1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát đánh giá tiềm năng sét gạch ngói khu vực xã định hiệp, huyện dầu tiếng, tỉnh bình dương

57 218 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 3,21 MB

Nội dung

“Sét gạch ngói ở tỉnh Bình Dương có tiềm năng lớn, chất lượng khá tốt; hiện nay phần lớn sản lượng sét khai thác đều được dụng để sản xuất gạch, ngói, phục vụ xây dựng” Nguồn: Quyết định

Trang 1

ii

MỤC LỤC

TÓM TẮT 1

MỞ ĐẦU 2

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐATN 2

2 MỤC TIÊU CỦA ĐATN 2

3 NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN 4

1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4

1.3 GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7

1.3.1 Vị trí địa lý 7

1.3.2 Mạng lưới sông suối 10

1.3.3 Địa hình và thảm thực vật 10

1.3.4 Điều kiện giao thông vận tải 11

1.3.5 Đặc điểm khí hậu 11

1.3.6 Đặc điểm kinh tế nhân văn 13

CHƯƠNG 2 14

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU 14

2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VĂN PHÒNG 17

2.4 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ 18

CHƯƠNG 3 22

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

3.1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT 22

3.1.1 Vị trí mỏ trong cấu trúc địa chất chung của vùng 22

3.1.2 Đặc điểm địa chất mỏ 23

3.2.1 Thành phần độ hạt và chỉ số dẻo 25

3.2.2 Thành phần hóa học 26

3.2.3 Thành phần khoáng vật 28

Trang 2

iii

3.2.4 Tính chất công nghệ của khoáng sản 29

3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BIẾN THIÊN THÂN KHOÁNG 30

3.3.1 Theo bề dày 30

3.3.2 Theo độ sâu 31

3.3.3 Theo không gian 34

3.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN 35

3.4.1 Đối với mỏ sét gạch ngói Định Hiệp 35

3.4.2 Đối với vùng mở rộng nghiên cứu 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 46

Trang 4

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm góc mỏ Định Hiệp 9

Bảng 1.2 Thống kê lượng mưa tại khu vực nghiên cứu từ 2010 - 2015 12

Bảng 3.1 Bảng so sánh kết quả phân tích thành phần độ hạt 25

Bảng 3.2 Bảng so sánh kết quả phân tích chỉ số dẻo 26

Bảng 3.3 Bảng quy đổi hàm lượng CaO, MgO sang CaCO3, MgCO3 27

Bảng 3.4 Bảng so sánh kết quả phân tích thành phần hóa học 27

Bảng 3.5 Thành phần khoáng vật sét Định Hiệp theo phân tích Ronghen nhiễu xạ 28

Bảng 3.6 Thành phần khoáng vật sét Định Hiệp theo phân tích Nhiệt vi sai 28

Bảng 3.7 Bảng so sánh kết quả phân tích cường độ nén và độ hút nước của sét thuộc mỏ Định Hiệp với tiêu chuẩn chất lượng sét dùng để sản xuất gạch đặc 29

Bảng 3.8 Bảng so sánh kết quả phân tích cường độ nén và độ hút nước của sét thuộc mỏ Định Hiệp với tiêu chuẩn chất lượng sét dùng để sản xuất ngói 29

Bảng 3.9 Kết quả tính toán hệ số biến thiên thân khoáng theo bề dày 31

Bảng 3.10 Chỉ tiêu chất lượng 35

Bảng 3.11 Kết quả tính trữ lượng sét gạch ngói mỏ Định Hiệp 36

Bảng 3.12 Kết quả nội suy bề dày thân khoáng trong vùng mở rộng nghiên cứu 40

Trang 5

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ vị trí giao thông mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện

Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương 8

Hình 1.2 Ranh mỏ Định Hiệp trên Google Earth 9

Hình 1.3 Suối Bót nằm ở phía Đông của mỏ 10

Hình 1.4 Thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu 10

Hình 1.5 ĐT750 hướng từ mỏ về Thị trấn Dầu Tiếng 11

Hình 1.6 Đường vào mỏ 11

Hình 1.7 Dân cư gần khu vực nghiên cứu 13

Hình 2.1 Tạo cấu trúc bảng 18

Hình 2.2 Bảng Browse 19

Hình 2.3 Chọn giá trị độ cao muốn xuất 20

Hình 2.4 Bảng tọa độ và giá trị độ cao trên Mapinfo 20

Hình 3.1 Hướng nghiêng địa hình 34

Hình 3.2 Vùng mở rộng nghiên cứu đánh giá tiềm năng 38

Hình 3.3 Điểm A dùng để nội suy bề dày thân sét 38

Hình 3.4 Sơ đồ nội suy bề dày thân khoáng vùng mở rộng nghiên cứu 39

Hình 3.5 Diện tích vùng mở rộng nghiên cứu xác định trên Mapinfo 41

Trang 6

1

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác - chế biến khoáng sản của tỉnh Bình Dương đã và đang ngày càng phát triển về khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm Hoạt động này không những đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng của tỉnh mà còn tham gia cung cấp cho các địa phương lân cận

