Khái quát chung về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mô hình trường học sinh thái tại một số trường Tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên (Trang 29)

6. Những đóng góp mới của đề tài

1.5. Khái quát chung về khu vực nghiên cứu

1.5.1. Điều kiện tự nhiên

1.5.1.1. Vị trí địa lí

- Diện tích: 120,295 km2, gồm 6 phƣờng (Xuân Hòa, Đồng Xuân,Trƣng Trắc, Trƣng Nhị, Hùng Vƣơng, Phúc Thắng ) và 4 xã (Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh). 27

- Thị xã Phúc Yên nằm cạnh Quốc lộ 2, thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 8 km, có đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, đƣờng cao tốc Xuyên Á chạy qua.

1.5.1.2. Khí hậu thời tiết

Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu tƣơng đối ôn hòa, ít khi có bão lụt. Mùa mƣa thƣờng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

1.5.1.3. Địa hình

Địa hình thị xã tƣơng đối đa dạng, có cả nông thôn và đô thị, vùng đồi rừng, vùng đồng bằng. Nhờ đó việc xây dựng các loại công trình trƣờng học khác nhau rất thuận tiện và phong phú.

1.5.2. Điều kiện xã hội

1.5.2.1. Dân số

- Dân số năm 2010: 92.815 ngƣời

- Mật độ dân số năm 2010: 772 ngƣời/ km2 (tuy nhiên dân cƣ phân bố không đồng đều, lớn nhất ở phƣờng Trƣng Trắc khoảng 8.528 ngƣời/km2

, trong khi ở xã Ngọc Thanh khoảng 151 ngƣời/ km2

).

- Ti lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2005 - 2010 là 1,2 - 1,3 %

1.5.2.2. Lao động, thu nhập và đời sống dân cư

- Năm 2010, số lao động của thị xã khoảng 61.490 ngƣời chiếm 66,25%. - Tốc độ tăng trƣởng GDP của thị xã giai đoạn 2009 - 2012 đạt trên 18%, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao gấp 3,3 lần so với cả nƣớc. Phúc Yên đã và đang là trung tâm công nghiệp của toàn tỉnh (chiếm tới 77,7%). Thêm nữa thị xã Phúc Yên là một trong hai trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh nên việc đầu tƣ cho giáo dục cũng rất đƣợc coi trọng. Ngày 21-1- 2013, theo Quyết định số 93/QĐ-BXD, thị xã Phúc Yên chính thức đƣợc công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc

1.5.2.3. Hiện trạng giáo dục tiểu học thị xã Phúc Yên

Hiện trạng giáo dục: Theo thống kê năm học 2011 - 2012, hiện trạng ngành giáo dục các trƣờng tiểu học thị xã Phúc Yên nhƣ sau: tổng số biên chế giáo viên tiểu học hiện có 362 giáo viên trong đó có 96,4% giáo viên đạt chuẩn đang dạy tại 233 lớp với tổng số 7001 học sinh thuộc 15 trƣờng ở 6 phƣờng và 4 xã. Trong 15 trƣờng tiểu học, hiện có 60% trƣờng đạt chuẩn quốc gia, kết quả trung bình của học sinh đứng thứ 2 toàn tỉnh.

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại không gian của một số trƣờng tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên. Dựa vào mối quan hệ giữa môi trƣờng tự nhiên, yếu tố xã hội của địa bàn nghiên cứu đồng thời đối chiếu, so sánh với các mô hình trƣờng học sinh thái (Eco-school) trên thế giới, từ đó có thể đề xuất mô hình trƣờng học sinh thái phù hợp với các trƣờng tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa

- Xác định địa điểm khảo sát: lựa chọn các trƣờng nghiên cứu sao cho có sự đại diện cho 1 vùng đặc trƣng của thị xã. Cụ thể trong đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đối tƣợng là 3 trƣờng tiểu học ở khu vực kinh tế còn gặp nhiều khó khăn của thị xã

- Tại mỗi địa điểm khảo sát tiến hành các công việc nhƣ sau:

+ Điều tra, định loại cây xanh: Tiến hành khảo sát tổng thể khu vực nghiên cứu, sử dụng phƣơng pháp xác định tên cây dựa trên các khóa phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1999). Ngoài ra, còn sử dụng một số tài liệu tra cứu nhƣ: Phân loại thực vật - Hoàng Thị Sản (2002), Từ điển tranh về các loài hoa - Lê Quang Long (2006), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam - Nguyễn Tiến Bân (1997).

+ Xác định độ che phủ cây xanh: phƣơng pháp tính độ che phủ: tính theo tiêu chuẩn Quốc gia về kĩ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn (2010).

