1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VŨ NHƯ TÔ- Từ kịch banddeensvowr diễn

4 418 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 93,5 KB

Nội dung

Nhưtừ kịch bản đến vở diễn Giới thiệu về nội dung Như Tô là một nghệ sĩ có tài, một nhà kiến trúc ôm hoài bão lớn là xây dựng một công trình nghệ thuật vĩ đại, tô điểm cho non song. Hoài bão đó phù hợp với cuồng vọng của một tên bạo chúa – Lê Tương Dực - muốn có một toà lâu nguy nga để hưởng lạc thú. Nhưng tấn bi kịch đã xảy ra trong cái mâu thuẫn gay go giữa chế độ bạo ngược và tài năng nghệ sĩ. Lê Tương Dực thích có Cửu trùng đài, nhưng không tôn trọng, quý mến thiên tài. Hắn thích sống trong toà lầu nguy nga, nhưng lâu đài đó phải xây dựng bằng xương máu nhân dân đang oán ghét hắn, oán ghét chế độ thối nát của triều đại phong kiến đang đổ vỡ. Bản thân nhà nghệ sĩ Như Tô cũng gặp một mâu thuẫn, bi đát giữa trí sáng tạo rộng lớn với hoàn cảnh thực tế của nhân dân đói khổ lầm than mà nghệ sĩ vô cùng thương xót. Làm thế nào để đạt được nghệ thuật làm giàu cho kho tàng mỹ thuật của đất nước mà nhân dân lại không phải chịu sưu cao thuế nặng, tốn xương, tốn máu? Cái mâu thuẫn đó không thể giải quyết được. Bọn phong kiến đánh lẫn nhau, nhân dân nổi lên lật đổ bạo chúa. Kết quả: toà lầu không xây dựng được, nhà nghệ sĩ phải chết chém. Nguyễn Huy Tưởng đã nêu bật được cái mâu thuẫn sâu sắc đó trong lịch sử. Hai nhân vật rất đẹp, rất tự hào, sống sôi nổi là Như Tô và Đan Thiềm - một cung phi đồng cảm với người nghệ sĩ. Nếu ví Như Tô là điểm tụ toả sáng của cả vở kịch thì nguồn ánh sáng ấy là Đan Thiềm. Hình ảnh đôi tri kỷ này ít nhiều được tác giả thi vị hoá, trở nên lạ lùng và nhiều bí ẩn. "Vũ Như Tô" là một sáng tạo bi kịch xuất sắc có thể sánh ngang với những sáng tạo bi kịch vào hàng cổ điển trong văn học thế giới. Với cống hiến quan trọng này, Nguyễn Huy Tưởng đã nhanh chóng vượt lên trên Vi Huyền Đắc, đưa nghệ thuật kịch còn khá non trẻ ở Việt Nam vào thời điểm tác phẩm ra đời lên đỉnh cao vinh quang của thể loại. Bằng những phẩm chất nghệ thuật mẫu mực mà tác phẩm đạt được, có thể ví "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng như tấm huy chương cao quý gắn lên tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. "VŨ NHƯ TÔ": ( Nguồn: dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx? .) kịch năm hồi của Nguyễn Huy Tưởng viết năm 1942. Đăng trên "Tri Tân" (1943 - 44). Xuất bản thành sách năm 1946. Công diễn lần đầu tháng 11.1995 (Nhà hát Tuổi trẻ, đạo diễn Phạm Thị Thành). Nội dung: Như Tô là một nhà kiến trúc tài năng của thế kỉ 16. Vua Lê Tương Dực muốn xây Cửu trùng đài, cho đòi ông đến, lúc đầu ông không muốn xây đài cho vua và cung nữ ăn chơi, nên đem gia đình đi trốn. Bị bắt giải về kinh, Như Tô thà chết còn hơn đem thân phục vụ cường quyền. Nhưng rồi Đan Thiềm xuất hiện, nàng nói để ông hiểu là xây Cửu trùng đài là mượn tay vua Hồng Thuận để tô điểm cho non sông, để lưu danh hậu