Phạm vi và đối tượng áp dụng Quy định này quy định việc hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; được áp dụng đối với mọi tổ chức, c
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ
NƯỚC CẤP CHO KHU DÂN CƯ PHƯỜNG 5 QUẬN
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : TS ĐẶNG VIẾT HÙNG Sinh viên thực hiện : LÊ THANH HÙNG
Trang 2MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Về hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định việc hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước dưới đất phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác
Điều 2 Giải thích từ ngữ
1 Nước dưới đất là nước tồn tại trong các lỗ hổng, khe hở của đất đá dưới mặt đất
2 Công trình khai thác nước dưới đất là các giếng khoan, giếng đào, hang động hoặc hành lang khai thác nước, điểm lộ nước dưới đất được xây dựng hoặc sử dụng để khai thác nước dưới đất
Trang 35 Nước sinh hoạt là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người
6 Nguồn nước sinh hoạt là nguồn có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có thể xử
lý thành nước sinh hoạt một cách kinh tế
7 Độ cao chuẩn quốc gia là độ cao lấy mực nước biển (Hòn Dấu - Hải Phòng) làm chuẩn có độ cao là 0 mét
8 Mực nước là cao độ mực nước dưới đất so với độ cao chuẩn quốc gia
9 Khu vực hạn chế khai thác là khu vực chỉ được xem xét cấp phép khai thác nước dưới đất trong trường hợp cần thiết do không thể khai thác hoặc sử dụng nguồn nước khác để đáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức, cá nhân đó
10 Khu vực cấm khai thác là khu vực không cấp phép khai thác nước dưới đất
11 Tầng chứa nước Pleistocen (Tầng I) là tầng chứa nước thường phân bố ở độ sâu nhỏ hơn 50m so với mặt đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh
12 Tầng chứa nước Pliocen trên (Tầng II) là tầng chứa nước thường phân bố ở độ sâu 50m đến 150m so với mặt đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh
13 Tầng chứa nước Pliocen dưới (Tầng III) là tầng chứa nước thường phân bố ở độ sâu 150m đến hơn 300m so với mặt đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh
14 Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước
15 Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước
Trang 4
Điều 3 Khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất
Các khu vực có đường ống có khả năng cấp nước với áp lực tối thiểu 0,2 kg/cm2
, lưu lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn sinh hoạt và không thuộc các trường hợp tại Điều 4 Quy định này
Điều 4 Khu vực cấm khai thác nước dưới đất
Các khu vực có đường ống có khả năng cấp nước với áp lực tối thiểu 0,2 kg/cm2, lưu lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn sinh hoạt và đồng thời thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:
1 Các khu vực có mực nước thấp hơn mực nước ở giới hạn cho phép, có khả năng gây tác động môi trường xung quanh và cho bản thân tầng chứa nước, cụ thể như sau: a) Tầng I: khu vực có mực nước từ -20m trở xuống theo độ cao chuẩn quốc gia
b) Tầng II: khu vực có mực nước từ -40m trở xuống theo độ cao chuẩn quốc gia
c) Tầng III: khu vực có mực nước từ -40m trở xuống theo độ cao chuẩn quốc gia
2 Các khu vực trong phạm vi cách ranh mặn - nhạt (M bằng 1g/l) 100m
3 Các khu vực có nước dưới đất đã bị ô nhiễm Nitơ với hàm lượng tổng Nitơ ở mức nhiễm bẩn từ vừa trở lên (hàm lượng tổng Nitơ từ 7mg/l trở lên)
4 Các khu vực có hiện tượng sụt lún mặt đất xung quanh công trình khai thác
Điều 5 Vị trí các khu vực hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất
Vị trí khu vực hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất được xác định theo Sơ đồ vị trí các khu vực hạn chế và khu vực cấm khai thác nước dưới đất (kèm theo bảng danh sách tên khu vực) do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành theo Điều 8 của Quy định này
Sơ đồ Vị trí vùng hạn chế khai thác nước dưới đất năm 2007 và bảng danh sách tên khu vực theo các Phụ lục IA, IB, IC, ID, IE
Trang 52 Các công trình khai thác đã có giấy phép hoặc có giấy đăng ký khai thác còn hiệu lực trong khu vực hạn chế vẫn được khai thác theo giấy phép hoặc giấy đăng ký đến hết thời hạn
3 Các đơn vị cung cấp nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ nước và gắn đồng hồ nước cho các tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu trong khu vực hạn chế khai thác để không phải khai thác nước dưới đất
4 Không xem xét giải quyết cấp phép khai thác, gia hạn, điều chỉnh tăng thêm lưu lượng hoặc đăng ký khai thác nước dưới đất ngoại trừ các trường hợp ở khoản 5 Điều này
