1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN CHỊ EM THÚY KIỀU

6 569 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 53,66 KB
File đính kèm chị em thuý kiều (1).rar (50 KB)

Nội dung

Giáo án 5 hoạt động giáo án mới nhất dạy trích đoạn Chị em Thúy kiều (Ngữ văn 9) theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh theo yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 1

CHỊ EM THUÝ KIỀU

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

I Mục tiêu bài học

1 Kiến thức

- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật

- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể

2 Kĩ năng

- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật

- Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại

3 Thái độ

- Giáo dục học sinh yêu quý trân trọng vẻ đẹp của con người cả hình thức lẫn tâm hồn

 Phẩm chất, năng lực: Hình thành năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, phân tích tác phẩm văn học trung đại

II CHUẨN BỊ DẠY HỌC

1 Phương tiện dạy – học:

- Giáo viên: tài liệu về tác giả, tác phẩm, kế hoạch dạy học, máy tính, máy chiếu.

- Học sinh: Sách giáo khoa

2 Phương pháp dạy học: Nghiên cứu bài học, đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, nêu vấn

đề, giảng bình, thảo luận các câu hỏi, kĩ thuật chuyên gia, kĩ thuật bản đồ sư duy, trình bày một phút

3 Hình thức dạy học:

- Trên lớp: cá nhân, thảo luận nhóm, luyện tập

- Ngoài lớp: Tự học

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG TRƯỚC LỚP HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Tìm hiểu chung

- Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu phần tìm

hiểu chung, làm việc cá nhân theo các gợi

ý:

+ Xác định vị trí đoạn trích?

- Đọc văn bản, xác định vị trí đoạn trích

Trang 2

+ Tập đọc diễn cảm?

+ Xác định bố cục?

Đọc – hiểu văn bản

- Giao nhiệm vụ cho HS đọc hiểu văn bản,

làm việc theo nhóm theo các yêu cầu sau:

+ Phân tích vẻ đẹp chung của 2 chị em?

+ Phân tích vẻ đẹp Thúy Vân?

+ Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều?

- Nhiệm vụ làm việc cá nhân:

+ Xác định nghệ thuật?

+ Đánh giá vị trí ý nghĩa của đoạn trích

trong toàn bộ tác phẩm?

+ Tổng kết khái quát nội dung và nghệ

thuật tác phẩm?

- Xác định bố cục

- Làm việc nhóm

- Làm việc cá nhân

1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

GV: Dẫn dắt cho HS chơi trò chơi “Đoán

ý đồng đội”

Trò chơi được chiếu trên powerpoint

Giáo viên dẫn dắt vào bài học

HS tham gia trò chơi

Lắng nghe

2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- GV: Em hãy cho biết đoạn trích thuộc

phần nào của tác phẩm Truyện Kiều ?

- HS: Trả lời

- GV: hướng dẫn học sinh đọc:

+ Giọng diễn cảm thể hiện thái độ ngợi

ca, trân trọng

+ Giọng vui tươi trong sáng, nhịp nhàng

- GV: Đoạn trích được viết theo thể thơ gì

?

( Lục bát )

GV: Nội dung đoạn trích nói về điều gì ?

 Miêu tả hai bức chân dung chị em

Thuý Kiều và dự báo cuộc đời, số

phận của hai chị em

I.Tìm hiểu chung

1 Vị trí đoạn trích

- Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều ( Từ câu 15 – câu 42 )

2 Đọc.

3 Bố cục

- Bố cục 4 phần:

+ 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị

em Thuý Kiều

+ 4 câu tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp Thuý

Trang 3

- GV: Dựa vào nội dung và hình thức

đoạn trích, em hãy phân chia bố cục?

- HS: Trả lời

Vân

+ 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều + 4 câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống hai chị em

Hoạt động 3

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích:

GV: Cô đã giao nhiệm vụ cho cả lớp làm

việc nhóm, mời nhóm 1 lên trình bày sản

phẩm

Yêu cầu: Phân tích vẻ đẹp chung của hai

chị em, trình bày bằng powerpoint

Gv: Đại diện nhóm 2, GV nhận xét chốt

lại kiến thức

Gv: Tác giả đã sử dụng biệp pháp tu từ

nào để miêu tả vẻ đẹp nhan sắc chung của

2 chị em?