thế. Từ đó Như Tô chỉ biết có Cửu trùng đài, ngày đêm lăn lộn với đài, bị ngã thành tật; ông sẵn sàng dùng hình phạt hà khắc đối với thợ để duy trì kỉ luật. Cửu trùng đài trở thành gánh nặng thuế má, phu phen sưu dịch cho dân chúng, cuối cùng binh lính và thợ thuyền nổi dậy đốt phá. Trong cơn nguy biến, cặp tri kỉ Như Tô, Đan Thiềm nguyện chết cùng đài. Qua nhân vật này, nhà văn gửi gắm lòng thiết tha của mình với văn hoá dân tộc, ước vọng có những công trình nghệ thuật xứng đáng với tầm vóc nước nhà. Nhưtừ kịch bản đến vở diễn Nguyễn Văn Thành Như Tô là vở kịch đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng, được viết ra từ mùa thu năm 1941; hai năm sau (1943) mới công bố trên tạp chí Tri Tân. Nhưng có thể nói, đây là sáng tác hàm chứa bản tuyên ngôn nghệ thuật, và thuộc vào loại tiêu biểu cho cả sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng. Hơn một lần nhiều nghệ sĩ sân khấu ôm ấp dự định đưa kịch bản nhiều chất kịch này lên sàn diễn mà vì nhiều lý do, không sao biến khả năng đó thành hiện thực. Không những thế, sự nhận thức, đánh giá về vở kịch, nhất là về nhân vật Như Tô lại phân cực thành hai luồng trái chiều. Người khen, kẻ chê với rất nhiều những chứng lý, xem ra khó bắt bẻ! Như Tô, rút lại là đáng thương hay đáng giận? Hoặc đi sâu hơn vào mâu thuẫn nội tại của hình tượng nhân vật này, kết luận rằng đó là loại người phức tạp, đa diện vừa có mặt khả thủ lại vừa có nét đẹp bất cập vốn khá hiếm hoi trên sân khấu và văn học của ta. Bản thân Nguyễn Huy Tưởng cũng xao xuyến, day dứt muốn sửa chữa lại diện mạo của vở kịch mà rồi cũng không làm được! Mới hay, một tác phẩm nghệ thuật đích thực, khi đã hoàn tất, nó cũng tồn tại như một sinh thể, có cuộc sống riêng độc lập với ngay người sáng tác ra nó, cũng như cảm nhận của công chúng . Vấn đề đặt ra từ hình tượng Như Tô dường như vẫn còn treo lại đó, chờ đợi sự lý giải đủ sức thuyết phục và độ tin cậy cao làm cơ sở đưa nó lên sàn diễn sân khấu. Và như vậy, Như Tô vẫn cứ phải sống “một cách nửa vời“ trong thế giới của những con chữ dù có xao động đến đâu vẫn cứ là thầm lặng, “vô cảm“ suốt hơn nửa thế kỷ, mong mỏi con mắt xanh tri âm tri kỷ kéo nó ra khỏi trang sách đầy lớp bụi thời gian, để dấn thân vào cõi sống đích thực dưới quầng sáng kỳ diệu của nhà hát! May mắn thay, Nhà hát Tuổi trẻ cùng với đạo diễn Phạm Thị Thành đã mạnh dạn đảm nhận vai trò của “bà đỡ“ khiến Như Tô có cơ may cất tiếng chào đời trên sân khấu Hội diễn toàn quốc đợt 4 tổ chức tại Hà nội cuối năm 1995. Vẫn trung thành với nguyên bản của Nguyễn Huy Tưởng, nhưng không tự bó hẹp làm nhiệm vụ minh họa – dịch chuyển từ câu – chữ của văn học sang hành động của các vai diễn hay hình ảnh của các lớp diễn và không khí bao trùm lên sự kiện, mà hơn thế vở diễn Như Tô còn muốn đóng góp một tiếng nói vào việc lí giải hình tượng Như Tô bằng ngôn ngữ tổng hợp của sân khấu. Dưới ánh đèn sân khấu - Như Tô - do nghệ sĩ Anh thể hiện một cách nhất quán từ cảnh