Phương pháp lập ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 33)

Trước hết tiến hành khảo sát tổng thể trạng thái rừng Vầu đắng tại xã Bảo Linh. Sau đó căn cứ vào sự phân bố diện tích rừng vầu đắng trên địa bàn, đề tài lựa chọn ra khu vực có diện tích rừng vầu đắng nhiều và tập trung nhất tiến hành lập 09 OTC.

Lập 09 OTC tại xã theo 3 cấp mật độ:

+ Mật độ cao (trên 5.000 cây /ha) lập 03 OTC

+ Mật độ trung bình (từ 3.000 đến 5.000 cây/ha) lập 03 OTC + Mật độ thưa (dưới 3.000 cây/ha) lập 03 OTC.

Mỗi OTC có diện tích 2.500 m2

(50m x 50m).

a. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Khảo sát sơ bộ trạng thái rừng vầu tại các khu vực nghiên cứu. Tại huyện tiến hành xác định các khu vực có tập trung rừng vầu nhiều nhất để điều tra. Tại mỗi trạng thái bố trí 3 ÔTC ngẫu nhiên điển hình có diện tích 2.500 m2, ÔTC phải là những ô đại diện và mang tính chất điển hình cho khu vực.

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí ÔTC, ô thứ cấp và các ô dạng bản

Trong mỗi ÔTC: lập 5 ô thứ cấp (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa ÔTC) diện tích 25 m2 (5 x 5 m) để điều tra cây bụi thảm tươi, lập 5 ô dạng bản diện tích 1 m2 (1m x 1m) để điều tra vật rơi rụng.

5 m 5 m 50 m 50m

Tổng số ÔTC cần lập là: 09 ÔTC. Trong đó:

- Tổng số ô thứ cấp: 09 ÔTCx 5 ô thứ cấp/ÔTC = 45 ô thứ cấp. - Tổng số ô dạng bản: 09 ÔTCx 5 ô dạng bản/ÔTC =45 ô dạng bản.

b. Phương pháp thu thập số liệu

Trong các OTC, đo đếm toàn bộ các chỉ tiêu D1,3, Hvn của từng cây như sau: - Đo đường kính tại vị trí 1,3m (D1.3) bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,01m hoặc dùng thước dây đo chu vi sau đó dùng công thức quy đổi ra đường kính.

- Chỉ tiêu Hvn được đo bằng thước sào có chia vạch đến 20cm, sai số đo cao ± 10cm.

Số liệu đo đếm được ghi vào biểu mẫu 3.1 phần phụ lục 1

* Phương pháp xác định sinh khối cây cá lẻ

Khi công việc đo đếm chiều cao và đường kính ngang ngực của cây được hoàn thành, việc đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ được thực hiện theo các bước

sau:

Phân loại và ghép nhóm đường kính theo các cấp tuổi, khoảng cách giữa các cấp kính là 0,5 cm. Chọn ngẫu nhiên cây tiêu chuẩn vầu đắng trong mỗi cấp tuổi có cấp kính trung bình đại diện cho các cây đo đếm trong ô tiêu chuẩn để chặt hạ. Tổng số cây vầu tiêu chuẩn chặt ngả tại mỗi OTC là 3 cây và số lượng cây vầu tiêu chuẩn để chặt hạ phải được phân bổ đều cho từng cấp tuổi cây. Lựa chọn cây tiêu chuẩn cho chặt ngả theo các nguyên tắc sau:

Số cây tiêu chuẩn chặt hạ nên đại diện về cấp tuổi và cấp kính. Có 3 cấp tuổi được đề xuất cho rừng vầu, bao gồm: i) Cây non (1-2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3-4 tuổi); và iii) Cây già (trên 4 tuổi).

Tổng số cây chặt hạ là: 3 cây/OTC x 09 OTC = 27 cây.

