1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về giá trị cảnh quan hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

39 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 343,58 KB

Nội dung

nghiên cứu khoa học Tìm hiểu về giá trị cảnh quan hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt nằm giữa hai huyện Ba Bể, Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Hồ dài 8km, rộng 3km, nằm trên độ cao 145m so với mặt nước biển và được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Bao quanh hồ là những dãy núi đá vôi cổ có niên đại hơn 450 triệu năm và với những điểm nổi bật đó nơi đây đã được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA HÀNH CHÍNH HỌC––––––––––––––––––

TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về giá trị cảnh quan hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Hứa Bảo Trung, tôi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học

với tên đề tài: “Tìm hiểu giá trị cảnh quan hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong công trình này

Hà Nội, tháng 12 năm 2016

Sinh viên thực hiện

(Ký tên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được sựgiúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ TS Lê Thị Hiền

Nhân đây, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cô

Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi gặp khá nhiều khó khăn, mặtkhác do trình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên dù cốgắng song đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì thế tôimong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đọc Những ý kiến đóng gópcủa thầy cô và mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế, qua đó tôi sẽ có thêmnguồn tư liệu mới trên con đường học tập và nghiên cứu sau này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

Chương 1 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ KHÁI QUÁT VỀ HỒ BA BỂ 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Khái niệm danh lam thắng cảnh 3

1.1.2 Đặc điểm các danh lam thắng cảnh 3

1.1.3 Sự hình thành của các danh lam thắng cảnh 4

1.1.4 Chủ trương chính sách của nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh 4

1.1.4.1 Các quan điểm chỉ đạo về bảo tồn và phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh 4

1.1.4.2 Những nhiệm vụ chủ yếu về bảo tồn và phát huy các giá trị danh lam thắng cảnh 5

1.2 Khái quát về hồ Ba Bể 9

1.2.1 Lịch sử hình thành danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 9

1.2.2 Đặc điểm danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 12

TIỂU KẾT 14

Chương 2 15

CÁC GIÁ TRỊ CỦA DANH LAM THẮNG CẢNH HỒ BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN 15

2.1 Giá trị lịch sử của danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 15

2.2 Giá trị tâm linh của danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 16

2.3 Giá trị giáo dục của danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 18

2.4 Giá trị du lịch của danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 19

2.5 Giá trị cấu kết cộng đồng của danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 22

2.6 Giá trị kinh tế của danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 23

Trang 5

TIỂU KẾT 24

Chương 3 25

GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA DANH LAM THẮNG CẢNH HỒ BA BỂ 25

3.1 Giải pháp bảo tồn các giá trị của danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 25

3.1.1 Tuyên truyền về ý thức bảo vệ và gìn giữ, phát huy các giá trị danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 25

3.1.2 Giải pháp quy hoạch không gian danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể 27

3.2 Giải pháp phát huy các giá trị của danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, chú trọng phát triển du lịch để tạo động lực phát triển kinh tế địa phương 28

3.2.1 Giải pháp - Giáo dục đào tạo và tuyên truyền du lịch sinh thái ở Ba Bể 28 3.2.2 Phương hướng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Bể 30

TIỂU KẾT 31

KẾT LUẬN 32

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm vận động địa chất và kiến tạo địachất Hoạt động đó đã tạo cho đất nước ta sự da dạng về địa hình và cảnh quan.Trong đó nổi bật có dạng địa hình cacxtơ hay còn gọi là dạng địa hihf núi đá vôi

Hờ có bàn tay của mẹ thiên nhiên mà ở những vùng có dạng địa hình được ưu áirất nhiều về vẻ đẹp và sự lôi cuốn Tạo nên những cảnh quan, danh lam thắngcảnh Chính những vẻ đẹp đó đã tạo cảm hứng sâu sắc cho các nhà nghiên cứu

