1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tiềm năng xảy ra sự cố môi trường tại trạm xử lý nước thải khu công nghiệp tân thới hiệp

87 170 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

Ý nghĩa của đề tài Đề tài: “Đánh giá tiềm năng xảy ra sự cố môi trường tại trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Thới Hiệp”, nhằm đánh giá những rủi ro nào có thể xảy ra từ hệ thống

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

1 Lời mở đầu 1

2 Mục tiêu của nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TẠI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4

1.1.1 Khái niệm sự cố (rủi ro) 4

1.1.2 Rủi ro môi trường 6

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan 9

1.1.4 Một số rủi ro môi trường xảy ra ở Việt Nam 10

1.2 TỔNG QUAN VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG 12

1.2.1 Tổng quan về thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp 12

1.2.2 Quy trình công nghệ xử lý nước thải tập trung tại KCN 14

1.2.3 Sự cố môi trường tại các trạm xử lý nước thải 18

1.3 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 21

1.3.1 Phương pháp đánh giá rủi ro 21

1.3.2 Các phương pháp khác 31

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA SỰ CỐ CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 32

2.1 SƠ LƯỢC VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 32

2.2 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THỚI HIỆP 33

2.2.1 Tình hình thu gom nước thải của khu công nghiệp 33

Trang 2

2.2.2 Hiện trạng xử lý nước thải tại KCN Tân Thới Hiệp 44

2.3 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG XẢY RA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TẠI TRẠM XLNT TÂN THỚI HIỆP 53

2.3.1 Nhận diện mối nguy hại 53

2.3.2 Ước lượng mối nguy hiểm 54

2.3.3 Đánh giá tuyến tiếp xúc 57

2.3.4 Đặc tính của rủi ro 60

CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 64

3.1 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 64

3.2 BIỆN PHÁP ỨNG CỨU 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

Tài liệu tham khảo 72

PHỤ LỤC 73

Phụ lục 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 73

Phụ lục 2: Sơ đồ thoát nước mưa, nước thải 75

Phụ lục 3: Kết quả vận hành công trình xử lý nước thải 77

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục ở trạm XLNT Tân Thới Hiệp 20

Bảng 1.2 Các nhóm hóa chất và tác động nguy hại 23

Bảng 1.3 Cơ chế khuếch tán môi trường 26

Bảng 1.4 Một số cơ chế xâm nhập và biến đổi chất trong môi trường 26

Bảng 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến con đường tiếp xúc 27

Bảng 1.6 Bảng đặc tính rủi ro 30

Bảng 1.7 Phân loại đặc tính rủi ro 30

Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất của KCN Tân Thới Hiệp 35

Bảng 2.2 Nhu cầu cấp nước và xả nước thải các doanh nghiệp trong KCN 40

Bảng 2.3 Sơ lược về thành phần nước thải các doanh nghiệp trong KCN 41

Bảng 2.4 Lượng nước thải được thu gom xử lý tại nhà máy XLNT tập trung của KCN 44

Bảng 2.5 Hóa chất sử dụng cho xử lý môi trường 51

Bảng 2.6 Bảy cấp độ của tác động 60

Bảng 2.7 Thang đo tần suất xảy ra 60

Bảng 2.8 Bảng ma trận cho điểm rủi ro 61

Bảng 2.9 Bảng đánh giá mức dộ nghiêm trọng 63

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Rủi ro hạn hán, bão 5

Hình 1.2 Biểu đồ minh họa sự hiện diện của rủi ro 7

Hình 1.3 Tuyến lan truyền chất ô nhiễm từ nhà máy đến nguồn tiếp nhận 8

Hình 1.4 Vỡ bể chứa thải nhà máy chì kẽm 11

Hình 1.5 Hiện tượng cá chết hàng loạt tại biển miền Trung 11

Hình 1.6 Nhà dân bị ngập trong bùn thải Titan 12

Hình 1.7 Trạm XLNT tập trung tại Gachsaran (Iran) 15

Hình 1.8 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN 16

Hình 1.9 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo 22

Hình 1.10 Vị trí dự án nằm ngay vị trí đầu gió và đầu nguồn nước 23

Hình 1.11 Con đường di chuyển chất ô nhiễm trong nước ngầm và không khí 25

Hình 1.12 Chuỗi nối của các sự kiện và các đường truyền môi trường bởi nguồn gốc của mối nguy hại 28

Hình 1.13 Hình cây sai lầm – cây hiện tượng tại HTXLNT cục bộ 29

Hình 2.1 Sơ đồ tiếp giáp của Quận 12 32

Hình 2.2 Bản đồ hành chính Quận 12 34

Hình 2.3 Hình ảnh của KCN Tân Thới Hiệp 36

Hình 2.4 Hố ga thu gom nước thải 37

Hình 2.5 Sơ đồ thu gom nước thải của KCN 38

Hình 2.7 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Thới Hiệp 45

Hình 2.8 Bể thu gom nước thải 46

Hình 2.9 Các bể hiếu khí của Line 1 47

Hình 2.10 Các bể hiếu khí của Line 2 48

Hình 2.11 Hai bể lắng của Line 1 48

Hình 2.12 Bể lắng của Line 2 49

Hình 2.13 Hồ sinh học của hệ thống xử lý nước thải 49

Hình 2.14 Hình bể khử trùng 50

Hình 2.15 Hình bể chứa bùn 51

Trang 6

Hình 2.16 Nhà kho lưu giữ chất thải nguy hại 52

Hình 2.17 Con đường lan truyền coliform từ nước thải 57

Hình 2.18 Con đường lan truyền N, P từ nước thải 57

Hình 2.19 Con đường lan truyền COD từ nước thải 58

Hình 2.20 Con đường lan truyền kim loại nặng từ nước thải 58

Hình 2.21 Hình cây sai lầm - cây hiện tượng do sự cố trạm XLNT Tân Thới Hiệp 59

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lời mở đầu

Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nước ta đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ thế nên các khu công nghiệp (KCN) cũng được xây dựng và đầu tư ngày càng nhiều đặc biệt là ở Thành phố Hô Chí Minh (Tp.HCM) kéo theo đó là lượng nước thải từ các khu công nghiệp càng lớn Nếu không có biện pháp xử lý nước thải (XLNT) hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) và ảnh hưởng đến sức khỏe con người Vì vậy, để tránh ô nhiễm môi trường cần phải xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) tuy nhiên do ảnh hưởng từ các KCN với qui mô lớn nên việc xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn Theo thông tin từ Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tính đến tháng 10/2016, cả nước mới chỉ có 212 KCN đang hoạt động đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống XLNTTT, đạt tỷ lệ 75% với 102 hệ thống đã được lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động theo quy định; 19 KCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; 615 cụm công nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng hơn 5% đầu tư

xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (Nguồn: quản lý chất thải, www.vea.gov.vn)

Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tập trung tại một số KCN không hiệu quả

do chủ đầu tư không tính đến tiến độ thu hút đầu tư, dẫn đến lượng nước thải thu gom quá ít, không đủ để vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải Bên cạnh đó, một số KCN không vận hành hệ thống xử lý nước thải do các cơ sở không thực hiện việc đấu nối

Hầu hết các KCN chưa lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (SCMT) theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 Vị trí của các cơ sở nằm trong các KCN được sắp xếp chưa tính đến yếu tố phòng ngừa và ứng phó khi SCMT Vì thế khi SCMT xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân, đặc biệt là vùng có mật độ dân số cao như Tp.HCM