(Ẩn dụ :”Tố nga” chỉ hai nàng tiên trên

cung Quảng theo truyền thuyết

Nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Vân

và Thúy Kiều)

- Vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em Thuý

Kiều được miêu tả bằng hình ảnh nào, thể

hiện qua biện pháp tu từ nào?

( bút pháp ước lệ , hình ảnh so sánh ẩn

dụ).

? Thành ngữ “mười phân vẹn mười”

khẳng định điều gì?

II- Đọc – hiểu văn bản

1 Vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều

- “Tố nga” – hình ảnh ẩn dụ => Thúy Vân – Thúy kiều là những cô gái xinh đẹp

- Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, so sánh,

ẩn dụ, thành ngữ => Hai chị em có cốt cách thanh cao, trong sạch như mai, tâm hồn trắng trong như tuyết

- Hai chị em có vẻ đẹp toàn diện, hoàn

 Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng, hoàn hảo

Hoạt động nhóm: GV mời nhóm số 2

trình bày sản phẩm

GV chốt ý

? Vẻ đẹp của Thúy Vân được tác giả giới

thiệu như thế nào?

Gợi ý:

- Chân dung Thúy Vân được giới thiệu

như thế nào?

- Các đường nét ( Khuôn mặt, lông mày,

miệng cười, tiếng nói, tóc, da) được miêu

tả như thế nào?

- Tác giả dùng hình ảnh nào để miêu tả

2 Vẻ đẹp của Thúy Vân

- Tả chi tiết, cụ thể từ khuôn mặt, nét mày, giọng nói tới mái tóc, màu da + Khuôn mặt đẹp tươi rạng rỡ như ánh trăng rằm

+ Nụ cười như hoa nở + Tiếng nói trong như ngọc + Nét mày thanh tú, mái tóc xanh mượt + Làn da trắng mịn

-> Tất cả đều toát lên vẻ đoan trang, phúc hậu, quý phái

- Dùng những hình ảnh quý giá, đẹp đẽ của thiên nhiên tạo vật để so sánh với vẻ

Trang 4

Thúy Vân? Tác dụng?

- Nghệ thuật mà tác giả sử dụng để miêu

tả Thúy Vân?

đẹp của Thúy Vân => Ca ngợi nhan sắc Thúy Vân và qua đó dự báo một tương lai bình lặng, yên ổn, hạnh phúc bởi thiên nhiên xin thua, chịu nhường

- Nghệ thuật: so sánh, ước lệ tượng trưng

? Vẻ đẹp của TK có giống TV không?

? Theo em vì sao tác giả lại miêu tả vẻ

đẹp Thúy Vân trước dù Thúy Vân là em ?

Tác giả đã vận dụng nghệ thuật gì ?

? Tác giả dùng nghệ thuật nào để ca ngợi

vẻ đẹp của Kiều ? Nó có gì khác so với

nghệ thuật miêu tả Thúy Vân ? (Khác ở

chỗ Thúy Vân được miêu tả bằng những

nét vẽ chi tiết thì đến Kiều, ông dùng

điểm nhãn)

? T/G m/t vẻ đẹp của K trên những

phương diện nào?

? Em hiểu: làn thu thuỷ, nét xuân sơn là

ntn ?

? Với câu thơ «hoa ghen thua thắm/ liễu

hơn kém xanh» tác giả đã gợi dẫn đến sự

dự báo tương lai Thúy Kiều như thế

nào ?

? Vẻ đẹp của nàng có gì đặc biệt?

- Điển tích “Một hai nghiêng nước

nghiêng thành” (ví sắc đẹp lộng lẫy của

người phụ nữ có sức làm cho người ta

say đắm mà để mất thành, mất nước)

? Khái quát về nghệ thuật tác giả dùng để

miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều?

? Ấn tượng của em về vẻ đẹp của Thuý

Kiều?

? Bên cạnh vẻ đẹp về nhan sắc, t/g còn

miêu tả Kiều ở tài năng

? Tài đàn của K được miêu tả ntn?

- Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo

quan niệm của thẩm mỹ phong kiến:

cầm, kì, thi họa

Sở trường: Tài đánh đàn Tiếng đàn

3 Vẻ đẹp của Thúy Kiều (12 câu tiếp)

- Nghệ thuật đòn bẩy -> ca ngợi tài sắc hơn người của Thúy Kiều

- Nghệ thuật chấm phá (điểm nhãn) để gợi vẻ đẹp nhan sắc

+ Đôi mắt trong, đẹp như làn nước mùa thu

+ Nét mày tươi thắm như sắc núi mùa xuân

-> 1 nét miêu tả đủ thâu tóm cái thần thái tâm hồn con người ở nàng hội tụ những nét đẹp trong trẻo tinh khôi của đất trời, của cả mùa thu lẫn mùa xuân

khiến hoa ghen, liễu hờn.

-> Vẻ đẹp dự báo sự trả thù của của tạo hóa đối với nhan sắc tuyệt đỉnh -> cuộc đời sóng gió, khổ đau

+ Vẻ đẹp khiến thành nghiêng nước đổ, say đắm lòng người

=> Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hoá, ước lệ, thậm xưng…

 Vẻ đẹp đặc biệt, nổi trội

- Tài năng:

+ Kiều xuất sắc cả cầm, kì, thi, họa

+ Tài đàn được nâng lên thành một nghề điêu luyện

Trang 5

“Cung đàn bạc mệnh” ghi lại tiếng lũng

của một trỏi tim đa sầu, đa cảm

? GV liên hệ: Em hãy đọc 1 vài câu thơ

hoặc kể những lần đánh đàn thể hiện tài

năng của Kiều?

“Tiếng trong như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa ”

“Một cung gió thảm mưa sầu

Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”

 tiếng đàn khi trong khi đục, khi lại ai

oán não nùng, lúc lại như chảy máu đớn

đau thể hiện tâm trạng con người

? Nhận xét về những từ ngữ mà tác giả

dùng để miêu tả tài năng của Thuý Kiều?

- Những bản đàn do K tự sáng tác chính

là tiếng lòng của K Đang sống trong

cảnh ấm êm nhưng dường như Kiều đã

dự đoán trước về một tương lai sóng gió

bão giông sẽ đổ ập xuống cuộc đời mình

nên tự nàng đã sáng tác khúc đàn “bạc

mệnh” Qua đó cho thấy vẻ đẹp gì ở tâm

hồn nàng?

(Tài năng đó cho thấy tâm hồn đa sầu,

đa cảm )

? T/G m/t cuộc sống của hai chị em ntn?

? Họ là những con người sống ra sao?

- Sinh ra trong một g/đ trung lưu nhưng

hai chị em sống rất khuôn phép

- Đến tuổi “cập kê” nhưng nhưng 2 ce

vẫn sống trong cảnh trướng rủ màn che,

nề nếp gia giáo

HĐ4 Hướng dẫn hs tổng kết.

? Khái quát nội dung và nghệ thuật của

đoạn trích?

* HS đọc ghi nhớ

HĐ5 Hướng dẫn hs luyện tập.

1 BT 1 SGK

2 Đọc thêm đoạn KVKT

+ Dùng một loạt từ ngữ chỉ giá trị tuyệt

đối mang ý khẳng định, nhấn mạnh, đề cao tài năng tột đỉnh của nàng

- Tâm hồn tinh tế nhạy cảm

 Là mẫu người hoàn hảo vẹn toàn về

tâm, tài, sắc.

4 Cuộc sống của hai chị em

- Sống trong cảnh “trướng rủ màn che”, nền nếp, gia giáo

 Vẻ đẹp đích thực của 2 cô gái họ

Vương đức hạnh, mẫu mực

III Tổng kết

1 Nghệ thuật.

- Khắc hoạ chân dung và tính cách nhân vật

- Bút pháp ước lệ, so sánh, nhân hóa, hình ảnh tượng trưng…

2 Nội dung:

Ca ngợi vẻ đẹp của hai chị em và đặc biệt là tài năng của TK

* Ghi nhớ: SKG/T83

Trang 6

3 Hoạt động luyện tập, củng cố.

- Học sinh xem tranh và nhận xét.

- Vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều

- Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du

4 Hoạt động vận dụng

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Học thuộc lòng, nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Tìm những đoạn trích miêu tả các nhân vật khác trong tác phẩm để khẳng định tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du

- Soạn T28 bài : Cảnh ngày xuân.

+ Khung cảnh ngày xuân được miêu tả ntn trong đoạn trích.

+ Khung cảnh lễ hội, tâm trạng con người

Ngày đăng: 14/04/2019, 23:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w