đi tìm sự hình thành nên địa chất, địa mạo của nước ta

Danh lam thắng cảnh là tài sả vô giá của đất nước Ở đó ẩn chứa nhiềuthông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau mà các nguồn thông tin trên các loại hình

sử liệu khác không có và không thể có được Việc nghiên cứu chi tiết sẽ giúpcác nhà nghiên cứu tìm ra câu trả lời cho sự hình thành của các danh lam thắngcảnh

Nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, hồ Ba Bể là một quần thể danh lamthắng cảnh đặc biệt, mang nhiều giá trị nổi bật Ở đó có một vẻ đẹp huyền bí chothấy sự hình thành và phát triển của con người và thiên nhiên nơi đây Với rấtnhiều sự đa dạng về động, thực vật và địa hình địa mạo Sự đa dạng và phongphú đó đã tạo ra cho hồ Ba Bể một vẻ đẹp mà không nơi nào có được

Đề tài “ Tìm hiểu giá trị cảnh quan hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là một đề tài

vô cùng thú vị, sẽ cho chúng ta biết thêm về các giá trị mà hồ mang lại cho thiênnhiên và cuộc sống của con người nơi đây

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2.1.Đối tượng nghiên cứu:

Giá trị cảnh quan hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

2.2.Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Nghiên cứu tại khu vực hồ Ba Bể

- Về thời gian: Tháng 11 năm 2016.

Trang 7

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập chung tìm hiểu về danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể và các giá trị

mà hồ Ba Bể đem lại cho thiên nhiên và con người Qua đó đề xuất một số giảipháp bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan hồ Ba Bể Góp phần bảo vệ và pháthuy các giá tri nhân văn mà hồ Ba Bể đem lại

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp quan sát thực tế; phương phápthu thập tài liệu và tổng hợp; phương pháp so sánh đánh giá

5 Đóng góp của đề tài

- Đối với tổ chức: Giúp tổ chức có thêm hiểu biết về lịch sử hình thành vàgiá trị cảnh quan hồ Ba Bể Từ đó phát huy thế mạnh và khắc phục hạnchế, đưa ra những biện pháp để góp phần gìn giữ và bảo tồn giá trị cảnhquan hồ Ba Bể

- Đối với cá nhân: việc nghiên cứu đã giúp tôi vận dụng kiến thức, cọ sátthực tế và tiếp thu kinh nghiệm tốt hơn

6 Lịch sử nghiên cứu

Đã có nhiều bài nghiên cứu về danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể Song chưathể kể hết các giá trị mà hồ Ba Bể đem lại Cần có các giải pháp cụ thể và chitiết hon nữa để bảo tồn và phát huy các giá trị mà hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ KHÁI QUÁT VỀ

HỒ BA BỂ 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm danh lam thắng cảnh

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kếthợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm

mĩ, khoa học [ Luật của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Số 28/2001/QH10 Về di sản văn hóa ].

1.1.2 Đặc điểm các danh lam thắng cảnh

Ở mỗi quốc gia, cùng với những di tích lịch sử - văn hóa, không nhiều thì

ít, còn những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban tặng, đó là các danh lam thắngcảnh

Về cụm từ danh lam thắng cảnh, trước hết, chữ lam được gọi rút gọn từchữ tăng già lam, hoặc tịnh lam, có nghĩa là ngôi chùa Ở thời Lý, các ngôi chùađược phân 13 ra làm ba hạng: Đại danh lam (chùa nổi tiếng nhất), trung danhlam (chùa nổi tiếng vừa) và tiểu danh lam (chùa ít nổi tiếng) Cũng ở thời Lý,nơi nào có núi cao, cảnh đẹp, thường được dựng chùa thờ phật Từ đó hìnhthành nên khái niệm danh lam thắng cảnh, như vậy danh lam thắng cảnh là nơi

có cảnh đẹp và chùa nổi tiếng Cho đến nay, phần lớn các danh lam thắng cảnh ởnước ta đều có chùa thờ phật

