Hiện trạng và xu thế phát triển trƣờng học sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mô hình trường học sinh thái tại một số trường Tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên (Trang 27)

6. Những đóng góp mới của đề tài

1.4. Hiện trạng và xu thế phát triển trƣờng học sinh thái

1.4.1. Hiện trạng và xu thế phát triển THST trên thế giới

Những ý tƣởng đƣa màu xanh vào trong kiến trúc của trƣờng học thực chất đã xuất hiện từ rất sớm. Nhiều trƣờng đại học lớn trên thế giới nhƣ Cambridge, Oxford (Anh), Harvard (Mỹ)... đều đƣợc xây dựng với hệ thống cây xanh, khuôn viên, bãi cỏ lớn. Những trƣờng đại học đƣợc xây dựng trong thời gian gần đây cũng đều chú trọng các thiết kế theo quan điểm kiến trúc trƣờng học sinh thái. Những trƣờng học này góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu tối đa cacbon, tận dụng nguồn năng lƣợng hợp lí, sử dụng hệ thống năng lƣợng tái tạo, tăng hiệu quả giáo dục môi trƣờng đối với học sinh, sinh viên.

THST (Eco-schools) là một chƣơng trình quốc tế của Tổ chức Giáo dục Môi trƣờng (FEE) đƣợc phát động tại châu Âu năm 1994. Năm 2005 có tổng số 4.487.807 học sinh, 233.533 giáo viên, 12.640 trƣờng học và 1.661 chính quyền địa phƣơng đã tham gia với 16.040 buổi tập huấn, hội thảo đƣợc tổ chức. Năm 2007, chƣơng trình đã thực hiện ở 22.000 trƣờng học có sự tham gia của 5 triệu học sinh, sinh viên, hơn 400.000 giáo viên và hơn 4.000 nhà chức trách địa phƣơng. Theo thống kê năm 2010 đã có hơn 32.000 trƣờng học ở hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới tham gia chƣơng trình này. Dự án Trƣờng học sinh thái đã thu hút nguồn tài trợ, các tình nguyện viên, và sự hỗ trợ bằng hiện vật ở cấp địa phƣơng, quốc gia, và quốc tế, giúp cho chƣơng trình thu đƣợc những thành công lớn. Hầu nhƣ tất cả các đối tác đều giúp đỡ cho trƣờng học trong dự án trong mọi khâu của quá trình đổi mới để trở thành một THST. 46

1.4.2. Hiện trạng và xu thế phát triển THST ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam chƣa có chƣơng trình hành động xây dựng ngôi trƣờng THST theo quan điểm kiến trúc hoặc nhân văn một cách bài bản nhƣng hiện nay đã có nhiều chƣơng trình rất gần gũi với các hoạt động của các THST. Trong kiến trúc xây dựng trƣờng học tại Việt Nam, hiện đã có một số kiến trúc xanh - có nghĩa là công trình xây dựng có sự thân thiện, hòa hợp với môi trƣờng, có hiệu quả sử dụng cao nhƣ thiết kế trƣờng học Bình Dƣơng, Đại học Kiến trúc tp Hồ Chí Minh, nhà trẻ Đồng Nai, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Môi trƣờng - Đại học Nông lâm tp Hồ Chí Minh....

Trong quan điểm về giáo dục, Việt Nam cũng đã có nhiều hình thức GDBVMT trong trƣờng học thông qua chƣơng trình đƣa GDBVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời tích hợp chƣơng trình giáo dục biến đổi khí hậu vào các bộ môn liên quan. Trong những năm học vừa qua, chƣơng trình “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” cũng đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Trong hệ thống các trƣờng học, các tỉnh, thành phố hiện nay cũng đã có nhiều câu lạc bộ đƣợc thành lập hoạt động vì giáo dục BVMT và PTBV. Điều này đã có tác động rất lớn tới cộng đồng dân cƣ nói chung. Trong năm 2012, Việt Nam đã có hai trƣờng đƣợc nhận giải THST của ASEAN là trƣờng trung học phổ thông Chu Văn An và trƣờng tiểu học Thực nghiệm - Hà Nội.

Đối với riêng địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Phúc đã có định hƣớng trở thành đô thị cộng sinh với môi trƣờng tự nhiên, đô thị xanh.

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam chƣa có chủ trƣơng chính thức và mô hình cụ thể về xây dựng THST nhƣng xét trên cơ sở vật chất, chất

lƣợng giáo dục và nguồn nhân lực, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện và xây dựng các THST phù hợp với điều kiện từng địa phƣơng. Tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng, dựa trên nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn có, quá trình xây dựng THST hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc và có thể thu đƣợc những thành công nhất định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mô hình trường học sinh thái tại một số trường Tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)