1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư an sinh quận 8, TPHCM công suất 400m3 ngày đêm

127 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

Tình trạng nước thải nói chung, nước thải sinh hoạt nói riêng ngày càng gia tăng do các hoạt động sinh hoạt của con người luôn gắn liền với nhu cầu dùng nước cho các mục đích khác nhau v

Trang 1

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Đồ án này tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư An Sinh quận

8, TPHCM có công suất 400m3/ngày.đêm Với các chỉ tiêu ô nhiễm chính BOD5=250 mg/l, TSS=223 mg/l, tổng Nito=41.3 mg/l, tổng Phootpho=11.2 mg/l, dầu mỡ= 105.6 mg/l và tổng Coliform=106 MPN/100ml phát sinh trong quá trình sinh hoạt của người dân ở khu dân cư và yêu cầu xử lý đạt cột B QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra Rạch Ông Lớn Công nghệ xử lý được đề xuất trong bài là sử dụng bể Aerotank kết

hợp với bể Anoxic Nước thải được cho qua các công trình sơ bộ như: nước từ các quá trình sinh hoạt của người dân được đưa vào hố thu gom Trong hố thu gom có lắp đặt song chắn rác để loại bỏ các cặn thô trước khi đưa vào bể điều hòa Trong bể điều hòa được bố trí thêm hệ thống phân phối khí nhằm xáo trộn nước thải tránh lắng cặn Nước thải tiếp tục được đưa qua bể lắng I sau đó vào bể anoxic nhằm loại bỏ Nito và

Photpho cao trong nước thải đầu vào Tiếp đó, nước thải được dẫn qua bể Aerotank để

xử lý nồng độ BOD trong nước đầu vào Nước thải dẫn vào bể lắng II và qua bể khử trùng trước khi thải ra môi trường Ước tính các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải sau khi được xử lý BOD5=26.05 mg/l, TSS=25.42 mg/l, tổng Nito=6.2 mg/l đảm bảo đạt yêu cầu xử lý

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU 7

ĐẶT VẤN ĐỀ 7

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 8

1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 8

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 9

1.5 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 10

2.1ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT 10

2.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 17

CHƯƠNG 3.TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ AN SINH QUẬN 8, TPHCM 29

3.1TỔNG QUAN VỀ QUẬN 8 29

3.2 TỔNG QUAN KHU DÂN CƯ AN SINH QUẬN 8,TPHCM 39

CHƯƠNG 4.CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU DÂN CƯ AN SINH QUẬN 8 49

4.1 THÔNG SỐ THIẾT KẾ 49

4.2 SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU 57

4.3 HIỆU SUẤT XỬ LÝ CỦA TỪNG BỂ 59

CHƯƠNG 5.TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 62

5.1 THÔNG SỐ TÍNH TOÁN BAN ĐẦU 62

5.2 XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CẦN XỬ LÝ CHẤT THẢI 62

5.3TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 63

5.3.1 Song chắn rác 63

5.3.2 Hố thu gom 66

Trang 3

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

5.3.3 Bể điều hòa 68

5.3.4 Bể lắng I 74

5.3.5 Bể Anoxic 80

5.3.6 Bể Aerotank 86

5.3.7 Bể lắng II 93

5.3.8 Bể khử trùng 99

5.3.9 Bể chứa bùn 102

5.3.10 Bể nén bùn 103

5.3.11 Máy ép bùn 103

CHƯƠNG 6.TÍNH TOÁN KINH TẾ 107

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 113

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Song chắn rác cơ giới 19

Hình 3.1 Bản đồ quận 8, TPHCM 29

Hình 3.2 Hình ảnh công trường xây dựng khu dân cư An Sinh 39

Hình 3.3 Đường vào khu dân cư An Sinh 40

Hình 3.4 Sơ đồ vị trí dự án 43

Hình 3.5 Mặt bằng thi công khu dân cư An Sinh 46

Hình 4.1 Sơ đồ xử lý nước thải phương án 1 53

Hình 4.2 Sơ đồ xử lý nước thải phương án 2 56

Hình 5.1 Sơ đồ xử lý Nito 81

Trang 5

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tải trọng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt 11

Bảng 2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý 11

Bảng 2.3 Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường 16

Bảng 2.4 Ứng dụng các quá trình xử lý hóa học 24

Bảng 3.1 Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm 30

Bảng 3.2 Độ ẩm không khí trung bình qua các năm 31

Bảng 3.3 Lượng mưa trung bình qua các năm 32

Bảng 3.4 Tốc độ gió tại trạm quan trắc Tân Sơn Nhất 33

Bảng 3.5 Nguồn quỹ vận động trong dân đến tháng 6/2016 35

Bảng 3.6 Tọa độ vị trí các góc của khu đất dự án 41

Bảng 4.1 Thông số về thành phần, tính chất nước thải khu dân cư An Sinh quận 8, TPHCM 49

Bảng 4.2 Bảng thống kê KDC An Sinh Quận 8 50

Bảng 4.3 Hệ số không điều hòa của nước thải 51

Bảng 4.4 Thông số lưu lượng tính toán nước thải 58

Bảng 4.5 Bảng so sánh ưu-nhược điểm của bể SBR & Aerotank 59

Bảng 4.6 Hiệu suất xử lý của từng bể 62

Bảng 5.1 Thông số nước thải KDC An Sinh 63

Bảng 5.2 Các thông số tính toán cho song chắn rác 66

Bảng 5.3 Thông số thiết kế song chắn rác 68

Bảng 5.4 Thông số thiết kế hố thu gom 73

Bảng 5.5 Thông số thiết kế bể điều hòa 79

Bảng 5.6 Thông số thiết kế bể lắng I 81

Bảng 5.7 Thông số động học của hệ vi sinh tự dưỡng & dị dưỡng 86

Bảng 5.8 Thông số thiết kế bể Anoxic 87

Bảng 5.9 Thông số cơ bản tính toán Aerotank 93

Bảng 5.10 Thông số thiết kế bể Aerotank 99

Bảng 5.11 Thông số thiết kế bể lắng II 99

Bảng 5.12 Thông số thiết kế bể khử trùng 100

Bảng 5.13 Liều lượng Clo cho bể khử trùng 101

Bảng 5.14 Thông số thiết kế bể khử trùng 103

Trang 6

Bảng 5.15 Thông số thiết kế bể chứa bùn 103

Bảng 5.16 Thông số thiết kế bể nén bùn 105

Bảng 6.1 Chi phí xây dựng 107

Bảng 6.2 Chi phí thiết bị 107

Bảng 6.3 Chi phí hóa chất 109

Trang 7

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh học

COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học

DO (Dessolved Oxygen): Nồng độ oxy hòa tan

SS (Suspended Solids): Chất rắn lơ lửng

TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam

TCXD Tiêu chuẩn xây dựng

TSS (Total Suspended Solids): Chất rắn tổng cộng

VSS (Volatile Suspended Solids): Chất rắn lơ lửng bay hơi

VSV Vi Sinh Vật

MLSS (Mixed Liquor Suspended Solids): Lƣợng chất rắn lơ lửng

MLVSS (Mixed Liquor Volatile Suspended Solids): Lƣợng chất rắn dễ bay

hơi F/M (Food/Micro – organism): Tỷ số lƣợng thức ăn và lƣợng vi sinh vật

Trang 8

và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên Nguồn gốc của sự biến đổi về môi trường sống đang xảy ra hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta là do các hoạt động kinh tế-xã hội Các hoạt động này đã làm cải thiện chất lượng cuộc sống con người, tuy nhiên nó lại đang tạo ra sự ô nhiễm suy thoái môi trường, sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh học,…trên khắp nơi trên thế giới Vì vậy, việc bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu và là quốc sách của hầu hết các nước trên thế giới