Đối với thảm cỏ, cây bụi: lập ô tiêu chuẩn và đo diện tích bằng việc tính số ô tiêu chuẩn.

Đối với cây thân gỗ: đo diện tích tán cây vào thời điểm từ 11 giờ đến 13 giờ, từ gốc cây đo ra theo bốn chiều Đông, Tây, Nam, Bắc của vùng phủ bóng cây, tạo thành ô vuông, đơn vị lấy tròn đến 0,1 m. 89

+ Đo một số chỉ tiêu vệ sinh môi trƣờng: nhiệt độ, tiếng ồn, chiếu sáng phòng học, kích thƣớc bàn ghế, đánh giá các công trình vệ sinh khác.

2.2.2. Phương pháp đo đạc

- Ánh sáng: sử dụng máy đo ánh sáng.

+ Ánh sáng tự nhiên: tắt hết đèn phòng học, dùng máy đo ánh sáng đo bốn góc phòng và chính giữa phòng, mỗi vị trí lặp lại 3 lần rồi lấy giá trị đo trung bình. Đo các dãy phòng học khác nhau, mỗi dãy chọn các phòng học ở hai đầu dãy nhà và phòng ở chính giữa.

Thời gian đo: buổi sáng (7 giờ, 9 giờ và 11 giờ); buổi chiều (13 giờ, 15 giờ và 17 giờ)

+ Ánh sáng nhân tạo: Tƣơng tự nhƣ đo ánh sáng tự nhiên nhƣng mở tất cả các đèn phòng học.

- Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế vào các khung giờ nhƣ trên.

- Tiếng ồn: sử dụng máy đo tiếng ồn trong giờ học và lúc ra chơi. Phƣơng pháp đo tiếng ồn đƣợc áp dụng tại 3 vị trí khác nhau bao gồm: + Vị trí 1: cổng trƣờng học

+ Vị trí 2: chính giữa sân trƣờng + Vị trí 3: Trong phòng học

- Kích thƣớc của bàn ghế: sử dụng thƣớc dây

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Điều tra và lấy ý kiến từ những ngƣời có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về sinh thái và trƣờng học, thành viên của các trƣờng tiểu học, của

Phòng Giáo dục và các ban ngành. Nhờ vậy nhận đƣợc sự tƣ vấn về phƣơng thức quản lí giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, và cách thức tiếp cận thân thiện với môi trƣờng… Từ đó có những định hƣớng điều chỉnh thích hợp với đề tài nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu đã thu thập

Xác định tên các loài cây trong trƣờng học dựa vào một số khóa định loại và từ điển thực vật học.

Sử dụng phƣơng pháp thống kê trong nghiên cứu để xử lí số liệu điều tra thực tế bằng phần mềm Excel.

2.2.5. Phương pháp mô phỏng

Mô phỏng mô hình lớp học dựa trên phần mềm Room Arranger và phần mềm SmartDraw2014

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng chất lƣợng môi trƣờng và giáo dục bảo vệ môi trƣờng

3.1.1. Thực trạng chất lượng môi trường

3.1.1.1. Qui mô trường học.

* Diện tích bình quân cho mỗi học sinh.

Bảng 3.1. Diện tích bình quân/1HS ở các trƣờng tiểu học

Tên trƣờng tiểu học Diện tích trƣờng (m2 ) Tổng số học sinh Diện tích bình quân/ HS (m2/HS) Thực trạng TCVN Nam Viêm 10388 541 19,2  10 Ngọc Thanh A 12315 357 34,5  10 Tiền Châu B 10000 215 46,5  10

Khi diện tích bình quân cho mỗi học sinh lớn sẽ góp phần tạo không gian thoải mái, thân thiện cho việc học tập và vui chơi của các em. Qua bảng 3.1 cho thấy: 100% số trƣờng đƣợc khảo sát đạt chuẩn về diện tích bình quân/ 1 học sinh, trong đó trƣờng tiểu học Tiền Châu B đạt diện tích trung bình cao nhất (46,5m2/HS). Khảo sát thực tế cho thấy, nhà trƣờng mới đƣợc xây dựng lại, đồng thời nhà trƣờng có vị trí tọa tại khu dân cƣ thƣa thớt nên diện tích bình quân của mỗi học sinh đạt đƣợc khá cao.

* Hiện trạng sĩ số/ lớp học

Số lƣợng học sinh bình quân trong lớp trong phạm vi tiêu chuẩn sẽ giúp giáo viên quản lí lớp học tốt hơn, đồng thời học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

Bảng 3.2. Hiện trạng số HS bình quân/ 1 lớp Tên trƣờng tiểu học Số HS bình quân/ lớp Thực trạng TCVN Nam Viêm 24 - 34  35 Ngọc Thanh A 17 - 23  35 Tiền Châu B 21 - 30  35

Qua bảng 3.2, kết quả điều tra cho thấy, 100% số trƣờng đạt chuẩn về số học sinh bình quân/ lớp. Trong khi rất nhiều trƣờng hiện nay lâm vào tình trạng quá tải số học sinh trong lớp học thì việc giữ vững và duy trì ổn định số học sinh theo tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện giúp nhà trƣờng dần nâng cao chất lƣợng dạy và học.

