CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Phần I - Sở NN&PTNT Quảng Trị (Trang 26 - 27)

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Có một vài lưu ý khi sử dụng húa chất trong nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng trực tiếp đến sức kháe người sử dụng. Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do dư lượng hóa chất trong các sản phẩm thủy sản. Ảnh hưởng của hóa chất sử dụng đến chất lượng nước và bùn đáy ao, tác động đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học. Tồn lưu trong môi trường, tác động đến hệ vi sinh vật trong môi trường và đưa đến các dũng vi khuẩn kháng thuốc. Sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng húa chất sẽ đưa đến việc để lại dư lượng hóa chất trong cơ thể đối tượng nuôi , hoặc sử dụng hóa chất không hiệu quả. Vì vậy cần tuân thủ các yếu tố sau: Chọn loại hóa chất dễ sử dụng, đơn giản, có hiệu quả và tác dụng nhanh, hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Để phòng trị bệnh cho động vật thủy sản cần áp dụng các phương pháp sau:

- Dùng thuốc với nồng độ tương đối cao tắm cho động vật thủy sản theo thời gian quy định (tương ứng với nồng độ thuốc cho phép), phương pháp này chỉ áp dụng trong trại giống hoặc môi trường nuôi có diện tích nhá.

- Thuốc được dùng với nồng độ thấp và thời gian kéo dài, thường áp dụng cho các ao đầm nuôi với diện tích lớn. Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao đầm nuôi , đồng thời cũng cần phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ động cấp vào ao nuôi phòng khi có sự cố xảy ra.

- Dùng thuốc hoặc các chế phẩm trộn vào thức ăn, phương pháp này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ kém, do đó hoạt động bắt mồi thường kém đôi khi bá ăn nên kết quả điều trị thường không cao. Khi sử dụng phương pháp này cần bổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bên ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc, hóa chất bị mất đi do hòa tan trong mụi trường nước nuôi .

- Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể động vật thủy sản (chỉ áp dụng cho động vật quý hiếm hoặc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao).

Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Phần I - Sở NN&PTNT Quảng Trị (Trang 26 - 27)