5 Các cơ quan có chức năng cấp phép hoặc đăng ký khai thác nước dưới đất, căn cứ vào trữ lượng khai thác nước dưới đất và các điều kiện an toàn của các công trình trong khu vực, chỉ xem xét cấp phép khai thác, điều chỉnh, gia hạn hoặc đăng ký khai thác nước dưới đất trong khu vực hạn chế cho các trường hợp:
a) Khai thác nước dưới đất để xử lý đạt tiêu chuẩn sinh hoạt
b) Khai thác nước dưới đất để xử lý theo tiêu chuẩn riêng phục vụ cho sản xuất thực phẩm; chế biến thủy hải sản; sản xuất các loại nước uống như nước giải khát, nước uống có ga, nước đóng chai, nước đá
c) Khai thác nước dưới đất để lấy nước thô sử dụng trực tiếp hoặc khai thác lưu lượng tương đối lớn phục vụ sản xuất giấy, dệt nhuộm, rửa xe, tưới cây cho các công trình công ích, phòng cháy chữa cháy
6 Đối với các công trình khai thác nước dưới đất không có giấy phép, hoặc không được giải quyết cấp phép, gia hạn hoặc đăng ký khai thác thì chủ công trình phải tiến hành trám lấp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành hoặc
kể từ ngày giấy phép, giấy đăng ký khai thác hết hạn
Trang 6giấy đăng ký đến hết thời hạn, trong thời hạn khai thác không cho phép điều chỉnh tăng thêm lưu lượng khai thác
2 Các đơn vị cung cấp nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ nước theo yêu cầu và gắn đồng hồ nước cho các tổ chức hoặc cá nhân trong khu vực cấm khai thác để không phải khai thác nước dưới đất
3 Không xem xét giải quyết cấp phép khai thác, gia hạn hoặc đăng ký khai thác nước dưới đất cho các công trình trong vùng cấm khai thác, ngoại trừ các công trình dự phòng phục vụ phòng cháy chữa cháy
4 Đối với các công trình đang khai thác nước dưới đất không có giấy phép, không được giải quyết cấp phép, gia hạn hoặc đăng ký khai thác thì chủ công trình phải tiến hành trám lấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành hoặc
kể từ ngày giấy phép, giấy đăng ký khai thác hết hạn
Chương III TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG
Điều 8 Ủy ban nhân dân thành phố
1 Ban hành Sơ đồ vị trí các khu vực hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất (kèm theo bảng danh sách tên khu vực) hàng năm vào quý I
2 Ban hành Quyết định điều chỉnh Sơ đồ vị trí các khu vực hạn chế và khu vực cấm trong các trường hợp sau:
a) Nguồn nước không đảm bảo ở mức độ khai thác đang thực hiện
b) Việc khai thác nước đang gây sụt lún, tăng đáng kể khả năng xâm nhập mặn, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất
Trang 72 Phổ biến các quy định về quản lý nước dưới đất, Sơ đồ vị trí các khu vực hạn chế và khu vực cấm khai thác hiện hành đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện
3 Kiểm tra, cập nhật đầy đủ các tài liệu về quan trắc nước dưới đất, các tài liệu có liên quan đến tài nguyên nước để phục vụ cho việc xây dựng Sơ đồ vị trí các khu vực hạn chế và khu vực cấm khai thác nước dưới đất
4 Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn và Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn hướng dẫn và tổ chức triển khai trám lấp các công trình khai thác nước dưới đất không còn sử dụng đến các tổ chức, cá nhân sau khi gắn đồng hồ nước
Hướng dẫn kỹ thuật trám lấp tại Phụ lục IIA, IIB
5 Phối hợp với Sở Giao thông - Công chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn để dự thảo Sơ đồ vị trí khu vực hạn chế và khu vực cấm khai thác nước dưới đất trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét để quyết định ban hành vào quý I hàng năm
6 Thực hiện hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm Quy định này và các quy định pháp luật khác
có liên quan đến tài nguyên nước và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ 06 tháng và 01 năm
Điều 10 Sở Giao thông - Công chính
1 Xây dựng chiến lược ưu tiên cấp nước cho các tổ chức, cá nhân sử dụng nước trong khu vực hạn chế, khu vực cấm khai thác nước dưới đất
2 Cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu có liên quan đến tài nguyên nước về Sở Tài nguyên và Môi trường hàng năm
Điều 11 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 8ngoại thành để hạn chế việc khai thác nước dưới đất riêng lẻ
2 Cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu có liên quan đến tài nguyên nước về Sở Tài nguyên và Môi trường hàng năm
Điều 12 Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn và các tổ chức cấp nước trên địa bàn thành phố
1 Đảm bảo việc cấp nước đầy đủ cho các tổ chức, cá nhân sử dụng nước trong khu vực hạn chế, khu vực cấm khai thác nước dưới đất
2 Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác kiểm tra việc trám lấp các công trình khai thác nước dưới đất không còn sử dụng của các tổ chức, cá nhân trong khu vực hạn chế, khu vực cấm sau khi gắn đồng hồ nước