Với những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải cần có những đánh giá thiết thực cụ thể

về các tiềm năng xảy ra sự cố và biện pháp phù hợp để khắc phục những hậu quả nếu

có sự cố xảy ra Đề tài “Đánh giá tiềm năng xảy ra sự cố môi trường tại trạm xử lý

nước thải khu công nghiệp Tân Thới Hiệp” được đề ra nhằm giảm đi những hậu quả

nếu có SCMT xảy ra

Trang 8

2 Mục tiêu của nghiên cứu

- Đánh giá tiềm năng xảy ra SCMT tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Tân Thới Hiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đã đánh giá tìm biện pháp phòng

ngừa và ứng phó khi sự cố xảy ra

3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải tại nhà máy XLNT của KCN Tân Thới Hiệp

- Sau khi thu thập được các số liệu của KCN Tân Thới Hiệp, thì đánh giá hiện trạng xử

lý và hiệu quả xử lý của trạm XLNT

Nội dung 2: Đánh giá tiềm năng xảy ra sự cố của nhà máy XLNT của KCN Tân Thới Hiệp

- Sau khi phân tích đánh giá hiện trạng, tiến hành đánh giá tiềm năng xảy ra rủi ro của trạm xử lý nước thải tập trung cho KCN

Nội dung 3: Đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng cứu

- Đề xuất những biện pháp thiết thực và hiệu quả để giảm thiểu sự cố cho KCN Tân Thới Hiệp Đưa ra các giải pháp ứng phó khi sự cố xảy ra nhằm hạn chế tối đa hậu quả với môi trường

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tổng hợp những tài liệu nghiên cứu cần thiết có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập những số liệu cụ thể, đáng tin cậy làm cơ sở đánh giá

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Sau thu thập được số liệu, thống kê và phân tích để đưa ra nhận xét và đánh giá chung về hiện trạng của các KCN

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa những tài liệu, báo cáo và nghiên cứu có sẵn để làm luận văn

- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh kết quả đầu ra của các thông số nước thải với QCVN tương ứng

- Phương pháp ma trận: Liệt kê kết hợp với định lượng cho điểm để đánh giá rủi ro

- Phương pháp đánh giá rủi ro: Đây là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn

- Phương pháp GIS: Để tạo lập những bản đồ

Trang 9

5 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài: “Đánh giá tiềm năng xảy ra sự cố môi trường tại trạm xử lý nước thải

khu công nghiệp Tân Thới Hiệp”, nhằm đánh giá những rủi ro nào có thể xảy ra từ hệ

thống xử lý nước thải từ đó thì có thể đưa ra những biện pháp phòng chống SCMT trongcácKCN

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ SỰ CỐ MÔI

TRƯỜNG TẠI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 1.1 TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

1.1.1 Khái niệm sự cố (rủi ro)

- Rủi ro (risk): Được định nghĩa là xác suất của một tác động bất lợi lên con

người và môi trường do tiếp xúc với mối nguy hại Rủi ro thường biểu diễn xác suất xảy ra tác động có hại khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được Các loại rủi ro bao gồm:

+ Rủi ro trong quá trình vận hành;

+ Rủi ro trong thiết kế kỹ thuật;

+ Rủi ro cho sức khỏe và an toàn;

+Rủi ro môi trường, hệ sinh thái;

+ Rủi ro kinh tế (rủi ro kinh doanh);

+ Rủi ro xã hội;

+ Rủi ro chính trị

Rủi ro = P.S Trong đó: P: Tần suất xảy ra sự cố (probability or likelihood)

S: Mức độ thiệt hại (severity occurrence, consequence or impact)

- Rủi ro được phân thành 2 loại:

+ Rủi ro có chủ ý (voluntary risk): Là rủi ro do chủ tâm có cố ý mang tính chất

cá nhân, là kết quả của các quyết định đã được biết rõ Do tính tự ý cho nên các cá nhân có thể tự ra quyết định để đáp ứng lại với rủi ro này Chúng ta có thể kiểm soát điều chỉnh mức độ phơi nhiễm cá nhân để giảm thiểu các nguy hại

+ Rủi ro không chủ ý (involunraty risk): Là các rủi ro ngoài tầm kiểm soát của

con người và mối nguy hại có thể được kiểm soát nhưng rủi ro không thể giảm đến bằng không Ví dụ: Thảm họa tự nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng về tài sản, tính mạng, hệ sinh thái, cho dù con người có tránh đi đến mức tối đa về thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn không giảm đến mức zero mà các rủi ro cũng ít nhiều gây tổn thất tới thiên nhiên và môi trường

Trang 11

Hình 1.1 Rủi ro hạn hán, bão

- Mối nguy hại (hazard): Mối nguy hại được định nghĩa là tiềm năng của một vấn

đề hay trường hợp làm nguyên nhân của những tác hại tạo ra những tác động bất lợi cho cộng đồng hay mất mát tài sản, tính mạng con người Mối nguy hại có thể xảy ra trong suốt thời gian hoạt động của một hệ thống mà có thể gây ra các mối thiệt hại về con người, tài sản, gây hư hại về môi trường, kinh tế và xã hội Trong công nghiệp có các loại mối nguy hại thường gặp sau:

+ Mối nguy hại vật lý: Năng lượng, nhiệt độ, tiếng ồn, cháy nổ, rung lắc,…

+ Mối nguy hại hóa học: Hóa chất, các dòng thải, các vật liệu ăn mòn,…

+ Mối nguy hại sinh học: Vi khuẩn, virus, nấm, mốc,…

- Phân loại theo giai đoạn: Đánh giá rủi ro (ĐRR) được tiến hành theo 2 giai

đoạn:

+ Đánh giá rủi ro sơ bộ (ĐGRRSB): Được thực hiện trên cơ sở số liệu, thông tin hiện có chưa đầy đủ và độ tin cậy thấp với mục tiêu là xác định được các rủi ro chính + Đánh giá rủi ro chi tiết: Được tiến hành trên cơ sở ĐGRRSB và các số liệu được bổ sung, củng cố từ các kết quả đo đạc, quan trắc, nghiên cứu, thực hiện theo đề xuất của ĐGRRSB

- Phân loại theo lĩnh vực xảy ra sự cố: Tương ứng với cách phân loại rủi ro theo

lĩnh vực, thì đánh giá rủi ro được chia thành ba loại: Đánh giá rủi ro sức khỏe, đánh giá rủi ro sinh thái, đánh giá rủi ro công nghiệp

+ Đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA): Quan tâm đến sức khỏe cá nhân, tình trạng bệnh tật và số người tử vong HRA là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để xác định sự cố phơi nhiễm của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay hoàn cảnh

Trang 12

nguy hại Đánh giá rủi ro sức khỏe có ba nhóm chính: Rủi ro vật lý, rủi ro hóa chất, rủi

+ Đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA): Bao gồm đánh giá rủi ro đối với các hoạt động công nghiệp như: Khu vực có sự phát thải, đánh giá rủi ro trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đánh giá rủi ro sản phẩm và vòng đời sản phẩm

- Phân loại theo cấp độ: ĐRR được thể hiện ở 3 cấp độ:

- Rủi ro môi trường là khả năng mà điều kiện môi trường bị thay đổi bởi hoạt

động của con người, có thể gây ra các tác động có hại cho một đối tượng nào đó Các đối tượng bao gồm sức khỏe và tính mạng con người, hệ sinh thái (HST) và xã hội Tác nhân gây rủi ro có thể là các tác nhân hóa học, sinh học, vật lý hay các hành động mang tính cơ học

- Hầu hết rủi ro môi trường không bao giờ có thể do lường một cách chính xác vì bản chất của xác suất là ước lượng và không xác định được chính xác Một rủi ro có thể nghiêm trọng ở thời kỳ này nhưng không quan trọng trong thời kỳ khác Vì vậy, một rủi ro có thể đánh giá về các mức độ khác nhau tùy theo thời kỳ xã hội

