Những yếu tố thuận lợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

1. Thuận lợi:

- Là một xã miền núi với vị trí địa lý, địa hình địa mạo đặc thù, cơ cấu kinh tế của xã là Nông - Lâm nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ. Có tài nguyên, đất, rừng đủ đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên để phát triển cần phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của Trung ương, Tỉnh, Huyện, Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Để đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo định hướng phát triển Nông.

- Lâm nghiệp sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi thủy sản, mở rộng diện tích cây chè, cây ăn quả, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và chế biến nông lâm sản.

2. Khó khăn

- Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo chuyên môn.

- Hệ số sử dụng đất chưa cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ chưa tập trung và gắn kết giữa các mục đích sử dụng.

- Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu dân cư và sản xuất còn yếu kém, các vùng sản xuất phân bố rải rác, manh mún, chưa được tập trung đầu tư do đặc thù miền núi.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Lượng sinh khối và carbon của Rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn đề tài chỉ đi nghiên cứu về rừng vầu đắng thuần loài theo 3 cấp tuổi tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2014

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số quy luật kết cấu lâm phần rừng vầu đắng tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh khối của rừng vầu đắng tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Nghiên cứu lượng carbon tích lũy của rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Quan đim và cách tiếp cn vn đề nghiên cu

- Rừng Vầu đắng tồn tại cả ở trạng thái thuần loài và hỗn giao, trong từng trạng thái mật độ của rừng Vầu cũng biến động rất mạnh. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian, kinh phí, nhân lực đề tài tập trung nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng vầu đắng thuần loài.

- Vầu đắng là loài tre trúc mọc tản, khác với các loài cây thân gỗ trong lâm phần Vầu đắng cùng lúc tồn tại nhiều tuổi khác nhau từ tuổi non cho tới tuổi già. Do thời gian tồn tại cũng như cấu tạo cơ lý của cây Vầu ở các tuổi khác nhau là có sự khác biệt do vậy khả năng hấp thụ lượng CO2 cũng khác nhau. Tuy nhiên, việc xác định từng tuổi cho cây vầu đắng là khá khó khăn vì Vầu đắng cũng không hình thành vòng năm như các loài cây thân gỗ cũng

không thể sử dụng lịch sử rừng trồng để xác định tuổi cho các cá thể trong lâm phần. Vì vậy, đề tài đã phân cấp cấp tuổi Vầu đắng 2 năm 1cấp tuổi và chia làm 3 cấp tuổi: Cây non (1-2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3-4 tuổi); và iii) Cây già (trên 4 tuổi).

Việc xác định cấp tuổi cho Vầu đắng được kết hợp giữa yếu tố kinh nghiệm của người dân và kiến thức chuyên môn của các chuyên gia.

- Do lâm phần rừng Vầu đắng tồn tại nhiều cấp tuổi khác nhau và các cây thuộc các cấp tuổi tồn tại đan xen trong lâm phần và số lượng cây ở từng cấp tuổi là khác nhau. Do vậy, để tăng độ chính xác khi xác định sinh khối cũng như khả năng hấp thụ CO2 của rừng Vầu đắng đề tài tiến hành đo đếm và thống kê theo các cấp tuổi khác nhau trong lâm phần.

- Đặc điểm sinh trưởng của thân ngầm Vầu đắng khá phức tạp, do vậy việc xác định sinh khối cũng như khả năng hấp thụ carbon phần thân ngầm cũng như phân định đoạn thân ngầm nào là thuộc cây khí sinh nào là điều rất khó khăn do vấn đề xác định chính xác tuổi cũng như hướng phát triển của thân ngầm là rất phức tạp. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài sử dụng quan điểm "Cây kế

cận" và "Mối quan hệ gần gũi" để tiến hành xác định sinh khối phần thân ngầm cho cây tiêu chuẩn được chặt hạ. Điều này có nghĩa là, bất cứ một cây Vầu đắng nào cũng có mối quan hệ gần gũi nhất với một hoặc 2 cây vầu đắng được mọc kế cận nó trên cùng một đoạn thân ngầm. Do vậy, đề tài coi 1/2 của đoạn thân ngầm nối giữa 2 cây kế tiếp nhau là phần thân ngầm của cây tiêu chuẩn đang tiến hành nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp nghiên cu c th

3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kế thừa tài liệu:

- Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu đã có về đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm biến đổi hình thái theo cấp tuổi,... có liên quan tới loài Vầu đắng.