Di tích lịch sử còn gọi là danh thắng, bao gồm những khu vực thiên nhiên

có phong cảnh đẹp, có khí hậu thời tiết thủy văn, hệ sinh thái tốt cho sức khỏecon người được sắp đặt bởi bàn tay con người cùng với sự nỗ lực kiến tạo củacon người

Quần thể các danh thắng thiên nhiên bao gồm: hệ thống rừng quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên-sinh quyển, khu dự trữ sinh học, bảo tồn các loài thú bịlâm nguy

Trang 9

Quần thể di tích và danh thắng: khu văn hóa – lịch sử; Hệ thống danhthắng thiên nhiên đơn lẻ.

Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiênnhiên với công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu

- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa lý, đa dạng sinhhọc, hệ sinh thái đặc thù hoặc những khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấutích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất

- Khu vui chơi giải trí có các công trình xây dựng của con người nhằm thỏamãn nhu cầu ngày càng cao của chính con người

1.1.3 Sự hình thành của các danh lam thắng cảnh

Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm vận động địa chất và kiến tạo địachất Với lịch sử địa chất lâu dài, phức tạp, có thành phần các loại đất, đá đadạng và cấu trúc địa chất độc đáo cùng với sự kết hợp của môi trường, khí hậu

đã tạo cho đất nước ta sự da dạng về địa hình và cảnh quan Tiêu biểu và là đặctrưng cho sự kiến tạo đó là sự xuất hiện của các danh lam thắng cảnh

Như vậy, có thể thấy rằng danh lam thắng cảnh được hình thành do quátrình vận động và kiến tạo địa chất

1.1.4 Chủ trương chính sách của nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị

Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là

động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc

Trang 10

Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạngtrong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thứ tư, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảnglãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

Thứ năm, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một

sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thậntrọng

1.1.4.2 Những nhiệm vụ chủ yếu về bảo tồn và phát huy các giá trị danh lam thắng cảnh

Để xây dựng thành công nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,Đảng ta đã chỉ ra mười nhiệm vụ cụ thể như sau:

Nhiệm vụ thứ nhất: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cáchmạng mới Xây dựng con người Việt Nam hiện đại đáp ứng được yêu cầu của sựnghiệp đổi mới là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng và phát triển nềnvăn hóa hiện nay

Nhiệm vụ thứ hai: Xây dựng môi trường văn hóa Môi trường văn hóa là môitrường chứa những giá trị văn hóa và những quan hệ văn hóa của con người từquá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai Môi trường văn hóa là nơi đồng thờidiễn ra các hoạt động văn hóa từ hoạt động sáng tạo, sản xuất, bảo quản, lưu giữ,truyền bá, thưởng thức và đánh giá các giá trị văn hóa Môi trường văn hóa đượchiện diện bằng sự tồn tại của các giá trị văn hóa vật thể, các giá trị văn hóa phi vậtthể, các hoạt động văn hóa cá nhân và cộng đồng trong những mối quan hệ đadạng và sinh động, từ hành vi của cá nhân tới gia đình, họ hàng, làng xóm vàcộng đồng xã hội cùng với sự ứng xử của họ với quá khứ, hiện tại và tương lai,với con người và tự nhiên Môi trường văn hóa chính là hệ sinh thái văn hóa, nuôidưỡng đời sống tinh thần của xã hội Xây dựng môi trường văn hóa góp phần ổnđịnh chính trị - xã hội, tạo bầu không khí tinh thần lành mạnh làm tiền đề để xâydựng con người, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộcsống của con người

Trang 11

Nhiệm vụ thứ ba: Phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật Văn học, nghệthuật là bộ phận tinh tế và nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng vươn tớicác giá trị Chân - Thiện - Mỹ của nhân dân Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của

sự nghiệp văn học, nghệ thuật là sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tưtưởng, nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc

Nhiệm vụ thứ tư: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Di sản văn hóa làtài sản, của cải quý báu kết tinh sự sáng tạo lâu dài của dân tộc do lịch sử để lại,bao gồm các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóacòn là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn hóamới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới

Di sản văn hóa không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân, gópphần khẳng định niềm tự hào dân tộc, mà còn là nguồn lực để phát triển kinh tế -

xã hội Giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng qua hệ thống di sản vănhóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay Vì vậy, đầu tưcho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, nâng cao trách nhiệm củanhân dân đối với việc bảo vệ và phát huy vai trò của di sản văn hóa dân tộc làcông việc vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần phải được tiến hành nghiêm túc, kiêntrì và thận trọng

Nhiệm vụ thứ năm: Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳngđịnh: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo

-là quốc sách hàng đầu, -là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước”

Nhiệm vụ thứ sáu: Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đạichúng Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm sách, báo, tạp chí, các đàiphát thanh và truyền hình ở Trung ương và địa phương…, đóng vai trò to lớntrong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội tới nhân dân và phản ánh nguyện vọng

Trang 12

của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần to lớn vào việc xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhiệm vụ thứ bảy: Bảo tồn và phát huy, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu

số Nước ta gồm có 54 dân tộc anh em từng đoàn kết, gắn bó với nhau trong quátrình xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Những thành tựu văn hóacủa đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận tạo nên nền văn hóa Việt Nam đadạng và phong phú trong sự thống nhất; bổ sung và hỗ trợ, tạo điều kiện để mỗidân tộc phát triển bình đẳng trong cộng đồng quốc gia Việt Nam

Nhiệm vụ thứ tám: Chính sách văn hóa đối với tôn giáo Tín ngưỡng, tôngiáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đang tồn tại cùng dântộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đảng và Nhà nước

ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tínngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bìnhthường theo pháp luật

Nhiệm vụ thứ chín: Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa Giao lưu, hợp tácquốc tế là một yêu cầu tất yếu để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Nhiệm vụ thứ mười: Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá.Thể chế văn hoá là hệ thống các quy định về quản lý, xây dựng và phát triểnvăn hoá, bao gồm:

- Hệ thống tổ chức, bộ máy cán bộ trên lĩnh vực văn hoá

- Cơ chế hoạt động và phối hợp của các tổ chức văn hoá

- Hệ thống chính sách văn hoá

- Hệ thống các thiết chế văn hoá từ Trung ương đến cơ sở xã, phường.Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của cơ quan nhànước ở các cấp, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội và của nhândân trong việc xây dựng đời sống văn hóa Ở cấp cơ sở, nhiệm vụ củng cố, xâydựng và hoàn thiện thể chế văn hoá cần tập trung giải quyết một số nội dungsau:

Trang 13

- Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các thiết chế hiện có.

- Thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" và xã hội hóacác hoạt động văn hoá

- Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở như nhà văn hóa,thư viện, trạm phát thanh, truyền hình, trạm bưu điện văn hóa, sân chơi, sânthể thao, trung tâm văn hóa giải trí cho thanh, thiếu niên

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản luật pháp về văn hóa, thông tin mà Nhànước ban hành Củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý văn hóa ở cấp

xã, phường; giải quyết tốt các chế độ, chính sách cho hoạt động văn hóa ở

cơ sở và đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân

Trước mắt cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng tư

tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết

là trong các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và giađình Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Kiên quyết loại bỏ các phần tử thoái hóa, biến chất về đạo đức ra khỏi tổchức Đảng và cơ quan nhà nước Nghiêm trị tội phạm Ngăn ngừa và đẩy lùicác hoạt động phản văn hóa, các sản phẩm văn hóa độc hại

- Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủtục, tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng

- Cải thiện văn hóa ở những vùng đời sống còn quá khó khăn, nhất lànhững vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộcthiểu số, đáp ứng nhu cầu thiết yếu về văn hóa tinh thần cho nhân dân