Trong thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhà nước đã ưu tiên đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu quy hoạch nhằm thu hút đầu tư của nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc dân đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội

Bên cạnh những lợi ích đạt được thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra phổ biến và ngày càng trở nên nghiêm trọng Tình trạng nước thải nói chung, nước thải sinh hoạt nói riêng ngày càng gia tăng do các hoạt động sinh hoạt của con người luôn gắn liền với nhu cầu dùng nước cho các mục đích khác nhau và thải ra môi trường các loại nước thải tương ứng chứa các tác nhân gây ô nhiễm cao nếu không được xử lý hợp lý Nếu nguồn nước thải này không được kiểm soát, quản lý cũng như không có biện pháp hiệu quả sẽ gây ra nhiều vấn đề nan giải như ngập úng đường phố, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái và làm mất vẽ mỹ quan

đô thị

Vì vậy cần kiểm soát và quản lý nghiêm ngặt đưa ra biện pháp xử lý thích hợp đối với tính chất nước thải sinh hoạt là thiết yếu Trên cơ sở đó, em chọn đề tài: “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư An Sinh Quận 8,TPHCM

có công suất 400m3/ngày đêm” làm đề tài nghiên cứu trong đồ án này

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.2

Nước thải sinh hoạt khu dân cư gồm có 2 loại:

 Nước nhiễm bẩn do bài tiết của con người từ nhà vệ sinh chứa hàm lượng N, P cao

Trang 9

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

 Nước nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt từ quá trình hoạt động của con người thường chứa hàm lượng BOD, SS, dầu mỡ cao

Nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Bên cạnh đó, cùng với chủ trương bảo vệ môi trường của Nhà nước – Căn cứ

“Nghị định số 175/CP, ngày 18/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ” thì việc nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các công ty, nhà máy, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu quy hoạch là vấn đề cấp thiết, vừa tuân thủ luật lệ của Nhà nước vừa góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của

Hệ thống đơn giản, tiết kiệm, chi phí đầu tư và vận hành không quá cao

NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1.4

Lập bản thuyết minh tính toán bao gồm:

 Tổng quan về nước thải sinh hoạt khu dân cư An Sinh quận 8 và đặc trưng của nước thải

 Đề xuất 02 phương án công nghệ xử lý nước thải trên, từ đó phân tích lựa chọn công nghệ thích hợp

 Tính toán các công trình đơn vị của phương án đã chọn

 Tính toán và lựa chọn thiết bị (bơm nước thải, máy thổi khí,…) cho các công trình đơn vị

 Khai toán sơ bộ chi phí xây dựng công trình

 Các bản vẽ kỹ thuật:

 Vẽ bản vẽ mặt cắt công nghệ của phương án chọn

 Vẽ chi tiết công trình đơn vị hoàn chỉnh

 Vẽ mặt bằng bố trí công trình

Trang 10

 Phương pháp toán: sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn

vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý

 Phương pháp đồ họa: dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải

Trang 11

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

2.1.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác

Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước

2.1.2 Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt

Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm hai loại:

Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

 Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ bếp, các chất rửa trôi,

kể cả làm vệ sinh sàn nhà

Nước thải sinh hoạt thường chiếm khoảng 100% số lượng nước cấp được cấp cho sinh hoạt Nước thải sinh hoạt thường chứa những tạp chất khác nhau và chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40-50%); hydratcarbon (40-50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; các chất béo (5-10%) Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450 mg/l theo trọng lượng khô Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa thành phần chất hữu cơ (BOD), Cặn lơ lửng, Amoni, Tổng Nitơ, Photpho, Mùi và nhiều vi sinh vật gây bệnh

Ngoài ra, nước thải sinh hoạt chứa các thành phần dinh dưỡng rất cao Nhiều trường hợp lượng chất dinh dưỡng vượt qua nhu cầu phát triển của vi sinh vật dùng trong phương pháp xử lý sinh học Trong các công trình xử lý sinh học, lượng dinh dưỡng cần thiết trung bình tính theo tỷ lệ BOD5 : N = 100 : 5 : 1

Việc xử lý nước thải sinh hoạt nhằm loại bỏ tạp chất nhiễm bẩn các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các chất không tan đén các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, làm sạch nước trước đưa vào nguồn tiếp nhận hay được đưa vào tái sử dụng

Trang 12

Bảng 2.1: Tải trọng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt

Chỉ tiêu ô nhiễm

Hệ số tải lượng (g.người/ngày)

(Nguồn: Rapid Environmental Assessment WHO -1992)

Bảng 2.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý

Trang 13

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

10 Coliform 106-107 107-108 108-109

(Nguồn: Theo Metcalf và Eddy)

2.1.3 Các thông số ô nhiễm đăc trưng của nước thải

a Thông số vật lý

 Hàm lượng chất rắn lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS – SS) có thể

có bản chất là:

Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù

Các chất hữu cơ không tan

Các vi sinh vật

 Mùi

Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S (mùi trứng thối) Các hợp chất khác, chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S

 Độ màu

Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc

do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ Đơn vị đo độ màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co) Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử sụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải

b Thông số hóa học

 Độ pH của nước

pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng

để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước

Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong nước

pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước Độ pH có ảnh hưởng đến các quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước Do vậy rất có ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường

 Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD)

Trang 14

Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh), về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật

Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20 ngày

để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn hơn nhiều Đây là ưu điểm nổi bật của thông số này nhằm có được số liệu tương đôi về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian rất ngắn

COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp

 Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD)

Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy sinh học chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20°c, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày Thông sô BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu

cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Carbonhydrat, protein, lipid )

BOD là một thông số quan trọng:

Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh

học trong nước và nước thải;

Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên

nhiên;

Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ

công tác quản lý môi trường

 Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen – DO)

Tất cả các sinh vật sông đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng này hay dạng khác để duy trì các tiến trình trao đổi chất nhằm sinh ra năng lượng phục vụ cho quá trình phát triển và sinh sản của mình Oxy là yếu tố quan trọng đồi với con người cũng như các thủy sinh vật khác

Oxy là chất khí hoạt động hóa học mạnh, tham gia mạnh mẽ vào các quá trình hóa sinh học trong nước:

Trang 15

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Oxy hóa các chất khử vô cơ: Fe2+

Oxy là chất oxy hóa quan trọng giúp các sinh vật nước tồn tại và phát triển

Các quá trình trên đều tiêu thụ oxy hòa tan Như đã đề cập, khả năng hòa tan của Oxy vào nước tương đôi thấp, do vậy cần phải hiểu rằng khả năng tự làm sạch của các nguồn nước tự nhiên là rất có giới hạn Cũng vì lý do trên, hàm lượng oxy hòa tan là thông số đặc trưng cho mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nước mặt