Trong giai đoạn tới, nhu cầu vật liệu xây dựng của tỉnh Bình Dương sẽ ngày

một tăng, đặc biệt là sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói (sau đây gọi tắt là sét

gạch ngói) Bên cạnh yêu cầu về khối lượng còn đòi hỏi chất lượng ngày một cao để

phục vụ cho các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Bình Dương nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung

“Sét gạch ngói ở tỉnh Bình Dương có tiềm năng lớn, chất lượng khá tốt; hiện nay phần lớn sản lượng sét khai thác đều được dụng để sản xuất gạch, ngói, phục vụ xây dựng” (Nguồn: Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 13 tháng 1 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương - Phê duyệt Đề án Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đánh giá hiện trạng và Xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương đến 2015, tầm nhìn đến năm 2020) Do đó việc khảo sát đánh giá tiềm năng sét gạch ngói khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng thực tiễn

Trang 7

2

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐATN

Bình Dương là một trong những tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng tương đối phong phú Bên cạnh đó cùng với

sự phát triển của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhu cầu xây dựng và phát triển cơ sở

hạ tầng ngày càng tăng của tỉnh Bình Dương nói chung, huyện Dầu Tiếng và khu vực nghiên cứu nói riêng, làm cho nhu cầu cần nguyên vật liệu sử dụng làm vật liệu xây dựng ngày một tăng, trong đó có nguồn nguyên liệu là sét gạch ngói

Theo báo Tài nguyên và Môi trường thì sản lượng khai thác sét thực tế của tỉnh Bình Dương năm 2015 đạt 885.101 m3 (kể cả sản phẩm phụ trong các mỏ đá), giảm so với năm 2014, nguyên nhân do một số mỏ cũ đã khai thác hết trữ lượng và đang đóng cửa mỏ, một số mỏ mới được cấp phép chưa đạt công suất cấp phép Phương án quy hoạch của tỉnh Bình Dương là thực hiện thăm dò, khai thác một số mỏ mới và mở rộng

mỏ cũ, trong đó có mỏ sét Định Hiệp thuộc xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương để phục vụ nhu cầu tại chỗ của các địa phương đang thiếu hụt nguồn sét (Nguồn: Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 13 tháng 1 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương - Phê duyệt Đề án Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đánh giá hiện trạng và Xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương đến 2015, tầm nhìn đến năm 2020)

Trong những năm tới, nhu cầu về nguồn vật liệu xây dựng là rất lớn, trước mắt

là nguyên liệu sét để sản xuất gạch ngói phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ

thuật Do đó việc nghiên cứu đề tài “Khảo sát đánh giá tiềm năng sét gạch ngói khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” có ý nghĩa quan trọng và

thiết thực nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản

2 MỤC TIÊU CỦA ĐATN

Khảo sát đánh giá tiềm năng sét gạch ngói mỏ Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đến cấp 121 trên diện tích 2,415 ha và dự báo tài nguyên phần mở rộng nghiên cứu trên diện tích 1,046 ha

Trang 8

3

3 NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu:

- Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu

- Đánh giá chất lượng sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói của mỏ Định Hiệp

thuộc xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trên diện tích 2,415 ha

- Đánh giá mức độ biến thiên thân khoáng mỏ Định Hiệp trên diện tích 2,415 ha

- Đánh giá trữ lượng sét gạch ngói mỏ Định Hiệp đến cấp 121 trên diện tích

2,415 ha; định hướng mở rộng mỏ, dự báo tài nguyên phần mở rộng nghiên cứu trên diện tích 1,046 ha

Phạm vi nghiên cứu:

Tại mỏ Định Hiệp thuộc khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trên diện tích 2,415 ha và vùng mở rộng nghiên cứu với diện tích 1,046 ha

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập và tham khảo tài liệu

Sử dụng internet thu thập và tham khảo các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đánh giá chất lượng sét gạch ngói; thu thập và tham khảo các tài liệu địa chất, các báo cáo thăm dò từ Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam

Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành quan sát cấu tạo địa chất khu vực nghiên cứu ngoài thực tế Đồng thời thu thập một số thông tin, hình ảnh thực tế về giao thông, dân cư, thảm thực vật khu vực nghiên cứu

Phương pháp bản đồ

Sử dụng phần mềm Mapinfo 12.0 và Surfer 11 để làm bản đồ khối địa hình mỏ Định Hiệp

