Bảng 2: Bảng tính thủy lực ống cấp nước đứng Bảng 2.1: Bảng trị số đương lượng thiết bị vệ sinh của căn hộ Bảng 2.2: Thống kê số lượng thiết bị vệ sinh tòa nhà Bảng 2.3: Cỡ, lưu lượng và
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM KẾT 2
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC HÌNH 9
PHẦN MỞ ĐẦU 10
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 10
2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 11
3 YÊU CẦU ĐỀ TÀI 11
4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 11
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 11
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
7 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 12
8 DỰ KIẾN KẾT QUẢ 12
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH 13
1.1 TÊN CÔNG TRÌNH 13
1.1.1 Sự cần thiết dự án 13
1.1.2 Mục tiêu dự án 14
1.2 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 14
1.2.1 Vị trí địa lý 14
1.2.2 Địa hình 15
1.2.3 Đặc điểm khí hậu 15
1.2.4 Điều kiện kinh tế xã hội 18
1.2.5 Tổng thể dự án 19
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT 21
Trang 22.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT BÊN TRONG
NHÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 21
2.1.1 Nhiệm vụ và các bộ phận của hệ thống cấp nước 21
2.1.2 Bể chứa nước và két nước 23
2.1.3 Đường ống cấp nước và vị trí đường ống 23
2.2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT 24
2.2.1 Số liệu thiết kế 24
2.2.2 Các sơ đồ cấp nước 25
2.2.3 Lựa chọn sơ đồ cấp nước 28
2.2.4 Tính toán hệ thống cấp nước sinh hoạt 32
2.2.5 Tính toán trạm bơm nước sinh hoạt 49
2.2.6 Tính trạm bơm tăng áp và bồn áp lực 50
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI TRONG NHÀ 53
3.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI 53
3.1.1 Nhiệm vụ và các bộ phận của hệ thống thoát nước 53
3.1.2 Mạng lưới thoát nước 55
3.1.3 Bể tự hoại 56
3.2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 56
3.2.1 Lựa chọn sơ dồ hệ thống thoát nước trong nhà 56
3.2.2 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước 58
3.3 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG ĐỨNG VÀ ỐNG NHÁNH THOÁT NƯỚC THẢI 58
3.3.1 Tính toán ống nhánh thoát nước trong nhà 58
3.3.3 Tính toán ống thoát đứng nước đen 64
3.3.4 Tính toán ống thông hơi 65
3.3.5 Tính toán ống gom thoát nước 65
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA 67
Trang 34.1 NHIỆM VỤ CỦA MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA 67
4.2 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG, ĐƯỜNG KÍNH ỐNG THOÁT NƯỚC MƯA TRÊN SÂN THƯỢNG 68
4.3 TÍNH TOÁN ỐNG THOÁT NƯỚC MƯA NẰM NGANG 72
4.4 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA 73
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 74
5.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 74
5.1.1 Các công trình phải đầu tư xây dựng hệ thống PCCC 74
5.1.2 Mô tả các hệ thống chữa cháy 75
5.2 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG 78
5.2.1 Tính toán ống đứng 78
5.2.2 Tính toán máy bơm cấp nước cho chữa cháy 80
5.3 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG 83
5.3.1 Tính toán lưu lượng 83
5.3.2 Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống 84
5.3.3 Chọn bơm chữa cháy Sprinkler 87
CHƯƠNG 6 KHÁI TOÁN SƠ BỘ CHI PHÍ XÂY DỰNG 90
6.1 KHAI TOÁN CHI PHÍ CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG 90
6.2 KHAI TOÁN CHI PHÍ HẠNG MỤC THIẾT BỊ 90
CHƯƠNG 7 QUẢN LÝ KỸ THUẬT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 92
7.1 QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 92
7.1.1 Nghiệm thu để đưa vào sử dụng hệ thống cấp nước bên trong nhà 92
7.1.2 Quản lý hệ thống cấp nước trong nhà 95
7.2 QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 95
7.2.1 Tẩy rửa và thông tắc 96
7.2.2 Sữa chữa đường ống và thiết bị hư hỏng 97
Trang 4CHƯƠNG 8 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
KẾT LUẬN 98
KIẾN NGHỊ 989
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
THÔNG TIN TÁC GIẢ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 101
PHỤ LỤC 1 102
PHỤ LỤC 2 107
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng tính thủy lực ống cấp nước nhánh
Bảng 2: Bảng tính thủy lực ống cấp nước đứng
Bảng 2.1: Bảng trị số đương lượng thiết bị vệ sinh của căn hộ
Bảng 2.2: Thống kê số lượng thiết bị vệ sinh tòa nhà
Bảng 2.3: Cỡ, lưu lượng và đặc tính của đồng hồ đo nước
Bảng 2.4: Sức kháng đồng hồ đo nước
Bảng 2.5: Bảng tính toán thủy lực từng đoạn ống cấp nước nhánh của căn hộ 07
Bảng 2.6: Tính toán thủy lực ống cấp nước đứng
Bảng 3: Đương lượng và chiều dài tối đa của ống thoát nước và thông hơi
Bảng 3.1: Quy phạm đặt đường ống thông hơi
Bảng 3.2: Đương lượng thoát nước của các thiết bị vệ sinh và kích thước xiphông nhất định
Bảng 3.3: Độ đầy tối đa và độ dốc của đường ống thoát nước thải
Bảng 3.4: Đường kính ống thoát nước thải nối các thiết bị vệ sinh
Bảng 3.5: Tính toán thủy lực cho ống nhánh thoát nước xám, thoát nước đen của hộp gain 4 và 5 của căn hộ 07
Bảng 3.6 Tính toán thủy lực cho thoát nước xám hộp gain số 4
Bảng 3.7 Tính toán thủy lực cho thoát đứng nước xám hộp gain số 5