đầu cho đến màn kết thúc (Theo ý đồ được xác định của đạo diễn), đã trở thành hình tượng cao đẹp của một người nghệ sĩ đầy tài năng, mang một hoài bão phi thường xây dựng cho đất nước một công trình kến trúc đồ sộ tráng lệ có thể sống mãi với thời gian. Sự kiện Như Tô nhận lệnh vua Lê Tương Dực, bắt tay vào xây dựng Cửu Trùng Đài được xử lý không phải như một sự khuất phục của người nghệ sĩ trước cường quyền mà để thực thi ý đồ của chính nghệ sỹ; hơn nữa ý đồ này không chỉ đơn thuần thỏa mãn khát vọng sáng tạo của riêng anh ta mà còn nhằm một mục đích lớn lao hơn vì sự nghiệp tạo dựng cái đẹp cho đất nước. Vở diễn tập trung khắc họa , làm tôn lên vẻ đẹp quên mình trong lao động sáng tạo của người nghệ sĩ hơn là diễn tả cái thế bị kẹt giữa cường quyền và đám đông. Chính Như Tô đã thốt lên : “Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài“. Cũng từ ý tưởng nghệ thuật này, vở diễn đặc tả cảnh Cửu Trùng Đài bị đốt phá ở cuối vở kịch thật hoành tráng đến kinh rợn, nhưng lại làm lẫn đi cái kết thúc bi thảm của chính nhân vật Như Tô. Người xem không thấy hiện ra trước mắt cảnh hành hình người nghệ sỹ mà chỉ thấy anh ta bị trói dẫn đi, trong thế hiện ngang như một anh hùng sẵn sàng tử vì đạo, trong tiếng thét đau khổ tuyệt vọng của Đan Thiềm. Đây có thể chỉ là một cách hiểu về Như Tô của đạo diễn và Nhà hát Tuổi trẻ. Hình tượng nhân vật thứ hai, được vở diễn chú ý diễn tả là nhân vật Đan Thiềm (do diễn viên Lê Khanh thể hiện). Nếu Như Tô là hiện thân của tài năng thì Đan Thiềm là hiện thân của cái tình, của sự đồng cảm, giao cảm hay đúng hơn là sự tri ngộ, sự liên tài một hình ảnh lý tưởng của tác giả. Đan Thiềm hiện ra trong vỏ bọc của một cung nữ thất sủng, vì nàng là hiện thân của cái hoàn thiện, hoàn mỹ mà không được nhìn nhận, bị bỏ rơi. Sự tương phùng giữa Như Tô và Đan Thiềm như là sự hội ngộ của tài và tình hay của tài và sắc. Nhấn vào khía cạnh này, vở diễn đã tạo được những khoảng khắc trữ tình dạt dào trên sàn diễn. Lớp diễn Như Tô sóng đôi cùng Đan Thiềm đi giữa ngổn ngang của công trình nguy nga đang còn dang dở hiện ra bằng hình ảnh của điện ảnh, chồng lên không gian sân khấu còn như một sự gián cách gợi liên tưởng về sự xuất hiện của Đan Thiềm hiện ra từ một thế giới huyền ảo xa vời, phi thực, như là hiện thân giấc mơ của chính Như Tô cô đơn khao khát được giao cảm. Với những ưu điểm đó Như Tô của Nhà hát Tuổi trẻ nổi lên như một hiện tượng của mùa hội diễn 1995. Thành công của vở diễn Như Tô làm ta vừa mừng, vừa chợt lo ngại vì sự khan hiếm kịch bản hay của sân khấu hôm nay. . tầm vóc nước nhà. Vũ Như Tô từ kịch bản đến vở diễn Nguyễn Văn Thành Vũ Như Tô là vở kịch đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng, được viết ra từ mùa thu năm 1941;. Vũ Như Tô từ kịch bản đến vở diễn Giới thiệu về nội dung Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có tài, một nhà kiến trúc

Ngày đăng: 28/08/2013, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w