Những lợi ích của mô hình trƣờng học sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mô hình trường học sinh thái tại một số trường Tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên (Trang 25)

6. Những đóng góp mới của đề tài

1.3. Những lợi ích của mô hình trƣờng học sinh thái

THST là chƣơng trình có sự tham gia tự nguyện, tạo điều kiện rất tốt cho học sinh trải nghiệm các hoạt động đặc biệt ở lứa tuổi cấp tiểu học với vai trò là công dân tí hon trƣờng học. Chƣơng trình không chỉ mang lại lợi ích cho trƣờng học mà còn đem lại lợi ích tới toàn cộng đồng

- Tăng cường nâng cao nhận thức môi trường: Học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trƣờng đƣợc khuyến khích sử dụng những kiến thức mới về môi trƣờng trong cuộc sống hàng ngày tại trƣờng học. Điều này giúp những ngƣời tham gia thấy mối liên quan giữa kiến thức chúng ta tiếp thu và thực hành vận dụng trong cuộc sống.

- Cải thiện môi trường học đường: Học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trƣờng có thể hợp tác với nhau trong các vấn đề nhƣ giảm thiểu rác thải và vận hành trƣờng học một cách có ý thức về môi trƣờng. Nhờ vậy, hoạt động giáo dục BVMT có thể đƣợc thực hiện với hƣớng tiếp cận Giáo dục về môi trƣờng, giáo dục trong môi trƣờng và giáo dục vì môi trƣờng.

- Trao quyền chủ động cho HS: Thông qua quá trình tham gia tự nguyện, tích cực vào THST, học sinh có thể kiểm soát môi trƣờng của chính mình, học hỏi và tự tin đƣa ra quyết định về làm thế nào để cải thiện môi trƣờng học tập cũng nhƣ môi trƣờng sống tại từng gia đình và môi trƣờng cuộc sống trong tƣơng lai. Cùng với đó, khi học tập trong THST, học sinh có thể năng động hơn do có sự tham gia vào các chƣơng trình DIY (Do it yourself) - tự làm các sản phẩm tái chế

- Sự tham gia của cộng đồng địa phương: Những doanh nghiệp địa phƣơng có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực quản lý môi trƣờng có thể hợp

tác đƣa ra các sáng kiến cho trƣờng học sinh thái. Điều đó giúp tăng cƣờng vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong BVMT.

- Tiết kiệm tài chính: Quá trình hành động trong suốt chƣơng trình có thể giảm tải đƣợc các chi phí tiêu thụ điện, nƣớc, tăng quĩ trƣờng học nhờ việc thu thập vật liệu tái chế, đồng thời nhận đƣợc sự tài trợ để xây dựng cơ sở vật chất một cách có hiệu quả cho trƣờng học.

- Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế: Hiện nay chƣơng trình THST đã đƣợc thực hiện thành công ở hơn 50 quốc gia. Do đó, nếu THST đƣợc thực hiện thành công sẽ là cơ sở cho sự hợp tác với các THST khác ở bất kì quốc gia nào trong chƣơng trình của UNEP. Đây không chỉ là cơ hội để đƣợc chia sẻ cung cấp thông tin môi trƣờng mà còn là một hƣớng giúp tăng cƣờng trao đổi văn hóa và cải thiện kĩ năng ngôn ngữ.

THST là ngôi trƣờng đáp ứng đƣợc hơn hết các yêu cầu để đạt hiệu quả giáo dục BVMT tốt nhất. Nƣớc ta có khoảng 23 triệu học sinh trong đó có gần 7 triệu học sinh tiểu học, gần 1 triệu giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy. Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nƣớc. GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trƣờng. THST không đối lập với mô hình trƣờng học hiện này mà giúp hoàn thiện hơn các chƣơng trình giáo dục. Với hƣớng tiếp cận giáo dục về môi trƣờng, giáo dục trong môi trƣờng, giáo dục vì môi trƣờng, các THST tạo ra một môi trƣờng hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với học sinh nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Nhờ vậy việc xây dựng THST có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với PTBV, giúp các thế hệ hôm nay có thể sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, đồng thời không làm tổn hại đến các thế hệ tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mô hình trường học sinh thái tại một số trường Tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)