Những nhiệm vụ trên đây phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên vàphải được cụ thể hoá ở từng giai đoạn, từng địa phương Ở đây, sự gương mẫucủa đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xãhội là điều kiện cơ bản để thực hiện thành công những nhiệm vụ quan trọng này

Trang 14

1.2 Khái quát về hồ Ba Bể

1.2.1 Lịch sử hình thành danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt nằm giữa hai huyện Ba Bể, Chợ Đồn thuộc tỉnhBắc Kạn Hồ dài 8km, rộng 3km, nằm trên độ cao 145m so với mặt nước biển vàđược hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm Bao quanh hồ là những dãy núi

đá vôi cổ có niên đại hơn 450 triệu năm và với những điểm nổi bật đó nơi đây đãđược công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam

Theo tiếng địa phương, hồ Ba Bể là "Slam Pé" (ba hồ), là tên gọi chungcủa ba hồ thông nhau gồm Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng Hồ Ba Bể được hìnhthành cách đây hơn 200 triệu năm, do cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối

kỷ Camri đã đưa một khối nước khổng lồ với bề mặt xấp xỉ 5 triệu mét vuông vàchiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể

Không những vậy, sự hình thành nên hồ Ba Bể còn được truyền thuyết kể

lại bằng câu truyện “ sự tích hồ Ba Bể” với nội dung:

“ Ngày xưa ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật Mọi người

nô nức đi xem Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện nhưbuông cá, thả chim để cầu phúc trong mấy ngày hội

Hôm ấy, xuất hiện ở đám hội một bà già ăn mày Người ta không biết mụ

ta từ đâu đi lại Bộ dạng thật là gớm ghiếc: những mảnh vải vá víu của mụkhông đủ che tấm thân gầy còm và lở loét Mùi hôi thối xông ra rất khó chịu.Đến đâu, mụ cũng thều thào mấy câu: - "Đói lắm các ông các bà ơi!" Rồi cầmcái rá, mụ giơ ra khắp bốn phía, đầy vẻ cầu khẩn

Nhưng mãi đến chiều, người đàn bà đó vẫn chả được tý gì Đến đâu mụcũng bị xua đuổi Đám trẻ tuổi nhất là các cô gái cho mụ là hủi nên trốn như trốndịch Hễ thấy mụ đâu là họ xô nhau chạy đi chỗ khác Mấy bà đang lễ thì rất bựctức Họ ngừng những tiếng "Nam mô Phật" lại và quay ra mắng xả vào mụ sao

Trang 15

dám đi sát vào người Cuối cùng bọn hương lý sai tuần phu đuổi mụ đi Mụkhông thể kiên gan trước những trận mưa roi của bọn tuần, đành phải lê mình rakhỏi đám hội.

Sau khi ra khỏi đám hội, người đàn bà ấy thất thểu bước vào xóm Cũngnhư ở đám hội, vào nhà nào mụ cũng bị nghi là hủi và bị đuổi Mấy nhà giàu cóđóng chặt cửa lại và thả chó ra May sao đến ngã ba, mụ gặp hai mẹ con bà góavừa đi chợ về Thấy bà lão ăn mày tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà lấy cơmnguội cho ăn

Khuya hôm đó hai mẹ con đang ngủ thì người đàn bà ấy lại gọi cửa Mụxin ngủ ngờ một đêm vì mọi chỗ, người ta đều cấm cửa không cho vào Hai mẹcon vui lòng đón người ấy vào nhà, lấy cơm cho ăn và trải chiếu ở một cáichõng cho mụ ngả lưng Còn mẹ con thì nằm tạm ở một chỗ khác