3 Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn lập kế hoạch phát triển mạng lưới cấp nước, lắp đặt đồng hồ nước cho các tổ chức, cá nhân ở các khu vực chưa có mạng lưới Thực hiện cấp nước đầy đủ và lắp đặt đồng hồ nước cho các tổ chức, cá nhân tại các khu vực đã có mạng lưới để hạn chế việc phải khai thác nước dưới đất
4 Kiểm tra, cập nhật và thống kê đầy đủ, thường xuyên các dữ liệu mạng lưới cấp nước, thể hiện trên bản đồ các khu vực đã có mạng lưới cấp nước và khu vực đã được cung cấp nước gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường 6 tháng một lần
Điều 13 Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn
1 Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Quy định này và các quy định pháp luật khác liên quan đến tài nguyên nước cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý, chú trọng thực hiện ở các khu vực hạn chế, khu vực cấm khai thác
Trang 93 Thực hiện công tác quản lý, cấp phép hoặc đăng ký khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền căn cứ các quy định hiện hành và Quy định này Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai trám lấp các công trình khai thác nước dưới đất không còn sử dụng đến các tổ chức, cá nhân sau khi gắn đồng hồ nước trong khu vực hạn chế
và khu vực cấm khai thác
4 Tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; hoặc phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan đến tài nguyên nước
Chương IV KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15 Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi gây suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước; không tuân theo sự điều chỉnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố về nguồn nước; không thực hiện theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan đến tài nguyên nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Trang 102 Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường để trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./
TM ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Hữu Tín
Trang 118 Quận 9 Phường Tăng Nhơn Phú A, Thăng Nhơn Phú B,
Phước Long A, Phước Long B, Phước Bình
10 Quận 11 Phường 2, 6
11 Quận Phú Nhuận Phường 8, 9
12 Quận Tân Bình (cũ) Phường 1, 3
13 Quận Bình Thạnh Phường 1, 19
Trang 12
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lê Thanh Hùng
MSSV: 0951080023
Lớp : 09DMT2
Với đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho khu dân cư Phường 5
Quận 8 TPHCM, công suất 400 m 3 /ngày đêm”
Tôi xin cam đoan: toàn bộ nội dung đây là công trình nghiên cứu lí thuyết, tính toán trung thực và có cơ sở Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm và kỉ luật trước Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, trường Đại Học Kĩ Thuật Công Nghệ TPHCM
TPHCM, ngày 15 tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thanh Hùng
Trang 13LỜI CÁM ƠN
Luận văn tốt nghiệp, đối với em, mang một ý nghĩa vô cùng to lớn Luận văn là đích nhắm đến của em cũng như tất cả các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học Luận văn này cũng nhắc nhở em rằng đời sinh viên sắp kết thúc và cần chuẩn bị hành trang bước vào một cuộc sống mới tiếp theo đầy thử thách và hoài bão
Em đã thực hiện và hoàn tất luận văn này trong ba tháng với sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều người Qua đây:
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS Đặng Viết Hùng là người trực tiếp hướng dẫn
em làm luận văn này Cám ơn Thầy đã tận tình chỉ dẫn, bổ sung góp ý và cho em nhiều lời khuyên, chỉ bảo nhiều thiếu sót để em hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn anh Giang quản lý tại Trạm cấp nước Phường 5 đã giúp đỡ
và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện đề tài này
Con xin cám ơn gia đình đã quan tâm, động viên và tạo điều kiện để con hoàn thành tốt
Trân trọng!
Sinh viên thực hiện
Lê Thanh Hùng
Trang 14MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Tính cấp thiết của đề tài 1
3 Mục tiêu của đề tài 2
4 Đối tượng thực hiện 2
5 Nội dung thực hiện 2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG 5 QUẬN 8 3
1.1 Vị trí địa lý 3
1.2 Điều kiện tự nhiên 4
1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.4 Hiện trạng nguồn cấp nước 7
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 8
2.1 Tổng quan về nước ngầm 8
2.2 Các tiêu chuẩn chất lượng nước cấp 11
2.3 Các công nghệ xử lý nước ngầm 15
Trang 152.3.1 Làm thoáng khử sắt 18
2.3.2 Quá trình lắng 19
2.3.3 Quá trình lọc 21
2.3.4 Khử trùng nước 23
2.4 Một vài sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm 25
2.4.1 Xử lý nước ngầm tại Nhà máy nước ngầm Tân Phú 24
2.4.2 Xử lý nước ngầm tại Trạm Quy Đức 2, Bình Chánh 25
Chương 3 : ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 26
3.1 Đặc tính nguồn nước 26
3.2 Kết quả phân tích mẫu nước 27
3.3 Yêu cầu thiết kế 28
3.4 Đề xuất công nghệ 28