- Các tài liệu đã nghiên cứu liên quan đến phương pháp xác định sinh khối, lượng carbon tích lũy ở rừng, các kết quả nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon của rừng,...

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu. - Các tài liệu liên quan đến cơ chế phát triển sạch CDM trong lâm nghiệp, đặc biệt là giá trị thương mại CO2 trên thị trường thế giới.

3.4.2.2 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn

Trước hết tiến hành khảo sát tổng thể trạng thái rừng Vầu đắng tại xã Bảo Linh. Sau đó căn cứ vào sự phân bố diện tích rừng vầu đắng trên địa bàn, đề tài lựa chọn ra khu vực có diện tích rừng vầu đắng nhiều và tập trung nhất tiến hành lập 09 OTC.

Lập 09 OTC tại xã theo 3 cấp mật độ:

+ Mật độ cao (trên 5.000 cây /ha) lập 03 OTC

+ Mật độ trung bình (từ 3.000 đến 5.000 cây/ha) lập 03 OTC + Mật độ thưa (dưới 3.000 cây/ha) lập 03 OTC.

Mỗi OTC có diện tích 2.500 m2

(50m x 50m).

a. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Khảo sát sơ bộ trạng thái rừng vầu tại các khu vực nghiên cứu. Tại huyện tiến hành xác định các khu vực có tập trung rừng vầu nhiều nhất để điều tra. Tại mỗi trạng thái bố trí 3 ÔTC ngẫu nhiên điển hình có diện tích 2.500 m2, ÔTC phải là những ô đại diện và mang tính chất điển hình cho khu vực.

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí ÔTC, ô thứ cấp và các ô dạng bản

Trong mỗi ÔTC: lập 5 ô thứ cấp (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa ÔTC) diện tích 25 m2 (5 x 5 m) để điều tra cây bụi thảm tươi, lập 5 ô dạng bản diện tích 1 m2 (1m x 1m) để điều tra vật rơi rụng.

5 m 5 m 50 m 50m

Tổng số ÔTC cần lập là: 09 ÔTC. Trong đó:

- Tổng số ô thứ cấp: 09 ÔTCx 5 ô thứ cấp/ÔTC = 45 ô thứ cấp. - Tổng số ô dạng bản: 09 ÔTCx 5 ô dạng bản/ÔTC =45 ô dạng bản.

b. Phương pháp thu thập số liệu

Trong các OTC, đo đếm toàn bộ các chỉ tiêu D1,3, Hvn của từng cây như sau: - Đo đường kính tại vị trí 1,3m (D1.3) bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,01m hoặc dùng thước dây đo chu vi sau đó dùng công thức quy đổi ra đường kính.

- Chỉ tiêu Hvn được đo bằng thước sào có chia vạch đến 20cm, sai số đo cao ± 10cm.

Số liệu đo đếm được ghi vào biểu mẫu 3.1 phần phụ lục 1

* Phương pháp xác định sinh khối cây cá lẻ

Khi công việc đo đếm chiều cao và đường kính ngang ngực của cây được hoàn thành, việc đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ được thực hiện theo các bước

sau:

Phân loại và ghép nhóm đường kính theo các cấp tuổi, khoảng cách giữa các cấp kính là 0,5 cm. Chọn ngẫu nhiên cây tiêu chuẩn vầu đắng trong mỗi cấp tuổi có cấp kính trung bình đại diện cho các cây đo đếm trong ô tiêu chuẩn để chặt hạ. Tổng số cây vầu tiêu chuẩn chặt ngả tại mỗi OTC là 3 cây và số lượng cây vầu tiêu chuẩn để chặt hạ phải được phân bổ đều cho từng cấp tuổi cây. Lựa chọn cây tiêu chuẩn cho chặt ngả theo các nguyên tắc sau:

Số cây tiêu chuẩn chặt hạ nên đại diện về cấp tuổi và cấp kính. Có 3 cấp tuổi được đề xuất cho rừng vầu, bao gồm: i) Cây non (1-2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3-4 tuổi); và iii) Cây già (trên 4 tuổi).

Tổng số cây chặt hạ là: 3 cây/OTC x 09 OTC = 27 cây.