Người đàn bà vừa nằm ngủ liền, tiếng mụ ngáy như sấm Hai mẹ con nhìn

ra thấy chõng sáng rực lên trong bóng tối Đây không phải là một mụ ăn mày giàyếu lở loét nữa mà là một con giao long đang cuộn mình lù lù một đống, đầu gáclên xà nhà, đuôi thò xuống đất Người mẹ rụng rời kinh hãi, nhưng vì chỗ ở củamình cách biệt với làng xóm, không biết kêu cứu ai, đành trùm chăn kín mít,phó mặc cho may rủi

Nhưng đến sáng hôm sau, khi người mẹ nhìn ra chả thấy giao long đâu cả.Trên chõng, mụ ăn mày đã dậy và sắp sửa ra đi Trước khi từ biệt, mụ bỗng lêntiếng:

- Chúng nó thờ Phật mà kỳ thực là buôn Phật Chúng nó xứng đáng phải chịutrầm luân Chỉ có mẹ con nhà ngươi là tốt bụng Hãy cầm lấy gói tro này, nhớrắc xung quanh chỗ ở và nội trong đêm hôm nay chớ đi đâu cả Hoặc nếu có đithì đưa nhau lên đỉnh núi cao mà tránh

Người mẹ băn khoăn hỏi thêm:

Trang 16

- Nhưng làm thế nào để cứu mọi người được?

Người đàn bà ấy ngần ngừ hồi lâu rồi lấy từ trong áo một hạt thóc ra cắntách đôi vỏ trấu đưa cho hai mẹ con và nói:

- Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con ngươi làm việc thiện

Người mẹ toan hỏi thêm thì vụt một cái đã không thấy người đàn bà hủiđâu nữa Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện cho mấy người gần

đó biết Họ nghe nói chỉ mỉm cười cho là một chuyện bâng quơ

Quả nhiên tối hôm đó giữa đám hội náo nhiệt, lúc thiện nam tín nữ đangtấp nập lễ bái thì bất ngờ có một dòng nước từ dưới đất phun lên chính giữa đàntràng Nước càng phun càng mạnh làm lở dần đất xung quanh Người ta ngơngác không hiểu thế nào, tưởng là phép Phật hiển hiện nên càng vái lấy vái để.Nhưng dòng nước mỗi lúc một mạnh nuốt hết người và vật Chỉ trong nháy mắt

đã ngập bằng một cái ao Thấy thế mọi người hoảng hốt bỏ cả lễ bái đua nhauchạy Nhưng họ không thể chạy được nữa Ở dưới chân họ đất nứt nẻ, rung độnghất họ ngã xuống Bỗng chốc một tiếng ầm dữ dội phát ra, đất đá, nhà cửa,người vật đều chỉm nghỉm, nước tung tóe mù trời Một con giao long to lớn từmặt nước nhô lên bay vòng quanh xã Nam-mẫu Trong khi đó thì nền nhà,chuồng lợn, chuồng gà của mẹ con người đàn bà từ thiện kia mỗi lúc một nângcao hơn mực nước

Đau xót trước cảnh nước lụt, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra Vừađặt xuống nước, họ bỗng thấy hai mảnh vỏ biến ngay thành hai chiếc thuyền.Thế rồi, mặc gió mặc mưa, họ chèo đi mọi nơi cố sức vớt những người bị nạn

Chỗ đất sụt ấy ngày nay là hồ Ba Bể ở tỉnh Bắc Kạn, còn cái nền nhà ấytức là một hòn đảo nhỏ ở giữa hồ mà người địa phương gọi là Pò-già-mải tức Gò

Bà Góa”

Trang 17

1.2.2 Đặc điểm danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể

Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc

xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn

là 10.048 ha Trong đó, khu vực bảo vệ I có diện tích là 952,75ha, được xác định

là diện tích mặt nước hồ Ba Bể, các yếu tố cảnh quan sinh thái xung quanh bờ

hồ và các điểm danh lam thắng cảnh liên quan nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể;khu vực bảo vệ II có diện tích 9.095,25ha, là vùng bao quanh, tiếp giáp với khuvực bảo vệ I