3.5 Lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý 33
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO KHU DÂN CƯ PHƯỜNG 5 QUẬN 8 35
4.1 Tính toán công trình đơn vị 35
4.1.1 Giếng khoan 35
4.1.2 Thùng quạt gió 41
4.1.3 Bể lắng đứng 45
Trang 164.1.4 Bể chứa trung gian 53
4.1.5 Bồn lọc áp lực 53
4.1.6 Tính bơm 64
4.2 Khử trùng 67
4.3 Bể chứa nước sạch 69
4.4 Bơm cấp 1 71
4.5 Trạm bơm nước sạch 71
4.6 Hệ thống điện điều khiển 72
4.7 Đường ống nước công nghệ 72
4.8 Bố trí mặt bằng hệ thống 75
4.9 Tính cơ khí 76
CHƯƠNG 5: KHAI TOÁN GIÁ THÀNH XỬ LÝ 79
5.1 Dự toán phần xây dựng và thiết bị 79
5.2 Chi phí xử lý 1m3 nước cấp 82
CHƯƠNG 6 : QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG 84
6.1 Vận hành hệ thống 84
6.2 Thao tác vận hành và bảo dưỡng 86
6.3 Một số lưu ý khi vận hành hệ thống 95
6.4 Sự cố và các biện pháp khắc phục 96
Trang 17KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
1 Kết luận về tính kinh tế 101
2 Kết luận về tính khả thi và khả năng áp dụng thực tế 101
3 Kiến nghị 101
Tài liệu tham khảo 103
Phụ lục 104
Trang 18DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BYT: Bộ y tế
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân
VNĐ: Việt nam đồng
Trang 19DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh nước ngầm và nước mặt 9
Bảng 2.2 Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng 12
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại phường 5 27
Bảng 3.2 Hằng số phân ly bậc nhất của axit cacbonic 29
Bảng 4.1 Các thông số chuẩn của thùng quạt gió TSC 44
Bảng 4.2 Phân bố các chụp lọc trên sàn lọc 58
Bảng 5.1 Bảng thống kê một số hạng mục chính 79
Bảng 5.2 Bảng tính toán giá thành sản phẩm 83
Bảng 6.1 Sự cố và các biện pháp khắc phục 96
Trang 20DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí địa lý quận 8 4
Hình 2.1 Sơ đồ đơn giản xử lý nước ngầm đủ oxi 15
Hình 2.2 Sơ đồ đơn giản xử lý nước ngầm có làm thoáng và lọc 16
Hình 2.3 Sơ đồ mô tả các quá trình khác nhau trong quá trình xử lý nước ngầm 17
Hình 2.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm tại Nhà máy nước ngầm Tân Phú, công suất 78 000 m3/ngày đêm 24
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm tại trạm Quy Đức 2 Bình Chánh công suất 480 m3/ngày đêm 25
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý phương án 1 30
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ xử lý phương án 2 31
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ lựa chọn xử lý 33
Hình 4.1 Thùng quạt gió 42
Hình 4.2 Đường đi của nước và không khí trong thùng quạt gió 43
Trang 21MỞ ĐẦU
1 – Đặt vấn đề
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh công suất cấp nước của các công ty cấp nước thành phố (Sawaco) là hơn 1,5 triệu m3/ngày với tỉ lệ dân số được cấp nước khoảng 80% và tập trung chủ yếu ở nội thành Riêng các quận, huyện ngoại thành hệ thống cấp nước thành phố chưa có hoặc có cũng rất hạn chế Người dân sử dụng nước giếng hoặc mua nước với giá cao từ những xe chở nước
Nhu cầu dùng nước là rất cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như vui chơi giải trí Nước sạch là một trong những chỉ tiêu để đánh giá đô thị văn minh hiện đại
Tại cụm dân cư của Phường 5, Quận 8 nguồn nước sử dụng cho các hộ dân ở đây chủ yếu là các giếng đào, giếng khoan với chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh, nhiễm phèn Khoan giếng không có kế hoạch chủ trương dễ dẫn đến việc gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
2 – Tính cấp thiết của đề tài
Theo chỉ thị 200 TTg ngày 20/04/1994 của thủ tướng chính phủ thì “ đảm bảo nước sạch, bảo vệ môi trường ở nông thôn là trách nhiệm của mọi ngành, chính quyền các cấp, mọi tổ chức, mọi công dân Các ngành, các địa phương phải có trách nhiệm và chỉ đạo cụ thể để thực hiện được chương trình đã xác định Đây là vấn đề hết sức cấp bách, phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc và thường xuyên” Và theo chỉ đạo của UBND trên thành phố đến năm 2010 phải đảm bảo 90% dân số thành phố phải được sử dụng nước sạch
Trước tình hình đó, yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải có phương án, kế hoạch
để khai thác và xử lý nước ngầm để cung cấp vào hệ thống cấp nước của Thành phố
Trang 22trước mắt là đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân trong khu vực phường 5, quận
8 Đó là lý do thực hiện việc “Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước cấp cho khu dân
Nguồn nước ngầm tại khu vực phường 5, quận 8, TPHCM
5- Nội dung thực hiện
Thu nhập số liệu phục vụ cho thiết kế
Xác định nhu cầu dùng nước
Phân tích số liệu để tính toán thiết kế
Đề xuất công nghệ xử lý
Tính toán công trình đơn vị
Khai toán giá thành
Bản vẽ
Mặt bằng trạm xử lý