Trang 13

Hình 1.2 Biểu đồ minh họa sự hiện diện của rủi ro

- Đánh giá rủi ro môi trường (enviromental risk essessment) (ĐRM) là liên quan

đến việc đánh giá định tính và định lượng rủi ro đến sức khỏe con người và môi trường

do hiện diện hoặc sử dụng các chất gây ô nhiễm Đánh giá rủi ro môi trường là một công cụ được sử dụng để dự đoán các mối nguy hiểm đến sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái

b Nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường

 Chủ quan

- Con người vì lợi ích về kinh tế nên xem nhẹ việc đầu tư vào các kết cấu, công trình xử lý môi trường làm cho những công trình này không có sức chống chịu dễ xảy

ra sự cố

- Thiếu hiểu biết về môi trường, trường hợp đã hiểu về hậu quả của việc xảy ra

sự cố nhưng vì lợi nhuận nên đã cố ý bỏ qua hoặc làm theo cách đối phó

- Chưa có tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý về SCMT

- Sự yếu kém, chưa hoàn thiện về kỹ thuật công nghệ sản xuất cũng như xử lý chất thải

- Bùng nổ dân số, gây sức ép quá lớn về nhu cầu sử dụng cũng như lượng chất thải phát sinh

 Khách quan

- Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa acid, mưa

đá, biến động khí hậu và thiên tai khác

- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng

Trang 14

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ

sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ

c Hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường

Hình 1.3 Tuyến lan truyền chất ô nhiễm từ nhà máy đến nguồn tiếp nhận

(Nguồn: Nguyễn Đoàn Cẩm Giang, 2016)

Kênh rạch tiếp nhận

Hệ thống đấu nối Trạm xử lý cục bộ

Trang 15

 Đối với con người

- Gây tổn hại về sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người khi sự cố xảy ra

- Con người có thể mắc phải nhiều căn bệnh lạ do nhiễm các chất độc hại

- Thức ăn và nước uống không được đảm bảo do nguồn gốc của chúng có thể bị nhiễm độc

- Làm xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt thường ngày

 Đối với nền kinh tế

- Gây ảnh hưởng nến khả năng sản xuất công nghiệp hay nông – lâm – thủy sản tại nơi xảy ra sự cố

- Làm hư hại đến sản phẩm, gây thiệt hại kinh tế

- Công nhân bị mất việc trong một thời gian, dẫn đến kinh tế hộ gia đình giảm đi

và gây sức ép cho xã hội

- Thị trường kinh tế khu vực có thể bị biến động

- Ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu hoặc địa danh (đối với hoạt động du lịch)

từ đó ảnh hưởng đến thu nhập

- Tốn kém trong việc khắc phục sự cố xảy ra và cải tạo lại môi trường

 Đối với hệ sinh thái

- Suy thoái về số lượng và chất lượng của các loài trong HST

- Ảnh hưởng và gây ô nhiễm đến các môi trường nước, đất, không khí

- Hậu quả với môi trường khó xác định được chính xác vị trí và tổng thiệt hại để khắc phục, cải tạo

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan

- “Đánh giá rủi ro môi trường", Lê Thị Hồng Trân năm 2008, nhà xuất bản khoa

học và kỹ thuật, TP.HCM Nghiên cứu cung cấp kiến thức cơ bản về đánh giá rủi ro môi trường liên quan đến định tính, định lượng của rủi ro có tác động đến sức khỏe con người và môi trường Nghiên cứu này là một công cụ khoa học được sử dụng để

dự báo mối nguy hại đến sức khỏe của con người và môi trường

- “Nghiên cứu bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”, Lê Thị Hồng Trân và Trần Thị Tuyết Giang, trường

Đại học Bách khoa, ĐHQG-TPHCM năm 2009 Nghiên cứu tập trung vào việc bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái cho nước thải công nghiệp và rủi ro sức khỏe do ô nhiễm không khí đối với công nhân giới hạn tại KCN Vĩnh Lộc và KCN Tân Thới Hiệp Ngoài ra, ma trận rủi ro cũng được sử dụng trong đánh giá rủi ro sinh thái cho nước

Trang 16

thải công nghiệp với môi trường nước mặt Các kết quả đánh giá rủi ro cho biết khu vực nào gây rủi ro cao, trung bình, thấp của nước thải công nghiệp đối với môi trường

và so sánh các rủi ro tại KCN có hệ thống XLNT tập trung và không có hệ thống XLNT tập trung

- “Nghiên cứu xác định các ngành và khu vực nhạy cảm với sự cố môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Huỳnh Thanh Nhã, Chi cục bảo vệ môi trường Tp.HCM

năm 2009 Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận chung về SCMT, các khái niệm và nguyên nhân liên quan đến SCMT; Thu thập các dữ liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tp.HCM, các hoạt động công nghiệp trên địa bàn, chế độ sông ngòi, kênh rạch tại Tp.HCM; Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá khả năng xảy ra SCMT và các ngành nghề, hóa chất có nguy cơ gây ra SCMT trên địa bàn Tp.HCM; Thực hiện chương trình khảo sát thực địa, điều tra thu thập số liệu đánh giá nguy cơ gây ra SCMT đối với một số cơ sở sản xuất trên địa bàn Tp.HCM; Xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra SCMT trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai

- “Nghiên cứu sử dụng công cụ học đánh giá nguy cơ của nước thải công nghiệp đối với hệ sinh thái lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai”, Đỗ Hồng Lan Chi, nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Tp.HCM năm 2006 Nghiên cứu đã phát triển và kiểm chứng các thử nghiệm độc học sinh thái với một loại sinh vật địa phương nhằm phục vụ đánh giá nguy cơ đối với hệ sinh thái từ các nguồn ô nhiễm khác nhau Kết quả chỉ ra rằng

bộ sinh vật thử nghiệm D magna, C cornuta, V fischeri rất thích hợp như một bộ công cụ đánh giá nguy cơ độc học đối với hệ sinh thái lưu vực Sài Gòn – Đồng Nai nhằm phục vụ mục đích lâu dài quản lý tổng hợp nguồn nước

- “Thực trạng pháp luật về khắc phục sự cố môi trường – Thực trạng và kiến nghị”, trung tâm Thông tin Khoa học, năm 2005 Tập trung phân tích các vấn đề như:

Khái quát về tình hình diễn biến sự cố ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước về xây dựng pháp luật bảo vệ môi trường, rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta; phân tích thực trạng phòng ngừa, khắc phục SCMT ở Việt Nam và thực trạng áp dụng các quy định cua Luật bảo vệ môi trường năm 2005 vào lĩnh vực SCMT, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị

1.1.4 Một số rủi ro môi trường xảy ra ở Việt Nam

- Vỡ bể chứa bùn thải của nhà máy chì, kẽm ở tỉnh Cao Bằng: Ngày 5/1/2016, bể chứa chất thải chì, kẽm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn CKC, ở xóm Lạng Cá, (Pác Miều, Bảo Lâm, Cao Bằng) đã bị vỡ tấm bê tông đáy khiến cho hàng trăm nghìn m3nước và bùn thải chì, kẽm tràn ra môi trường, chảy xuống sông Gâm khiến cho sông Gâm bị ô nhiễm nặng

Trang 17

Hình 1.4 Vỡ bể chứa thải nhà máy chì kẽm

- Sự cố ÔNMT biển ở 4 tỉnh ven biển miền Trung đầu tháng 4/2016: SCMT biển nghiêm trọng làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) Sau khi xảy ra sự cố, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, cùng đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, các địa phương liên quan đã vào cuộc điều tra, triển khai quan trắc đánh giá, xác định mức độ, phạm vi ÔNMT Cuối tháng