Phương pháp xử lý văn phòng

- So sánh kết quả phân tích mẫu sét mỏ Định Hiệp với TCVN 4353:1986 và

QCVN 49:2012/BTNMT Từ đó đánh giá chất lượng sét gạch ngói

- Từ thiết đồ mô tả lỗ khoan thăm dò đánh giá sự biến thiên thân khoáng

- Nội suy bề dày thân khoáng khu vực mở rộng mỏ Định Hiệp theo công thức

toán học

Trang 9

4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khoáng sản là một nguồn lực để phát triển, do đó việc khảo sát đánh giá tiềm năng khoáng sản đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo tiền đề cho việc khai thác, chế biến khoáng sản, thúc đẩy phát triển kinh

có nguồn gốc trầm tích tuổi Đệ tứ phân bố trong hệ tầng Vĩnh Phúc và trầm tích Holocen Về đặc điểm chất lượng, tất cả các mỏ và điểm sét trầm tích đều có thành phần khoáng vật chủ yếu là Hidromica, thứ yếu là Kaolinit; các thành phần khác như Monmorilonit, Thạch anh, Mica, Carbonat chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc vắng mặt

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Cần và nnk (2004) cho thấy kết quả phân tích thành phần hóa học, tính chất cơ lý, kết quả nung thử nghiệm sét tại các xã Hòa Bắc, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép (theo TCVN 4353:1986), sét đạt yêu cầu sử dụng làm gạch; tuy nhiên kết quả phân tích thành phần hóa học và các tính chất kỹ thuật tại xã Hòa Ninh không đảm bảo yêu cầu chất lượng sét sản xuất gạch ngói, mẫu không kết khối ở 11000C

Riêng ở khu vực tỉnh Bình Dương có rất nhiều nghiên cứu, báo cáo thăm dò sét gạch ngói, bao gồm các mỏ đã và đang khai thác, mỏ mở rộng và mỏ mới:

Theo báo cáo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2009) cho thấy sét gạch ngói Long Nguyên 2 thuộc hệ tầng Bà Miêu, diện phân bố thân sét chỉ chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn mỏ, thân khoáng sét phân bố từ Đông sang tới gần trung tâm

về phía Tây mỏ với bề dày trung bình 8,66 m Kết quả tính toán mức độ biến thiên thân khoáng theo bề dày cho thấy chúng thuộc loại không ổn định Tuy nhiên chất

Trang 10

5

lượng sét hoàn toàn đáp ứng yêu cầu sản xuất gạch ngói Ngoài ra báo cáo còn phân tích, đánh giá khoáng sản đi kèm (cát bột pha sét thuộc hệ tầng Thủ Đức) trong tầng phủ mỏ Long Nguyên 2; với kết quả phân tích thành phần độ hạt và tính chất cơ lý cho thấy đất phủ này chỉ sử dụng làm vật liệu san lấp ở những phần địa hình cao do hàm lượng bột sét sao sẽ khó có khả năng đầm chặt ở vùng địa hình thấp

Theo báo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2009) cho thấy sét gạch ngói mỏ Tân Hiệp 2 có nguồn gốc trầm tích thuộc hệ tầng Bà Miêu Lớp phủ tương đối dày với chiều dày trung bình 9,97 m, khoáng sản đi kèm (cát xây dựng) thuộc hệ tầng Đất Cuốc; vì lớp phủ dày nên đã tiến hành phân tích thành phần độ hạt

và tính chất cơ lý của khoáng sản đi kèm, từ đó định hướng sử dụng làm vật liệu phục hồi sau khai thác mỏ hoặc sử dụng rải đường cho vận chuyển nội mỏ Mức độ biến thiên thân khoáng sét không ổn định nhưng chất lượng sét rất ổn định Thân khoáng có

xu hướng phát triển về hướng Đông - Đông Nam của mỏ

Theo báo cáo thăm dò của Nguyễn Văn Cường và nnk (2014) cho thấy sét gạch ngói Bố Lá có nguồn gốc trầm tích thuộc hệ tầng Bà Miêu; chiều dày sét trung bình 17,1 m Kết quả phân tích mẫu cho thấy sét có cường độ kháng nén cao, được lý giải

do mặc dù sét có hàm lượng SiO2 hơi cao nhưng có chứa một số khoáng vật dễ chảy, các hợp phần này nóng chảy len lỏi vào các hợp phần khác, có vai trò như xi măng gắn kết, làm tăng đáng kể cường độ kháng nén vật liệu nung Chất lượng sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói nung tốt

Theo báo cáo thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2016) cho thấy sét gạch ngói Định An thuộc hệ tầng Bà Miêu, khoáng sản đi kèm có thành phần gồm cát bột, cát bột lẫn sạn sỏi Kết quả phân tích thành phần độ hạt, chỉ số dẻo cho thấy sét Định