* Diện tích phòng học cho mỗi học sinh

Bảng 3.3. Diện tích phòng học bình quân/HS

Bảng 3.3 cho thấy: 100 % các trƣờng tiểu học đạt chuẩn về diện tích cho mỗi học sinh. Do đó, các em sẽ đƣợc học tập trong không gian rộng rãi, tạo tâm lí thoải mái khi học. Hình vẽ 3.1 thể hiện mô phỏng cách sắp xếp chỗ

Tên trƣờng tiểu học Diện tích/ 1 phòng học (m2) Số HS/ lớp Diện tích phòng học bình quân/HS (m2 ) Thực trạng TCVN Nam Viêm 56,7 24 - 34 1,67 - 2,36 1,1 - 1,25 Ngọc Thanh A 54 17 - 23 2,34 - 3,17 1,1 - 1,25 Tiền Châu B 54 21 - 30 1,8 - 2,57 1,1 - 1,25

ngồi của học sinh, các dụng cụ và phƣơng tiện học tập tại các trƣờng tiểu học hiện nay.

Hình 3.1. Sơ đồ phòng học

* Diện tích sân chơi

Bảng 3.4. Hiện trạng sân trƣờng Tên trƣờng tiểu học Diện tích toàn trƣờng (m2) Diện tích sân trƣờng (m2) Tỉ lệ diện tích sân trƣờng/ S toàn trƣờng Thực trạng TCVN Nam Viêm 10388 6710 64,5%  40% Ngọc Thanh A 12315 8778 71,2%  40% Tiền Châu B 10000 6600 66%  40%

Theo số liệu tại bảng 3.4 cho thấy diện tích sân trƣờng ở cả 3 địa điểm khảo sát đều cao hơn so với tiêu chuẩn qui định. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mô hình THST giúp các em có môi trƣờng học tập tốt, gần gũi và thân thiện với thiên nhiên.

3.1.1.2. Tiếng ồn

Tiếng ồn là tất cả những âm thanh không thích nghi, gây khó chịu cho con ngƣời. Theo D. Rhor (1969), tiếng ồn còn có tác hại về mặt tâm lí, gây khó chịu, lo lắng, bực bội, cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, làm mất tập trung, mất ngủ, làm dễ nhầm lẫn. Tiếng ồn còn gây mệt mỏi toàn thân, gầy yếu, thiếu máu. Rối loạn thần kinh thực vật, hô hấp tăng huyết áp thay đổi. 1

Theo quyết định 1221/2000/ QĐ - BYT về tiếng ồn tại trƣờng học do Bộ Y tế ban hành (2000) thì phòng học cần phải đƣợc yên tĩnh. Theo đó, tiếng ồn cho phép ở khu vực trƣờng học theo TCVN là 50dB (decibel). Qua khảo sát tiếng ồn ở cụm 3 trƣờng tiểu học, chúng tôi thu đƣợc kết quả tại bảng 3.5. nhƣ sau:

Bảng 3.5. Hiện trạng tiếng ồn tại 3 trƣờng tiểu học đƣợc khảo sát

P1: vị trí cổng trường

P2: vị trí chính giữa sân trường P3: vị trí trong lớp học

Tên trƣờng tiểu học

Tiếng ồn (dB) Giờ học Giờ ra chơi

TCVN P1 P2 P3 P1 P2 P3

Ngọc Thanh A 52,6 40,8 54 60,5 63,9 60,7  50 Tiền Châu B 57,8 46,3 55,2 64,4 63,1 57,3  50

Hình 3.2. Biểu đồ hiện trạng tiếng ồn trong giờ học

- Qua bảng 3.5, hình 3.2, và hình 3.3 chúng tôi nhận thấy rằng tiếng ồn trung bình ở các trƣờng đƣợc khảo sát nằm dao động trong giới hạn từ 40,8 đến 63,9 dB.

- 100% các trƣờng đƣợc khảo sát đều có giá trị tiếng ồn ở khu vực giữa sân trƣờng trong giờ học đảm bảo theo TCVN. 10, 13.