6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra SCMT biển và cam kết bồi thường 500 triệu USD

Hình 1.5 Hiện tượng cá chết hàng loạt tại biển miền Trung

- Ngày 16/6/2016, bờ bao hồ chứa chất thải khai thác titan của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Quang Cường ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) đã bị vỡ Hồ chứa này rộng khoảng 3.000 m2, phục vụ việc chứa chất thải khai thác Titan Sự cố vỡ bờ bao hồ chứa chất thải trên đã khiến hàng trăm mét khối nước và cát tràn ra đường, tràn vào các khu du lịch, một số nhà dân lân cận và đổ ra bãi biển Thuận Quý, khiến vùng biển tại đây bị nhuộm đỏ

Trang 18

Hình 1.6 Nhà dân bị ngập trong bùn thải Titan 1.2 TỔNG QUAN VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG

1.2.1 Tổng quan về thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp

a Khái niệm nước thải công nghiệp

- Nước thải công nghiệp được tạo nên sau khi đã sử dụng nước trong các quá trình công nghệ sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế

độ công nghiệp lựa chọn Nước thải công nghiệp gồm:

+ Nước thải công nghiệp quy ước sạch: Là loại nước sau khi được sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà

+ Nước thải công nghiệp nhiễm bẩn đặc trưng của công nghiệp đó và cần được

xử lý cục bộ trước khi xả thải vào mạng lưới thoát nước chung hoặc nguồn nước tùy theo mức độ xử lý

b Thành phần của nước thải

Các chất chứa trong nước thải bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật (VSV):

- Thành phần vật lý của nước thải: được chia thành 4 nhóm dựa vào kích thước hạt:

+ Nhóm 1: Các tạp chất phân tán thô, không tan ở dạng lơ lửng, nhũ tương, bọt

Kích thước nằm trong khoảng 10-1 – 10-4 mm Chúng có thể là các chất hữu cơ, vô cơ, VSV… hợp với nước thải thành hệ dị thể không bền và trong điều kiện xác định, chúng có thể lắng xuống dưới dạng cặn lắng hoặc nổi lên trên mặt nước, hoặc tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong khoảng thời gian nào đó

Trang 19

+ Nhóm 2: Gồm các chất phân tán dạng keo với kích thước hạt nằm trong

khoảng 10-4 – 10-6 mm Chúng gồm 2 loại keo ưa nước và keo kỵ nước

+ Nhóm 3: Gồm các chất có kích thước hạt phân tử ≤ 10-7 mm Chúng tạo thành

hệ một pha gọi là dung dịch thật Các chất trong nhóm 3 rất khác nhau về thành phần

+ Nhóm 4: Gồm các chất trong nước thải có kích thước hạt ≤ 10-8 mm (phân tán ion) Các chất này chủ yếu là acid, bazo và muối của chúng

- Thành phần hóa học của nước thải chủ yếu chứa các chất dễ bị phân hủy sinh học: Protein, hydratcarbon, các chất béo, xenlulozơ,… và các chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ, Bên cạnh các chất hữu cơ trong nước thải thì nước thải còn có các thành phần vô cơ khác nhau

- Thành phần sinh học của nước thải gồm các VSV gây bệnh như: Vi khuẩn, virus, nguyên động vật, các loại trùng, giun sán, nấm, VSV chỉ thị khi nhiễm phân: E.coli, Coliform,…

c Tính chất của nước thải

- Tính chất vật lý: Thể hiện ở khả năng lắng hoặc nổi của các chất có trong nước thải khi tỷ trọng của nó lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ trọng của nước thải Nước thải có khả năng tạo mùi, tạo màu từ kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải

- Tính chất hóa học của nước thải: Là do khả năng phản ứng hóa học lẫn nhau giữa các chất có trong nước thải

- Tính chất sinh học của nước thải: Biểu hiện qua quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải ở điều kiện khác nhau: Hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí, tùy nghi

Một số chất ô nhiễm chứa trong nước thải đáng được quan tâm nữa là kim loại nặng (KLN), thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ và một số chất độc hại khác

d Các chỉ tiêu cơ bản của nước thải

Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước mà chúng ta thường gặp trong lĩnh vực cấp nước thì trong nước thải cũng có chứa một số chất bẩn đặc trưng khác nhau

- Chỉ tiêu lý học: các chỉ tiêu quan trọng nhất của nước thải bao gồm: Chất rắn tổng cộng bao gồm chất rắn không tan, chất rắn lơ lửng, các hợp chất đã tan hoàn toàn trong nước (mg/l), mùi hôi, nhiệt độ, độ màu (Pt-Co), độ đục (NTU)

Trang 20

- Chỉ tiêu hóa học và sinh hóa: bao gồm có pH, nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), chất hoạt động bề mặt, oxy hòa toan (DO), kim loại nặng và các chất độc hại

e Điều kiện xả thải vào nguồn tiếp nhận

- Ở Việt Nam, nguồn tiếp nhận nước thải chủ yếu là nguồn nước mặt (sông, hồ,

ao, suối, biển ven bờ,…) và được phân thành 2 loại là nguồn loại A và nguồn loại B

- Khi xả thải vào các nguồn nước mặt, phải tuân theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được ban hành của nhà nước Đối với nước thải công nghiệp thì hiện tại

đang được áp dụng là QCVN 40:2011/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp”

1.2.2 Quy trình công nghệ xử lý nước thải tập trung tại KCN

- Để thuận lợi cho quá trình xử lý nước thải tại trạm xử lý tập trung, KCN quy định rằng tất cả các xí nghiệp đầu tư vào khu đều phải xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn qui định riêng trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước thải trong KCN để dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung

- Các thông số cần quan tâm của một trạm xử lý nước thải tập trung là:

+ Lưu lượng nước thải: Lưu lượng trung bình một ngày và lưu lượng vào giờ lớn nhất + Tính chất nước thải đầu vào: Giới hạn nồng độ nước thải xả vào trạm xử lý nước thải phải đạt tiêu chuẩn của KCN

+ Yêu cầu nước thải sau xử lý: Nồng độ chất ô nhiễm của nước thải sau xử lý tại trạm

xử lý nước thải tập trung của KCN phải đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp”, được trình bày trong phụ lục 1

Trang 21

Hình 1.7 Trạm XLNT tập trung tại Gachsaran (Iran) CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

- Công nghệ xử lý của trạm xử lý nước thải tập trung được lựa chọn trên cơ sở các số liệu đầu vào đầu ra, công suất thiết kế, điều kiện mặt bằng, cơ sở khoa học, tình

hình thực tế đầu tư của các xí nghiệp công nghiệp vào KCN

- Công nghệ xử lý nước thải của trạm XLNT tập trung được phân chia thành 3 giai đoạn: Xử lý bậc 1, xử lý bậc 2 và xử lý bùn

+ Giai đoạn xử lý bậc 1: Bao gồm các công trình xử lý cơ học: Song chắn rác

(SCR) lưới lược thô vận hành thủ công; Trạm bơm; Lưới chắn rác (lưới lược tinh) vận hành tự động; Bể lắng cát thổi khí; Bể điều hòa và bể trung hòa

+ Giai đoạn xử lý bậc 2: Chủ yếu tập trung vào quá trình xử lý sinh học nhằm

loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải Quá trình xử lý sinh học trong trường hợp này là quá trình bùn hoạt tính Công trình đơn vị là bể Aerotank kết hợp lắng đợt