An hoàn toán đáp ứng yêu cầu nguyên liêu sản xuất gạch đặc, còn để sản xuất ngói phải xử lý thành phần sỏi Mức độ biến thiên thân khoáng theo bề dày đạt mức ổn định Thân khoáng mỏng dần về phía Tây Nam, từ đó có thể định hướng phát triển, mở rộng mỏ sau này sẽ về hướng Đông Bắc

Trang 11

6

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Theo Thông tư 22/2009/TT-BTNMT ngày 11/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ

đá sét:

Sét: là sản phẩm trầm tích gắn kết yếu, khi nhào với nước tạo thành khối dẻo, dễ

tạo hình, dễ bảo quản hình đã tạo, khi phơi hoặc sấy khô vẫn giữ nguyên được hình dạng và sau khi nung ở nhiệt độ thích hợp thì cứng chắc và bền vững

Theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07/6/2006 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường ban hành Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn:

Thân khoáng: là tập hợp tự nhiên liên tục khoáng chất có ích được xác định chất

lượng, kích thước và hình thái đáp ứng các chỉ tiêu hướng dẫn của khai thác công nghiệp

Tài nguyên khoáng sản rắn: là những tích tụ tự nhiên của các khoáng chất rắn

bên trên hoặc trong bề mặt trái đất, có hình thái, số lượng, chất lượng đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu để có thể khai thác, sử dụng một hoặc một số loại khoáng chất từ các tích tụ này đem lại hiệu quả kinh tế tại thời điểm hiện tạo hoặc trong tương lai Tài nguyên khoáng sản rắn được chia thành: tài nguyên khoáng sản rắn xác định và tài nguyên khoáng sản rắn dự báo

Tài nguyên khoáng sản rắn xác định: là tài nguyên khoáng sản rắn đã được

đánh giá, khảo sát, thăm dò xác định vị trí, diện phân bố, hình thái, số lượng, chất lượng, các dấu hiệu địa chất đặc trưng với mức độ nghiên cứu địa chất từ chắc chắn đến dự tính

Tài nguyên khoáng rắn dự báo: là tài nguyên khoáng sản rắn dự báo trong quá

trình điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trên cơ sở các tiền đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi cho thành tạo khoáng sản với độ tin cậy từ suy đoán đến dự đoán

Trữ lượng khoáng sản rắn: tài nguyên khoáng sản rắn là một phần của tài

nguyên khoáng sản rắn xác định đã được thăm dò và việc khai thác, chế biến chúng mang lại hiệu quả kinh tế trong những điều kiện thực tiễn tại thời điểm tính trữ lượng

Trang 12

7

Phân cấp trữ lượng và tài nguyên người ta dựa trên cơ sở liên kết 3 nhóm thông tin chính là hiệu quả kinh tế, nghiên cứu khả thi và mức độ nghiên cứu địa chất

Cấp trữ lượng tài nguyên có tên gọi theo mã số gồm 3 chữ số như sau:

- Chữ số đầu tiên thể hiện mức độ hiệu quả kinh tế: số 1 - có hiệu quả kinh tế, số

2 - có tiềm năng hiệu quả kinh tế, số 3 - chưa rõ hiệu quả kinh tế

- Chữ số thứ hai chỉ mức độ nghiên cứu khả thi: số 1 - mức độ nghiên cứu khả

thi, số 2 - mức độ nghiên cứu tiền khả thi, số 3 - nghiên cứu khái quát

- Chữ số thứ 3 thể hiện mức độ tin cậy nghiên cứu địa chất: số 1 - chắc chắn, số 2

- tin cậy, số 3 - dự tính, số 4 - dự báo

Trong đó, nhóm tài nguyên xác định được phân thành hai loại: trữ lượng và tài nguyên, trữ lượng được phân thành 3 cấp: trữ lượng cấp 111, 121 và cấp 122 Tài nguyên được phân thành 6 cấp: tài nguyên cấp 211, 221, 222, 331, 332 và cấp 333, nhóm tài nguyên dự báo phân thành 2 cấp 334a và 334b, đối với các mỏ đá sét được phân thành một cấp là 334

1.3 GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.3.1 Vị trí địa lý

Mỏ sét Định Hiệp có diện tích 2,415 ha thuộc xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, cách tỉnh lộ ĐT750 khoảng 1,3 km về phía Tây Bắc, cách UBND xã Định Hiệp khoảng 6,2 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm huyện Dầu Tiếng khoảng

13 km về phía Đông Bắc Vị trí giáp giới như sau:

- Phía Đông giáp: xã Long Hoa

- Phía Nam giáp: xã An Lập

- Phía Tây Bắc giáp: xã Định Thành, xã Định An

- Phía Bắc giáp: xã Minh Tân

Vị trí địa lý mỏ Định Hiệp được thể hiện trên hình 1.1

Trang 13

8

Hình 1.1 Bản đồ vị trí giao thông mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp,

huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

Trang 14

Tọa độ VN2000 KT105045', múi 30 Diện tích

Trang 15

10

1.3.2 Mạng lưới sông suối

Mạng lưới dòng chảy trong khu vực chủ yếu là suối nhỏ, về phía bắc khu vực nghiên cứu khoảng 2 km có suối Văn Tám, phía tây 1 km có suối Cốm, phía đông 1,5 km có suối Cam Xe, phía đông 20 m là suối Bót, tất cả đều chảy về hồ Hà Nù