 Nitơ và các hợp chất chứa nitơ

Nitơ là nguyên tố quan trọng trong sự hình thành sự sồng trên bề mặt Trái Đất Nitơ là thành phần cấu thành nên protein có trong tế bào chất cũng như các acid amin trong nhân tế bào Xác sinh vật và các bã thải trong quá trình sống của chúng là những tàn tích hữu cơ chứa các protein liên tục được thải vào môi trường với lượng rất lớn Các protein này dần dần bị vi sinh vật dị dưỡng phân hủy, khoáng hóa trở thành các hợp chất Nitơ vô cơ như NH4+, NO2–, NO3– và có thể cuối cùng trả lại N2 cho không khí

Như vậy, trong môi trường đất và nước, luôn tồn tại các thành phần chứa Nito: từ các protein có cấu trúc phức tạp đến các acid amin đơn giản, cũng như các ion Nitơ vô

cơ là sản phẩm quá trình khoáng hóa các chất kể trên:

Các hợp chất hữu cơ thô đang phân hủy thường tồn tại ở dạng lơ lửng trong nước, có thể hiện diện với nồng độ đáng kể trong các loại nước thải và nước tự nhiên

 Phospho và các hợp chất chứa phospho

Nguồn gốc các hợp chất chứa Phospho có liên quan đến sự chuyển hóa các chất thải của người và động vật và sau này là lượng khổng lồ phân lân sử dụng trong nông nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa phosphate sử dụng trong sinh hoạt và một

số ngành công nghiệp trôi theo dòng nước

Trang 16

Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphate Các hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và phosphat hữu cơ

Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đôi với sự phát triển của sinh vật Việc xác định p tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thông xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học (tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1)

Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển mạnh của tảo và vi khuẩn lam

 Chất hoạt động bề mặt

Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa nước tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước Nguồn tạo ra các chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong một số ngành công nghiệp

c Thông số vi sinh vật học

Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh cho người Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sông ký sinh, phát triển và sinh sản Một sô” các sinh vật gây bệnh có thể sông một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, vi rút, giun sán

 Vi khuẩn:

Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột, như dịch tả (cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn (typhoid) do vi khuẩn Salmonella typhosa…

 Vi rút:

Vi rút có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rốì loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan… Thông thường sự khử trùng bằng các quá trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được vi rút

Trang 17

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm bẩn rác, phân người và động vật Trong người và động vật thường có vi khuẩn E coli sinh sông và phát triển Đây là loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân ra môi trường Sự có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng lớn tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn Khả năng tồn tại của vi khuẩn E.coli cao hơn các vi khuẩn gây bệnh khác Do đó nếu sau xử lý trong nước không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết Mặt khác, việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệng của nước qua việc xác địng số lượng số lượng E.coli đơn giản và nhanh chóng Do đó vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác

định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước

2.1.4 Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đến môi trường và sức khỏe con người:

Các chất bẩn trong nước thải là tác nhân tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lững, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N,P), vi khuẩn gây

phân hủy sinh học

Gây ra phân hủy sinh học dẫn đến sử dụng quá lượng oxy mà nguồn nước có thể tiếp nhận dẫn đến các điều kiện không thích hợp

Vi khuẩn gây bệnh

(Pathogens)

Truyền bệnh cho con người và sinh vật

Chất dinh dưỡng Có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng

Các chất hữu cơ khó Có thể gây ra mùi và vị, có thể là chất độc

Trang 18

phân hủy hoặc chất gây ung thư

Các chất vô cơ hòa

tan

Ảnh hưởng đến việc sử dụng lại nguồn nước thải

Nước thải sinh hoạt nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý một cách hợp lý

sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường cũng như cho con người

 COD, BOD5: Sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước Nếu nước ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành Trong quá trình phân hủy yếm khí sẽ sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4…làm cho nước có mùi

hôi thối, làm giảm PH của môi trường

SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận gây ra điều kiện yếm khí

 Vi trùng gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn,

vàng da…

Tổng P và N: Gây ra sự phú dưỡng trong nước

Màu: Gây mất mỹ quan nguồn nước

 Dầu mỡ: Tạo thành bọt trôi nổi gây mất thẫm mỹ của nguồn nước tự nhiên, gây

mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt

2.1.5 Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi sự ô nhiễm do nước thải

Ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là do tất cả các dạng nước thải chưa qua xử lý thải vào nguồn nước làm thay đổi các tính chất hóa lý, sinh học của nguồn nước Sự có mặt của các chất độc hại sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh học tự nhiên của nguồn nước và mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước

Biện pháp được coi là bảo vệ nguồn nước hiệu quả nhất là:

Hạn chế số lượng nước thải xả vào nguồn nước

 Giảm thiểu nồng độ chất thải ô nhiễm theo quy định bằng cách ứng dụng công nghệ xử lý phù hợp và đủ tiêu chuẩn thải ra nguồn nước Ngoài ra, việc nghiên cứu

công nghệ sử dụng lại nguồn nước trong chu trình kín có ý nghĩa vô cùng quan trọng

HOẠT

2.2.1 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Mục đích của xử lý nước thải là đảm bảo nước sau khi xử lý thải ra môi trường phải an toàn, không làm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và không làm ô nhiễm các nguồn nước hoặc gây ra thiệt hại cho môi trường khác

Trang 19

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để làm giảm một số thành phần trong nước thải (giảm thiếu hoặc loại bỏ các vật liệu hữu cơ, chất rắn, chất dinh dưỡng (N, P), các vi sinh vật gây bệnh và các chất ô nhiễm khác tới mức chấp nhận theo quy định của từng quốc gia như ở Việt nam có bộ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và tiêu chuẩn thải QCVN)

Các nguồn tiếp nhận của nước thải sau khi xử lý chủ yếu là sông suối, ao hồ

Nước thải sau khi được xử lý phải đạt được nồng độ tới hạn, nghĩa là khi thải ra nguồn tiếp nhận không làm cho các chất bẩn vượt quá ngưỡng mà sông suối, hồ, ao có khả năng tự làm sạch

Tùy thuộc vào tính chất của các loại nước thải(nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp hoặc hỗn hợp nước thải công nghiệp và sinh hoạt) Một cách tồng quát, các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau:

Để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn hoặc bé hơn nước dùng bể lắng:

Các chất lơ lửng nguồn gốc khoáng (chủ yếu lá cát) được lắng ở bể lắng cát

Các hạt cặn đặc tính hữu cơ được tách ra ở bể lắng

Các chất cặn nhẹ hơn nước: dầu, mỡ, nhựa, được tách ở bể thu dầu, mỡ, nhựa

Để giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc

Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo, xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ … Đây là các thiết bị công trình xử lý sơ bộ tại chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thông thoát nước hoặc các công trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định

Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể Để tăng cường quá trình xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử

lý của các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10- 15%

Trang 20

Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học :

Song chắn rác có các thanh đan xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến 50mm, các thanh có thể bằng thép, inox, nhựa hoặc gỗ Tiết diện của các thanh này có thể là hình chữ nhật, hình tròn hoặc elip Bố trí song chắn rác trên máng dẫn nước thải Các song chắn rác đặt song song với nhau, nghiêng về phía dòng nước chảy để giữ rác lại Song chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50 đến 90°

Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và trước các công trình xử lý nước thải

Bể thu và tách dầu mỡ

- Bể thu dầu:

Thường được xây dựng trong khu vực bãi đỗ và cầu rửa ô tô, xe máy, bãi chứa dầu và nhiên liệu, nhà giặt tẩy của khách sạn, bệnh viện hoặc các công trình công cộng khác, nhiệm vụ đón nhận các loại nước rửa xe, nước mưa trong khu vực bãi đỗ xe…

- Bể tách mỡ:

Trang 21

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Dùng để tách và thu các loại mỡ động thực vật, các loại dầu… có trong nước thải Bể tách mỡ thường được bố trí trong các bếp ăn của khách sạn, trường học, bệnh viện,… xây bằng gạch, bê tông cốt thép, nhựa composite, và bố trí bên trong nhà, gần các thiết bị thoát nước hoặc ngoài sân gần khu vực bếp ăn để tách dầu mỡ trước khi xả vào hệ thông thoát nước bên ngoài cùng với các loại nước thải khác

Bể điều hoà

Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các khu dân cư, công trình công cộng như các nhà máy xí nghiệp luôn thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào các điều kiện hoạt động của các đôi tượng thoát nước này Sự dao động về lưu lượng nước thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả làm sạch nước thải Trong quá trình lọc cần phải điều hoà lưu lượng dòng chảy, một trong những phương án tôi ưu nhất là thiết kế bể điều hoà lưu lượng

Bể điều hoà làm tăng hiệu quả của hệ thông xử lý sinh học do nó hạn chế hiện tượng quá tải của hệ thống hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng chất hữu

cơ giảm được diện tích xây dựng của bể sinh học Hơn nữa các chất ức chế quá trình

xử lý sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hoà ở mức độ thích hợp cho các hoạt

Cát lưu giữ trong bể từ 2 đến 5 ngày Các loại bể lắng cát thường dùng cho các trạm xử lý nước thải công xuất trên 100m3/ngày Các loại bể lắng cát chuyển động quay có hiệu quả lắng cát cao và hàm lượng chất hữu cơ trong cát thấp Do cấu tạo đơn giản bể lắng cát ngang được sử dụng rộng rãi hơn cả Tuy nhiên trong điều kiện cần thiết phải kết hợp các công trình xử lý nước thải, người ta có thể dùng bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến hoặc thiết bị xiclon hở một tầng hoặc xiclon thuỷ lực

Từ bể lắng cát, cát được chuyển ra sân phơi cát để làm khô bằng biện pháp trọng lực trong điều kiện tự nhiên

Trang 22

- Bể lắng nước thải

Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải Vì vậy, đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu và nối tiếp nhau, quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 – 95% lượng cặn có trong nước hay sau khi xử lý sinh học Để có thể tăng cường quá trình lắng ta có thể thêm vào chất đông tụ sinh học Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực

Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt một trước công trình xứ lý sinh học và bể lắng đợt hai sau công trình xứ lý sinh học

Theo cấu tạo và hướng dòng chảy người ta phân ra các loại bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng ly tâm…

- Bể lắng ngang

Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật trên mặt bằng, có thể được làm bằng các loại vật liệu khác nhau như bêtông, bêtông cốt thép, gạch hoặc bằng đất tùy thuộc vào kích thước và yêu cầu của quá trình lắng và điều kiện kinh tế

Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương nằm ngang qua bể Người ta chia dòng chảy và quá trình lắng thành 4 vùng:

Vùng hoạt động là vùng quan trọng nhất của bể lắng;

3 giờ

- Bể lắng đứng

Trang 23

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Bể lắng đứng có dạng hình trụ hoặc hình hộp với đáy hình chóp Nước thải được đưa và ông phân phối ở tâm bể với vận tốc không quá 30 mm/s Nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên tới vách tràn với vận tốc 0,5 – 0,6 m/s Thời gian nước lưu lại trong bể từ 45 – 120 phút Nước trong được tập trung vào mánh thu phía trên, cặn lắng được chứa ở phần hình nón hoặc chóp cụt phía dưới và được xả

ra ngoài bằng bơm hay áp lực thủy tĩnh trên l,5m Chiều cao vùng lắng từ 4 – 5 m Góc nghiêng cạnh bên hình nón không nhỏ hơn 50°, đường kính hoặc cạnh có kích thước

từ 4 – 9 m Trong bể lắng, các hạt chuyển động cùng với nước từ dưới lên trên với vận tốc w và lắng dưới tác động của trọng lực với vận tốc W Do đó các hạt có kích thước khác nhau sẽ chiếm những vị trí khác nhau trong bể lắng

Khi W> w, các hạt sẽ lắng nhanh, khi W< w, chúng sẽ bị cuốn theo dòng chảy lên trên Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang 10 – 20% Bể

có diện tích xây dựng nhỏ, dễ xả bùn cặn

- Bể lắng ly tâm

Loại bể này có tiết diện hình tròn, đường kính 16 – 40m (có khi tới 60m) Chiều sâu phần nước chảy 1,5 – 5m, còn tỷ lệ đường kính/chiều sâu từ 6 – 30 Đáy bể có độ dốc i > 0.02 về tâm để thu cặn Nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ tâm ra thành

bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài Cặn lắng xuống đáy được tập trung lại để đưa ra ngoài nhờ hệ thông gạt cặn quay tròn Thời gian nước thải lưu lại trong bể khoảng 85 – 90 phút Hiệu suất lắng đạt 60% Bể lắng ly tâm được ứng dụng cho các trạm xử lý có lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm trở lên

b Phương pháp xử lý hoá lý

Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thảiễ Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học bao gồm:

Bể keo tụ, tạo bông

Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7

-10-8 cm) Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn

Trang 24

Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu

Bể tuyển nổi

Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đôi rộng rãi nhằm loại bỏ các tạp chất không tan, khó lắng Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn được sử dụng để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt

Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được áp dụng trong trường quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện Các chất lơ lửng như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải dưới tác dụng của các bọt khí tạo thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu Hiệu quả phân riêng bằng tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí Kích thước tối ưu của bong bóng khí là 15 – 30.103mm

Phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là phương pháp tách các chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải bằng cách tập trung các chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học)

Phương pháp trao đổi ion

Là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi ion Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo.Chúng không hòa tan trong nước và dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion

Phương pháp này được ứng dụng để làm sạch nước thải khỏi các kim loại: Zn,Cu,Cr,Ni,Mn,Fe….cũng như các hợp chát của Asen

Ngoài ra còn có phương pháp xử lý nước thải bằng quá trình màng,trích ly

Trang 25

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Kết tủa

Nhiều loại hoá chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu nhất định nào đó Ví dụ như dùng hoá chất để kết tủa các kim loại nặng trong nước thải

d Phương pháp xử lý sinh học

Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật Trong quá trình hoạt động sông, vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ

Xử lý nưởc thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí

Quá trình xử lý nước thải được dựa trên oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy tự do hoà tan Nếu oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là quá trình sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo Ngược lại, nếu oxy được vận chuyển và hoà tan trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử

lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên Các công trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo thường được dựa trên nguyên tắc hoạt động của bùn hoạt tính (bể Aerotank trộn, kênh oxy hoá tuần hoàn) hoặc màng vi sinh vật (bể lọc sinh học, đĩa sinh học), xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên thường được tiến hành trong

hồ (hồ sinh học oxy hoá, hồ sinh học ổn định) hoặc trong đất ngập nước (các loại bãi lọc, đầm lầy nhân tạo)