Mặt cắt dọc các công trình theo cao trình mực nước
Chi tiết các công trình
Trang 23CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG 5, QUẬN 8 TPHCM 1.1 – Vị trí địa lý
Quận 8 là một quận nội thành, nằm ở phía tây nam của Thành phố Hồ Chí Minh Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vì bị chia cắt mạnh bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt
Phía Bắc giáp Quận 5 và Quận 6 với ranh giới tự nhiên là kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa
Phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7 với ranh giới tự nhiên là rạch Ông Lớn
Phía Tây giáp Quận Bình Tân
Phía Nam giáp Huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng vì đây là vùng trũng và nhiều đồng ruộng
Phường 5 là một trong các phường của Quận 8, nơi đặt UBND quận 8 Trong
đó, phường có diện tích 1,623692 km², dân số vào khoảng 34,401 người Nằm về bên phía phải của quận, giáp với rạch Ông Nhỏ
Trang 24Hình 1.1: Vị trí địa lý Quận 8 1.2 – Điều kiện tự nhiên
Địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở Quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16 Song Quận 8 không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần ½ diện tích tổng thể Ở Quận 8 có những cánh đồng lúa xanh tốt (giáp huyện Bình chánh), những đồng ruộng cói lớn, những cánh đồng rau, những vườn dừa và trái cây quanh hồ ao nuôi cá mang sắc thái miền quê hơn là thành thị
Với chu vi gần 32 km, Quận 8 rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên 1.880 ha của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch không giống quận nào ở nội thành Dòng Kênh Đôi như cái xương sống chạy dọc Quận và chia Quận thành hai mảnh dài và hẹp Các kênh Bến
Trang 25Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm, rồi Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số
2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những mảnh vụn Địa hình bị chia cắt
ấy, cùng với vị trí là vùng đệm nội đô với ngoại ô, vùng bán nông – bán thị,
Quận 8 nằm trong địa hạt Thành Phố Hồ Chí Minh nên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, đặc trưng cơ bản là có bức xạ dồi dào nên nhiệt độ cao tương đối ổn định và sự phân hóa mưa theo gió mùa Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 – 28o
C với biên độ dao động nhiệt có thể lên đến 10oC/ngđ Khí tượng thay đổi theo 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa nắng
1.3 – Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1 Đặc điểm kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất, thị trường sôi động nhất
cả nước với nền công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, dịch vụ phát triển mạnh mẽ và năng động
Là một trong những địa bàn quan trọng của Thành phố vùng Quận 8 là vùng có kinh tế tương đối phát triển Hai ngành kinh tế chính là nông nghiệp và công nghiệp Ngoài ra trong vùng còn phát triển một số ngành nghề kinh tế phụ khác
Công nghiệp: có các khu công nghiệp ( Phong Phú, Bình Đăng) và các xí nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Nông nghiệp: gồm trồng trọt và chăn nuôi
Trồng trọt chủ yếu là lúa và các loại hoa màu, chăn nuôi chủ yếu là trâu bò, heo, gia cầm khác
Giao thông ở Quận 8 thuận lợi nhất là đường thủy bởi hệ thống 23 kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn Quận nối các phường với nhau và với các địa phương khác trong và ngoài Thành phố Kênh Đôi rộng 50 mét, sâu 20 mét có thể lưu thông tàu bè loại lớn Các kênh rạch, sông khác đều vừa sâu vừa rộng vừa dài tạo ra những huyết mạch giao
Trang 26thông mà không quận, huyện nào có được Tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ Quận 8 cũng khá phát triển Đường Phạm Thế Hiển nối Quận 8 với trung tâm Thành phố, các đường và hẻm khác đang xen làm thành hệ thống giao thông mạn nhện khắp Quận Đặc biệt là hệ thống cầu của Quận 8, với 44 cầu, tổng chiều dài lên tới hơn 2.500 mét Những cầu như cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chà Và, cầu Hiệp Ân với trọng tải lớn được xây dựng từ lâu và được nâng cấp nhiều lần làm tăng tính trọng điểm lưu thông của nó Chỗ gặp gỡ giao thông thủy và bộ là những bến, cảng, một thế mạnh khác về giao thông và kinh tế của Quận 8 Toàn Quận có 14 bến đò ngang, các cảng Chánh Hưng, Dương Bá Trạc, Bình Đông, Bình Lợi
Đi liền với cảng là hệ thống kho tàng có từ đầu thế kỷ XX đến nay Toàn Quận
8 có 83 cơ sở kho hàng lớn nhỏ với diện tích 278.640 m2, bao gồm 30 cơ sở kho hàng
do Trung ương quản lý, 33 cơ sở kho hàng do Thành phố quản lý và 20 cơ sở kho hàng thuộc Quận Tất cả tạo nên một Quận 8 là “Trạm trung chuyển quy mô” ở phía Tây – Nam Thành phố, đưa Quận 8 trở thành một trong những quận có cảng quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh
Tuy là quận nội thành nhưng Quận 8 lại bán nông bán thị, kinh tế có cả nông nghiệp, cả công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại,… Kết cấu kinh tế độc đáo ấy thích hợp với vị trí vùng đệm của Quận 8 và trước hết nó là sản phầm của sự kết hợp lại những tầng lớp dân cư hội tụ về đây
1.3.2 Đặc điểm xã hội
Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở Quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3% Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi Một số tôn giáo khác cũng không
ít tín đồ như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường
Trang 27Nhìn chung các tầng lớp dân cư, tôn giáo ở Quận 8 dù từ nhiều nguồn gốc, thành phần đa dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là người lao động nghèo, nông dân và công nhân khuân vác, làm thuê, chung số phận tha hương tụ hội lại nên đã chung lưng đấu cật, đoàn kết thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng xây dựng
và bảo vệ xóm ấp quê hương
1.4 - Hiện trạng nguồn cấp nước tại khu vực
Tình hình cấp nước hiện tại là cung không đủ nhu cầu, với công suất của các nhà máy cấp nước hiện tại chỉ đảm bảo được 80% nhu cầu dùng nước hằng ngày của người dân
Mạng lưới cấp nước chủ yếu chỉ bao phủ các phường trọng điểm của Quận Những khu vực dân cư phát triển mới hầu như chưa có nước sạch từ hệ thống cấp nước của Thành Phố Tại cụm dân cư của Phường 5, Quận 8 nguồn nước sử dụng cho các hộ dân ở đây chủ yếu là các giếng đào, giếng khoan với chất lượng nước không đảm bảo
vệ sinh, nhiễm phèn Các trạm cấp nước với công nghệ cũ kĩ dẫn đến chất lượng nước không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Với tình trạng trên, việc thiết
kế hệ thống xử lý nước cấp trạm Phường 5, Quận 8 rất cần thiết, nhằm cải thiện khả năng cấp nước sạch cho người dân khu vực này
Trang 28CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
2.1.1- Nguồn nước ngầm
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước khá phong phú về trữ lượng và khá tốt về chất lượng Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành trong các giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt, nước mưa…nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét hay hàng trăm mét
Nước ngầm ít chịu tác động của con người hơn so với nước mặt do đó nước ngầm thường có chất lượng tốt hơn Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm đó là
sự có mặt của các chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, các quá trình phong hóa và sinh hóa trong khu vực Những vùng có nhiều chất bẩn, điều kiện phong hóa tốt và lượng mưa lớn thì nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các khoáng chất hòa tan và các chất hữu cơ
Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, các chỉ tiêu
vi sinh cũng tốt hơn so với nước mặt Ngoài ra, nước ngầm không chứa rong tảo là những nguồn dễ gây ô nhiễm nguồn nước
Trang 29Bảng 2.1 : So sánh chất lượng nước mặt và nước ngầm
Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Tương đối ổn định
Độ đục Thường cao và thay
đổi theo mùa
Thấp, hầu như không
có Chất khoáng hòa tan Thay đổi theo chất
lượng đất, lượng mưa
Ít thay đổi, cao hơn so với nước mặt ở cùng một vùng
Nitrat Thường thấp Thường có ở nồng độ
cao do sự phân hủy hóa học
Vi sinh vật Vi trùng( nhiều loại
gây bệnh), virus các loại và tảo)
Các vi khuẩn do sắt gây ra thường xuất hiện
Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm Nước luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất Nó tạo nên sự cân bằng giữa thành phần của nước và đất
Trang 30Nước chảy dưới lớp đất cát hay granite là acid và ít muối khoáng Nước chảy trong đất chứa canxi là hydrocacbonat canxi
Tại những khu vực được bảo vệ tổ, ít có nguồn thải gây nhiễm bẩn, nước ngầm nói chung được đảm bảo về mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định Người ta chia nước ngầm ra thành 2 loại khác nhau:
Nước ngầm hiếu khí ( có oxy): thông thường loại này có chất lượng tốt, có trường hợp không cần xử lý mà có thể cấp trực tiếp cho người tiêu dùng Trong nước có oxy sẽ không có các chất khử như H2S, CH4, NH4…
Nước ngầm yếm khí ( không có oxy): trong quá trình nước thấm qua các tầng đất đá, oxy bị tiêu thụ Lượng oxy hòa tan tiêu thụ hết, các chất hòa tan như
Fe2+, Mn2+ sẽ được tạo thành
Nước ngầm có thể chứa Ca2+ với nồng độ cao cùng với sự có mặt của ion Mg2+
sẽ tạo nên độ cứng cho nước Ngoài ra trong nước còn chứa các ion như Na+, Fe2+,
Mn2+, NH4+, HCO3-, SO2-, Cl-…
Đặc tính chung về thành phần, tính chất của nước ngầm là nước có độ đục thấp, nhiệt độ, tính chất ít thay đổi và không có oxy hòa tan Các lớp nước trong môi trường khép kín là chủ yếu, thành phần nước có thể thay đổi đột ngột với sự thay đổi độ đục