Bảng 3.8 Tính toán thủy lực cho thoát đứng nước đen hộp gain số 5
Bảng 3.9: Tính toán ống gom cho ống gom thoát nước xám
Bảng 3.10: Tính toán ống gom cho ống gom thoát nước đen
Bảng 4: Cường độ phun nước và dung dịch tạo bọt, diện tích bảo vệ của 1 Sprinkler
Bảng 4.1: Lưu lượng nước mưa lớn nhất cho phễu thu và ống đứng
Bảng 4.2: Lượng mưa lớn nhất trong 60 phút của các địa phương ở Việt Nam chu kỳ
20 năm (1983 – 2003)
Trang 6Bảng 4.3: Kích thước đường ống thoát nước mái - ống dẫn và ống thoát nước mưa Bảng 4.4 Kích thước hệ thống đường ống thoát nước mưa nằm ngang
Bảng 4.5 Tính toán đường kính ống thoát nước mưa nằm ngang
Bảng 5.1: Số họng chữa cháy và lưu lượng nước cần thiết của họng chữa cháy theo loại nhà
Bảng 5.3: Hệ số ɣ phụ thuộc vào đường kính miệng vòi phun
Bảng 5.4: Tính toán thủy lực cho tuyến bất lợi nhất của chữa cháy tự động
Bảng 6.1: Chi phí các hạng mục xây dựng
Bảng 6.2: Chi phí các hạng mục thiết bị
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Biểu đồ A3 Xác định nhu cầu dùng nước
Hình 1.1 Mô phỏng chung cư Summer Square
Hình 1.2 Vị trí chung cư Summer Square
Hình 2.1: Sơ đồ cấp nước đơn giản
Hình 2.2: Sơ đồ cấp nước có két trên mái
Hình 2.3: Sơ đồ cấp nước có két mái, trạm bơm và bể chứa
Hình 2.4: Sơ đồ cấp nước có trạm khí ép hoặc bồn áp lực
Hình 2.5 Sơ đồ tổng quan hệ thống cấp nước
Hình 2.6 Lắp đặt đồng hồ đo nước
Hình 2.7: Sơ đồ tính toán thủy lực cấp nước căn hộ 07
Hình 2.8: Sơ đồ không gian cấp nước căn hộ 07
Hình 2.9 Bình tích áp
Hình 3.1 Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước căn 07
Hình 5.1: Cấu tạo hộp chữa cháy
Hình 5.2: Vòi phun tự động
Hình 5.3: Bình chữa cháy
Hình 5.4: Vạch tuyến đường ống chữa cháy tầng điển hình
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
Nước là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống con người và trong mọi lĩnh vực sản xuất Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng nên việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng được đặt ra như một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách Mỗi đối tượng dùng nước đều
có yêu cầu về nước khác nhau, song việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển của đời sống và sản xuất Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho người dân của một tòa nhà cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước cấp hoàn chỉnh có quy mô tốt, công suất cao Nhiệm vụ đặt ra đối với người thiết kế là cung cấp nước đạt tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời phải đảm bảo đưa đến mọi đối tượng dùng nước, trong đó ngành cấp thoát nước đóng vai trò then chốt, phải đưa ra được quy hoạch định hướng phát triển theo kịp tốc độ phát triển của xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ 2 về diện tích, đồng thời cũng là trung tâm văn hóa và kinh tế, giáo dục quan trọng nhất của nước ta Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc trung ương và được xếp là
đô thị đặc biệt của Việt Nam ( cùng với Hà Nội )
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng cơ bản Nhiều công trình công cộng, chung cư, cao ốc văn phòng, mọc lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân Để có được sự tối ưu khi sử dụng các công trình này đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn hóa cao
Là một sinh viên ngành cấp thoát nước, em đã ý thức rõ được tầm quan trọng của hệ thống cấp thoát nước trong một ngôi nhà được coi là hoàn hảo Chính vì thế em quyết định chọn nghiên cứu về hệ thống cấp thoát nước cho công trình nhà cao tầng đề tài
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước chung cư Summer Square, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.” làm đề tài Đồ án tốt nghiệp phần nào thể hiện sự cố gắng trong quá trình học tập
và tổng hợp những kiến thức chuyên ngành của em
Trên cơ sở tiếp thu về kiến thức đã học và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Đồ án tốt nghiệp này em sẽ thiết kế hệ thống cấp và thoát nước cho tòa nhà chung cư 17 tầng của khu chung cư Summer Square và bao gồm của hệ thống chữa cháy
Trang 92 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Đồ án tốt nghiệp giúp cho sinh viên chuyên ngành Cấp thoát nước quen với công tác thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ngoài thực tế
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện
Độc lập, tự chủ tạo ra một bản thiết kế, một bản đồ án hay luận văn hoàn chỉnh
Rèn luyện kỹ năng và thao tác trong việc ứng dụng cấc kiến thức đã học từ nhà trường vào thực tế, nghiên cứu các giải pháp thiết kế cấp thoát nước theo hướng phát triển bền vững
Rèn luyện ý thức tổ chức, tinh thần độc lập, kỹ năng làm việc áp lực cao để làm quen khi giải quyết vấn đề thực tế
Trước khi làm đồ án môn học phải nghiên cứu kỹ phần lý thuyết đã học, các tài liệu cần thiết cho quá trình thiết kế
Trên cơ sở phần lý thuyết đã được học trên lớp, các tài liệu tham khảo có thể tự mình tính toán thiết kế một mạng lưới cấp nước cho khu dân cư, đô thị cụ thể theo yêu cầu của
đề tài
