1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT VÒNG 1 NĂM 2012 MÔN NGỮ VĂN - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

6 156 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 44 KB

Nội dung

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT VÒNG 1 NĂM 2012 MÔN NGỮ VĂN - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN Môn thi: NGỮ VĂN ( BẢNG B ) Ngày thi: 23/10/2012 Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian phát đề ) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 ( 8,0 điểm ): Anh ( chị ) hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ: “ Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể ”. Câu 2 ( 12,0 điểm ): Nhà văn Đức W. Gớt từng nói : “ Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại”. Qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Chí Phèo của Nam Cao, anh ( chị ) hãy làm rõ ý kiến trên. ------------ HẾT -------------  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN Môn thi: NGỮ VĂN ( BẢNG B ) Ngày thi: 23/10/2012 ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ( Gồm 04 trang ) I.Yêu cầu chung: - Thí sinh phải có kiến thức văn học xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt; kết cấu bài viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt phải trong sáng, giàu hình ảnh cảm xúc.Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức nghị luận kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm bài. - Hướng dẫn chấm chỉ là những nội dung cơ bản, định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; cẩn trọng tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh. Đặc biệt, chú trọng khả năng sáng tạo của bài viết. II.Yêu cầu cụ thể: Câu Nội dung Điểm Câu 1 Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ: “ Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”. 8,0 1.Yêu cầu về kĩ năng: * Điểm 2,0: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn thuyết phục. - Biết cách chọn kết hợp nhiều thao tác lập luận phù hợp, có sự sáng tạo trong việc lựa chọn hình thức vận dụng kĩ năng. * Điểm 1,5: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ,văn trong sáng. - Biết cách chọn kết hợp các thao tác lập luận phù hợp. * Điểm 1,0: - Kết cấu tương đối rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, văn rõ ý. * Điểm 0,5: - Kết cấu chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, văn chưa rõ ý. * Điểm 0: - Kĩ năng kém. 2,0 2.Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau: 6,0 a. Giải thích: - “ Điều ta ước muốn” là những khát vọng, ước mơ của con người.(0,5đ) - “ Điều ta có thể” là những gì nằm trong khả năng của bản thân. (0,5đ) - Ý nghĩa của câu ngạn ngữ: Con người cần chọn cách sống thực tế, phù hợp với khả năng của mình, để không rơi vào viễn vông.(1,0đ) 1,0 b.Bình luận: - Mặt đúng của vấn đề: Nêu ra một quan niệm sống tích cực đem lại niềm vui, niềm tin cho con người. (0,5đ) + Nếu “ước muốn” quá cao xa, không phù hợp với khả năng của bản thân thì việc làm không có kết quả. Từ đó, con người sẽ chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. (0,5đ) + “Điều ta có thể” là sống theo những điều làm được trong khả năng của mình thì công việc có kết quả. Vì vậy, con người sẽ có niềm tin, phát huy năng lực đóng góp cho xã hội. (0,5đ) Đưa dẫn chứng minh họa. (1,0đ) - Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác: Ước mơ có vai trò quan trọng trong đời sống con người. (0,5đ) + Mơ ước, khát vọng tạo động lực cho con người phấn đấu trong học tập lao động. (0,5đ) + Sống không có mơ ước, luôn vừa lòng với thực tại thì cuộc sống trở nên trì trệ. (0,5đ) 4,0 c. Bài học thiết thực: - Sống phải có ước mơ cao đẹp ước mơ phải phù hợp với năng lực của bản thân 1,0 Câu 2 Nhà văn Đức W. Gớt từng nói : “ Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại” Qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Chí Phèo của Nam Cao, anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên. 12,0 1.Yêu cầu về kĩ năng: * Điểm 2,0: - Biết cách làm bài nghị luận văn học, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn trong sáng, cảm xúc. - Biết cách chọn kết hợp nhiều thao tác lập luận phù hợp. - Cảm nhận sâu sắc ý nghĩa nhận định, biết chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu 2,0 trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Chí Phèo của Nam Cao, phân tích sâu sắc làm rõ nhận định của Gớt. * Điểm 1,5: - Biết cách làm bài nghị luận văn học, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn trong sáng. - Biết cách kết hợp các thao tác lập luận. - Hiểu rõ nội dung nhận định. - Biết chọn lựa dẫn chứng trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Chí Phèo của Nam Cao để phân tích làm rõ nhận định. * Điểm 1,0: - Kết cấu tương đối rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, văn rõ ý. - Hiểu nhưng phân tích, chứng minh chưa sâu nhận định. * Điểm 0,5: - Kết cấu chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, văn chưa rõ ý. - Hiểu nhưng phân tích, chứng minh chưa sâu nhận định. * Điểm 0: - Kết cấu chưa rõ ràng, kĩ năng kém. Chưa làm rõ nhận định. 2.Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau: 10,0 a.Giải thích câu nói: -“ Tồn tại” là có mặt. Đây là bản năng sinh tồn sẵn có trong mọi sự vật.(0,5đ) - “ Sứ mệnh của con người là sống”: “ Sống ” không chỉ là sự có mặt trong cuộc đời mà con người sống là biết mơ ước vươn lên, biết yêu thương, sống lương thiện, sống có ích cho xã hội.(0,5đ) - Ý nghĩa câu nói: Con người được trao quyền đươc sống, sống phải biết ước mơ, sống có ích cho đời. Đó là cuộc sống có ý nghĩa.(1,0đ) 2,0 b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói qua hai tác phẩm: Hai đứa trẻ của Thạch Lam Chí Phèo của Nam Cao. 8,0 * Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam: - Thạch Lam là một cây bút xuất sắc trong văn xuôi lãng mạn 1930-1945. Truyện ngắn của Thạch Lam đầy chất thơ, thường không có cốt truyện hoặc cốt truyện giản dị nhưng diễn tả tinh tế những cảm xúc mong manh trong tâm hồn nhân vật.(0,5đ) - “Hai đứa trẻ” chứa đựng thông điệp sống của con người đầy ý nghĩa: + Thạch Lam miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống chìm khuất, mòn mỏi, 3,0 quẩn quanh của những con người nhỏ bé nơi phố huyện bình lặng, nghèo khổ: (0,5đ) +) Trong cảnh ngày tàn, phiên chợ tàn, những kiếp người tàn với nhịp sống đơn điệu, tẻ nhạt. (0,25đ) +) Hình ảnh con người nơi phố huyện hiện lên với niềm trăn trở của nhà văn là họ đang sống hay tồn tại. (0,25đ) + Hơn hết, Thạch Lam khám phá trong thế giới tâm hồn của những con người nghèo khổ đó có những ước mơ thầm kín mà thiết tha về một cuộc sống tươi sáng (0,5đ) +) Mẹ con chị Tí, bác Siêu hàng phở, gia đình anh xẩm…biết quan tâm nhau, chờ đợi đoàn tàu từ Hà Nội về : “ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Hình ảnh đoàn tàu giúp cho họ có thêm hi vọng, niềm tin vượt lên cõi “tồn tại” để tiếp tục “ sống” có ý nghĩa. Họ có ý thức về sứ mệnh “sống” của mình. (0,5đ) +) Liên là đứa trẻ có tâm hồn ngây thơ, tinh tế: (0,5đ)  Cảm nhận vẻ đẹp đượm buồn của buổi chiều quê.  Có tình yêu quê hương.  Tấm lòng yêu thương đối những người nghèo khổ.  Luôn khát khao ánh sáng, nhớ về quá khứ tươi sáng để nghĩ đến tương lai tốt đẹp. Lưu ý: Chỉ cho trọn điểm khi thí sinh biết chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu phân tích sâu sắc các ý trên.Nếu chỉ phân tích được ý mà không có dẫn chứng thì đạt nửa số điểm. * Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao: - Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930-1945.Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, nặng trĩu suy tư, vừa đằm thắm tình yêu thương. Nam Cao có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật. (0,5đ) - Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao thể hiện sự tồn tại, sự sống của con người: + Chí là người nông dân lương thiện bị xã hội tàn bạo hủy hoại nhân hình tước đoạt nhân tính. Sau khi ra tù, Chí Phèo tồn tại kiếp sống của quỷ dữ. (1,0đ) + Bằng trái tim nhân đạo của nhà văn lớn, Nam Cao đã để cho Chí Phèo trở về kiếp sống con người: Thị Nở đã làm hồi sinh bản chất tốt đẹp vốn có của người nông dân lương thiện, Chí Phèo khát khao hòa nhập với mọi người, để sống đúng với kiếp sống con người. (1,5đ) Lưu ý: Chỉ cho trọn điểm khi thí sinh biết chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu phân tích sâu sắc các ý trên.Nếu chỉ phân tích được ý mà không có dẫn chứng 3,0 thì đạt nửa số điểm. * Đánh giá: - Cái nhìn nhân văn của Thạch Lam Nam Cao là cảm thông với cuộc sống nghèo khổ trên hết là trân trọng những khát vọng, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của con người, khẳng định bản chất tốt của con người luôn tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào.(1,0đ) - Thông điệp sống đầy ý nghĩa: Sống là phải biết ước mơ, hi vọng, biết yêu thương. Sống đúng sứ mệnh của con người: sống chứ không phải tồn tại. (1,0đ) 20 ------------ HẾT ---------- . năng của m nh, để không rơi vào viễn vông.(1,0đ) 1,0 b.Bình luận: - M t đúng của vấn đề: Nêu ra m t quan ni m sống tích cực đem lại ni m vui, ni m tin cho. của Nam Cao. 8,0 * Tác ph m Hai đứa trẻ của Thạch Lam: - Thạch Lam là m t cây bút xuất sắc trong văn xuôi lãng m n 1930-1945. Truyện ngắn của Thạch Lam đầy

Ngày đăng: 28/08/2013, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w