Sau khi lựa chọn cây vầu tiêu chuẩn cho mỗi cấp kính và cấp tuổi, sử dụng cưa tay hoặc dao sắc để cắt hạ cây đo đếm; Sau khi chặt hạ cây tiêu chuẩn, đo chính xác đường kính và chiều dài cây (chiều dài men thân), tách các bộ phận: thân, cành nhánh, lá cây và thân ngầm, sử dụng cân để cân ngay trọng lượng của thân, cành nhánh, lá cây và thân ngầm..( Đối với thân ngầm tiến hành đào gốc).

Ghi chép cẩn thận tất cả thông tin về đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại mẫu biểu 3.2 phụ lục 1.

* Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô

Mẫu để phân sinh khối khô nên được lấy ngay lập tức sau khi hoàn thành đo đếm trọng lượng tươi mỗi bộ phận của cây (thân, cành, lá). Tổng số mẫu để phân tích sinh khối khô là 04 mẫu cho một cây cá lẻ, bao gồm: 01 mẫu thân chính, 01 mẫu thân ngầm, 01 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu cho lá. Lấy mẫu nên thực hiện theo các bước như sau:

Đánh dấu vị trí lấy mẫu trên thân của thân cây vầu. Vị trí để lấy mẫu là tại gốc cây (0.0 m), giữa (½); và ngọn (3/4) chiều dài thân và thân ngầm.

Lấy mẫu: 01 mẫu thân, 01 mẫu cho cành nhánh, 01 mẫu lá và 01 mẫu thân ngầm. Trọng lượng của mẫu thân và mẫu cành là từ 0,5 - 1 kg/mẫu và mẫu lá từ 0,3 - 0,5 kg/mẫu.

Với mẫu thân, tại các vị trí lấy mẫu cần lấy cả một gióng. Nếu cây to, thì chẻ dọc theo gióng để lấy 1/2 của gióng.

Dùng bút viết trên nilon để nhãn mác cho mẫu nhằm nhận dạng mẫu tại phòng thí nghiệm. Nhãn mác cần thể hiện các thông tin sau: i) Mã ô tiêu chuẩn; ii) Tên loài cây; iii) đường kính (D); iv) tên mẫu (thân, cành, lá); v) cấp tuổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau đó lấy mẫu từng bộ phận đem sấy khô ở nhiệt độ 105°C đến khối lượng không đổi, rồi đem cân thu được kết quả sinh khối khô tương ứng với từng phần.

* Phương pháp thu thập sinh khối tầng cây bụi, cây tái sinh, thảm tươi trong 1 ô thứ cấp:

Trên các ô thứ cấp, cắt toàn bộ cây bụi, thảm tươi phía trên mặt đất, phân thành các bộ phận: thân-cành, lá. Sau đó, cân từng bộ phận ngay tại hiện trường thu được kết quả sinh khối tươi. Lấy mẫu mỗi loại 0,5 kg/ô thứ cấp và đem sấy khô ở nhiệt độ 70 - 105°C, rồi cân, kết quả được sinh khối khô và tính được lượng CO2 hấp thụ trong từng bộ phận của cây bụi thảm tươi trong lâm phần. Số liệu thu thập được ghi vào mẫu biểu 3.3 phụ lục 1.

* Phương pháp thu thập sinh khối vật rơi rụng:

Đối với các ô dạng bản diện tích 1m2 trong từng ÔTC, thu gom toàn bộ vật rơi rụng (cành, lá, hoa, quả,...) trên 1 ô dạng bản, phân thành các bộ phận: thân/cành; lá/hoa/quả. Sau đó, cân từng bộ phận ngay tại hiện trường thu được kết quả sinh khối tươi vật rơi rụng. Sau đó lấy mẫu mỗi loại 0,5 kg/ODB đem

sấy khô ở nhiệt độ 70 - 105°C, sau đó cân, thu được kết quả sinh khối khô và tính được lượng CO2 hấp thụ trong từng bộ phận của vật rơi rụng. Số liệu thu thập được ghi vào mẫu biểu 3.4 phụ lục 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 33)