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí

Qúa trình xử lý được dựa trên cơ sở phân huỷ các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ sự lên men kỵ khí Đối với các hệ thông thoát nước qui mô vừa và nhỏ người

ta thường dùng các công trình kết hợp với việc tách cặn lắng với phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn và pha lỏng Các công trình được xử dụng rộng rãi là các bể

Trang 26

tự hoại, giếng thăm, bể lắng hai vỏ, bể lắng trong kết hợp với ngăn lên men, bể lọc ngược qua tầng kỵ khí (UASB)

Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên

Các công trình xử lý nước thải trong đất

Các công trình xử lý nước thải trong đất là những vùng đất quy hoạch tưới nước thải định kỳ gọi là cánh đồng ngập nước (cánh đồng tưới và cánh đồng lọc).Cánh đồng ngập nước được tính toán thiết kế dựa vào khả năng giữ lại, chuyển hoá chất bẩn trong đất Khi lọc qua đất, các chất lơ lửng và keo sẽ được giữ lại ở lớp trên cùng Những chất đó tạo nên lớp màng gồm vô sô” vi sinh vật có khả năng hấp phụ và oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải Hiệu suất xử lý nước thải trong cánh đồng ngập nước phụ thuộc vào các yếu tố như loại đất, độ ẩm của đất, mực nước ngầm, tải trọng, chế

độ tưới, phương pháp tưới, nhiệt độ và thành phần tính chất nước thải Đồng thời nó còn phụ thuộc vào các loại cây trồng ở trên bề mặt Trên cánh đồng tưới ngập nước có thể trồng nhiều loại cây, song chủ yếu là loại cây không thân gỗ

Hồ sinh học

Hồ sinh học là các thuỷ vực tự nhiên hoặc nhân tạo, không lớn mà ở đấy diễn ra quá trình chuyển hoá các chất bẩn Quá trình này diễn ra tương tự như quá trình tự làm sạch trong nước sông hồ tự nhiên với vai trò chủ yếu là các vi khuẩn và tảo Khi vào

hồ, do vận tốc chảy nhỏ, các loại cặn lắng được lắng xuống đáy

Các chất bẩn hữu cơ còn lại trong nước sẽ được vi khuẩn hấp phụ và oxy hoá mà sản phẩm tạo ra là sinh khôi của nó, CO2, các muối nitrat, nitrit, Khí CO2 và các hợp chất nitơ, phốt pho được rong tảo sử dụng trong quá trình quang hợp Trong giai đoạn này sẽ giải phóng oxy cung cấp cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ và vi khuẩn Sự hoạt động của rong tảo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất của vi khuẩn Tuy nhiên trong trường hợp nước thải đậm đặc chất hữu cơ, tảo có thể chuyển tự hình thức tự dưỡng sang dị dưỡng, tham gia vào quá trình oxy hoá các chất hữu cơ Nấm nước, xạ khuẩn có trong nước thải cũng thực hiện vai trò tương tự

Theo bản chất quá trình xử lý nước thải và điều kiện cung cấp oxy người ta chia

hồ sinh học ra hai nhóm chính: hồ sinh học ổn định nước thải và hồ làm thoáng nhân tạo

Hồ sinh học ổn định nước thải: Có thời gian nước lưu lại lớn (từ 2 – 3 ngày đến hàng tháng) nên điều hoà được lưu lượng và chất lượng nước thải đầu ra Oxy cung cấp cho hồ chủ yếu là khuếch tán qua bề mặt hoặc do quang hợp của tảo Quá trình phân huỷ chất bẩn diệt khuẩn mang bản chất tự nhiên

Trang 27

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Theo điều kiện khuấy trộn hồ sinh học làm thoáng nhân tạo: Có thể chia thành hai loại là hồ sinh học làm thoáng hiếu khí và hồ sinh học làm thoáng tuỳ tiện Trong

hồ sinh học làm thoáng hiếu khí nước thải trong hồ được xáo trộn gần như hoàn toàn Trong hồ không có hiện tượng lắng cặn Hoạt động hồ gần giồng như bể Aerotank Còn trong hồ sinh học làm thoáng tuỳ tiện còn có những vùng lắng cặn và phân huỷ chất bẩn trong điều kiện yếm khí Mức độ xáo trộn nước thải trong hồ được hạn chế

Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo

Xử lý sinh học bằng phương pháp bám dính

Các màng sinh vật bao gồm các loại vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn tuỳ tiện, động vật nguyên sinh, giun, bọ, … hình thành xung quanh hạt vật liệu lọc hoặc trên bề mặt giá thể (sinh trưởng bám dính) sẽ hấp thụ chất hữu cơ Các công trình chủ yếu là bể lọc sinh học, đĩa lọc sinh học, bể lọc sinh học có vật liệu lọc nước,

Các công trình xử lý nước thải theo nguyên lý bám dính chia làm hai loại: Loại

có vật liệu lọc tiếp xúc không ngập trong nước với chế độ tưới nước theo chu kỳ và loại có vật liệu lọc tiếp xúc ngập trong nước ngập oxy Điều kiện làm việc bình thường của các loại công trình xử lý nước thải loại này là nước thải có pH từ 6,5- 8,5; đủ oxy, hàm lượng cặn lơ lửng không vượt quá 150mg/l

Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Bể lọc sinh học nhỏ giọt dùng để xử lý sinh học hoàn toàn nước thải, đảm bảo BOD trong nước thải ra khỏi bể lắng đợt hai dưới 15mg/l

Bể có cấu tạo hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng Do tải trọng thủy lực

và tải trọng chất bẩn hữu cơ thấp nên kích thước vật liệu lọc không lớn hơn 30mm thường là các loại đá cục, cuội, than cục Chiều cao lớp vật liệu lọc trong bể từ 1,5 đến 2m Bể được cấp khí tự nhiên nhờ các cửa thông gió xung quanh thành với diện tích bằng 20% diện tích sàn thu nước hoặc lấy từ dưới đáy với khoảng cách giữa đáy bể và sàn đỡ vật liệu lọc cao 0,4 đến 0,6m Để lưu thông hỗn hợp nước thải và bùn cũng như không khí vào trong lớp vật liệu lọc, sàn thu nước có các khe hở Nước thải được tưới

từ trên bờ mặt nhờ hệ thông phân phôi vòi phun, khoan lỗ hoặc máng răng cứa

Đĩa lọc sinh học

Đĩa lọc sinh học được dùng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo nguyên lý bám dính Đĩa lọc là các tấm nhựa, gỗ,… hình tròn đường kính 2 – 4m dày dưới 10mm ghép với nhau thành khôi cách nhau 30 – 40mm và các khôi này được bố trí thành dãy nôi tiếp quay đều trong bể nước thải Đĩa lọc sinh học được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải sinh hoạt với công suất không hạn chế Tuy nhiên người ta

Trang 28

thường sử dụng hệ thông đĩa để cho các trạm xử lý nước thải công suất dưới 5000

m3/ngày

Bể lọc sinh học có vật liệu lọc ngập trong nước:

Bể lọc sinh học có vật liệu lọc ngập trong nước hoạt động theo nguyên lý lọc dính bám Công trình này thường được gọi là Bioten có cấu tạo gần giông với bể lọc sinh học và Aerotank Vật liệu lọc thường được đóng thành khôi và ngập trong nước Khí được cấp với áp lực thấp và dẫn vào bể cùng chiều hoặc ngược chiều với nước thải Khi nước thải qua lớp vật liệu lọc, BOD bị khử và NH4+

bị chuyển hoá thành

NO3- trong lớp màng sinh vật Nước đi từ dưới lên, chảy vào máng thu và được dẫn ra ngoài