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước chung cư Summer Square, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà đưa nước từ mạng lưới bên ngoài nhà đến mọi thiết bị, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc sản xuất trong nhà để cung cấp cho người tiêu dùng và cho máy móc sản xuất bao gồm cả hệ thống phòng cháy chữa cháy Đồng thời có nhiệm vụ thu và dẫn nước thải từ các thiết bị, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc sản xuất trong nhà và nước mưa từ trên mái nhà ra khỏi nhà
Phạm vi đề tài: Chỉ nghiên cứu thiết kế cấp nước lạnh, thoát nước sinh hoạt, thoát nước mưa và hệ thống chữa cháy cho block A của chung cư Summer Square, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Trang 106 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
thoát nước công trình
của chuyên gia nghành cấp thoát nước
thập được từ đó đưa ra phương án thiết kế phù hợp
hệ thống cấp thoát nước trong công trình
có liên quan về các thiết kế và tính toán hệ thống cấp thoát nước của chung cư, thiết kế,
thiết bị, đặc điểm chung của chung cư
Ý nghĩa khoa học: Đồ án được thực hiện trên cơ sở thông tin thực tế về đặc điểm, cấu trúc, thiết kế kiến trúc của công trình chung cư So sánh các phương án thiết kế hệ thống cấp thoát nước công trình với các công trình có đặc điểm tương tự từ đó đề xuất phương
án thiết kế và tính toán phù hợp Do vậy kết quả thiết kế mang ý nghĩa khoa học và phù hợp với thực tế, số liệu đủ độ tin cậy
Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra phương pháp thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà phù hợp với thực tế, kỹ thuật để thiết kế xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho tòa nhà chung
cư
Hoàn thành được hệ thống cấp thoát nước của chung cư, có khả năng đưa vào hoạt động được và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
Chung cư Summer Square, Tân Hòa Đông, phường 14, quận 6 TPHCM
Hình 1.1 Mô phỏng chung cư Summer Square 1.1.1 Sự cần thiết dự án
Chung cư Summer Square sở hữu vị trí đắc địa, trung tâm Quận 6, toạ lạc tại số 243 Tân Hoà Đông, Phường 14, Quận 6 Khu căn hộ Summer Square được xây dựng và thiết
kế rất phù hợp với nhu cầu sở hữu căn hộ hiện nay của nhiều khách hàng, đặc biệt là với những gia đình trẻ, mong muốn an cư, ổn định lâu dài
Trang 12Chung cư được hình thành nhằm đem lại một giá trị hữu ích cho cộng đồng trên cơ sở thiết lập một hệ thống quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại từ đó tạo ra chất lượng dịch vụ
du lịch chất lượng cao vượt trội – yếu tố rất cần thiết trong cung ứng dịch vụ du lịch, đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người dân
Có thể nói, đây là một trong những chung cư được chủ đầu tư chuẩn bị khá tốt cho việc giới thiệu ra công chúng Điều này góp phần thể hiện năng lực về tài chính của Chủ đầu tư với dự án Summer Square và khách hàng sẽ an tâm khi đến tham quan và có thể lựa chọn cho mình một chốn an cư
1.1.2 Mục tiêu dự án
Xây dựng một khu đô thị cao cấp bao gồm: Khu nhà ở và dịch vụ thương mại trò chơi với hệ thống đồng bộ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị hoàn chỉnh Đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của cư dân và giải trí của du khách trong và ngoài nước
Phục vụ cho tất cả các đối tượng có nhu cầu đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận
Mang lại một khu định cư và dịch vụ tốt nhất cho người dân và những lợi ích thiết thực cho cộng đồng
1.2.1 Vị trí địa lý
Địa chỉ 243 Tân Hòa Đông, quận 6, Tp Hồ Chí Minh
Nằm ngay mặt tiền đường Tân Hòa Đông, vừa có tuyến Metro số 6 đi ngang, khu căn
hộ Summer Square sở hữu ưu thế so với các dự án khu Tây TP.HCM
Việc tọa lạc ngay mặt tiền đường Tân Hòa Đông (quận 6), một trong những trục đường quan trọng và có mật độ dân cư sầm uất nhất phía Tây TP.HCM, giúp khu căn
hộ Summer Square đảm bảo được tiêu chí tối quan trọng làm nên giá trị của một bất động sản, đó là vị trí
Từ đây, cư dân mất chưa đầy 30 phút để di chuyển vào các quận trung tâm thành phố (quận 1, 3, 5) lẫn phía Đông (quận 2, 9) thông qua trục đường xuyên tâm là đại lộ Võ Văn Kiệt, bên cạnh hai tuyến giao thông chính từ trước đến nay là Hồng Bàng và Kinh Dương Vương (kết nối trực tiếp với đường Tân Hòa Đông)
Song song với tuyến đường Tân Hòa Đông, trong tương lai, tuyến Metro số 6 với lộ trình Bà Quẹo - Âu Cơ - Lũy Bán Bích - Tân Hòa Đông - Vòng xoay Phú Lâm sẽ chính
Trang 13thức đi ngang qua khu căn hộ Summer Square, tạo thêm ưu thế kết nối để cư dân dễ dàng
di chuyển khắp địa bàn thành phố (do Metro 6 là tuyến kết nối giữa Metro 3a Bến Thành - Bến xe miền Tây tại Vòng xoay Phú Lâm và tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương tại Bà Quẹo)
Hình 1.2 Vị trí chung cư Summer Square 1.2.2 Địa hình
Dự án được hình thành trong 1 khuôn viên riêng biệt, có cổng ra, công viên, bãi đỗ xe, sân vui chơi rộng rãi, thoáng mát
Bên dưới khu nhà ở, có thể tổ chức khu thương mại – dịch vụ phục vụ cho dân cư tại chỗ và các khu lân cận Các mảng xanh xen cài trong khu nhà ở, các vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của người dân trong khu vực quy hoạch
Trang 14quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
ổn định trong năm Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 27,96°C, cao nhất là tháng 4 (30,5ºC), thấp nhất là tháng 12 (26ºC)