II Ưu điểm của quá trình bùn hoạt tính là hiệu quả loại bỏ BOD cao và dễ thích ứng khi xử lý với tải trọng tăng đột biến (do tính chất nước thải chung của KCN thường không ổn định theo từng giờ trong ngày) Nước thải sau khi xử lý bậc II được đưa sang

hồ xử lý bổ sung (hồ sinh học với chế độ làm thoáng tự nhiên) trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận

+ Xử lý bùn: Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong quá trình xử lý sinh học sau khi

lắng ở bể lắng đợt II được tuần hoàn một phần về bể Aerotank và phần bùn dư được đưa sang bể nén bùn trọng lực nhằm làm gia tăng hàm lượng chất rắn chứa trong bùn

để phù hợp với việc khử nước thải bằng cách sử dụng thiết bị lọc ép dây đai Việc khử

Trang 22

nước sẽ cho phép làm giảm thể tích bùn Bùn sau khi được khử nước sẽ được sử dụng như phân bón hoặc thải bỏ trong bãi rác đô thị

Hình 1.8 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

(Nguồn: Lâm Minh Triết, năm 2008)

a Ngăn tập trung và hố bơm nước thải

- Nước thải của tất cả các xí nghiệp trong KCN sau khi được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn quy định của KCN được xả vào hệ thống thoát nước bẩn trong KCN và dẫn đến trạm xử lý tập trung để xử lý hoàn tất đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận Nước thải đầu tiên được dẫn đến ngăn tập trung, qua song chắn rác thô và vào

hố bơm Từ đó được bơm nhúng chìm bơm đến công trình xử lý tiếp theo

A: Nước thải vào hệ thống xử lý

B: Nước thải sau xử lý C: Bùn khô

D: Cát đã được tách nước

WP: Bơm nước thải SP: Bơm bùn

Trang 23

b Lưới chắn rác (lưới lược tinh) và bể lắng cát thổi khí

- Lưới lược tinh: Dùng để ngăn chặn những vật có kích thước lớn rơi vào bể nhằm bảo vệ hệ thống bơm, cần chú ý đến lưu lượng dòng chảy, vận tốc nước, bề rộng kênh và khoảng cách của các thanh sao cho phù hợp

- Bể lắng cát thổi khí: Bể này có chức năng bảo vệ các thiết bị máy móc khỏi bị mài mòn, giảm sự lắng đọng các vật liệu nặng trong ống, kênh mương dẫn…, giảm số lần súc rửa các bể phân hủy cặn do tích tụ quá nhiều cát

c Bể điều hòa

- Tại đây nước được khuấy trộn liên tục để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước đồng thời ngăn không cho quá trình lắng xảy ra Các chất ức chế quá trình xử lý sinh học sẽ được pha loãng và pH cũng điều chỉnh về mức thích hợp cho quá trình hoạt động của VSV Đồng thời bể điều hòa cũng có vai trò làm bể chứa nước thải mỗi khi

hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì

d Bể trung hòa và bể pha trộn dung dịch dinh dưỡng

- Bể để pha trộn các chất dinh dưỡng theo tỉ lệ thích hợp để đảm bảo đủ điều kiện cho các VSV hoạt động xử lý nước thải

e Bể Aerotank kết hợp bể lắng đợt II

- Bể Aerotank là bể sinh học hiếu khí, lợi dụng sự phát triển của VSV hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải tạo ra sinh khối Qua đó sinh khối của VSV ngày càng tăng và nồng độ chất ô nhiễm càng được giảm xuống

- Bể lắng đợt hai kết hợp: Hỗn hợp nước – bùn hoạt tính từ bể Aerotank được đưa liên tục sang bể lắng đợt II để loại bỏ bùn hoạt tính trước khi dẫn đến công trình

xử lý tiếp theo

f Bể tiếp xúc

- Nước thải sau khi ra khỏi bể Aerotank – lắng đợt II được dẫn đến bể tiếp xúc để khử trùng bằng dung dịch NaOCl 10% Bể tiếp xúc được thiết kế với dòng chảy ziczac qua từng ngăn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất khử trùng Thời gian trong bể tiếp xúc thường là 30 phút tùy thuộc vào từng KCN

g Hồ xử lý bổ sung

- Nước thải từ bể tiếp xúc được dẫn vào hồ xử lý bổ sung nhằm ổn định tính chất nước thải sau xử lý và tăng cường hiệu quả khử các chất bẩn hữu cơ còn lại trong nước

Trang 24

thải Hồ này thực chất là hồ sinh học tự nhiên, được thiết kế với thời gian lưu nước thường là 1,5 ngày

h Bể nén bùn

- Bùn hoạt tính từ bể lắng đợt II được bơm tuần hoàn một phần trở về Aerotank

và phần bùn dư được đưa đến bể nén bùn để tách bớt nước, làm giảm sơ bộ độ ẩm của bùn, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý bùn ở phía sau

- Nén bùn trọng lực được thực hiện trong một số công trình có cấu tạo như bể lắng ly tâm Bùn loãng ( bùn – nước) được đưa vào ống cấp bùn ở tâm bể Dưới tác dụng của trọng lực, bùn sẽ lắng và kết chặt lại Sau khi nén bùn, bùn sẽ được rút ra ở đáy bể bằng bơm hút bùn để dẫn đến công trình xử lý bùn tiếp theo Lượng nước tách

ra từ bùn được dẫn trở về bể điều hòa tiếp xúc một lần nữa So với bể lắng ly tâm thì

bể nén bùn trọng lực có công suất dàn gạt bùn lớn hơn, độ dốc ở đáy lớn hơn

- Bể chứa bùn để tiếp nhận lượng bùn hoạt tính dư sau khi đã được nén trên bể nén bùn trọng lực, đồng thời còn tiếp nhận lượng ván nổi từ các bể lắng đợt II đưa đến, chuẩn bị cho quá trình làm ráo nước bùn bằng thiết bị lọc ép dây đai (lọc ép băng tải)

Bể chứa bùn được thiết kế có dạng hình vuông trên mặt bằng, phần đáy bể được thiết

kế với độ dốc 45% để tiện lợi cho quá trình tháo bùn

- Thiết bị lọc ép bùn dây đai là một thiết bị dùng để khử nước ra khỏi bùn vận hành dưới chế độ cho bùn liên tục vào thiết bị Gồm các công đoạn: ổn định bùn bằng hóa chất, tách nước dưới tác dụng của trọng lực, tách nước dưới tác dụng của lực ép dây đai nhờ chuyển động cơ khí

- Đối với thiết bị ép bùn kiểu dây đai, bùn sau khi đã ổn định bằng hóa chất, được đưa vào vùng thoát nước trọng lực, ở đây bùn sẽ được nén và phần lớn được tách ra khỏi bùn nhờ trọng lực Sau vùng thoát nước trọng lực là vùng nén ép áp lực thấp Trong vùng này, bùn được nén ép giữa hai dây đai chuyển động trên các con lăn Dây đai phía dưới làm bằng vải thưa hay lưới sợi mịn xốp Khi bùn chuyển động trên dây đai trong vùng nén ép áp lực thấp, dưới tác dụng lực ép của dây đai và các con lăn, nước trong bùn sẽ thoát ra đi xuyên qua dây đai xuống phía dưới vào ngăn chứa nước bùn bên dưới Cuối cùng, bùn sẽ đi qua vùng nén ép áp lực cao hay vùng cắt, bùn sẽ đi theo hướng ziczac và chịu lực cắt khi đi xuyên qua một chuỗi các con lăn Dưới tác dụng của lực cắt và lực ép, nước tiếp tục được tách ra khỏi bùn Bùn ở dạng bánh được tạo ra sau khi qua thiết bị ép bùn kiểu lọc dây đai

