so với chiều dài sườn của ô đất chuẩn (22,13 m) Chiều dài
sườn là khoảng cách từ đường phân thủy ở đỉnh dốc đến nơi vận tốc dòng chảy chậm lại
và vật chất bị trầm tích
S là độ dốc của sườn, thể hiện sự ảnh hưởng của độ dốc đối với xói mòn đất Sự
mất đất tăng lên nhanh chóng khi độ dốc tăng hơn là tăng chiều dài sườn Nó là tỷ lệ của
sự mất đất từ độ dốc thực tế đối với độ dốc tiêu chuẩn (9%) dưới những điều kiện khác
Số liệu lượng mưa hằng năm
Raster hóa và nội suy
Bản đồ lượng mưa trung bình năm
Tính toán theo công thức
Bản đồ nhân tố mưa R
Trang 28đồng nhất, sự liên hệ của sự mất đất đối với độ dốc bị ảnh hưởng bởi mật độ che phủ thực
vật và kích thước hạt đất
L và S là 2 yếu tố được xét chung khi xét đến sự ảnh hưởng đối với xói mòn Hệ số
L và S được tính toán theo công thức (31) của Bruch (1986) trên cơ sở ứng dụng mô hình
DEM và ArcGis
LS = (([Flow Accumulation] x Cellsize/22,13) n x ((sin([Slope]) x 0,01745)/0,0896) 1,3 (31)
Trong đó:
+ Flow Accumulation: Giá trị dòng chảy tích lũy
+ Cellsize: Giá trị pixel của DEM
C là hệ số lớp phủ bề mặt; là hệ số đặc trưng cho mức độ hạn chế xói mòn của lớp
phủ thực vật, biện pháp quản lý lớp phủ, biện pháp làm đất, sinh khối đất… Về mặt cơchế, lớp phủ có 2 chức năng chính là làm giảm động năng của hạt mưa khi rơi xuống mặt
đất và giúp giữ hạt đất không bị các dòng chảy tràn trên bề mặt cuốn trôi Bản đồ hệ số Cđược tính toán trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
P là yếu tố phản ánh sự tác động của những hoạt động bảo vệ đất đối với tỷ lệ xói
mòn hàng năm Yếu tố P chính là hoạt động canh tác của con người qua quá trình kiểmsoát xói mòn, thường P = 1
5.3.6 Xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật
Giá trị bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt vềrừng được xác định theo công thức (32)
T = S x T bq (32)
Trong đó:
T: Giá trị bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gâythiệt về rừng (triệu đồng)
S: Diện tích rừng bị gây thiệt hại (ha)
T bq: Giá trị bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật gây thiệt về rừng (triệu đồng/ha) với T bqđược xác định theo công thức (33)
T bq = V 1 x (1 + K) (33)
Trong đó:
V 1: Giá trị trực tiếp bình quân từ giá sản phẩm gỗ, củi, tre nứa (triệu đồng/ha)
K: là hệ số được xác định theo Mục III, Thông tư liên tịch số
65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn thựchiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và
phương pháp xác định giá các loại rừng như sau:
+ Đối với rừng đặc dụng, hệ số K là 5+ Đối với rừng phòng hộ, hệ số K là 4+ Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, hệ số K là 3
Trang 29+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, hệ số K là 2
5.3.7 Xác định giá cho thuê rừng
Giá cho thuê rừng của một lô rừng tại một thời điểm cụ thể, Dự án đề xuất tínhtoán theo công thức (34)
R = S x R bq x t (34)
Trong đó:
R: Giá cho thuê rừng trong thời gian t năm (triệu đồng)
S: Diện tích rừng cho thuê (ha)
t: Thời gian cho thuê (năm)
R bq: Giá cho thuê rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm)
5.3.8 Xác định giá quyền sử dụng rừng
Giá quyền sử dụng rừng phản ánh lợi ích về sử dụng lâm sản và các lợi ích tốithiểu về dịch vụ môi trường từ rừng mang lại
Căn cứ mục đích sử dụng rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và
các chức năng sinh thái của rừng tại thời điểm định giá
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loại
rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành
Giá quyền sử dụng rừng của một lô rừng, được xác định theo công thức (35)
G = S x t x G bq (35)
Trong đó:
G: Giá quyền sử dụng rừng (triệu đồng)