Xử lý sinh học bằng phương pháp bùn hoạt tính:

Bùn hoạt tính là tập hợp vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh,… thành các bông bùn xốp, dễ hấp thụ chất hữu cơ và dễ lắng (vi sinh vật sinh trưởng lơ lững) Các công trình chủ yếu là các loại bể Aerotank, kênh oxy hoá hoàn toàn Các công trình này được cấp khí cưỡng bức đủ oxy cho vi khuẩn oxy hoá chất hữu cơ và khuấy trộn đều bùn hoạt tính với nước thải

Khi nước thải vào bể thổi khí (bể Aerotank), các bông bùn hoạt tính được hình thành mà các hạt nhân của nó là các phân tử cặn lơ lửng Các loại vi khuẩn hiếu khí đến cư trú, phát triển dần, cùng với các động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn,… tạo nên các bông bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ chất hữu cơ hòa tan, keo và không hòa tan phân tán nhỏ Vi khuẩn và sinh vật sông dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tan

và thành tế bào mới Trong Aerotank lượng bùn hoạt tính tăng dần lên, sau đó được tách ra tại bể lắng đợt hai Một phần bùn được quay lại về đầu bể Aerotank để tham gia quá trình xử lý nước thải theo chu trình mới

Theo nguyên lý làm việc ta có các công trình xử lý bằng bùn hoạt tính:

Các công trình xử lý sinh học không hoàn toàn

Thông thường đây là các loại bể Aerotank trộn hoặc không có ngăn khôi phục bùn hoạt tính, thời gian nước lưu lại tronh bể từ 2 đến 4 giờ Nồng độ chất bẩn tính theo BOD5 của nước thải sau xử lý lớn hơn hoặc bằng 20mg/l Trong nước thải sau xử

lý chưa xuất hiện Nitratế

Các công trình xử lý sinh học hoàn toàn

Trang 29

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Các loại bể Aerotank, kênh oxy hoá, trong các công trình này thời gian lưu nước lại từ 4 đến 8 giờ và không quá 12 giờ Trong thời gian này các chất hữu cơ khó bị oxy hoá sẽ được oxy hoá và bùn hoạt tính được phục hồi Giá trị BOD5của nước thải sau

xử lý thường từ 10 đến 20mg/l Trong nước thải đã xuất hiện Nitrat hàm lượng từ 0,1 đến 1,0 mg/1

Các công trình xử lý sinh học nước thải kết hợp ổn định bùn

Đây là các bể Aerotank, hồ sinh học thổi khí hoặc kênh oxy hoá tuần hoàn với thời gian làm thoáng (cấp khí) kéo dài Trong thời gian này, chất hữu cơ trong nước sẽ

bị oxy hoá hầu hết Nước thải sau xử lý có BOD5 dưới lmg/1 Một phần bùn hoạt tính được phục hồi, một phần khác được ổn định (oxy hoá nội bào) Bùn hoạt tính dư được đưa đi khử nước và vận chuyển đến nơi sử dụng

Các công trình xử lý sinh học có tách các nguyên tố dinh dưỡng N và P

Trong các công trình này ngoài việc oxy hoá các chất hữu cơ cacbon, còn diễn ra quá trình Nitrat hoá (trong điều kiện hiếu khí), khử Nitrat (trong điều kiện thiếu khí – anoxic) và hấp thụ phốt pho trong bùn Các công trình điển hình là các Aerotank hệ Bardenpho, kênh oxy hoá tuần hoàn, Aerotank hoạt động theo mẻ SBR,… Thời gian nước thải lưu lại trong các công trình này thường 15 đến 20 giờ Sau quá trình xử lý, BOD trong nước thải thường giảm trên 90%, nitơ tổng số giảm 80%, phốt pho tổng có thể giảm đến 70%

Trang 30

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ AN SINH

Là một quận ven của nội thành, Quận 8 phía Bắc giáp Quận 5, lấy kênh Tàu Hũ

và kênh Ruột Ngựa làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7, lấy rạch Ông Lớn làm ranh giới tự nhiên, phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng, vì là đồng ruộng Nếu quay bản đồ Quận 8 phía Nam lên trên sẽ thấy

nó giống như chiếc thuyền đuôi phụng, mũi ở phía rạch Ông Lớn, đuôi thuyền ở phía sông Cần Giuộc, chiều dài gấp 5,2 lần chiều rộng Nếu dùng ghe đi trên một đoạn Kênh Tẻ, tiếp Kênh Đôi, qua sông chợ Đệm hết địa giới Quận 8, phải đi một cung đường thủy dài 11.850 mét Nhưng nếu băng qua chiều của Quận 8 thì chỉ khoảng 2.252 mét là khoảng rộng nhất giáp Quận 5 và Quận 6

Với chu vi gần 32 km, Quận 8 rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên 1.880 ha của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch không giống quận nào ở nội thành Dòng Kênh Đôi như cái xương

Trang 31

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

sống chạy dọc Quận và chia Quận thành hai mảnh dài và hẹp Các kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm, rồi Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những mảnh vụn Địa hình bị chia cắt ấy, cùng với vị trí là vùng đệm nội đô với ngoại ô, vùng bán nông – bán thị, Quận 8 trong chiến tranh là địa bàn khá lý tưởng cho phát triển chiến tranh du kích cũng như việc xây dựng những lõm du kích, những bàn đạp lợi hại của chiến tranh cách mạng ở ngay trong lòng sào huyệt lớn nhất của địch là Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định

3.1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội

a Điều kiện khí tượng, thủy văn

 Khí tượng

Các yếu tố khí hậu và thời tiết nói chung đều có liên quan và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên thông qua các quá trình phát tán chất ô nhiễm trong không khí, thanh lọc không khí, rửa trôi các chất ô nhiễm tích tụ trên mặt đất, gây ngập úng đường phố, phân hủy các chất thải…

Khi dự án đi vào hoạt động, các yếu tố khí hậu ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm vào môi trường xung quanh Do

đó, việc theo dõi và nghiên cứu đặc điểm khí hậu vùng dự án là điều hết sức cần thiết Khu vực Dự án tại Phường 4, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, đây là khu vực

có điều kiện tự nhiên mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau:

 Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình khoảng 28,1 – 28,70C Năm 2015, nhiệt độ trung bình là 28,70C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm, tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (30,70C) và thấp nhất vào tháng 1 (26,40C)

Bảng 3.1 Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm ( 0 C)

Trang 32

Bảng 3.2 Độ ẩm không khí trung bình qua các năm (%)

Trang 33

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Bảng 3.3 Lƣợng mƣa trung bình qua các năm (mm) Năm

Trang 34

Từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió thịnh hành trong khu vực dự án là hướng Tây Nam, gió đem không khí ẩm từ vịnh Thái Lan vào, từ tháng 11 đến tháng 3 hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc, mát, ít nhiễu động gây mưa

Bảng 3.4 Tốc độ gió tại trạm quan trắc Tân Sơn Nhất

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Tốc độ gió

(m/s) 2,5 2,8 3,2 3,2 2,7 3,1 3,2 3,3 2,9 2,5 2,3 2,3 2,8 Hướng gió

chính NE SE SE SE S SW SW SW W W N N

(Nguồn: Trạm khí tượng Tân Sơn Nhất)