1.2.3 Sự cố môi trường tại các trạm xử lý nước thải

Các sự cố liên quan đến nhà máy xử lý tập trung, mạng lưới thu gom nước thải

có thể xảy ra:

Trang 25

* Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải: một số sự cố có thể xảy ra đối với hệ

thống như: hệ thống ngừng hoạt động, xử lý không hiệu quả, Một số các tác động có thể xảy ra trong quá trình xử lý như:

- Sự cố: Thiếu DO (đối với hiếu khí), dư DO (đối với kị khí), pH quá cao hay quá thấp, tải lượng hữu cơ, KLN, dinh dưỡng (N, P), nhiệt độ,… quá cao so với khả năng tiếp nhận gây quá tải cho hệ thống, kiềm hãm hoạt động của VSV xử lý sinh học, sự phát triển của các vi khuẩn dạng sợi, nấm, tảo (đối với hồ sinh học)

+ Mức độ ảnh hưởng: pH không nằm trong khoảng 6,5 – 8,5; bùn lắng kém; mùi hôi; bùn trương, nổi váng, bọt, BOD, TSS sau xử lý cao, …

+ Biện pháp khắc phục: Điều chỉnh lượng DO cung cấp thích hợp, kiểm tra dinh dưỡng, trung hòa nước thải, tăng cường tuần hoàn bùn mới và tốc độ rút bùn dư

- Sự cố: dư hóa chất, pH không thích hợp, bơm thổi gió hoạt động không đảm bảo, hiệu quả quá trình xử lý thấp

+ Dấu hiệu: pH sau xử lý không đạt

+ Biện pháp khắc phục: Kiểm soát đầu vào của quá trình khử khoáng, kiểm tra pH, điều chỉnh hóa chất sử dụng thích hợp, điều chỉnh tốc độ bơm thổi gió đúng quy định

- Sự cố do hỏng hóc thiết bị làm gián đoạn hoạt động của hệ thống:

+ Mức độ ảnh hưởng: Nghiêm trọng, tác động lớn đến nguồn tiếp nhận

+ Biện pháp khắc phục: Dự phòng một số loại thiết bị, máy móc; trong trường hợp chưa khắc phục kịp giải pháp tối ưu là tạm thời lưu trữ nước thải tại bể chứa nước thải trước và sau khi khắc phục sự cố sẽ bơm lên hệ thống xử lý

* Sự cố đối với nước mưa: Các sự cố có khả năng gây ô nhiễm nước mưa như:

- Các bồn chứa dầu bị rò rỉ dẫn đến bề mặt nhà máy bị ô nhiễm dầu;

- Các phương tiện lưu thông, vận chuyển nguyên liệu ra vào công ty bị rò rỉ xăng dầu; hóa chất;

- Các bồn chứa, kho chứa hóa chất bị rò rỉ

- Biện pháp nhằm hạn chế tác động đến nguồn tiếp nhận được thực hiện như sau: + Trường hợp nước mưa bị ô nhiễm dầu: Bơm dẫn dòng nước mưa về bể tách dầu và thực hiện tách dầu trước khi thải ra môi trường; cặn dầu sau xử lý giao cho đơn vị có chức năng thu gom xử lý;

+ Trường hợp nước mưa bị ô nhiễm do hóa chất bơm về bể trung hòa của hệ thống xử

lý nước khử khoáng để tiến hành xử lý

Trang 26

* Sự cố đối với bùn thải: Bùn thải xử lý chưa triệt để, còn dư lượng cao các chất

độc hại, sự cố về bùn bị nghẽn hoặc nằm quá lâu trong hệ thống mà chưa kịp thu gom

sẽ gây phát sinh vấn đề mùi hôi

Ngoài ra, còn có các sự cố khác như sự cố về đường ống hệ thống thu gom bị tắt nghẽn, bị vỡ, sạt lở cống xả thải, sự cố cháy nổ và vấn đề tai nạn lao động

Bảng 1.1 Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục ở trạm XLNT Tân Thới

- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng bơm

- Kiểm tra và thay thế kịp thời

- Lắp đặt van 1 chiều và van hấp thu hiện tượng nước va

- Làm vệ sinh bơm định kỳ, kiểm tra lại hệ thống điện

Bể hiếu khí

Hiệu suất khử BOD, COD thấp:

- Thời gian lưu bùn ngắn

- Thiếu dinh dưỡng (N, P)

- Tăng thời gian lưu bùn

- Bổ sung dinh dưỡng

- Kiểm tra đường ống, bảo dưỡng máy thổi khí (dây cua-roa

bị giãn), tính toán lại công suất máy thổi khí

- Khắc phục như trên

Bể lắng Bơm bùn không hút được do Thiết lập thời gian hút bùn hợp

Trang 27

Công trình/thiết bị Sự cố thường gặp Biện pháp xử lý

bùn nén quá đặc, có thể dẫn đến cháy bơm

lý tránh để bùn nén quá đặc

Khử trùng bằng

JAVEN

Hiệu quả khử trùng không đạt

do không đủ dư lượng clo cần thiết trong nước; dư lượng clo trong nước cao

- Tính toán lại lượng clo thêm vào cho phù hợp

- Kiểm tra, sửa chữa/thay bơm mới

Sự cố khác

Ngoài ra còn 1 số sự cố về điện khi vận hành bơm, máy thổi khí và các thiết bị điện khác (điện áp bị tụt, tăng đột ngột)

- Lắp biến tần VSD

- Lắp máy phát điện dự phòng với công suất tối thiểu duy trì được hệ thống bơm và máy thổi khí

- Chú ý pH dùng cắt mạch hữu

cơ trong bùn (tối ưu là 11 – 12) sau đó lưu trong thời gian thích hợp, rồi đưa về pH trung tính

Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư –Xây dựng – Kinh doanh cơ sở hạ tầng khu

công nghiệp Tân Thới Hiệp, 2017

1.3 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

1.3.1 Phương pháp đánh giá rủi ro

Trang 28

 Gồm 5 bước:

Hình 1.9 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo

Nguồn: Smith, năm 1988 và ADB năm 1991

Bước 1: Nhận diện mối nguy hại

- Là bước đầu tiên của đánh giá rủi ro môi trường, cung cấp cho chúng ta dự báo định tính về các tác động môi trường và liệt kê những khả năng có thể xảy ra của các nguồn gây nguy hại, bao gồm đánh giá định tính sự hiện diện: Mức độ của các mối nguy hại tiềm tàng

- Công việc gồm thu thập các dữ liệu tổng hợp và đánh giá dữ liệu lên các loại ảnh hưởng đến sức khỏe và những bệnh tật mà có thể sinh ra bởi các chất hóa học hay mối nguy hại Những khả năng làm môi trường ô nhiễm, các thương tổn hoặc bệnh tật

có thể được phát sinh Nhận diện và lựa chọn những chất hóa học có nguy cơ tiềm tàng hay mối nguy hại dựa trên đặc tính độc hại và các kết quả của những nghiên cứu và đánh giá

- Ví dụ: Mối nguy hại do lựa chọn sai vị trí thiết kế của dự án Vị trí dự án được đặt đầu hướng gió và đầu nguồn nước Các cơ chế phát tán ô nhiễm và các tiếp xúc với mối nguy hại Ngoài ra, các nguyên nhân chính của sự phát tán ô nhiễm vào môi trường và nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố khi nhận biết mối nguy hiểm

Đánh giá tuyến tiếp xúc

Quản lý rủi ro Đặc tính của rủi ro Ước lượng mối nguy hiểm Nhận diện mối nguy hại