Về cảnh quan, địa chất, đây là khu vực thể hiện rõ rệt dấu ấn lịch sử củacác thời kỳ hình thành vỏ trái đất Về địa chất địa mạo, đây là vùng đá vôi cổrộng lớn, có đặc điểm kiến tạo rất đặc biệt Vài năm gần đây, Viện địa chất phốihợp với Hội địa chất Bỉ đã tiến hành nghiên cứu vùng đá vôi Hồ Ba Bể Họkhẳng định đây là vùng đá vôi có niên đại 450 triệu năm Ðiều kỳ thú là trongquá trình biến đổi địa chất, đá vôi đã biến thành những mảng đá hoa cương

Theo các nhà địa chất thì việc đá vôi trở thành đá hoa cương là điều vôcùng độc đáo và hiếm thấy Giữa một vùng núi đá vôi lại có một cái hồ lớn, thật

kỳ diệu Đáy hồ có một lớp đất sét dày tới 200 mét bịt kín, chính địa tầng sét nàykhông cho nước thoát xuống và hồ được hình thành như vậy Toàn cảnh hồ nhưmột bức tranh thủy mặc làm say lòng những du khách tới nơi đây

Xuôi dòng sông Năng hướng về hồ Ba Bể Đôi bờ của dòng sông lànhững vách núi đá vôi dựng đứng với bao điều kỳ lạ trong những câu chuyện cổtích kể về biến cố của thiên nhiên để tạo ra hồ Ba Bể - một viên ngọc xanh giữanúi rừng Đông Bắc

Đổ vào hồ Ba Bể có 3 dòng chảy chủ yếu từ sông Chợ Lùng đổ vào hồ tạibản Pác Ngòi, suối Nam Cường từ phía Bắc huyện Chợ Đồn đổ vào hồ tại bản

Bó Lù và sông Tả Han bắt nguồn lừ Xuân Lạc đổ vào phía Tây hồ ở Cốc Tộc

Trang 18

Nước hồ Ba Bể biến động theo mùa mưa và mùa khô, mức chênh lệch giữa 2mùa khoảng từ 1 - 2m, trở thành nơi điều tiết nước cho sông Năng từ cửa BếCam trở xuôi Nhờ hệ thống hồ, sông, suối, núi rừng, hang động bao quanh đãgiữ cho nước hồ Ba Bể có nhiệt độ trung bình năm khoảng 22oC Mùa đông ấm

áp, mùa hè mát mẻ

Hồ Ba Bể là một trong số không nhiều hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹpcủa thế giới trên các vùng núi Hồ được hình thành trên núi karst từ khoảng10.000 năm trước đây, với lịch sử địa chất lâu dài, phức tạp, có thành phần cácloại đất, đá đa dạng và cấu trúc địa chất độc đáo Sự kết hợp của môi trường, khíhậu, địa chất, địa mạo nơi đây đã khiến hồ Ba Bể trở thành khu vực đa dạng sinhhọc, với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Xung quanh hồ cókhoảng 1.268 loài thực vật bậc cao có mạch, 470 loài động vật có xương sống,trong đó, có 81 loài thú, 234 loài chim, 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng cư và 107loài cá Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong khu vực Ba Bể có ít nhất 367loài bướm và nhiều loại động vật không xương khác

Toàn bộ khu vực danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể có những cảnh quan đặcbiệt, như cao nguyên karst, thác Đầu Đẳng, hẻm vực karst sông Năng, hồ Ba Bể, hệthống các hang động Hồ Ba Bể còn có nhiều địa điểm liên quan đến các truyềnthuyết, di tích khảo cổ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng và cảnh đẹp thiên nhiên khác,như ao tiên, động Tiên, gò An Mã, gò Bà Goá…