Sau khi lựa chọn cây vầu tiêu chuẩn cho mỗi cấp kính và cấp tuổi, sử dụng cưa tay hoặc dao sắc để cắt hạ cây đo đếm; Sau khi chặt hạ cây tiêu chuẩn, đo chính xác đường kính và chiều dài cây (chiều dài men thân), tách các bộ phận: thân, cành nhánh, lá cây và thân ngầm, sử dụng cân để cân ngay trọng lượng của thân, cành nhánh, lá cây và thân ngầm..( Đối với thân ngầm tiến hành đào gốc).

Ghi chép cẩn thận tất cả thông tin về đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại mẫu biểu 3.2 phụ lục 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô

Mẫu để phân sinh khối khô nên được lấy ngay lập tức sau khi hoàn thành đo đếm trọng lượng tươi mỗi bộ phận của cây (thân, cành, lá). Tổng số mẫu để phân tích sinh khối khô là 04 mẫu cho một cây cá lẻ, bao gồm: 01 mẫu thân chính, 01 mẫu thân ngầm, 01 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu cho lá. Lấy mẫu nên thực hiện theo các bước như sau:

Đánh dấu vị trí lấy mẫu trên thân của thân cây vầu. Vị trí để lấy mẫu là tại gốc cây (0.0 m), giữa (½); và ngọn (3/4) chiều dài thân và thân ngầm.

Lấy mẫu: 01 mẫu thân, 01 mẫu cho cành nhánh, 01 mẫu lá và 01 mẫu thân ngầm. Trọng lượng của mẫu thân và mẫu cành là từ 0,5 - 1 kg/mẫu và mẫu lá từ 0,3 - 0,5 kg/mẫu.

Với mẫu thân, tại các vị trí lấy mẫu cần lấy cả một gióng. Nếu cây to, thì chẻ dọc theo gióng để lấy 1/2 của gióng.

Dùng bút viết trên nilon để nhãn mác cho mẫu nhằm nhận dạng mẫu tại phòng thí nghiệm. Nhãn mác cần thể hiện các thông tin sau: i) Mã ô tiêu chuẩn; ii) Tên loài cây; iii) đường kính (D); iv) tên mẫu (thân, cành, lá); v) cấp tuổi.

Sau đó lấy mẫu từng bộ phận đem sấy khô ở nhiệt độ 105°C đến khối lượng không đổi, rồi đem cân thu được kết quả sinh khối khô tương ứng với từng phần.

* Phương pháp thu thập sinh khối tầng cây bụi, cây tái sinh, thảm tươi trong 1 ô thứ cấp:

Trên các ô thứ cấp, cắt toàn bộ cây bụi, thảm tươi phía trên mặt đất, phân thành các bộ phận: thân-cành, lá. Sau đó, cân từng bộ phận ngay tại hiện trường thu được kết quả sinh khối tươi. Lấy mẫu mỗi loại 0,5 kg/ô thứ cấp và đem sấy khô ở nhiệt độ 70 - 105°C, rồi cân, kết quả được sinh khối khô và tính được lượng CO2 hấp thụ trong từng bộ phận của cây bụi thảm tươi trong lâm phần. Số liệu thu thập được ghi vào mẫu biểu 3.3 phụ lục 1.

* Phương pháp thu thập sinh khối vật rơi rụng:

Đối với các ô dạng bản diện tích 1m2 trong từng ÔTC, thu gom toàn bộ vật rơi rụng (cành, lá, hoa, quả,...) trên 1 ô dạng bản, phân thành các bộ phận: thân/cành; lá/hoa/quả. Sau đó, cân từng bộ phận ngay tại hiện trường thu được kết quả sinh khối tươi vật rơi rụng. Sau đó lấy mẫu mỗi loại 0,5 kg/ODB đem

sấy khô ở nhiệt độ 70 - 105°C, sau đó cân, thu được kết quả sinh khối khô và tính được lượng CO2 hấp thụ trong từng bộ phận của vật rơi rụng. Số liệu thu thập được ghi vào mẫu biểu 3.4 phụ lục 1.