Hình 1.3 Suối Bót nằm ở phía Đông của mỏ 1.3.3 Địa hình và thảm thực vật

Khu vực nghiên cứu có mặt nghiêng địa hình thấp dần về phía Đông, độ cao 15,39 - 26,50 m Thảm thực vật chính tại khu vực thăm là cây cao su, cây bụi,

Hình 1.4 Thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu

Trang 16

11

1.3.4 Điều kiện giao thông vận tải

Khu vực thăm dò nằm cách đường trải nhựa ĐT750 khoảng 1,3 km Đường vào khu vực mỏ được trải cấp phối nên rất thuận tiện trong việc vận chuyển sau này

Hình 1.5 ĐT750 hướng từ mỏ về Thị trấn Dầu Tiếng

Hình 1.6 Đường vào mỏ 1.3.5 Đặc điểm khí hậu

Khu vực tỉnh Bình Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27°C Số giờ nắng trung bình 2.400 giờ Chế độ không khí ẩm tương đối cao

Trang 17

12

Tổng hợp lượng mưa tại mỏ trong 5 năm (2011 - 2015) thu thập tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia như sau:

Bảng 1.2 Thống kê lượng mưa tại khu vực nghiên cứu từ 2010 - 2015

Trang 18

13

1.3.6 Đặc điểm kinh tế nhân văn

Huyện Dầu Tiếng nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm huyện cách thị xã Thủ Dầu Một 45 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 75 km, trục lộ chính là đường liên huyện, tỉnh lộ với bề rộng mặt đường 2 - 4 làn xe Dầu Tiếng có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển trồng trọt với các loại cây công nghiệp, cây ăn trái và quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, là tiền đề thuận lợi để phát triển sản xuất công nghiệp

Theo niên giám thống kê Bình Dương năm 2012 dân số khoảng 115.780 người, mật độ dân cư 160 người/km2 Huyện Dầu Tiếng có 11 xã: Minh Hòa, Minh Thạnh, Minh Tân, Định An, Long Hòa, Định Thành, Định Hiệp, An Lập, Long Tân, Thanh

An, Thanh Tuyền; 01 thị trấn: Dầu Tiếng

Khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương có dân chủ yếu là người Kinh, sống tập trung thành phường ấp Đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu là buôn bán nhỏ, một số khác làm nương rẫy và trồng cao su Nhìn chung đời sống người dân khá ổn định Trình độ dân trí, văn hóa của nhân dân khá cao, khu vực có trường phổ thông các cấp và bệnh viện

Hình 1.7 Dân cư gần khu vực nghiên cứu

Trang 19

14

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU

2.1.1 Sử dụng internet thu thập các tài liệu

Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07/6/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn

Công văn số 3006/BTNMT-VPTL ngày 14/7/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT-VPTL ngày 07/06/2006

Thông tư 22/2009/TT-BTNMT ngày 11/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét”

TCVN 4353:1986 - Đất sét để sản xuất gạch ngói nung Yêu cầu kĩ thuật

QCVN 49:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền Phần Phụ lục 1: Các chỉ tiêu tối thiểu về chất lượng khoáng sản áp dụng trong lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000

2.1.2 Thu thập, tham khảo và sử dụng nguồn tài liệu từ Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam

Nguyễn Tiến Sơn và nnk - Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2016)

Xác định mạng lưới công trình thăm dò; thu thập các phương pháp, công trình thăm dò đã tiến hành để đánh giá tiềm năng khoáng sản:

Mạng lưới công trình thăm dò:

Toàn bộ diện tích thăm dò tại mỏ sét gạch ngói Định Hiệp đã bố trí theo mạng lưới như sau :

- Khoảng cách tuyến thăm dò: 55m - 60m

- Khoảng cách công trình thăm dò trên tuyến: 100m - 130m

- Độ sâu thăm dò đến hết bề dày thân khoáng

Trang 20

15

Các phương pháp, công trình thăm dò bao gồm:

- Công tác trắc địa

Thu thập điểm địa chính cơ sở

Lập lưới đường chuyền kinh vĩ

Lập lưới khống chế độ cao kỹ thuật

Đo vẽ BĐ địa hình tỷ lệ 1:1.000 đồng mức 1m

Đưa công trình từ bản đồ ra thực địa và các mốc ranh mỏ

Đo thu công trình từ thực địa lên bản đồ

- Công tác địa chất Lập bản đồ địa chất mỏ tỷ lệ 1:1.000

 Được tiến hành bằng các lộ trình khảo sát địa chất trên mặt kết hợp với

các công trình khai đào

 Khảo sát 03 lộ trình tổng chiều dài 0,9 km; số điểm khảo sát đạt 786 điểm/km2

- Công tác địa chất thủy văn – địa chất công trình

Đo vẽ lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:1.000, ngoài trời

- Công tác lấy mẫu: Mẫu lõi khoan lấy lên, rửa sạch mùn khoan và được xếp vào

khay mẫu 5 ngăn, mỗi ngăn 1m Mẫu được lấy theo hiệp khoan, có ghi etiket và mô tả theo quy định Toàn bộ mẫu khoan được lấy và lưu giữ, làm cơ sở cho việc lấy các loại mẫu thí nghiệm khác

Trang 21

16

 Mẫu cơ lý: Mẫu cơ lý đất được lấy bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng, đóng ngập xuống nền đất Mẫu lấy lên được cho vào hộp mẫu, bọc paraphin, ghi eteket và độ sâu lấy mẫu theo đúng quy định Tổng số mẫu 04 mẫu

 Mẫu độ hạt cơ bản và chỉ số dẻo: Mẫu được lấy ở các công trình khoan bằng cách chia đôi dọc lõi khoan, một nửa lấy đi thí nghiệm, còn một nửa lưu lại tại kho lưu mẫu Chiều dài 1 mẫu đơn trung bình 3,0m Lớp cát hạt nhỏ kẹp

có chiều dày < 1m được gộp chung vào mẫu Tổng số mẫu: 20 mẫu

 Mẫu hóa cơ bản: Mẫu được lấy phần mẫu lưu của độ hạt - số dẻo nêu trên Tổng số mẫu: 20 mẫu

 Mẫu hóa toàn diện: Lấy mẫu nhóm từ phần lưu của mẫu độ hạt chỉ số dẻo và lấy bằng chiều dày lớp sét Mẫu lấy được phân bổ đều trên diện tích thăm

dò Số lượng mẫu: 03 mẫu

 Mẫu rơnghen - nhiệt vi sai: Được trích từ phần lưu mẫu hóa toàn diện Số lượng mẫu: Mỗi loại 03 mẫu

 Mẫu vật liệu nung: Lấy theo mẫu gộp như mẫu hóa silicat Số lượng mẫu:

03 mẫu

 Mẫu nước: Do trong lỗ khoan không có nước nên để đánh giá nguồn nước mặt có trong khu vực mỏ đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại hố nước có trong mỏ Số lượng mẫu: 01 mẫu

- Công tác gia công mẫu: Mẫu sau khi lấy được gia công trước khi tiến hành

phân tích

- Công tác phân tích, thí nghiệm mẫu:

 Mẫu độ hạt cơ bản và chỉ số dẻo

 Mẫu hóa cơ bản: Mẫu được lấy phần mẫu lưu của độ hạt - số dẻo nêu trên

 Mẫu hóa toàn diện: Lấy mẫu nhóm từ phần lưu của mẫu độ hạt chỉ số dẻo và lấy bằng chiều dày lớp sét Mẫu lấy được phân bổ đều trên diện tích thăm

 Mẫu rơnghen - nhiệt vi sai: Được trích từ phần lưu mẫu hóa toàn diện Phân tích mẫu rơnghen và nhiệt vi sai nhằm xác định thành phần khoáng vật sét

Trang 22

- Công tác lập báo cáo tổng kết

Thiết đồ mô tả lỗ khoan mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

Kết quả phân tích mẫu sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

Các bản vẽ kèm theo: Bản đồ vị trí giao thông mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:200.000; Bản đồ địa chất khu vực mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ

lệ 1:50.000; Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:1.000

2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

Thời gian khảo sát thực địa: 10/5/2016

Dựa vào tọa độ các điểm góc của mỏ sét Định Hiệp, sử dụng GPS xác định vị trí khu vực nghiên cứu ngoài thực địa

Quan sát cấu tạo địa chất khu vực nghiên cứu ngoài thực tế

Thu thập một số thông tin, hình ảnh về vị trí địa lý, địa hình, thảm thực vật, giao thông, dân cư ở khu vực nghiên cứu

2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VĂN PHÒNG

Từ kết quả phân tích mẫu, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sét dùng để sản xuất gạch ngói, từ đó đánh giá chất lượng sét gạch ngói Định Hiệp Hai tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh hiện hành là:

Trang 23

18

chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền Phần Phụ lục 1: Các chỉ tiêu tối thiểu về chất lượng khoáng sản áp dụng trong lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000

Từ thiết đồ mô tả lỗ khoan thăm dò và Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, đánh giá sự biến thiên thân khoáng theo bề dày, độ sâu, không gian