Khu vực hồ Ba Bể có vẻ đẹp tự nhiên và thẩm mỹ đặc biệt, bao gồm 3 hồnhỏ, nhận nước của 2 con sông chính ở đầu nguồn phía Nam của hồ và đổ vào sôngNăng tại phía Bắc Hồ chưa bao giờ bị cạn khô, nước luôn trong xanh và sạch

Hồ Ba Bể được biết đến như một nơi có cảnh đẹp tự nhiên và thanh bình,với những giá trị nổi bật:

- Hồ Ba Bể là một vùng karst duy nhất có kiến tạo đặc biệt, có cảnh đẹp tựnhiên và thẩm mỹ đặc biệt, tiêu biểu cho quá trình phát triển và tiến hoálâu dài và phức tạp của địa chất, địa mạo

Trang 19

- Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên, có cơ chế hình thành vào loại độc đáo,nằm ở độ cao 145 m so với mực nước biển, có độ sâu trung bình từ 17 - 23mét, nơi sâu nhất là 35 mét, chứa khoảng 90 triệu mét khối nước Trên mặt

hồ có các đảo karst, xung quanh là rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đávôi

- Hồ Ba Bể còn có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học, với nhiều loàiquý hiếm Theo thống kê, tại khu vực Ba Bể hiện nay có 51 loài thực vật quýhiếm đang bị đe dọa, trong đó có 37 loài có tên trong danh sách đỏ Việt Namnăm 1996; 21 loài có tên trong sách đỏ Thế Giới năm 2004 và 51 loài thựcvật đặc hữu của nước ta Tương tự, hệ động vật của Ba Bể cũng khá đa dạng,với 51 loài có tên trong danh sách đỏ Việt Nam năm 2000 và 26 loài có têntrong sách đỏ Thế Giới năm 2004

TIỂU KẾT

Chương 1 đã đề cập đến cơ sở lý luận về danh lam thắng cảnh và kháiquát về danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể Qua đó cho chúng ta biết được kháiniệm, đặc điểm, quá trình hình thành của danh lam thắng cảnh nói chung vàdanh lam thắng cảnh hồ Ba Bể nói riêng Đồng thời đưa ra các chủ chương,chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, danhlam thắng cảnh

Ngày đăng: 12/04/2019, 16:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2005) Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Nhà XB: Nxb. Văn hoá - Thôngtin
2. Trần Bình (2009) Văn hóa các tộc người Tây Bắc Việt Nam. Nxb. Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các tộc người Tây Bắc Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Văn HóaDân Tộc
3. Nguyễn Đổng Chi ( 1997 ) Sự tích Hồ Ba Bể. Nxb. Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tích Hồ Ba Bể
Nhà XB: Nxb. Kim Đồng
4. Phan Hữu Dật (1998) Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Đại họcquốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Chí Huyên (Chủ biên) (2000) Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc lịch sử tộc người vùngbiên giới phía Bắc Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Văn hoá dân tộc
11. Nguyễn Thị Kim Loan (2012), Quản lý di sản văn hóa. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quản lý di sản văn hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Loan
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2012
12. Hoàng Nam ( 1998 ) bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người – văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người – văn hóa ViệtNam
Nhà XB: Nxb. Văn Hóa Dân Tộc
13. Nhiều Tác Giả (2004 ) Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn. Nxb. Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnhBắc Kạn
Nhà XB: Nxb. Văn Hóa Dân Tộc
5. Phạm Duy Đức (2010), Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Khác
6. Hồ Thanh Hải và nnk (2001) Điều kiện là cơ sở cho quy hoạch sử dụng hợp lý Hồ Ba Bể và phụ cận. Tài liệu viện STTNSV Khác
7. Hoàng Thị Hiền (2004) Khu du lịch sinh thái Hồ Ba Bể, nghiên cứu khoa học sinh viên Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thế Hùng (2007), Tạp chí di sản số 20 Khác
14. Bộ KHCN và MT (1996) Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng Hồ Ba Bể Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w