Trang 29

Hình 1.10 Vị trí dự án nằm ngay vị trí đầu gió và đầu nguồn nước

Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, năm 2008

- Các mối nguy hại xảy ra trong tự nhiên hay đi vào môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái Sau đây là bảng các nhóm hóa chất nguy hại với con người và môi trường

Bảng 1.2 Các nhóm hóa chất và tác động nguy hại

Nhóm hóa chất Tác động đến con người Tác động đến môi trường

Chất dễ cháy nổ Gây tổn hại da, bỏng, có thể

gây tử xong nếu tiếp xúc ở liều lượng cao

Phá hủy thiết bị máy móc

Gây ô nhiễm không khí

Gây nhiễm đọc nguồn nước

Chất ăn mòn Ăn mòn da, cháy da, ảnh

hưởng đến phổi và mắt

Hư hại máy móc

Ô nhiễm nước, không khí

Trang 30

Nhóm hóa chất Tác động đến con người Tác động đến môi trường

Chất hữu cơ bay

hơi

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, ngạt thở, đột quỵ với nồng độ cao, có thể dẫn đến tử vong

Gây ô nhiễm không khí

Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, năm 2008

- Hóa chất độc hại là chủ đề chính của đánh giá rủi ro môi trường Vì trong tất cả các dự án sản xuất công nghiệp và sử dụng hóa chất độc hại thì nhận biết rủi ro là bước hết sức cần thiết cho việc thực hiện đánh giá rủi ro môi trường cho dự án nhà máy và KCN

- Nhận diện mối nguy hại của hóa chất độc hại lên sức khỏe con người là bước quan trọng trong đánh giá rủi ro môi trường, đòi hỏi phải hiểu rõ hóa chất có mặt trong môi trường nghiên cứu, nồng độ và cách phân bố của chúng

Bước 2: Ước lượng mối nguy hiểm (đánh giá độc tính)

- Là bước thứ hai trong quá trình đánh giá, ước lượng mối nguy hại đôi khi có tính chất chủ quan do có sự can thiệp của con người Đánh giá rủi ro môi trường cần phải xét đến ước lượng mỗi nguy hại, trong bước này có nhiều mô hình thường được

sử dụng để ước lượng cùng với phương pháp đánh giá độc tính để xác định các chất ô nhiễm Ước lượng mối nguy hiểm với mục đích:

+ Xác định tần suất xuất hiện và mức độ nguy hiểm của các hậu quả

+ Xác định ranh giới của những vấn đề thực tiễn tương ứng về mặt quản lý, công nghệ của dự án

- Ước lượng mối nguy hại, rủi ro về các hóa chất gây độc hại và các mối nguy hại khác, việc nghiên cứu và sử dụng các mô hình toán học, các số liệu về độc tính cho con người hoặc động vật, kết hợp đánh giá phơi nhiễm của con người để có thể thực hiện được việc ước lượng xác suất của các tác động lên sức khỏe con người

- Các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng để xác định độc tính, quan

hệ giữa liều lượng và độc tính là: Phương pháp thí nghiệm độc tố, phương pháp bệnh học, triệu chứng lâm sàng và nghiên cứu dịch tễ học

Bước 3: Đánh giá tuyến tiếp xúc (đánh giá phơi nhiễm)

- Các chất ô nhiễm vào môi trường có chiều hướng bị phân chia hay phân bố trong các thành phần khác nhau của môi trường Đánh giá tuyến tiếp xúc là nghiên cứu các tuyến đường mà con người tiếp xúc với vật chất nguy hiểm Các ảnh hưởng đến con người, môi trường và hệ sinh thái

Trang 31

- Các con đường di chuyển của chất độc trong môi trường:

+ Nguồn phát sinh ô nhiễm (nơi chứa chất nguy hại, nhà máy xử lý nước thải, bãi chôn lắp rác, )

+ Cơ chế phát tán (sự rò rỉ, sự thấm, sự bóc hơi,…)

+ Cơ chế di chuyển (cuốn theo dòng nước chảy,…)

+ Cơ chế biến đổi (phân hủy sinh học, phản ứng hóa học, )

+ Điểm tiếp xúc (các điểm cung cấp nước cho hộ gia đình)

+ Nguồn tiếp nhận (con người sử dụng nước ô nhiễm)

+ Tuyến tiếp xúc (đường tiêu hóa, hô hấp, qua da,…)

Hình 1.11 Con đường di chuyển chất ô nhiễm trong nước ngầm và không khí

Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, năm 2008

- Sự phát tán, vận chuyển, xâm nhập và biến đổi của các chất ô nhiễm trong môi trường Cơ chế vận chuyển nhờ các yếu tố khí tượng khuếch tán như hướng gió, tốc độ gió, lắng trọng lực,…

Trang 32

Bảng 1.3 Cơ chế khuếch tán môi trường

Sự phát tán bụi Đốt

Liên tục Liên tục/ngắt quãng Ngắt quãng

Đất

Sự xói mòn

Do rò rỉ Chảy tràn

Liên tục/ ngắt quãng Liên tục

Ngắt quãng Nước ngầm và nước

mặt

Rò rỉ Chảy tràn

Liên tục Ngắt quãng

Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, năm 2008

- Cơ chế xâm nhập: làm cho chất dịch chuyển từ môi trường này sang môi trường khác, từ nơi này sang nơi khác

Bảng 1.4 Một số cơ chế xâm nhập và biến đổi chất trong môi trường

Hút bám

Phân hủy sinh học Phân hủy quang hóa

Hòa tan trong nước mưa

Phân hủy sinh học

Lắng trọng lực

Phân hủy bởi Ozone

Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, năm 2008

- Một số các nhân tố phải xem xét khi nghiên cứu sự xâm nhập hóa chất vào cơ thể như: lối sống, tần suất, khoảng thời gian phơi nhiễm, trọng lượng cơ thể tiếp nhận

Trang 33

Bảng 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến con đường tiếp xúc Con đường tiếp xúc Các nhân tố ảnh hưởng

Tiêu hóa Nồng độ chất ô nhiễm trong vật chất

Lượng vật chất được hấp thụ Khả năng hấp thụ của cơ thể

Kích cỡ hạt bụi Khả năng hấp thụ của hệ hô hấp Tốc độ hô hấp (nhịp thở)

Qua da Nồng độ chất ô nhiễm trong nước, đất, không khí

Tốc độ lắng của bụi Thời gian tiếp xúc giữa da với chất ô nhiễm

Sự nhạy cảm của da

Bề mặt vị trí tiếp xúc của da trên cơ thể

Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, năm 2008

- Nghiên cứu các tuyến đường khác nhau mà con người có thể tiếp xúc với vật chất nguy hiểm và sự truyền vào cơ thể con người, môi trường và hệ sinh thái cùng các ảnh hưởng xảy ra đối với sức khỏe con người Không có sự tiếp xúc với vật chất nguy hiểm tức là không có rủi ro Ví dụ như độc hóa học có thể độc hại khi con người hít phải, nhưng khi đánh giá cần xem xét đến số lượng, sự tiếp xúc qua đường nào, liều lượng và thể trạng của con người

- Một ví dụ chất độc hóa học di chuyển trong chu trình của nó thông qua không khí, đất, nước, thực vật, động vật và đất là nguyên nhân cho sự xâm nhập qua da, hô hấp hay tiêu hóa

Trang 34

Hình 1.12 Chuỗi nối của các sự kiện và các đường truyền môi trường bởi nguồn

gốc của mối nguy hại

Nguồn: Các con đường phơi nhiễm Carpenter et al, năm 1990 và ADB năm 1991

- Tuyến tiếp xúc có thể xác định bằng phương pháp cây sai lầm, cây hiện tượng

+ Cây sai lầm (fault tree): phân tích nguyên nhân là xác định tất cả các nguyên

nhân khác nhau dẫn đến những rủi ro Từ nguyên nhân có sự liên kết, sự kéo theo sai lầm dẫn đến nguy hại