S: Diện tích của lô rừng (ha)
t: Thời gian được giao, được thuê (năm)
G bq: Giá quyền sử dụng rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm)
5.3.9 Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất
Giá quyền sở hữu rừng trồng phản ánh lợi ích về sử dụng lâm sản
Căn cứ mục đích sử dụng rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và
các chức năng sinh thái của rừng tại thời điểm định giá
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loại
rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành
Giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất của một lô rừng, được xác định theocông thức (36)
W = S x W bq (36)
Trong đó:
W: Giá quyền sở hữu rừng trồng (triệu đồng)
S: Diện tích của lô rừng (ha)
W bq: Giá quyền sở hữu rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha)
Trang 30PHẦN III KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ RỪNG
chi phí khai thác và giá bán gỗ tận dụng tại khu vực thực hiện dự án Nghiên cứu triển khai
và đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch ít phát thải nhàkính trên địa bàn xã Phước Tiến, huyện Bác Ái; các Quyết định của Sở Nông nghiệp và
PTNT về việc phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác, tận thu gỗ rừng tự nhiên kế hoạch năm
2011, 2012, 2013; các Biên bản định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản Chi cụcKiểm lâm tỉnh Ninh Thuận năm 2014, 2015, 2016, 2017; kết hợp với khảo sát thu thập giáthị trường tại thời điểm xây dựng khung giá rừng
1.1 Rừng tự nhiên
1.1.1 Tỷ lệ trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên theo nhóm gỗ
Từ số liệu điều tra các ô tiêu chuẩn thuộc Dự án Kiểm kê rừng năm 2016 tỷ lệ trữ
lượng gỗ của từng kiểu rừng tự nhiên phân theo nhóm gỗ (8 nhóm theo quy định của
ngành lâm nghiệp) được tổng hợp như Bảng 1
Bảng 1 Tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên theo nhóm gỗ
8 Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá 4,56 7,98 4,10 25,78 5,01 4,96 47,61
1.1.2 Giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên
Đơn giá bán tối thiểu của củi rừng tự nhiên là 350.000 đồng/ster, đơn giá bán tối
thiểu của lồ ô, tre bình quân là 7.000 đồng/cây; đơn giá bán tối thiểu của le bình quân là
2.000 đồng/cây và đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên được thể hiện như Bảng 2
Trang 31Bảng 2 Đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên
Giá trị thu được từ việc bán lâm sản rừng tự nhiên tính trên một ha như Bảng 3
Bảng 3 Khung giá trị lâm sản của rừng tự nhiên
Đvt: triệu đồng/ha
TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Giá trị lâm sản
Giá trị gỗ tròn chính phẩm
Giá trị gỗ tròn tận dụng
Giá trị củi
Giá trị tre nứa
Trang 32TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Giá trị lâm sản
Giá trị gỗ tròn chính phẩm
Giá trị gỗ tròn tận dụng
Giá trị củi
Giá trị tre nứa
Trang 33TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Giá trị lâm sản
Giá trị gỗ tròn chính phẩm
Giá trị gỗ tròn tận dụng
Giá trị củi
Giá trị tre nứa
126,847 107,842 7,795 10,210 1,000
Cận trên 100
m3/ha, 2000 cây/ha
28,227 20,729 1,496 2,002 4,000
Cận trên 50
m3/ha, 6000 cây/ha
26,556 21,963 1,591 2,002 1,000
Cận trên 50
m3/ha, 6000 cây/ha
139,696 109,767 7,919 10,010 12,000
Chi phí khai thác cho 01 m3gỗ tròn rừng tự nhiên ra đến bãi gỗ II là 1,8 triệu đồng,chi phí khai thác cho 01 ster củi rừng tự nhiên ra đến bãi gỗ II là 270.000 đồng; chi phíkhai thác cho 01 cây lồ ô, tre ra đến bãi gỗ II là 5.000 đồng và chi phí khai thác cho 01
Trang 34cây le ra đến bãi gỗ II là 1.000 đồng Các chi phí cần thiết để khai thác một ha lâm sảnđược thể hiện qua Bảng 4.
