1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc điểm giải phẫu, sinh lý và bệnh học chấn thương hàm mặt

2 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 27,87 KB

Nội dung

Đặc điểm giải phẫu, sinh lý và bệnh học chấn thương hàm mặt 1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý và bệnh học chấn thương phần mềm vùng hàm mặt Vùng hàm mặt có nhiều mạch máu và bạch huyết nên có điều kiện nuôi dưỡng và bảo vệ tốt; vì vậy, vết thương thường chảy máu nhiều nhưng lại chóng hồi phục. Vùng hàm mặt có mạch máu nuôi dưỡng phong phú, có hốc miệng, mũi, mắt và tai, do đó ít có biến chứng hoại sinh hơi và vì thế vết thương vùng hàm mặt có thể khâu đóng kín thì đầu (trước 6 giờ) ngay cả vết thương đến muộn (sau 6 giờ) nếu làm sạch vết thương thật tốt cũng có thể khâu đóng kín được. Cơ bám da mặt một đầu bám vào xương, một đầu bám vào da nên vết thương có xu hướng bị toác rộng và mép vết thương bị quắp lại, co kéo làm thay đổi các mốc giải phẫu. Dây thần kinh mặt chi phối vận động các cơ bám da mặt dễ bị tổn thương trong chấn thương hoặc trong phẫu thuật điều trị. Vết thương ở mặt khi liền sẹo có thể bị co kéo làm thay đổi các mốc giải phẫu, ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn, nuốt, thở, nói và thẩm mỹ. Tuyến nước bọt và ống dẫn nếu bị đứt sẽ tạo dò nước bọt kéo dài, gây khó chịu cho bệnh nhân. 1.2. Đặc điểm xương hàm trên Khối xương tầng giữa của mặt được cấu tạo nên bởi 13 xương đối xứng từng đôi một (6 đôi xương chẵn và một xương lẻ là xương lá mía hay vách ngăn mũi). Trong đó xương hàm trên và xương gò má là xương to và cơ bản. Xương hàm trên là một xương cố định, mỏng do có xoang hàm, được che chở bởi : Phía trên là sàn hộp sọ. Phía dưới là xương hàm dưới. Hai bên là xương gò má, cung tiếp. Khi có chấn thương, thường làm tổn thương các xương che chở, chỉ có lực mạnh và va chạm trực tiếp mới làm gãy xương hàm trên. Xương hàm trên được cấu tạo để chịu đựng các lực va chạm từ dưới lên, chỉ có các lực ngang mới dễ làm gãy hàm. Xương hàm trên là một xương xốp có nhiều mạch máu nuôi dưỡng, vì thế khi gãy xương hàm trên chảy máu nhiều nhưng cũng rất chóng lành thương. Xương hàm trên dính liền với nền sọ nên trong những trường hợp gãy tách rời sọ mặt cao hoặc gãy xương vách ngăn mũi ở cao gây tổn thương lá sàng, rách màng não cứng làm cho nước dịch não tủy có thể chảy qua các lỗ sàng xuống mũi và từ đó có nguy cơ có thể nhiễm khuẩn não hoặc màng não ngược dòng. 1.3. Đặc điểm giải phẫu xương hàm dưới: Xương hàm dưới là một xương di động, dẹt, đặc, trong xốp, giữa có ống răng dưới giống như một cái máng, phía ngoài có lỗ cằm. Xương hàm dưới khi cử động chỉ dựa vào lồi cầu và cổ lồi cầu nhỏ bé. Do vậy xương hàm dưới có một số vị trí yếu đó là: Vùng răng cửa, lỗ cằm, góc hàm và cổ lồi cầu. Xương hàm dưới có nhiều cơ bám (các cơ nâng và hạ hàm) nên khi gẫy dễ bị di lệch do các cơ co kéo. Khi dây thần kinh răng dưới bị đứt gây tê môi cằm.