và ô nhiễm khác nhau Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi lưu lượng của lớp nước sinh ra do nước mưa Ngoài ra một tính chất của nước ngầm là thường không có mặt của vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh
2.1.2 Ưu - nhược điểm khi sử dụng nước ngầm
- Ƣu điểm
Nước ngầm là tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như hạn hán Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến đổi theo mùa như nước
Trang 31mặt Chủ động hơn trong vấn đề cấp nước cho vùng xa, hẻo lánh Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, nước ngầm có thể khai thác ở nhiều công suất khác nhau
Để khai thác nước ngầm có thể sử dụng nhiều thiết bị : máy bơm, máy nén khí hoặc bơm tay Ngoài ra nước ngầm còn được khai thác tập trung ở các nhà máy xử lý tập trung, các khu công nghiệp hoặc từng hộ dân Đây là ưu điểm nổi bật của nước ngầm trong vấn đề cấp nước ở nông thôn
Giá thành xử lý nước ngầm nhìn chung là rẻ hơn nước mặt
- Nhược điểm
Một số nguồn nước ngầm ở tầng sâu được hình thành từ hàng ngàn năm, ngày nay được sự bổ cập của nguồn nước mưa Và tầng nước này nói chung không thể tái tạo hoặc khả năng tái tạo rất hạn chế Do vậy trong tương lai cần phải tìm nguồn nước khác thay thế khi nguồn nước này bị cạn kiệt
Việc khai thác nước ngầm với quy mô và tần suất lớn làm cho hàm lượng muối trong nước tăng lên Từ đó dẫn đến việc tăng chi phí cho khâu xử lý Mặt khác làm cho mực nước ngầm hạ thấp xuống, kéo theo làm cho đất nền bị võng xuống, gây hư hại cho các công trình xây dựng
Khi nước ngầm được khai thác không đúng cách, khai thác một cách bừa bãi để dẫn tới tình trạng ô nhiễm nước ngầm
2.2- Các tiêu chuẩn chất lượng nước cấp
2.2-1 Chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt
Nước cấp dùng trong sinh hoạt phải không màu, không mùi, không chứa các chất độc hại, các vi trùng và tác nhân gây bệnh Hàm lượng các chất hòa tan không được vượt quá giới hạn cho phép Theo tiêu chuẩn QCVN 02 : 2009/BYT, chất lượng
Trang 32nước cấp cho sinh hoạt phải có chỉ tiêu chất lượng như ở bảng chất lượng nước sinh hoạt
Bảng 2.2: Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng:
tính
Giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử
Mức
độ giám sát
A
4 Clo dư mg/l
Trong khoảng 0,3-0,5
- SMEWW 4500Cl
hoặc US EPA 300.1 A
5 pH(*) -
Trong khoảng 6,0 - 8,5
Trong khoảng 6,0 - 8,5
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 -
H+
A
Trang 33TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
tính
Giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử
Mức
độ giám sát
A
9 Độ cứng tính
theo CaCO3(*) mg/l 350 -
TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C B
10 Hàm lượng
Clorua(*) mg/l 300 -
TCVN6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 -
B
Trang 34TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
tính
Giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử
Mức
độ giám sát
100ml
50 150
TCVN 6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW
100ml
0 20
TCVN6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW
9222
A
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy)
Trang 352.2.2 Chất lượng nước cấp cho sản xuất
Mỗi ngành sản xuất đều có những yêu cầu riêng về chất lượng sử dụng Nước cấp cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, phim ảnh đều cần đến chất lượng như nước sinh hoạt, đồng thời có một số yêu cầu riêng về lượng sắt, mangan, độ cứng Nước cấp cho các ngành sản xuất khác sẽ có yêu cầu cụ thể về chất lượng tùy theo sự đòi hỏi của công nghệ sản xuất
2.3 – Các công nghệ xử lý nước ngầm
Tùy theo chất lượng nước mà chúng ta có công trình xử lý khác nhau, có thể có
đủ hoặc không đầy đủ các công trình đơn vị nhưng nước cấp sau khi xử lý vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và nhu cầu dùng nước
Trường hợp nước ngầm có đủ oxy, có thể sử dụng trực tiếp không cần
xử lý Tuy nhiên các công trình vẫn rất cần thiết như vấn đề làm mềm nước, điều chỉnh pH Mô hình đơn giản của quá trình xử lý nước ngầm được thực hiện như sau:
Hình 2.1 : Sơ đồ đơn giản xử lý nước ngầm có đủ oxy
Nếu giếng không có đủ oxy hòa tan thì việc trao đổi khí và sau đó là quá trình lọc trở nên rất cần thiết.Trong quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra sự nhận oxy tách CH4, H2S, khử CO2 và các ion sắt và Mangan (II) sẽ bị oxy hóa thành sắt và Mangan (III) đồng thời một lượng nhỏ ammoniac (1,5mg/l) có thể được oxy hóa thành nitrat bằng quá trình sinh học sau đó
Giếng Chỉnh pH Clo hóa
an toàn Bể chứa
nước sạch
Ca(OH) 2
Cl 2
Trang 36nước được giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc, việc điều chỉnh pH sau lọc cũng rất cần thiết Hệ thống xử lý trong trường hợp này phức tạp hơn so với hệ thống xử lý nước ngầm có đủ oxy