Lượng mưa bình quân hàng năm là 1934mm và mỗi năm có khoảng 159 ngày mưa
cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau ta ̣nh, đôi khi mưa rả rích
đông
Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long
An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Vùng cao nằm ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét Xen kẽ có một số
gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9 Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
Trang 15 Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ
Địa chất thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai hướng trầm tích Pleistocen
và Holocen lộ ra trên bề mặt Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng Sông Ðồng Nai Bắt nguồn
từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km² Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố Sông Sài Gòn bắt nguồn
từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài
200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20
m Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu
ra vào bến cảng Sài Gòn Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một
hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng
do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành
Trang 161.2.4 Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong kinh tế của Việt Nam Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Namnhưng chiếm tới 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2012, GDP đạt 404.720 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7% Năm 2012, GDP đạt khoảng 9,2%, trong đó khu vực dịch vụ đạt khoảng 10,8%, công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 9,2%, nông lâm và thủy sản đạt 5% GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD Thu ngân sách năm 2012 ước đạt 215.975 tỷ đồng, nếu không tính ghi thu chi là 207.000 tỷ đồng, đạt 92,42% dự toán, bằng 105,40% so với cùng kỳ Trong đó, thu nội địa đạt 109.500 tỷ đồng, bằng 88,81% dự toán, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 70.000 tỷ đồng, bằng 88,72% dự toán
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người, các dân tộc khác như người Hoa có 414.045 người, người Khmer có 24.268 người, người Chăm 7.819 người, người
Tày có 4.514 người, người Mường 3.462 người, ít nhất là người La Hủ chỉ có một người
Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch toàn thành phố đến nay đạt khoảng 89,45% Hệ thống cấp nước của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cơ bản là đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho mục đích sinh hoạt của dân cư và sản xuất trên địa bàn, chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, lưu lượng và nguồn cung cấp ổn định, có khả năng mở rộng phạm
vị phục vụ trong tương lai
Về hiện trạng cấp nước khu đô thị lấy nước từ mạng lưới cấp nước của thành phố để cung cấp nước sạch cho khu đô thị Mạng lưới ống cấp nước của khu đô thị vận chuyển
và phân phối nước sạch tới các điểm dùng nước trong khu vực Tại chung cư Summer Square đường ống cấp nước bên ngoài vào tòa nhà có đường kính D200 và nằm ở phía bắc của tòa nhà
Trang 17d Hiện trạng thoát nước
Vì là 1 khu đô thị mới được quy hoạch và hiện đại nên các cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật như các tuyến đường nội bộ trong khu vực, hệ thống cây xanh, chiếu sáng và đặc biệt là các mạng lưới cống bao thoát nước thải và nước mưa xung quanh các công trình được thiết kế và quy hoạch mới Nên vị trí quy hoạch xây dựng chung cư Summer Square được bố trí các tuyến cống thoát nước mưa bao quanh khu đất tại các tuyến đường Tân Hòa Đông và các hố ga thu nước thải ở phía bắc của chung cư và kết nối với các công trình chung cư lân cận để vận chuyển nước thải về trạm xử lý và nước mưa Khu dân cư hiện trạng được bố trí tuyến cống bao để tách nước thải đưa về trạm xử lý nước thải, khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống riêng hoàn toàn Nước thải sinh hoạt phải được xử lý tối thiểu đạt loại B theo QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố
1.2.5 Tổng thể dự án
chung cư cao tầng, nhà liền kề, khu thương mại và xen kẽ là hệ thống công viên
Dự án gồm 2 tòa nhà, mỗi tòa có tổng thể 17 tầng, gồm 128 căn hộ có diện tích từ
hầm dùng để xe, khuôn viên sân vườn, bãi đỗ xe hơi và sân thể thao, giải trí
ĐÁNH GIÁ
Thực tế hiện nay, nhu cầu về nhà ở, căn hộ rất lớn, bởi ngày càng có nhiều người yêu thích cuộc sống gần gũi với thiên nhiên và đủ khả năng chi trả cho sở thích của họ Việc thiêt kế hệ thống cấp thoát nước bao gồm các hạng mục: hệ thống cấp nước lạnh, hệ thống cấp nước chữa cháy, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, hệ thống thoát nước thải nhà xí,
hệ thống thoát nước mưa và các công trình xử lý nước thải sơ bộ là hết sức cần thiết Đối với hệ thống cấp nước đô thị của khu vực có thể đảm bảo được lưu lượng nước cấp cho các mục đích của chung cư Summer Square nhưng áp lực vẫn đáp đáp ứng được
Do đó, cần chọn lựa và thiết kế hệ thống cấp nước phù hợp cho chung cư Summer Square
để đảm bảo cấp nước an toàn và kinh tế cho nhà đầu tư