Trang 1

Đặc điểm giải phẫu, sinh lý và bệnh học chấn thương hàm mặt

1.1 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý và bệnh học chấn thương phần mềm vùng hàm mặt

- Vùng hàm mặt có nhiều mạch máu và bạch huyết nên có điều kiện nuôi dưỡng và bảo vệ tốt; vì vậy, vết thương thường chảy máu nhiều nhưng lại chóng hồi phục

- Vùng hàm mặt có mạch máu nuôi dưỡng phong phú, có hốc miệng, mũi, mắt và tai, do đó ít có biến chứng hoại sinh hơi và vì thế vết thương vùng hàm mặt có thể khâu đóng kín thì đầu (trước 6 giờ) ngay cả vết thương đến muộn (sau 6 giờ) nếu làm sạch vết thương thật tốt cũng có thể khâu đóng kín được

- Cơ bám da mặt một đầu bám vào xương, một đầu bám vào da nên vết thương có xu hướng bị toác rộng và mép vết thương bị quắp lại, co kéo làm thay đổi các mốc giải phẫu

- Dây thần kinh mặt chi phối vận động các cơ bám da mặt dễ bị tổn thương trong chấn thương hoặc trong phẫu thuật điều trị

- Vết thương ở mặt khi liền sẹo có thể bị co kéo làm thay đổi các mốc giải phẫu, ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn, nuốt, thở, nói và thẩm mỹ

- Tuyến nước bọt và ống dẫn nếu bị đứt sẽ tạo dò nước bọt kéo dài, gây khó chịu cho bệnh nhân

1.2 Đặc điểm xương hàm trên

Khối xương tầng giữa của mặt được cấu tạo nên bởi 13 xương đối xứng

từng đôi một (6 đôi xương chẵn và một xương lẻ là xương lá mía hay vách ngăn

mũi) Trong đó xương hàm trên và xương gò má là xương to và cơ bản

- Xương hàm trên là một xương cố định, mỏng do có xoang hàm, được che chở bởi : Phía trên là sàn hộp sọ.- Phía dưới là xương hàm dưới.- Hai bên là xương gò má, cung tiếp

- Khi có chấn thương, thường làm tổn thương các xương che chở, chỉ có lực mạnh và va chạm trực tiếp mới làm gãy xương hàm trên

- Xương hàm trên được cấu tạo để chịu đựng các lực va chạm từ dưới lên, chỉ có các lực ngang mới

dễ làm gãy hàm

- Xương hàm trên là một xương xốp có nhiều mạch máu nuôi dưỡng, vì thế khi

gãy xương hàm trên chảy máu nhiều nhưng cũng rất chóng lành thương

- Xương hàm trên dính liền với nền sọ nên trong những trường hợp gãy tách rời

sọ mặt cao hoặc gãy xương vách ngăn mũi ở cao gây tổn thương lá sàng, rách

màng não cứng làm cho nước dịch não tủy có thể chảy qua các lỗ sàng xuống

mũi và từ đó có nguy cơ có thể nhiễm khuẩn não hoặc màng não ngược dòng

1.3 Đặc điểm giải phẫu xương hàm dưới:

- Xương hàm dưới là một xương di động, dẹt, đặc, trong xốp, giữa có ống răng dưới giống như một cái máng, phía ngoài có lỗ cằm

- Xương hàm dưới khi cử động chỉ dựa vào lồi cầu và cổ lồi cầu nhỏ bé

- Do vậy xương hàm dưới có một số vị trí yếu đó là: Vùng răng cửa, lỗ cằm, góc hàm và cổ lồi cầu

- Xương hàm dưới có nhiều cơ bám (các cơ nâng và hạ hàm) nên khi gẫy dễ bị di lệch do các cơ co kéo

Trang 2

- Khi dây thần kinh răng dưới bị đứt gây tê môi cằm.

1

Ngày đăng: 10/04/2019, 12:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w