Làm thoáng
Giếng
Trang 37 Trong số trường hợp, không đủ thời gian để khử sắt (II) thành sắt (III) thì giải pháp đề ra là dùng Clo, Kalipermangnat, Ozon Ngoài ra để tách Mangan mới có thể bị khử Trong quá trình lọc nhanh không đủ oxy nên ammoniac cần được oxy hóa hoàn toàn thành nitrat trước khi lọc
Trong trường hợp amon trong nước cao thì ta sử dụng phương pháp lọc khô, trong quá trình lọc khô sắt và mangan cũng được tách rất hiệu quả, lọc khô
có nhược điểm là vận hành khó khăn hơn lọc cát ướt do quá trình rửa ngược chiều phức tạp hơn và năng lượng tiêu hao cũng lớn hơn
Hình 2.3 : Sơ đồ mô tả các quá trình khác nhau trong quá trình xử lý nước ngầm
Trang 382.3.1 Làm thoáng khử sắt
Đây là giai đoạn trong dây chuyền công nghệ xử lý nước có nhiệm vụ:
Hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy hóa sắt, mangan hóa trị (II) thành sắt (III) và mangan(IV) tạo thành các hợp chất Fe(OH)3, Mn(OH)4 kết tủa dễ lắng và được thu hồi ra khỏi nước bằng lắng và lọc
Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ là thành phần của các muối hòa tan như bicacbonat Fe(HCO3)2, sunfat FeSO4 và thường tồn tại không bền vững và
Khử khí CO2, H2S có trong nước, làm tăng ph của nước, tạo điều kiện thuận lợi
và đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân sắt mangan, nâng cao năng suất của các công trình lắng và lọc trong quá trình khử sắt và mangan
2H2S + O2 = 2S + 2H2O
Quá trình làm thoáng tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao lượng oxy trong nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa chất hữu cơ trong quá trình khử mùi và màu của nước
Có 2 phương pháp làm thoáng:
Trang 39 Đưa nước cấp vào trong không khí: cho nước phun thành tia hay thành màn mỏng trong không khí ở các dàn thoáng tự nhiên hay cho nước phun thành tia và màn mỏng trong các thùng kín rồi thổi không khí vào thùng như các giàn làm thoáng cưỡng bức
Đưa không khí vào trong nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt nhỏ theo giàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm thoáng
Trong kĩ thuật xử lý nước cấp, người ta áp dụng các dàn làm thoáng theo phương pháp 1 và các thiết bị làm thoáng hỗn hợp giữa 2 phương pháp trên: làm thoáng bằng máng tràn nhiều bậc và phun trên mặt nước Đầu tiên tia nước tiếp xúc với không khí sau khi chạm tia nước kéo theo các bọt khí đi sâu vào khối nước trong bể tại thành các bọt khí nhỏ nổi lên
2.3.2 Quá trình lắng
Đây là quá trình giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các biện pháp:
Lắng trọng lực trong các bể lắng khi đó các hạt cặn có tỉ trọng lớn hơn sẽ lắng xuống đáy bể
Lực ly tâm sẽ tác dụng vào các hạt cặn trong bể lắng ly tâm và cylon thủy lực làm các hạt cặn lắng xuống
Lực đẩy nổi do các hạt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi
Cùng với việc lắng cặn, quá trình lắng còn giảm được 90 – 95% vi khuẩn có trong nước( vi trùng luôn bị hấp phụ và dính bám vào các hạt bông cặn trong quá trình lắng)
Trang 40Có 3 loại cặn thường được xử lý trong quá trình lắng như sau:
Lắng các hạt cặn phân tán riêng rẽ: trong quá trình lắng không thay đổi hình dáng, độ lớn, tỉ trọng Trong quá trình xử lý nước ta không pha phèn nên công trình lắng thường có tên gọi là lắng sơ bộ để lắng các hạt cặn làm giảm độ đục của nước nguồn
Lắng các hạt ở dạng keo phân tán: thường được gọi là lắng cặn đã được pha phèn Trong quá trình lắng các hạt cặn có khả năng kết dính với nhau thành bông cặn lớn khi đủ trọng lực sẽ lắng xuống ngược lại các bông cặn có thể bị vỡ ra thành các hạt nhỏ Do đó trong khi lắng các bông cặn có thể bị thay đổi kích thước, hình dạng và tỉ trọng
Lắng các hạt cặn đã đánh phèn: nên các hạt có khả năng dính kết với nhau nhưng với nồng độ lớn hơn( thường lớn hơn 1000 mg/l), các bông cặn này tạo thành lớp mây cặn kiên kết với nhau và dính kết để giữ lại các hạt cặn bé phân tán trong nước
Hiệu quả lắng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả làm việc của bể tạo bông cặn, trong bể tạo bông tạo ra các hạt cặn to, bền, chắc và càng nặng thì hiệu quả lắng càng cao Nhiệt độ nước càng cao, độ nhớt càng nhỏ, sức cản của nước đối với các hạt cặn càng giảm là tăng hiệu quả của quá trình lắng Hiệu quả lắng tăng lên từ 2 – 3 lần khi nhiệt độ nước tăng 100C
Thời gian lưu nước trong bể lắng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
bể lắng Để đảm bảo cho lắng tốt, thời gian lưu nước trung bình của các phần tử trong
bể lắng phải đạt từ 70 – 80 % thời gian lưu nước trong bể theo tính toán Nếu để cho bể lắng có vùng nước chết, vùng chảy quá nhanh, hiệu quả lắng sẽ giảm đi rất nhiều Vận tốc dòng nước trong bể lắng không được lớn hơn trị số vận tốc xoáy và tải cặn đã lắng
lơ lửng trở lại dòng nước