Đối với hệ thống thoát nước chung của khu vực tuy chưa hoàn thiện nhưng có thể đảm bảo khả năng tiêu thoát nước khi cống thoát chung cư đấu nối vào.Vì trạm xử lý nước thải cùng các công trình xử lý trong khu vực được thiết kế để xử lý nước thải xám và đen cùng
Trang 18các nước thải đạt mức B QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra cống chung thành phố
và được đưa về trạm xử lý tập trung của thành phố
Ngoài ra, việc thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy cũng hết sức cần thiết để đảm bảo yêu cầu trong công tác phòng cháy chữa cháy
Từ những đánh giá trên có thể lấy làm cơ sở thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho
chung cư Summer Square ở những chương tiếp theo
Trang 19CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
NHÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1 Nhiệm vụ và các bộ phận của hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước bên trong được định nghĩa là những hệ thống cấp nước cho nhà dân dụng các cấp, công trình công cộng, chung cư, trường học, bệnh viện, xí nghiệp Hệ thống cấp nước bên trong có nhiệm vụ đưa nước từ mạng lưới cấp nước ngoài nhà đến mọi thiết bị lấy nước, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc sản xuất có bên trong nhà
- Theo áp lực đường ống cấp nước ngoài phố
Trang 20c Các bộ phận của hệ thống cấp nước trong nhà
- Thành phần cơ bản
hồ nước
Ống chính: ống đưa nước sau đồng hồ vào nhà
Ống đứng: ống đưa nước lên các lầu
Ống phân phối: ống đưa nước đến các dụng cụ vệ sinh ở từng tầng
- Các thiết bị dùng nước (dụng cụ vệ sinh): lavabo, bàn cầu, vòi sen…
- Thành phần phụ thêm (có thể có hoặc không, tùy theo sơ đồ):
cho các thiết bị vệ sinh, vai trò của nó tương tự đài nước
vòi chữa cháy hoặc để bơm nước lên bể nước mái Máy bơm có thể được điều khiển tự động bằng các role mực nước tại bể chứa, két nước hoặc được điều khiển bằng thiết bị biến tần
(ống cái ngoài đường hay giếng) không cung ứng đủ nhu cầu dùng nước tức thời trong nhà (hoặc đường ống bên ngoài tạm ngưng cấp nước để sửa chữa…) và để làm bể hút cho máy bơm hoạt động, vai trò của nó tương tự như bể chứa trong cấp nước khu vực
- Các thiết bị hỗ trợ cho hệ thống cấp nước
Trang 212.1.2 Bể chứa nước và két nước
Bể chứa có tác dụng dự trữ nước cho chung cư, khách sạn,… Khi áp lực đường ống cấp nước bên ngoài nhỏ, không ổn định, không thể cung cấp nước trực tiếp từ đường ống bên ngoài và khi áp lực của đường ống cấp nước ngoài nhà < 6m
Khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên thì hệ thống cấp nước bên trong nhà cần có két nước Két nước có nhiệm vụ điều hoà nước trong nhà (dự trữ nước khi thừa và bổ xung nước khi thiếu, đồng thời dự trữ một phần nước khi chữa cháy)
- Két nước được trang bị các loại ống sau:
2.1.3 Đường ống cấp nước và vị trí đường ống
Mạng lưới cấp nước trong nhà gồm đường ống chính, các ống đứng, ống nhánh dẫn nước đến các thiết bị vệ sinh trong nhà Khi thiết kế hệ thống cấp nước bên trong nhà việc đầu tiên là vạch tuyến đường ống cấp nước trong nhà
- Những yêu cầu đối với việc vạch tuyến đường ống cấp nước trong nhà:
van
- Một số quy định khi đặt ống:
vì khi hư hỏng sửa chữa sẽ gặp nhiều khó khăn
Trang 22 Các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh, thường đặt với độ dốc i=
0.002 – 0.005 về phía ống đứng cấp nước để dễ dàng xả nước trong ống khi cần thiết
quá 5 đơn vị dùng nước và không dài quá 5m (1 đơn vị dùng nước tương ứng với lưu
lượng 0.2 l/s)
thể đặt ở mái nhà, hầm mái hoặc tầng trên cùng (nếu như nước được dẫn lên két rồi mới xuống các ống đứng) Tuy nhiên phải có biện pháp chống rò rỉ, thấm nước xuống các
tầng
- Vị trí đường ống cấp nước
các tầng nhà Đường ống đứng được nối với két nước hoặc trạm bơm (nguồn nước) và
cấp nước cho các đường ống nhánh
dùng nước trong từng tầng lầu Tùy theo từng điều kiện cụ thể, vị trí đường ống nhánh có
thể lắp đặt ở các vị trí sau
Dưới sàn nhà: người ta lắp đặt ống cấp nước trên sàn BTCT, nằm trong lớp
cát bảo vệ và sau đó dán gạch lên trên
Trong tường gạch: người ta tạo rãnh trong tường gạch, lắp ống vào và phủ
lớp vữa ximăng bên ngoài
Trên trần nhà: từ ống chính, người ta lắp đặt ống cấp nước trong khoảng giữa trần giả và sàn BTCT, sau đó lắp đặt ống cấp nước trong các tường gạch tới các thiết
Trang 23- Áp lực đường ống cấp nước bên ngoài: ban ngày 10,0m; ban đêm 15,0m
- Độ sâu chôn ống cấp nước bên ngoài: 1m
- Đường ống cấp nước bên ngoài: D200
- Mạng lưới cống thoát nước thải nằm ở phía bắc của tòa nhà có đường kính: D250
- Độ sâu chôn cống thoát nước thải: -1.0m
- Mạng lưới cống thoát nước mưa nằm ở phía bắc của tòa nhà ó đường kính: D400
- Độ sâu chôn cống thoát nước mưa: -1.0m
- Ngoài ra còn có hệ thống cống bao nằm ở phía bắc của toàn khu vực có đường kính: D1000
sơ đồ mạng lưới cấp nước sau:
- Sơ đồ cấp nước đơn giản
Lấy nước trực tiếp từ đường ống cấp nước bên ngoài cung cấp cho các thiết bị dùng nước trong tòa nhà Sơ đồ này chỉ áp dụng khi áp lực đường ống nước ngoài nhà hoàn
Trang 24toàn đảm bảo đưa tới mọi dụng cụ vệ sinh trong công trình, kể cả những dụng cụ vệ sinh cao nhất và xa nhất trong công trình, với độ an toàn cao
- Sơ đồ cấp nước có két nước trên mái