Nội suy bề dày thân khoáng khu vực đánh giá tiềm năng theo công thức toán học, từ đó tính tài nguyên dự báo sét gạch ngói khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương

2.4 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ

Tạo dữ liệu (DATA) từ bản đồ địa chất mỏ trên phần mềm Mapinfo 12.0

1 Xác định Table cần lấy dữ liệu

2 Xuất tất cả các tọa độ và giá trị độ cao các điểm của Table đó thành bảng Browser

Các bước thực hiện như sau:

- Mở bản đồ địa chất mỏ trên phần mềm Mapinfo

- Chọn Table cần xuất tọa độ và giá trị độ cao (Cụ thể: do_cao_DH) Tạo cấu

trúc cho bảng đó như sau:

 Chọn Table trên Menu thanh công cụ: Table\Maintenance\Table Structure Màn hình sẽ hiển thị như sau:

Hình 2.1 Tạo cấu trúc bảng

Trang 24

19

 Tạo các trường dữ liệu theo các cột (Trong đó: TT – Thứ tự, Type: Chọn Character; X,Y – Tọa độ, Type: Chọn Float; Z – Độ cao, Type: Chọn Character)

 Sau khi thao tác xong nhấn OK Table đó sẽ đóng lại

- Click chuột phải chọn Layer Control\Add Layer\Chọn Table vừa đóng

(do_cao_DH)

- Trên Menu thanh công cụ: Tool\Tool Manager\Coordinate Extractor\Extrac

Coordinates\Chọn Table cần xuất (do_cao_DH)

- Sau đó click OK, ta được bảng Browser như sau:

Hình 2.2 Bảng Browse

- Xuất giá trị độ cao (Text độ cao) tại các điểm tọa độ trên phần mềm Mapinfo

 Máy tính phải được cài đặt chương trình Discover

 Trên Menu thanh công cụ chọn: Discover\Mapmaking\Update Table From Text Labels Xuất hiện hộp thoại chọn Table cần xuất và vị trí cột muốn xuất (Cụ thể là cột Z):

Trang 25

20

Hình 2.3 Chọn giá trị độ cao muốn xuất

 Sau khi nhấn OK xuất hiện bảng tọa độ và giá trị độ cao

Hình 2.4 Bảng tọa độ và giá trị độ cao trên Mapinfo

- Trên Menu thanh công cụ: Querry\Select All\Ctrl + C

Các bước tiến hành trên Surfer

1 Tạo file đuôi DAT

2 Tạo file đuôi grd

3 Tạo bề mặt địa hình 3d

Các bước tiến hành cụ thể như sau:

- Mở phần mềm Surfer

Trang 26

21

- Tạo file DAT

Mở Worksheet: File\New\Worksheet

Nhấn Ctrl + V sẽ xuất hiện bảng tọa độ và giá trị độ cao

Nhấn Ctrl + S để Save, đặt tên và lưu đuôi DAT

Xuất hiện hộp thoại Data Export Options nhấn OK, OK

- Tạo file grd

Trên Menu thanh công cụ chọn: File\New\Plot

Grid\Data\Chọn file DAT vừa tạo

Xuất hiện hộp thoại Grid Data nhấn OK\Yes

Xuất hiện hộp thoại Surfer – GridDataReport nhấn OK

Tạo file đuôi grd File\Save As, đặt tên và lưu đuôi rtf.\OK

Đóng hộp thoại này lại

- Tạo bề mặt địa hình dạng khối: Map\New\3D Surface\Chọn file đuôi grd vừa

tạo sẽ xuất hiện địa hình 3d (như hình 3.1)

Trang 27

22

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT

3.1.1 Vị trí mỏ trong cấu trúc địa chất chung của vùng

Qua báo cáo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2016) và Bản đồ địa chất khu vực mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:50.000 cho thấy vị trí mỏ Định Hiệp nằm trong cấu trúc chung của vùng, thân khoáng sét thuộc hệ tầng Bà Miêu, bị phủ bất chỉnh hợp bởi hệ tầng Trảng Bom, phía trên là hệ tầng Thủ Đức và trên cùng là hệ Đệ tứ không phân chia Dưới đây là đặc điểm địa chất của vùng:

a Địa tầng

Khu vực nghiên cứu có mặt các trầm tích từ già đến trẻ như sau:

Hệ Neogen Thống Pliocen Phụ thống trung Hệ tầng Bà Miêu Trầm tích sông - biển (amN 2 2bm)

Trong khu vực nghiên cứu các trầm tích Hệ tầng Bà Miêu phân bố dưới trầm tích hệ tầng Trảng Bom, hệ tầng Thủ Đức và các thành tạo trầm tích sông hiện đại, được phân ra thành 2 tập từ dưới lên như sau:

- Tập 1: Gồm cát mịn đến thô, phía trên xen kẹp sét bột

- Tập 2: Gồm các lớp sét pha cát, sét bột, sét, càng lên trên càng nhiều sét Trầm

tích có màu xám tro loang lổ, màu nâu đỏ, nâu vàng, phân lớp dày, gắn kết chặt, không chứa nước Tập dày 6,0 - 23,0 m

Hệ Đệ tứ Thống Pleistocen Phụ thống hạ Hệ tầng Trảng Bom Trầm tích sông (aQ 1 1tb)

Các trầm tích này phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu Hệ tầng có các trầm tích như sau:

- Từ 0 ÷ 0,5 m: Lớp phủ màu xám trắng, chủ yếu cát bột lẫn rễ cây

- Từ 0,5 ÷ 1,2 m: Cát bột màu xám trắng, xám vàng loang lổ

- Từ 1,2 ÷ 5,2 m: Cát bột lẫn sạn sỏi thạch anh màu xám trắng

Hệ Đệ tứ Thống Pleistocen Phụ thống trung - thượng Hệ tầng Thủ Đức Trầm tích sông (aQ 1 2-3tđ)

Trang 28

Chiều dày hệ tầng trong diện tích nghiên cứu từ 0 đến 4,0 m

Hệ Đệ tứ Thống Holocen Trầm tích sông (aQ 2 )

Các trầm tích sông tuổi Holocen phân bố dọc các sông, suối, kéo dài theo hướng á kinh tuyến và Tây Bắc - Đông Nam Thành phần thạch học: cát bột, cát bột lẫn cuội sỏi Dày 0,5 đến 3,0 m

b Khoáng sản

Khu vực nghiên cứu hiện có các đối tượng khoáng sản sau:

- Cát xây dựng: Liên quan chủ yếu đến các trầm tích có nguồn gốc sông suối

Trong khu vực nghiên cứu có diện phân bố cát xây dựng trong lòng suối Văn Tám

- Sét gạch ngói: Liên quan đến các thành tạo trầm tích hệ tầng Bà Miêu Trong

khu vực nghiên cứu có diện phân bố sét gạch ngói tập trung 2 bên bờ suối Bót

Các khoáng sản kim loại cũng như các đối tượng quý hiếm khác cho đến nay chưa tìm thấy trong khu vực nghiên cứu

3.1.2 Đặc điểm địa chất mỏ

a Cấu trúc địa chất mỏ

Theo báo cáo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2016) và Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương,

tỷ lệ 1:1.000 cho thấy thân khoáng của mỏ thuộc thành tạo địa chất sau:

Hệ Neogen Thống Pliocen Phụ thống trung Hệ tầng Bà Miêu Trầm tích sông - biển (amN 2 2bm)

Trong khu vực nghiên cứu trầm tích Hệ tầng Bà Miêu được phân ra 2 tập từ dưới lên như sau:

- Tập 1: Gồm cát mịn đến thô, phía trên xen kẹp sét bột

- Tập 2: Gồm các lớp sét pha cát, sét bột, sét, càng lên trên càng nhiều sét Trầm

tích có màu xám tro loang lổ, màu nâu đỏ, nâu vàng, phân lớp dày, gắn kết chặt, không chứa nước Tập dày 13,9 - 21,8 m Đây là tầng chứa sét nguyên liệu làm gạch ngói khu

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bản đồ địa chất khu vực mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:50.000 Khác
2. Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:1.000 Khác
3. Bản đồ vị trí giao thông mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:200.000 Khác
4. Đặng Trần Bảng, Nguyễn Văn Bỉnh, Phùng Văn Vui - Tính trữ lượng khoáng sản rắn, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1987 Khác
5. Hoàng Văn Dũng và nnk - Tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bắc Giang và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng kết hợp với bảo vệ môi trường, Tạp chí KHKT Mỏ-Địa chất 37 (2012) 23 - 28 Khác
6. Nguyễn Tiến Sơn và nnk - Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2016) Khác
7. Nguyễn Tiến Sơn và nnk - Báo cáo kết quả thăm dò mỏ sét gạch ngói Long Nguyên 2, ấp 9, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (2009) Khác
8. Nguyễn Tiến Sơn và nnk - Báo cáo kết quả thăm dò mỏ sét gạch ngói Tân Hiệp 2, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (2009) Khác
9. Nguyễn Tiến Sơn và nnk - Báo cáo thăm dò khoáng sản sét gạch ngói xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2016) Khác
10. Nguyễn Tiến Sơn và nnk - Kết quả phân tích mẫu sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2016) Khác
11. Nguyễn Văn Cần và nnk - Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng sét tại một số xã thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng (2004) Khác
12. Nguyễn Văn Cường và nnk - Báo cáo thăm dò mỏ sét gạch ngói Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (2014) Khác
13. QCVN 49:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền. Phần Phụ lục 1: Các chỉ tiêu tối thiểu về chất lượng khoáng sản áp dụng trong lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w