GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3TẬP ĐỌC NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I.. - Đọc đúng các từ ngữ: múa rông chiêng, truyền lại, buôn làng.. - Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm c
Trang 1GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3
TẬP ĐỌC NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ ngữ: múa rông chiêng, truyền lại, buôn làng
- Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông
2 Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Nắm được nghĩa các từ mới: rông chiêng, nông cụ…
- Hiểu được đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những hoạt động cộng đồng của người dân Tây Nguyên gắn với nhà rông
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ bài đọc
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1 Kiểm tra bài cũ (2 - 3’)
- HS đọc thuộc lòng đoạn 1 trong bài: Nhớ Việt Bắc - GV nhận xét
2 Bài mới
a Giới thiệu bài (1-2’)
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh- GV dẫn dắt giới thiệu bài: Nhà rông là nhà công cộng của buôn làng Tây Nguyên Nơi đây diễn ra các hoạt động gì?
b Luyện đọc đúng (15-17’)
- GV đọc mẫu toàn bài Giọng tả chậm rãi, nhấn giọng ở các từ: bền chắc, không đụng sàn, không vướng mái, thờ thần làng, tiếp khách
- Bài được chia làm mấy đoạn? (4 đoạn)
Tuần: 1
Tiết: 1
Tuần: 1
Tiết: 1
Tuần:15
Trang 2- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đoạn 1:
- HS luyện đọc câu có từ: múa rông chiêng
- Nhấn giọng ở từ: không đụng sàn, không vướng mái
- HS đọc chú giải: rông chiêng
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu đoạn 1 - HS đọc (3- 4 em) – Lớp nhận xét
* Đoạn 2 :
- Đọc đúng: lập làng, chiêng trống
- GV đọc mẫu câu có từ khó - HS đọc theo dãy
- Giải nghĩa: nông cụ
- GV hướng dẫn, đọc mâu đoạn: 4-5 HS đọc
* Đoạn 3:
- GV hướng dẫn đọc – HS đọc đoạn 4 em
* Đoạn 4:
- GV hướng dẫn đọc: Nhấn giọng: tập quán, bảo vệ
- HS đọc đoạn 3, 4 em
* HS đọc nối tiếp đoạn: 2 lượt
* Đọc toàn bài: GV hướng dẫn: 2 - 3 H đọc bài - Lớp nhận xét
c Tìm hiểu nội dung bài (10-12’)
- HS đọc thầm đoạn 1:
+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao? (Để dùng lâu dài, chịu được gió bão, để mọi người nhảy múa, để voi đi qua không đụng sàn,…)
- HS đọc thầm đoạn 2:
+ Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? (Được bày trí trang nghiêm… )
- HS đọc thầm đoạn 3, 4:
+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? (Vì ở đó có bếp lửa, chỗ các già làng tụ họp, nơi tiếp khách…)
Trang 3+ Từ gian thứ ba trở đi dùng để làm gì? (Là nơi ngủ của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình…)
+ Nhà rông ở Tây Nguyên dùng dể làm gì?
Chốt: Bài đọc cho ta biết một số đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng của người dân Tây Nguyên gắn với nhà rôn
d Luyện đọc lại (5-7’)
- GV hướng dẫn, đọc mẫu, 3- 4 hs đọc diễn cảm toàn bài – GV nhận xét
3 Củng cố ( 4 - 6’)
- Qua bài đọc em biết được điều gì?
- Liên hệ: Nơi em đang sống có những hoạt động văn hoá gì? Hoạt động đó diễn ra ở đâu?
- GV nhận xét giờ học