Được áp dụng khi áp lực đường ống cấp nước bên ngoài đủ lớn nhưng không đảm bảo thường xuyên Vào những giờ dùng nước ít (chủ yếu là ban đêm) nước được cung cấp cho các dụng cụ vệ sinh và cấp lên két Vào giờ cao điểm, khi nước không lên tới các dụng cụ
vệ sinh thì két nước sẽ bổ sung nước cho toàn bộ mạng lưới Thường thì sơ đồ này có thể
áp dụng tại một số công trình gần nhà máy nước, nơi có áp lực nước đủ lớn
- Sơ đồ cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa
Áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống nước bên ngoài hoàn toàn không đảm bảo và quá thấp(< 5m), đồng thời lưu lượng nước không đủ, đường kính ống bên ngoài nhỏ, không cho phép bơm trực tiếp từ đường ống bên ngoài, vì sẽ ảnh hưởng đến việc dùng nước của các hộ xung quanh Trên thực tế tại Việt Nam hiện nay ta thường sử dụng
sơ đồ này Trạm bơm được điều khiển tự động bằng các Rơle mực nước tại bể chứa và két nước
Trang 25Hình 2.3: Sơ đồ cấp nước có két mái,
trạm bơm và bể chứa
Hình 2.4: Sơ đồ cấp nước có trạm khí ép
hoặc bồn áp lực
- Sơ đồ cấp nước có trạm khí ép hoặc bồn áp lực
Áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên, nhưng không có điều kiện xây dựng két nước trên mái do không có lợi về phương tiện kết cấu hay mỹ quan Trạm khí ép có thể có một hay nhiều thùng khí ép Trạm khí ép nhỏ chỉ cần một thùng chứa nước ở phía dưới và không khí ở phía trên Để tạo áp lực người ta dùng máy nén khí tạo áp lực ban đầu và bổ sung lượng khí hao hụt trong quá trình trạm bơm làm việc Trạm khí ép có thể bố trí ở sân thượng Hiện nay người ta thường dùng thiết bị biến tần thay cho các trạm khí ép khi xây dựng mạng lưới cấp nước cho các chung cư cao cấp
Sơ đồ cấp nước này áp dụng trong trường hợp khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài đảm bảo không những thường xuyên hoặc hoàn toàn không đảm bảo đưa nước đến mọi thiết bị vệ sinh trong nhà, nhưng áp lực này không đủ lớn để cung cấp cho tất cả các thiết bị dùng nước trong tòa nhà Đối với sơ đồ này tận dụng áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài cho một số tầng dưới theo sơ đồ đơn giản Còn các tầng trên có thể thêm két nước, máy bơm theo một số sơ đồ riêng Khi đó cần làm thêm đường ống chính phía trên và dùng van trên ống đứng giữa biên giới hai vùng cấp nước
Trang 26Ưu điểm của mạng lưới này là tận dụng áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài nhưng phải xây dựng thêm hệ thống đường ống chính cho các tầng phía trên
2.2.3 Lựa chọn sơ đồ cấp nước
ngày, theo mùa do đó để bảo đảm cấp nước cho ngôi nhà một cách an toàn và liên tục cần
thêm: két nước, trạm bơm, bể chứa
- Xây dựng biểu đồ áp lực trong ngày
- Xác định sơ bộ qua áp lực của các thiết bị vệ sinh ở các tầng nhà của ngôi nhà gần nhất
- Tham khảo các số liệu của các cơ quan quản lý mạng lưới cấp nước
- Theo các thông tin của tòa nhà và các cơ quan quản lý mạng lưới cấp nước được cung cấp thì áp lực đường ống cấp nước bên ngoài: ban ngày 10,0m; ban đêm 15,0m
Khi xác định sơ bộ thì áp lực cần thiết của ngôi nhà có thể tính như sau:
Đối với nhà 1 tầng thì áp lực cần thiết là 8 – 10m
Đối với nhà 2 tầng thì áp lực cần thiết là 12m
Đối với nhà 3 tầng thì áp lực cần thiết là 16m
Cứ tăng lên 1 tầng thì cộng thêm 4m
Như vậy nếu xác định sơ bộ áp lực cần thiết của tòa nhà 17 tầng thì áp lực cần thiết
Từ các số liệu được cung cấp ta thấy áp lực đường ống cấp nước bên ngoài chỉ đủ cung cấp cho 1 số tầng phía dưới Để tận dụng khả năng cấp nước của đường ống bên ngoài, hơn nữa do chung cư có nhiều tầng (17 tầng), ta sử dụng sơ đồ cấp nước phân vùng
Trang 27Để tận dụng không gian tầng mái và giảm chi phí nên chọn hệ thống cấp nước có két nước Nước từ hệ thống cấp nước thành phố chảy vào bể chứa được đặt dưới tầng hầm, sau đó nước được đưa lên két nước bằng bơm rồi phân phối nước tới các hộ gia đình theo các đường ống từ trên xuống
c Lựa chọn sơ đồ cấp nước cho tòa nhà
Phương án 1: Hệ thống cấp nước bể chứa, bơm biến tần và bồn áp lực
Trong phương án này nước từ đường ống bên ngoài sẽ dẫn vào bể chứa và được bơm trực tiếp cấp cho các hộ của chung cư với hỗ trợ của bồn áp lực Hệ thống biến tần áp dụng nguyên lý điều khiển vòng kín Tín hiệu áp lực từ mạng lưới cấp nước đưa về bộ xử
lý, so sánh tín hiệu áp lực được cài đặt theo yêu cầu Để tạo áp lực đủ dùng thêm bồn áp lực bổ sung áp lực cho bơm
Ưu điểm: đảm bảo yêu cầu về mỹ quan cho chung cư
Nhược điểm: Chi phí đầu tư và vận hành tương đối cao
Nước thủy
Trạm bơm
Trang 28Nước thủy
Trạm bơm
Phương án 2: hệ thống cấp nước có két nước trạm bơm và bể chứa
Trong phương án này nước từ đường ống bên ngoài sẽ dẫn vào bể chứa và được bơm lên két nước Mạng lưới cấp nước của toàn bộ ngôi nhà sẽ được cung cấp bằng két nước Trạm bơm được điều khiển tự động bằng các rơ le mực nước bể chứa và két nước
Ưu điểm: Áp lực nước đảm bảo cung cấp cho các tầng trong chung cư trong trường hợp dùng nước lớn nhất Không bị động trong trường hợp ngắt điện đột ngột
Nhược điểm: Ảnh hưởng đến mỹ quan ngôi nhà
Từ các số liệu đã cho trong đề tài với diện tích tầng hầm tương đối lớn, bề mặt tầng mái có khoảng trống nên phương án 2 – hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa được chọn
Trang 29Hình 2.5 Sơ đồ tổng quan hệ thống cấp nước