+ Cây hiện tượng (event tree): phân tích hậu quả là phân tích tất cả các hiện

tượng xảy ra từ những hiện tượng ban đầu, qua nhiều lớp sự cố và rủi ro ở nguồn tiếp nhận

- Một ví dụ về cây hiện tượng và sai lầm tại trạm XLNT cục bộ

Nguồn gốc của phát thải hóa chất (Sự sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và chất thải)

Tiếp xúc qua tiêu hóa

Tiếp xúc qua hô hấp

Liều lượng Quá trình biến đổi, vận chuyển, chuyển hóa, phân tán, lắng động

Trang 35

Hình 1.13 Hình cây sai lầm – cây hiện tượng tại HTXLNT cục bộ

 Bước 4: Đặc tính của rủi ro

- Đặc tính rủi ro hay mô tả rủi ro là bước cuối cùng trong đánh giá Nói chung, các đặc tính rủi ro được tóm tắt và tổng hợp dựa trên tuyến tiếp xúc và ước lượng độc tính để xác định định tính và định lượng các mức độ rủi ro và xem xét thêm các vấn đề không chắc chắn trong khi đánh giá rủi ro

- Rủi ro có thể phân loại dựa trên nền tảng của tần suất xuất hiện và tính nghiêm trọng của các hậu quả và thiệt hại Để xác định rủi ro có thể sử dụng mô hình ma trận bảng tổng điểm rủi ro dựa vào sự ước lượng ảnh hưởng đối với đối tượng bị nguy hại

- Một ví dụ để mô tả đặc tính rủi ro KCN đến nguồn nước mặt và sức khỏe con người được thể hiện ở bảng 1.6

Trang 36

Bảng 1.6 Bảng đặc tính rủi ro

Chất

nguy hại

Ô nhiễm nước mặt

Ô nhiễm nước mặt

Ô nhiễm đất

- Sau khi đã phân loại được đặc tính rủi ro, tiếp theo sẽ lấy tổng điểm ở bảng 1.6

để tạo ra bảng phân loại đặc tính để thấy được mức độ ảnh hưởng

Bảng 1.7 Phân loại đặc tính rủi ro

Trang 37

 Bước 5: Quản lý rủi ro môi trường

- Quản lý rủi ro môi trường là thiết lập và thực hiện các chính sách để ứng phó lại rủi ro và giảm bớt rủi ro sao cho có chi phí nhất Quản lý rủi ro nhằm cung cấp những nguy cơ xảy ra rủi ro, dự báo mức độ tác hại cho các nhà quản lý để phục vụ đưa ra quyết định

1.3.2 Các phương pháp khác

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tổng hợp tài liệu là bước đầu tiên phải thực

hiện khi làm một đề tài nghiên cứu Căn cứ vào đề tài cần phải tiến hành xác định nguồn tài liệu, tìm kiếm và lựa chọn những tài liệu cần thiết nhằm làm sáng rõ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn cho đề tài Trong bài nghiên cứu này tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn như là các giáo trình, sách, những nghiên cứu liên quan, các báo cáo và nguồn thông tin từ mạng

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Thống kê là một phương pháp trình bày

nghiên cứu thể hiện những thông tin sau khi đã tổng hợp Bảng thống kê là hình thức

biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về các đối tượng Trong luận văn thì phương pháp này dùng để thống kê các lưu lượng nước thải vào và ra trạm Thể hiện những kết quả phân tích, quan trắc

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa những tài liệu và báo cáo nghiên cứu liên quan

để làm báo cáo Trong nghiên cứu sử dụng phương pháp này như: kết quả quan trắc chất lượng nước, các công nghệ xử lý

- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh kết quả đầu ra của các thông số nước

thải với QCVN tương ứng So sánh ưu nhược điểm của các công nghệ xử lý

- Phương pháp ma trận: Liệt kê kết hợp với định lượng cho điểm để đánh giá,

ước lượng các mối nguy hiểm

- Phương pháp GIS: Sử dụng phần mền máy tính ArcMap để tạo lập bản đồ vị trí

Quận 12 và bản đồ hành chính của Quận 12

Trang 38

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ

NĂNG XẢY RA SỰ CỐ CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1 SƠ LƯỢC VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Quận 12 là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở phía tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Quận được thành lập ngày 1 tháng

4 năm 1997, với nhiều địa điểm tham quan như căn cứ Vườn Cau ở Thạnh Lộc, chùa Thiên Vân, chùa Quảng Đức, làng cá sấu, các vườn mai, vườn kiểng và cũng là địa điểm đặt trung tâm CNTT lớn nhất nước là Công viên Phần Mềm Quang Trung

 Vị trí địa lý

Quận 12 nằm về phía tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một phần Quốc lộ 1A, quận là ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ:

- Phía Đông giáp thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và Quận Thủ Đức

- Phía Tây giáp Huyện Hóc Môn và Quận Bình Tân

- Phía Nam giáp Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú và Quận Bình Tân

- Phía Bắc giáp Huyện Hóc Môn

Hình 2.1 Sơ đồ tiếp giáp của Quận 12

Trang 39

Quận 12 có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa

lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội Quận 12 còn có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua Vị trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 Khí hậu, thời tiết

- Trong năm Quận 12 có 2 mùa: mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau

- Trung bình, Quận 12 có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C

 Kinh tế

Tính đến ngày 1/4/2017, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp của quận bình quân đạt hơn 17%/năm; thương mại – dịch vụ đạt gần 20%/năm Từ 458 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể ngày đầu thành lập quận, đến nay toàn quận hiện có hơn 30.600 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể Tổng thu ngân sách Nhà nước 20 năm qua ước đạt hơn 7.270 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách Nhà nước năm

2016 đạt 2.004 tỷ đồng, tăng gần 50 lần so với năm 1997(Nguồn: www.hcmcpv.org.vn)

2.2 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THỚI HIỆP

2.2.1 Tình hình thu gom nước thải của khu công nghiệp

KCN Tân Thới Hiệp thuộc Phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp Hồ Chí Minh, được thành lập từ năm 1997

Trang 40

Hình 2.2 Bản đồ hành chính Quận 12

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Lê Thị Hồng Trân - “Đánh giá rủi ro môi trường” (Environmental risk assessment – ERA), năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá rủi ro môi trường”
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hà – “Tập bài giảng Đánh giá rủi ro môi trường”, Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tập bài giảng Đánh giá rủi ro môi trường”
5. PGS.TS. Lâm Minh Triết – “Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp tính toán thiết kế công trình”, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp tính toán thiết kế công trình”
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
6. Lê Thị Hồng Trân, Trần Thị Tuyết Giang – “Nghiên cứu bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Bách khoa, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”
7. Nguyễn Đoàn Cẩm Giang – “Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đến các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đối với Tp.HCM”, Trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường Tp.HCM, năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đến các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đối với Tp.HCM”
8. Lê Thị Hồng Trân, Trần Thị Tuyết Giang – “Nghiên cứu bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Bách khoa, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”
9. PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn – “Nghiên cứu xác định các ngành và khu vực nhạy cảm với sự cố môi trường để từ đó định hướng kiểm soát sự cố môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Chi cục Bảo vệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xác định các ngành và khu vực nhạy cảm với sự cố môi trường để từ đó định hướng kiểm soát sự cố môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
4. Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tân Thới Hiệp, năm 2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w