1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lý thuyết và bài tập về Kim loại Sắt tác dụng với muối bạc có đáp án

4 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 37,28 KB

Nội dung

Lý thuyết và bài tập về Kim loại Sắt tác dụng với muối bạc có đáp án. Lý thuyết và bài tập về Kim loại Sắt tác dụng với muối bạc có đáp án. Lý thuyết và bài tập về Kim loại Sắt tác dụng với muối bạc có đáp án.

Trang 1

BÀI TOÁN SẮT PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI BẠC

Bài toán cho Fe vào dung dịch Ag + :

Phản ứng: Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

- Nếu Ag+ hết thì phản ứng kết thúc

- Nếu Fe hết, Ag+ còn dư thì: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

- Chú ý:

+ Nếu M là kim loại kiềm, kiềm thổ (Ca, Sr, Ba) thì M sẽ khử H+ của H2O thành H2 và tạo thành dung dịch bazơ kiềm Sau đó là phản ứng trao đổi giữa muối và bazơ kiềm

+ Ở trạng thái nóng chảy vẫn có phản ứng: 3Na + AlCl3 (khan) → 3NaCl + Al + Với nhiều anion có tính oxi hóa mạnh như NO3-, MnO4-,…thì kim loại M sẽ khử các anion trong môi trường axit (hoặc bazơ)

- Kim loại khử anion của muối trong môi trường axit (bazơ) thì nên viết phương trình dạng ion thu gọn

Bài 1:Cho một ít bột sắt vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:

A Fe(NO3)2 B Fe(NO3)2, AgNO3 dư

C Fe(NO3)3, AgNO3 dư D Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư

Bài 2:Cho một ít bột sắt dư vào dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:

A Fe(NO3)2 B Fe(NO3)2, AgNO3 dư

C Fe(NO3)3, AgNO3 dư D Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư

Bài 3:Cho hỗn hợp Cu, Fe vào dung dịch AgNO3 lấy dư, thu được dung dịch X chứa các muối:

A Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 B Cu(NO3)2, Fe(NO3)3

C Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, AgNO3 dư D Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư

Bài 4:Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại) Hai muối trong X là:

A Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 B Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3

C AgNO3 và Fe(NO3)2 D AgNO3 và Mg(NO3)2

Bài 5: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 Sau khi các phản ứng xảy

ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

Trang 2

A Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe B Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu

C Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag D Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag

Bài 6:Ngâm Cu dư vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch A Sau đó ngâm Fe dư vào dung dịch A thu được dung dịch B, dung dịch B gồm:

C Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 D.Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3

Bài 7:Cho a mol Cu vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3 thu được dung dịch X Cho a mol Fe vào dung dịch X thu được dung dịch Y chứa:

A Fe(NO3)2 B Cu(NO3)2, Fe(NO3)3

C Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 D Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, AgNO3

Bài 8:Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại Hai muối trong X là:

A Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2 B Zn(NO3)2 và Fe(NO3)3

C Zn(NO3)2 và AgNO3 D AgNO3 và Fe(NO3)2

Bài 9:Cho hỗn hợp Al, Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại Thành phần của chất rắn D là:

A Fe, Cu, Ag B Al, Fe, Cu C Al, Cu, Ag D

Al, Fe, Ag

Bài 10: Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3 Khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được bằng:

Bài 11: Cho 0,03 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3 Khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được bằng:

Bài 12: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:

A 5,4g B 2,16g C 3,24g D 4,32g

Bài 13: Cho 100ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa Giá trị của m là:

Bài 14: Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lit dung dịch Cu(NO3)2 1M

- Thí nghiệm 2: cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lit dung dịch AgNO3 1M

Trang 3

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau Giá trị V1 so với V2 là:

A V1 = V2 B V1 = 2V2 C V1 = 5V2 D V1 = 10V2

Bài 15: Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn Giá trị của m là:

A 75,6 gam B 70,2 gam C 64,8 gam D 54 gam

Bài 16: Cho hỗn hợp bột gồm 4,8 gam Mg và 11,2 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn Giá trị của m là:

A 32,4 B 54,0 C 64,8 D 66,4

Bài 17: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Giá trị của m là:

Bài 18: Cho 5,5g hỗn hợp Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào

300 ml dung dịch AgNO3 1M Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn Giá trị của m là:

A 33,95g B 39,35g C 35,2g D 35,39g

Bài 19: Cho 5,6 gam bột sắt vào 400ml dung dịch AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2

0,3M Khuấy dung dịch cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A, dung dịch B Tính khối lượng chất rắn A

A.6,4 gam B 9,44 gam C.10,72 gam D kết quả khác

Bài 20: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3

0,1M và Cu(NO3)2 0,5M Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y Giá trị của m là:

A 4,08 gam B 2,80 gam C 2,16 gam D 0,64 gam

Bài 21: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô, cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt) Khối lượng sắt đã phản ứng là:

A 0,84 gam B 1,40 gam C 1,72 gam D 2,16 gam

Bài 22: Cho 9,6 gam bột Fe và Mg (nFe:nMg = 1:3) vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y Giá trị của m là:

A 16,6 B.19,44 C.21,4 D 22,8

Trang 4

Bài 23: Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (nAl = nFe) vào 100ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm ba kim loại Hoà tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lit khí thoát

ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 lần lượt là:

A.0,2M và 0,1M B.1M và 2M C.2M và 1M D Đáp

án khác

Bài 24: Cho 10,72 gam hỗn hợp bột Fe và Cu tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 35,84 g chất rắn B Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 12,8g chất rắn C

a Khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:

A 5,6g; 5,12g B 4,2g; 6,52g C 7,52g; 3,2g D Đáp

án khác

b Tính nồng độ mol dung dịch AgNO3

A 0,5M B 0,6M C 0,64M D Đáp án khác

Bài 25: (ĐH-A-13) Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3

đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất Giá trị của m là:

Bài 26: Lắc m gam bột Fe với 500ml dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 17,2 gam chất rắn B Tách B được dung dịch C Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư được 18,4 gam kết tủa hai hidroxit kim loại Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được

16 gam chất rắn Xác định m và tính nồng độ mol các muối trong A

Ngày đăng: 09/04/2019, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w