3.4.2.3. Phương pháp nội nghiệp

Số liệu điều tra, đo đếm trong quá trình thực hiện đề tài được sử dụng theo phương pháp phân tích thống kê trên phần mềm Excel và SPSS 13.0.

a. Phương pháp tính toán sinh khối

* Xác định sinh khối tươi (Wt) cây tiêu chuẩn và lâm phần vầu đắng

- Sinh khối tươi cây tiêu chuẩn theo công thức:

Wt = Wt(th) + Wt(c) + Wt(l) + Wt(r) (kg/cây) (3.1) - Sinh khối tươi/ha theo công thức:

Wt/ha = Wt (cây) x N/ha (tấn/ha) (3.2) Trong đó:

• Wt(th), Wt(c),Wt(l), Wt(r): sinh khối tươi bộ phận thân, cành, lá và thân ngầm..

• N: số cây trong 1 ha.

* Xác định sinh khối khô (Wk) cây tiêu chuẩn và lâm phần vầu đắng

- Sinh khối khô từng bộ phận cây tiêu chuẩn theo công thức: Pki= Wti x i ki M W (3.3) Trong đó:

• Pki là sinh khối khô bộ phận i của cây tiêu chuẩn.

• Wti là sinh khối tươi bộ phận i cây tiêu chuẩn.

• Wki là khối lượng mẫu khô của bộ phận i sau khi sấy.

• Mi là khối lượng mẫu tươi bộ phận i cây tiêu chuẩn.

- Tổng sinh khối khô của cây tiêu chuẩn được tính như sau: Pk (cây) = Pk (th) + Pk (c) + Pk (l) + Pk (r) (kg/cây) (3.4) - Tổng sinh khối khô trên ha được tính như sau:

Pk (ha) = Pk(cây) x N/ha (tấn/ha) (3.5)

Trong đó: Pk (th), Pk (c), Pk (l), Pk (r) là sinh khối thân, cành, lá, thân ngầm khô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Xác định sinh khối của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng

- Sinh khối các bộ phận cây bụi thảm tươi, trong 1 ha được tính theo công thức:

Mi = 25 10000 × i m (tấn/ha) (3.6) Trong đó:

•Mi: là sinh khối khô hoặc sinh khối tươi của các bộ phận i (thân và cành, lá) của cây bụi thảm tươi trong 1 ha

mi: là tổng khối lượng bộ phận tương ứng của cây bụi thảm tươi trong 5 ô thứ cấp

- Sinh khối vật rơi rụng trên 1 ha được tính theo công thức: Mi = 5 10000 × i m (kg/ha) (3.7) Trong đó:

•Mi là sinh khối khô hoặc sinh khối tươi các bộ phận i của vật rơi rụng trong 1 ha

mi là tổng khối lượng bộ phận tương ứng của vật rơi rụng trong 5 ô dạng bản

b. Phương pháp tính toán lượng carbon tích lũy

* Xác định lượng carbon tích lũy (Cki) cây tiêu chuẩn và lâm phần vầu đắng

Hàm lượng các bon trong sinh khối được tính theo công thức như sau: Cki = Pki x Ci(%) (tấn/ha) (3.8)

Trong đó:

• Cki là lượng các bon cố định trong bộ phận i cây tiêu chuẩn.

• Pki là sinh khối khô bộ phận i cây tiêu chuẩn.

Ci(%) là tỷ lệ % carbon tích lũy trong sinh khối khô bộ phận i - Tổng carbon tích luỹ trên 1 ha là:

Ctổng (tấn/ha) = Ck(th) + Ck(c) + Ck(l) +Ck(r) (3.9)

Trong đó: Ck (th), Ck (c), Ck (l), Ck (r) là lượng carbon thân, cành, lá, thân ngầm

- Lượng carbon tích lũy trong cây bụi thảm tươi được tính theo công thức:

i ki ki M k C

M = × (%) (3.10) Trong đó:

Mkik là sinh khối khô của bộ phận thứ i

Ci(%) là tỷ lệ % carbon tích lũy trong sinh khối khô bộ phận i

- Lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng được tính theo công thức:

i ki ki M k C

M = × (%) (3.11) Trong đó:

Mkilà lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng.

Mkik là sinh khối khô của bộ phận thứ i

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Một số quy luật kết cấu lâm phần rừng Vầu đắng tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1 Quy lut phân b

4.1.1.1 Quy luật phân bố N/D

Qua thu thập xử lý phân bố N/D của 9 OTC rừng Vầu đắng tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên được tổng hợp tại bảng sau:

Bng 4.1. Nắn phân bố số cây theo cấp đường kính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)