 Điều kiện thủy văn

Hệ thống sông, kênh, rạch của Quận 8 khá dày, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ như: sông Bến Lức, sông Ông Lớn, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ, rạch Hiệp Ân, rạch Nước Lên, với tổng chiều dài khoảng 30km Hệ thống kênh rạch này kết hợp với các rạch nhỏ, mạng lưới thoát nước dọc tuyến đường giao thông tạo ra hệ thống thoát nước chính cho toàn Quận, tạo khả năng tiêu nước về mùa mưa cũng như khi triều cường

Hệ thống sông, kênh, rạch như trên đã tạo nên những lợi thế riêng của quận trong giao thông đường thủy, điều tiết không khí, tiêu thoát nước mưa, nước thải trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất

Tại khu vực phường 4, quận 8, hệ thống kênh rạch tại khu vực phường 4 bao

Trang 35

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

gồm: sông ông Bè, sông Ông Lớn, rạch Ông Lớn, rạch Sáng, Kênh Tẻ, Kênh Đôi Trong đó Kênh Tẻ, Kênh Đôi được tách ra từ sông Sài Gòn tại cửa Tân Thuận, Quận 4, dài khoảng 32 km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 12 km, bề rộng nhất đạt 130m, khu vực hẹp nhất rộng 75m, đoạn chảy qua phường 4, Quận 8 dài khoảng 1,3 km

Chế độ thuỷ văn của các sông, kênh, rạch tại phường 4, Quận 8 phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chế độ bán nhật triều sông Sài Gòn và chế độ mưa Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành

Biên độ triều trung bình từ 1,0-1,1m, triều cường cao nhất là 1,6m nhỏ nhất là 0,3m

Hiện Kênh Đôi chủ yếu phục vụ cho giao thông thủy và tưới tiêu

Chế độ thủy văn rạch Ông Lớn

Rạch Ông Lớn là một nhánh của kênh Đôi, chế độ thủy văn của rạch Ông Lớn tương tự chế độ thủy văn của kênh Đôi, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều sông Sài Gòn và chế độ mưa Biên độ triều trung bình từ 1,0-1,1m, triều cường cao nhất là 1,6m nhỏ nhất là 0,3m

Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành

b Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 của Ủy ban nhân dân Phường 4, điều kiện kinh tế, xã hội 06 tháng đầu năm 2016 của Phường 4 như sau:

 Lĩnh vực kinh tế

Tổng doanh thu thương mại trong 06 tháng đầu năm 2016 đạt 71.064.495.000 đồng Tổng số hộ kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) là

1906 hộ trong đó :

- Số hộ có GCNĐKKD thực tế đang hoạt động đã lập bộ kê khai thuế: 884 hộ

- Số hộ KD cùng 01 địa chỉ, ngưng hoạt động KD chưa trả GCNĐKKD: 98 hộ

- Số hộ KD có GCNĐKKD thực tế không có địa chỉ trên địa bàn phường: 262 hộ

- Số hộ KD có GCN đăng ký thuế nhưng chưa có giấy CN ĐK thuế: 00 hộ

Tổng số doanh nghiệp theo danh sách đang quản lý: 491 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp đang hoạt động: 340 doanh nghiệp; doanh nghiệp có đăng ký nhưng không hoạt động: 151 doanh nghiệp

Trang 36

Trong 06 tháng đầu năm 2016, Ủy ban nhân dân phường thực hiện một số nhiệm

vụ trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế như sau:

Phối hợp với Phòng Kinh tế, Đội Quản lý thị trường 8B tổ chức kiểm tra giá cả, chất lượng các mặt hàng buôn bán kinh doanh trong dịp tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 đặc biệt là về vệ sinh an toàn thực phẩm Qua kiểm tra, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phường đều đảm bảo các yêu cầu và quy định của nhà nước như chấp hành nghiêm việc thực hiện đăng ký kinh doanh, buôn bán kinh doanh các mặt hàng có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng; các hộ kinh doanh đều cam kết không lấn chiếm lòng lề đường, thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và an toàn

vệ sinh thực phẩm

Thực hiện tốt công tác hỗ trợ Chi cục thuế Quận 8 trên lĩnh vực thu ngân sách, thường xuyên chỉ đạo công chức phụ trách Kinh tế phối hợp với công chức Chi cục thuế thông báo đến các hộ kinh doanh nộp thuế đầy đủ theo quy định; tổ chức rà soát, chống sót hộ Thường xuyên tổ chức tiếp xúc với doanh nghiệp, Công ty, hộ kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ

Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh về những tác hại của việc sử dụng các sản phẩm hàng kém chất lượng, hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác cũng như các quy định xử phạt các hành vi kinh doanh, chứa trữ hàng hóa không

rõ nguồn gốc

Ủy ban nhân dân phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các ban ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền người dân tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” lồng ghép với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” Vận động các hộ kinh doanh các mặt hàng bình ổn giá, ưu tiên giới thiệu và trưng bày các sản phẩm hàng tiêu dùng của Việt Nam

 Lĩnh vực Tài chính

Về thực hiện các nguồn quỹ vận động trong dân đến tháng 6 năm 2016

Bảng 3.5: Nguồn quỹ vận động trong dân đến tháng 6 năm 2016

Phòng chống lụt bão 21,405,000 37,380,000 85,000,000

Trang 37

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

Chăm sóc Người Cao tuổi 2,000,000 5,000,000 20,000,000

Giảm nghèo, tăng hộ khá 11,790,000 27,710,000 35,000,000

 Lĩnh vực Quản lý đô thị:

Tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm Chỉ thị số 08-CT/QU ngày 26 tháng 8 năm

2008 Quận ủy quận 8, thường xuyên kiểm tra tình hình xây dựng trên địa bàn phường; thực hiện công tác lập lại trật tự lòng lề đường và giải toả tụ điểm kinh doanh chợ tự phát

Tiếp tục công tác kiểm tra, xử lý trong việc đảm bảo trật tự lòng lề đường và giải tỏa chợ tự phát trên địa bàn phường Định kỳ họp giao ban các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ, quán triệt phân công từng thành viên trong việc nêu cao tinh thần trách nhiệm tham gia phối hợp xử lý kiên quyết đối với các hành vi buôn bán lấn chiếm Tập trung xử lý nghiêm và kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm nhất là trong thời điểm diển ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

Thực hiện công tác lập lại trật tự lòng lề đường và giải toả tụ điểm kinh doanh chợ tự phát, xác định đây là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị tại địa phường gắn với mục tiêu đô thị hóa, xây dựng nếp sống văn minh mỹ quan đô thị trên địa bàn phường

Ủy ban nhân dân phường phối hợp với Ban Giám hiệu 03 trường trên địa bàn phường tổ chức tuyên truyền trong giáo viên, học sinh và phụ huynh các quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông với hàng trăm lượt người tham dự Phối hợp với Trường Lương Văn Cang, Vàm Cỏ Đông tổ chức tuyên truyền về kỹ năng an toàn giao thông cho khối học sinh lớp 4,5,6,7,8,9,10,11,12