Bảng 4 Khung chi phí khai thác của rừng tự nhiên
Đvt: triệu đồng/ha
TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Chi phí khai thác lâm sản
Chi phí khai thác gỗ tròn
Chi phi khai thác củi
Chi phí khai thác tre nứa
500 m3/ha 617,220 540,000 77,220
Trang 35TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Chi phí khai thác lâm sản
Chi phí khai thác gỗ tròn
Chi phi khai thác củi
Chi phí khai thác tre nứa
100 m3/ha 123,445 108,001 15,444
Trang 36TT Trạng thái rừng Khung trữ
lượng
Chi phí khai thác lâm sản
Chi phí khai thác gỗ tròn
Chi phi khai thác củi
Chi phí khai thác tre nứa
14,343 10,799 1,544 2,000
Cận trên 50
m3/ha, 6000 cây/ha
12,848 10,804 1,544 0,500
Cận trên 50
m3/ha, 6000 cây/ha
67,724 54,002 7,722 6,000
Khung giá trị trực tiếp bình quân của từng trạng thái rừng tự nhiên theo Bảng 5
Bảng 5 Khung giá trị trực tiếp của rừng tự nhiên
1.958,239 2.575,460 617,221
Trang 37TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị
trực tiếp
Giá trị thu được từ việc bán lâm sản
Chi phí khai thác lâm sản
53,307 115,026 61,719
Trang 38TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị
trực tiếp
Giá trị thu được từ việc bán lâm sản
Chi phí khai thác lâm sản
6000 cây/ha 71,972 139,696 67,724
Trên cơ sở khung giá theo Bảng 5 thì giá trị trực tiếp bình quân của các trạng thái
rừng gỗ tự nhiên trên địa bàn tỉnh tại thời điểm định giá như sau:
(1) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường
xanh giàu (TXG) dao động trong khoảng 316,668 – 787,695 triệu đồng/ha
(2) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh trung bình (TXB) dao động trong khoảng 159,110 – 315,069 triệu đồng/ha.(3) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường
xanh nghèo (TXN) dao động trong khoảng 80,355 – 157,548 triệu đồng/ha
(4) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh nghèo kiệt (TXK) dao động trong khoảng 15,745 – 78,757 triệu đồng/ha
(5) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh phục hồi (TXP) dao động trong khoảng 15,745 – 157,548 triệu đồng/ha
(6) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá
giàu (RLG) dao động trong khoảng 787,209 – 1.958,239 triệu đồng/ha
(7) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng látrung bình (RLB) dao động trong khoảng 395,550 – 783,287 triệu đồng/ha
(8) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lánghèo (RLN) dao động trong khoảng 199,744 – 391,633 triệu đồng/ha
(9) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lánghèo kiệt (RLK) dao động trong khoảng 39,162 – 195,836 triệu đồng/ha
(10) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng láphục hồi (RLP) dao động trong khoảng 39,162 – 391,633 triệu đồng/ha
Trang 39(11) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (LKG)
dao động trong khoảng 266,478 – 662,880 triệu đồng/ha
(12) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trung bình
(LKB) dao động trong khoảng 133,902 – 265,152 triệu đồng/ha
(13) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo
(LKN) dao động trong khoảng 67,614 – 132,576 triệu đồng/ha
(14) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo kiệt
(LKK) dao động trong khoảng 13,258 – 66,288 triệu đồng/ha
(15) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim phục hồi(LKP) dao động trong khoảng 13,258 – 132,576 triệu đồng/ha
(16) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim giàu
(RKG) dao động trong khoảng 299,656 – 745,411 triệu đồng/ha
(17) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kimtrung bình (RKB) dao động trong khoảng 150,568 – 298,165 triệu đồng/ha
(18) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim
nghèo (RKN) dao động trong khoảng 76,023 – 149,071 triệu đồng/ha
(19) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kimnghèo kiệt (RKK) dao động trong khoảng 14,911 – 74,547 triệu đồng/ha
(20) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kimphục hồi (RKP) dao động trong khoảng 14,911 – 149,071 triệu đồng/ha