Trang 302.2.4 Tính toán hệ thống cấp nước sinh hoạt
- Đến được các thiết bị vệ sinh
- Đủ áp lực và lưu lượng yêu cầu của thiết bị
- Có tổng chiều dài ngắn nhất
- Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa, thay thế
- Dễ phân biệt khi sửa chữa
- Thuận tiện trong quá trình thi công
- Vạch tuyến đường ống cấp nước là công việc quyết định đến quá trình thi công, hiệu quả làm việc của hệ thống cấp nước Nhìn chung ống cấp nước thường được lắp đặt kín để đảm bảo mỹ quan công trình và tăng tuổi thọ của đường ống Vị trí ống cấp nước thường được lựa chọn như sau:
nước hay đường ống cấp nước bên ngoài tới các tầng của công trình: Đường ống này thường được lắp đặt trong các hộp gain(gen) kỹ thuật(thông tầng), chung hoặc riêng với các đường ống kỹ thuật khác như thoát nước, thông gió, điện lạnh Cần lưu ý khi lắp đặt đường ống chính trong hộp gain kỹ thuật chung với các đường ống kỹ thuật khác, hộp gain phải có đủ diện tích cần thiết cho tất cả các đường ống và vị trí các đường ống trong hộp gain cần được xác định trên cơ sở thuận tiện cho việc đấu nối với các ống nhánh Trên hộp gain phải bố trí các nắp hoặc cửa mở ra đẩy vào được (bằng gỗ, tôn, nhựa, kính, v.v) ở những chỗ cần thiết (nơi bố trí van, khóa, v.v.) để dễ dàng cho việc quản lý và sửa chữa Trên thực tế ta thường chọn nhiều ống đứng để cấp cho nhà cao tầng, mỗi ống đứng cấp cho khoảng 5 tầng, để tăng độ an toàn khi vận hành
nước trong từng tầng: Trong một số chung cư cao tầng, đường ống chính nằm ở hộp gain
kỹ thuật trong phòng nước của chung cư, người ta lắp đặt đồng hồ nước cho từng căn hộ trong phòng nước và lắp đặt đường ống nhánh từ đồng hồ nước tới các căn hộ trong tầng Đường ống nhánh này có thể treo trên trần, ngầm trong tường hay đi trên sàn nhà Cần lưu ý là khi lắp đặt đường ống trên sàn nhà cần phải bổ sung chiều dày lớp vật liệu lót trước khi lát sàn để bảo vệ ống, thông thường chiều cao lớp vật liệu lót bảo vệ trên đỉnh
Trang 31ống tối thiểu 15mm Khi thiết kế cần lựa chọn phương án cho phù hợp, tuy nhiên nên hạn chế lắp đặt ống cấp nước trên sàn nhà vì sẽ gặp khó khăn khi sửa chữa
- Đường ống nhánh cấp cho các thiết bị lấy nước:
Đường ống nhánh sẽ cung cấp nước cho từng thiết bị lấy nước, thông thường các vị trí lấy nước của các thiết bị lấy nước nằm ở trên tường, cách sàn nhà một khoảng cách nhất định, tùy thuộc vào loại thiết bị Có 3 trường hợp bố trí đường ống như sau:
Đường ống chính - ống nhánh trên sàn nhà - ống nhánh trong tường - thiết
bị lấy nước
Đường ống chính - ống nhánh trong tường - thiết bị lấy nước;
Đường ống chính - ống nhánh trên trần nhà - ống nhánh trong tường - thiết
bị lấy nước
Việc lựa chọn phương án nào cần phải xem xét các điều kiện về kỹ thuật, kinh tế, quản
lý vận hành Người ta thường hay lắp đặt van chặn trên các đường ống vào các khu(phòng
vệ sinh) để dễ dàng cô lập khi cần sửa chữa, tránh ảnh hưởng đến khu vực khác các van này được bố trí tại nơi thuận tiện cho công tác quản lý nhưng phải đảm bảo mỹ quan của công trình, trong trường hợp bố trí van trên đường ống treo trên trần, cần phải chừa sẵn lỗ bảo trì trên trần nhà
Vạch tuyến đường ống cấp nước để đảm bảo cho quá trình thi công, hiệu quả làm việc của hệ thống cấp nước Các đường ống cấp nước được lắp đặt kín để đảm bảo mỹ quan công trình và tăng tuổi thọ của đường ống Vị trí ống cấp nước thường được lựa chọn như sau:
- Đường ống cấp nước chính (ống đứng): Là đường ống cấp từ trạm bơm, két nước hay đường ống cấp nước bên ngoài tới các tầng của công trình: Đường ống này được lắp đặt trong các hộp gain (gen) kỹ thuật (thông tầng), riêng với các đường ống kỹ thuật khác như thoát nước, thông gió, điện lạnh Vị trí các đường ống trong hộp gain được xác định trên cơ sở thuận tiện cho việc đấu nối với các ống nhánh Ở đây ta chọn 3 ống đứng để cấp cho tòa nhà, mỗi ống đứng cấp cho khoảng 5 tầng, để tăng độ an toàn khi vận hành Đường ống nhánh từ đường ống chính tới các căn hộ, thiết bị dùng nước trong từng tầng: Đường ống chính nằm ở hộp gain kỹ thuật trong phòng nước của chung cư, ta lắp đặt đồng hồ nước cho từng căn hộ trong phòng nước và lắp đặt đường ống nhánh từ đồng
Trang 32hồ nước tới các căn hộ trong tầng Đường ống nhánh này treo trên trần, ngầm trong tường đi dọc theo các hành lang đến các căn hộ hoặc nhà vệ sinh
Đường ống nhánh sẽ cung cấp nước cho từng thiết bị lấy nước, các vị trí lấy nước của các thiết bị lấy nước nằm ở trên tường, cách sàn nhà một khoảng cách nhất định, tùy thuộc vào loại thiết bị Bố trí đường ống như sau:
Đường ống chính - ống nhánh trên trần nhà - ống nhánh trong tường - thiết
bị lấy nước
Từ số liệu áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài nhận thấy áp lực chỉ đủ cung cấp cho một số thiết bị dùng nước bên ngoài tòa nhà hoặc các vòi tưới cây, rửa xe, rửa tầng hầm còn để cung các thiết bị bên trong tòa nhà là không đảm bảo Do đó ta lựa chọn sơ đồ cấp nước các tầng trên sử dụng nước áp lực từ trạm bơm tăng áp trên mái còn các tầng dưới sử dụng nước trọng lực từ két Để đảm bảo cấp nước cho các thiết bị dùng nước được an toàn chia vùng cấp nước trọng lực từ két được chia làm 2 vùng cấp nước:
Trong mỗi vùng của hệ thống cấp nước sinh hoạt thì áp lực thủy tĩnh không được vượt
Vì lý do để đảm bảo cấp nước ổn định và an toàn cho các thiết bị: ta chọn không sử dụng áp lực nước lấy nước trực tiếp từ ống cấp nước bên ngoài để cấp nước cho các thiết
bị trong tòa nhà mà chỉ sử dụng cấp nước cho các vòi rửa tầng hầm Do số lượng thiết bị dùng nước ở các tầng tương đối nhiều nên việc sử dụng áp lực nước lấy nước trực tiếp từ ống cấp nước bên ngoài cấp cho các thiết bị là không đảm bảo áp lực Nên ta sử dụng nước hoàn toàn từ hệ thống cấp nước từ trạm bơm và két nước để cung cấp cho các thiết
bị trong tòa nhà để đảm bảo áp lực ổn định
- Vùng sử dụng áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài: Sử dụng sơ đồ cấp nước đơn giản, lấy nước trực tiếp từ ống cấp nước bên ngoài Dùng cho các vòi cấp nước cho tầng hầm
- Vùng 1: tầng 1 → tầng 4
Lấy nước cấp từ các đường ống đứng cấp nước từ két nước trên mái phân phối tới các căn hộ
Trang 33Lưu lượng nước sinh hoạt trong tòa nhà bao gồm:
- Nước sinh hoạt cho dân cư sống trong tòa nhà
- Nước sinh hoạt cho khu thương mại, dịch vụ,…
- Nước dự phòng
Để tính toán lưu lượng nước sử dụng của tòa nhà, ta phải lựa chọn tiêu chuẩn cấp nước của từng đối tượng dùng nước
Nếu theo dự tính mỗi căn hộ có 2 toilet sẽ có trung bình 5 cư dân sinh sống, căn hộ có
1 toilet sẽ có 3 cư dân sinh sống Số căn hộ có 2 toilet là 112 căn, số căn hộ có 1 toilet là
16 căn Vậy toàn tòa nhà có khoảng 608 cư dân
- Tính toán lưu lượng nước sinh hoạt trung bình cho dân cư sống trong tòa nhà:
cấp nước sinh hoạt TCVN 33-2006)
N: số dân cư sống trong tòa nhà (người)
- Tính toán lưu lượng nước sinh hoạt trung bình cho khu thương mại dịch vụ trong tòa nhà:
Trang 34S: diện tích khu thương mại dịch vụ trong tòa nhà
e Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt
Bảng 2.1: Bảng trị số đương lượng thiết bị vệ sinh của căn hộ
Dựa vào bảng A-2 và điều 4.2 QCVN 2000 ( tham khảo phần phụ lục 2 ) để xác định đương lượng thiết bị cấp nước, đường kính ống nối tối thiểu của ống dẫn nối với thiết bị
và lưu lượng nước cấp đặc trưng của từng thiết bị
Vòi cấp nước sân vườn, vòi rửa xe, vòi rửa cho phòng rác,
Trang 35Bảng 2.2: Thống kê số lượng thiết bị vệ sinh tòa nhà
Tổng số lượng thiết bị cả tòa nhà
Trang 36Ngoài ra cũng có thể dựa và lưu lượng tính toán theo điều kiện:
QMin < Qtt < QMax
Trong đó:
Sau khi đã dựa vào lưu lượng, chọn được cỡ đồng hồ thích hợp ta cần phải kiểm tra lại điều kiện về tổn thất áp lực qua đồng hồ xem có vượt quá trị số cho phép hay không Theo quy phạm, tổn thất áp lực qua đồng hồ đo nước quy định như sau:
Trường hợp sinh hoạt thông thường: tổn thất áp lực đối với loại cánh quạt nhỏ hơn 2.5 m với loại tuốc bin nhỏ hơn 1 – 1.5 m, trong trường hợp có cháy tương ứng là 5m và 2.5m
Trang 37Tổn thất áp lực qua đồng hồ đo nước có thể xác định theo công thức sau:
Trong đó:
q - lưu lượng nước tính toán, l/s
S - sức kháng của đồng hồ đo nước có thể lấy theo bảng 2.4 Để chọn đồng hồ đo nước ta sử dụng bảng 2.3
Bảng 2.3: Cỡ, lưu lượng và đặc tính của đồng hồ đo nước
Loại đồng hồ Cỡ đồng hồ
(mm)
Lưu lượng đặc trưng Qđtr(m3/h)
Lưu lượng cho phép (l/s) Lớn nhất q max Nhỏ nhất q min
nước là 10m, trong quá trình làm việc không cho phép làm việc ở lượng đặc trưng
cho phép làm việc với thời gian ngắn (mỗi ngày đêm không quá 1 giờ)
đầu vận hành
Trang 38Chọn đồng hồ cho từng căn hộ có thể dựa và lưu lượng tính toán theo điều kiện:
Trang 39QMin < Qtt < QMax
2000 để xác định lưu lượng tính toán
Dựa vào bảng 2.3 cỡ lưu lượng và đặc tính của đồng hồ nước ta chọn loại đông hồ
Như vậy việc chọn đồng hồ BK30 là hợp lý
Dựa vào vận tốc kinh tế v= 0.5-1.5 m/s để xác định đường kính thích hợp của từng đoạn ống, trong các ống nhánh, các đường ống sản xuất và trong trường hợp chữa cháy vận tốc tối đa có thể cho phép lên tới 2.5 m/s Tổn thất áp lực của từng đoạn ống và của toàn mạng từ đó xác định áp lực cần thiết để chọn bơm biến tần, xác định thể tích bể chứa
và bồn chứa áp lực
Đường kính ống nối vào các thiết bị vệ sinh không nhỏ hơn đường không nhỏ hơn đường kính tối thiểu đối với loại thiết bị vệ sinh đó, không phụ thuộc vào vận tốc nước chảy trong ống
- Tổn thất áp lực theo chiều dài cho từng đoạn ống xác định theo công thức:
H = i x L Trong đó:
i: Tổn thất đơn vị
L: chiều dài đoạn ống tính toán (m)
Khi tính toán ta tính toán cho tuyến bất lợi nhất và cuối cùng tổng cộng cho toàn mạng lưới Các nhánh khác tính toán tương tự
Trang 40Khi tính toán lưu lượng nước cấp với các đoạn ống có đương lượng đơn vị cấp nước của các thiết bị vệ sinh mà nó phục vụ lớn hơn hoặc bằng 5 tra theo biểu đồ A-3 của QCVN – 2000 ( tham khảo phần phụ lục 2 )
Trong trường hợp cần tính toán thủy lực cho những đoạn ống có tổng đương lượng thiết bị N < 5 có thể sử dụng các lưu lượng phụ thuộc theo thông số của từng thiết bị sử dụng nước hoặc các lưu lượng tính toán sẵn (bảng 1-8 dự thảo cấp thoát nước trong nhà)
để tham khảo thêm hoặc lưu lượng đặc trưng của từng thiết bị theo QCVN 2000
Dựa theo bản vẽ vạch tuyến các đường ống nhánh cấp nước cho các căn hộ và thiết
bị để tính toán thủy lực cho ống nhánh (Phụ lục Bảng 1: Tính toán thủy lực cho các đoạn ống nhánh của tòa nhà)