- 100% số trƣờng đƣợc khảo sát có tiếng ồn vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy tại các trƣờng tiểu học, do lứa tuổi của học sinh còn khá nhỏ, đa phần các em còn khá hiếu động nên trong giờ học và giờ ra chơi, ngay tại khu vực lớp học, tiếng ồn vẫn khá cao. Trong khi đó, ở khu vực giữa sân trƣờng, do diện tích các trƣờng khá rộng, đồng thời với đó, vị trí của trƣờng ở khu vực ít dân cƣ nên tiếng ồn vẫn trong tiêu chuẩn cho phép. Tại khu vực gần cổng trƣờng, do gần khu vực dân cƣ hơn nên tiếng ồn còn khá cao, đặc biệt tại trƣờng Tiểu học Tiền Châu B. Cách vị trí cổng trƣờng khoảng 150m có một xƣởng làm gỗ gây tiếng ồn khá lớn, ảnh hƣởng nhiều đến khu vực trƣờng học.

Giá trị 40,8 là giá trị trung bình đo đƣợc tại vị trí giữa sân trƣờng của trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A. Và giá trị cao nhất 64,9 cũng là giá trị đo đƣợc tại vị trí sân trƣờng của trƣờng tiểu học Ngọc Thanh A. Nguyên nhân xuất phát của thực trạng này là do trƣờng tiểu học Ngọc Thanh A có diện tích rộng, không gần sát khu vực dân cƣ nên tiếng ồn ở giữa sân trƣờng khá thấp. Trong khi đó, vào giờ ra chơi, nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức hoạt động giữa giờ cho học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học còn rất hiếu động nên tiếng ồn gây ra còn khá cao.

Mặc dù tiếng ồn đo đƣợc tại các trƣờng tiểu học cao hơn không nhiều so với giá trị TCVN, nhƣng hiện trạng trên cũng là một điều đáng báo động

trong học đƣờng. Chúng ta cần có giải pháp để giảm thiểu tác động của tiếng ồn, trả lại sự yên tĩnh cần thiết cho trƣờng học.

3.1.1.3. Ánh sáng

Khoa học tự lâu đã khẳng định 90% thông tin con ngƣời nhận đƣợc từ thế giới bên ngoài là thông qua cơ quan thị giác. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi mà cơ quan thị giác phải hoạt động liên tục và căng thẳng. Chính vì vậy, bảo vệ thị giác cho học sinh có một ý nghĩa rất quan trọng. Sự suy giảm thị lực cũng nhƣ các bệnh về khúc xạ mắt nhƣ cận thị, viễn thị, loạn thị… ở lứa tuổi học sinh do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó một nguyên nhân cần chú ý trƣớc tiên là ánh sáng trong lớp học và chỗ học tập tại nhà. Do vậy quan tâm đến điều kiện chiếu sáng cho học sinh ngay từ khi bắt đầu vào đi học là điều hết sức quan trọng. 2

Theo qui chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng (2008), trƣờng học khi xây dựng cần đặc biệt chú ý đến độ chiếu sáng trong phòng học, đặc biệt tại vị trí bảng và ở các không gian trong lớp học bằng cách lắp đặt hệ thống đèn phù hợp.

Kết quả điều tra độ chiếu sáng tại các trƣờng tiểu học đƣợc thể hiện trong bảng 3.6, bảng 3.7 và bảng 3.8 nhƣ sau:

Sk: Buổi sáng không bật đèn Sc: Buổi sáng bật đèn Ck: Buổi chiều không bật đèn Cc: Buổi chiều bật đèn

Bảng 3.6. Độ chiếu sáng trung bình trong phòng học tháng 12/2012

Tên trƣờng tiểu học

Độ sáng trung bình trong phòng (lux) Thực trạng

TCVN

Nam Viêm 65 161 73 196 100

Ngọc Thanh A 91 212 96 237 100

Tiền Châu B 108 259 145 247 100

Bảng 3.7. Độ chiếu sáng trung bình trong phòng học tháng 03/2013

Tên trƣờng tiểu học

Độ sáng trung bình trong phòng (lux) Thực trạng TCVN Sk Sc Ck Cc Nam Viêm 302 398 434 510  100 Ngọc Thanh A 457 587 331 468  100 Tiền Châu B 582 642 696 783  100

Bảng 3.8. Độ chiếu sáng trung bình trong phòng học tháng 05/2013

Tên trƣờng tiểu học

Độ sáng trung bình trong phòng (lux) Thực trạng TCVN Sk Sc Ck Cc Nam Viêm 459 643 563 612  100 Ngọc Thanh A 446 607 475 638  100 Tiền Châu B 607 743 714 892  100

Hình 3.4. Đồ thị độ sáng trung bình trong phòng học - Tháng 12/2012

Hình 3.5. Đồ thị độ sáng trung bình trong phòng học - Tháng 03/2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mô hình trường học sinh thái tại một số trường Tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)