Tổ chức kiểm tra, thực hiện nghiêm công tác đảm bảo trật tự xây dựng, tổ chức cưỡng chế đất trống không số đường Tạ Quang Bửu thuộc 01 phần thửa số 5 tờ bản đồ

số 55 bản đồ địa chính Phường 4 do ông Đỗ Đình Hàm làm chủ đầu tư Tiến hành rào ranh khu đất do Công ty Vạn Thái làm chủ đầu tư

 Văn hóa xã hội

 Các công trình công cộng, văn hóa, tôn giáo

Về quy hoạch công viên cây xanh, sẽ giảm diện tích các công viên tập trung để

bố trí đất cho các công trình phúc lợi công cộng và nhà ở tái định cư như: công viên khu Đồng Diều phường 4 (26,87ha) Bổ sung một số công viên xen cài trong các khu

Trang 38

dân cư mới nhằm đảm bảo chỉ tiêu theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt như: Công viên phường 4 (gần rạch Cầu Một): diện tích 2,9ha; chỉ tiêu bình quân đạt 5,2

m2/người

Phường 4 có nhiều công trình vui chơi giải trí, văn hóa phục vụ nhu cầu của người dân như: Khu vui chơi giải trí Đồng Diều, sân bóng đá Cao Lỗ, …

 Công tác giáo dục và đào tạo

Tiểu học và THCS đạt 100%, trẻ 05 tuổi vào lớp lá đạt từ 98% đến 99% (vào các trường công lập và tư thục);

Phường tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập các bậc học

 Y tế

Hoàn thành tốt 10 chương trình y tế quốc gia, tổ chức truyền thông SKSS/KHHGĐ 12 buổi, tiêm chủng mở rộng và uống Vitamin năm 2015 cho trẻ Thường xuyên phối hợp Hội chữ thập đỏ, hội LHPN, hội người cao tuổi phường khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho dân nghèo, người neo đơn có hoàn cảnh khó khăn;

Công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn: Phối hợp TTYT dự phòng phun thuốc diệt muỗi

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Tổ chức 01 lớp tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

 Chính sách, lao động, xã hội

- Trong 6 tháng đầu năm 2016, Ủy ban nhân dân Phường 4 thực hiện phát tiền ưu đãi chính sách với tổng số tiền là 1.497.000.000 đồng; truy lãnh chính sách với tổng số tiền là 55.458.000 đồng Phát tiền bảo trợ xã hội với tổng số tiền là 2.133.690.000 đồng

- Thực hiện phát tiền trợ cấp Tết với tổng số tiền là 1.510.160.000 đồng; phát tiền truy trợ cấp bảo trợ xã hội với tồng số tiền là 1.510.530.000 đồng Phát lương hưu trí với tổng số tiền là 15.853.970.000 đồng

 Về công tác giảm nghèo, tăng hộ khá

Tính đến ngày 01 tháng 1 năm 2016, tổng số hộ nghèo trên địa bàn phường là

185 hộ với 940 nhân khẩu trong đó nhóm 1 là 16 hộ với 107 nhân khẩu, nhóm 2 là 152

hộ với 703 nhân khẩu, nhóm 3 là 17 hộ với 130 nhân khẩu Tổng số hộ cận nghèo là

135 hộ với 636 nhân khẩu Tổng nguồn vốn huy động trong công tác giảm nghèo là 1.734.500.221 đồng, trong đó nguồn vốn do quận phân bổ là 1.235.090.000 đồng Tình trạng dư nợ trong dân (trong hạn là 147 hộ với tổng số tiền là 975.723.000 đồng, quá

Trang 39

SVTH:Nguyễn Thị Thùy Dương

hạn là 100 hộ với tổng số tiền là 528.400.000 đồng)

Ủy ban nhân dân phường chuẩn bị thực hiện các bước theo Kế hoạch số UBND ngày 08 tháng 6 năm 2016 của Liên ngành Ban giảm nghèo, tăng hộ khá ngân hàng chính sách xã hội về thực hiện ủy thác cho vay quỹ xóa đói giảm nghèo qua phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận 8 và quận 5 tại 16 phường

155/KH- Về phòng chống dịch bệnh

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ tiếp tục tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng chống các loại dịch bệnh, không để phát sinh thành dịch lớn, trọng tâm là bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, phòng chống lao, tiêu chảy cấp, cúm A (H5N1, H1N1)

 An ninh trật tự

Công an Phường tiếp tục tăng cường nắm tình hình lưu trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn theo chỉ đạo của Công an thành phố và các nội dung khác có liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Chỉ đạo Cảnh sát khu vực tập trung nắm tình hình dư luận trong nhân dân, quản lý chặt các đối tượng trọng điểm

Lực lượng Công an tăng cường tổ chức phối hợp với dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố tổ chức tuần tra, chốt chặt tại các điểm có nguy cơ về ANTT trên địa bàn phường theo phản ánh của người dân; lực lượng bảo vệ dân phố phối hợp với Tổ Quản lý trật

tự đô thị phường thường xuyên kiểm tra, xử lý đối với các hành vi lần chiếm lòng lề đường tại các tuyến như Đào Cam Mộc, Phạm Thế Hiển, đường số 13 và một số tuyến đường trọng điểm khác

Trong thời điểm Tết nguyên đán Bính Thân trên địa bàn phường xảy ra 01 vụ bén lửa tại địa chỉ số 7/3A Phạm Hùng thuộc Khu phố 7 Phường 4

Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn phường tiếp tục được giữ vững, Công an phường nắm tình hình dư luận trong thời điểm trước thời gian diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

Về phạm pháp hình sự xảy ra 07 vụ Công an Phường 4 nắm danh sách về lý lịch chính trị của thành viên Ban Bầu cử, Tổ Bầu cử nhằm chuẩn bị cho công tác bầu cử Thường xuyên nắm tình hình các khu vực dự kiến là điểm bỏ phiếu trên địa bàn phường để lập

kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại các điểm trên

Trang 40

3.2 TỔNG QUAN KHU DÂN CƯ AN SINH QUẬN 8,TPHCM

Hình 3.2: Hình ảnh trước công trường khu dân cư An Sinh

(Nguồn: tự chụp)

3.2.1 Tổng quan

 Tên dự án:” Khu chung cư cao tầng An Sinh”

 Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 8

 Đại diện: Nguyễn Hoài Nam

 Địa chỉ: số 7-9 Đường 1107 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8, Tp.HCM

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] GS.TS. Lâm Minh Triết, “ Xử lý nước thải đô thị &amp; công nghiệp tính toán thiết kế công trình”, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải đô thị & công nghiệp tính toán thiết kế công trình
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh - 2008
[2] TS. Trịnh Xuân Lai, “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải”, Nhà Xuất Bản Xây Dựng - 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Xây Dựng - 2011
[3] TS. Lê Hoàng Ngiêm, “Giáo trình công nghệ xử lý nước thải”, Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường TP. Hồ Chí Minh - 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải
[4] TS. Tôn Thất Lãng, “Bài giảng môn quá trình sinh học trong công nghệ môi trường”, Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường TP. Hồ Chí Minh - 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn quá trình sinh học trong công nghệ môi trường
[5] TCXDVN 33:2006 Cấp nước -Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế Khác
[6] TCXDVN 51 : 2008 thoát nước-mạng lưới và công trình bên ngoài tiêu chuẩn thiết kế Khác
[7] QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt Khác
[8] Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư An Sinh Quận 8, TPHCM Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w