(21) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường
xanh nghèo (TXDN) dao động trong khoảng 54,369 – 106,621 triệu đồng/ha
(22) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thườngxanh nghèo kiệt (TXDK) dao động trong khoảng 10,660 – 53,307 triệu đồng/ha.(23) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thườngxanh phục hồi (TXDP) dao động trong khoảng 10,660 – 106,621 triệu đồng/ha.(24) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng lồ ô tự nhiên núi đất (LOO) dao độngtrong khoảng 1,000 – 16,000 triệu đồng/ha
(25) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất
(HG1) dao động trong khoảng 63,390 – 125,303 triệu đồng/ha
(26) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất
(HG2) dao động trong khoảng 13,884 – 65,426 triệu đồng/ha
(27) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng hỗn giao tự nhiên núi đá (HGD) dao
động trong khoảng 13,708 – 71,972 triệu đồng/ha
1.2 Rừng trồng
Việc định giá rừng trồng được thực hiện cho các loài cây lâm nghiệp phổ biến, ổn
định trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo mật độ cây trồng và giai đoạn rừng trồng
- Loài cây trồng phổ biến, ổn định: Bạch đàn, Cao su, Cóc hành, Đâng, Điều, Keo,Lim, Mắm, Neem, Phi lao, Thanh thất, Thông, Trôm và Xà cừ
Trang 40- Mật độ cây trồng tùy theo loài cây.
- Giai đoạn rừng trồng: Dưới 5 năm và từ 5 năm trở lên
1.2.1 Rừng trồng dưới 5 năm
Giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng dưới 5 năm được tính bằng tổng chi phí
đầu tư tạo rừng bao gồm trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và các chi phí khác
(nếu có) từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá rừng Đơn giá cây giống ápdụng theo Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh NinhThuận về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống để phục vụ các chươngtrình, dự án phát triển rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Nhân công áp dụng định mức theoQuyết định 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban
hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ
rừng Hệ số lương nhân công áp dụng Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phítiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước Chi phíquản lý áp dụng Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâmsinh Với lãi xuất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Á (VietABank) có lãi suất cao nhất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ngày 03/10/2017 là
7,5%/năm Kết quả giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng dưới 5 năm được tổng hợpnhư Bảng 8
(1) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Bạch đàn dưới 5 năm dao
động trong khoảng 45,772 – 172,909 triệu đồng/ha
(2) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Cao su dưới 5 năm dao
động trong khoảng 51,985 – 147,541 triệu đồng/ha
(3) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Cóc hành dưới 5 năm
dao động trong khoảng 28,258 – 141,741 triệu đồng/ha
(4) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Đâng dưới 5 năm dao
động trong khoảng 111,693 – 143,741 triệu đồng/ha
(5) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Điều dưới 5 năm dao
động trong khoảng 27,689 – 86,847 triệu đồng/ha
(6) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Keo dưới 5 năm dao
động trong khoảng 48,068 – 176,357 triệu đồng/ha
(7) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Lim dưới 5 năm dao
động trong khoảng 41,417 – 139,059 triệu đồng/ha
(8) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Mắm dưới 5 năm dao
động trong khoảng 109,667 – 141,423 triệu đồng/ha
(9) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Neem dưới 5 năm dao
động trong khoảng 28,232 – 141,460 triệu đồng/ha
(10) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Neem+Keo dưới 5 năm
dao động trong khoảng 46,701 – 104,657 triệu đồng/ha